Chuyên đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Terrazzo Secoin của nhà máy vật liệu xây dựng Seterra – Secoin

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1. Tiêu thụ sản phẩm 3

2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm. 3

3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5

II. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 6

1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm 6

1.1 Nghiên cứu thị trường 6

1.2 Danh mục sản phẩm đưa ra thị trường. 9

2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm. 10

3. Chính sách giá bán 13

3.1 Xác định các giới hạn và độ linh hoạt cần thiết. 13

3.2 Các chính sách định giá bán 13

3.3 Phương pháp định giá bán 14

4. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm. 16

5. Xây dựng lực lượng bán hàng 18

6. Các biện pháp yểm trợ và xúc tiến bán hàng . 19

6.1 Quảng cáo 19

6.2 Những hình thức quảng cáo bên trong mạng l¬ưới th¬ương mại 20

6.3. Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. 21

7. Phân tích và Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ 21

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP 24

1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp 24

1.1 Các nhóm nhân tố thuộc môi tr¬ường vĩ mô 24

1.2 Các nhóm nhân tố thuộc môi tr¬ường vi mô 26

2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 27

2.1 Giá bán sản phẩm 27

2.2 Chất l¬ượng sản phẩm 28

2.3 Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp 28

2.4 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm. 29

2.5 Một số nhân tố khác: 29

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY VẬT LIỆU XÂY DỰNG SETERRA - SECOIN 30

I. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY VLXD SETERRA – SECOIN 30

1. Quá trình hình thành và phát triển 30

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 31

2.1 Chức năng và nhiệm vụ 31

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy 31

3. Loại hình sản xuất đặc điểm tổ chức sản xuất của nhà máy Seterra – Secoin 36

3.1 Loại hình sản xuất: 36

3.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất. 36

4. Nguồn nhân lực của Nhà máy: 37

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA NHÀ MÁY VLXD SETERRA - SECOIN 38

1. Tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng 38

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy 41

3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy trong thời gian vừa qua 43

3.1. Thành tựu trong công tác tiêu thụ sản phẩm. 43

3.2. Những hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm. 43

III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY VLXD SETERRRA SECOIN TRONG NHỮNG NĂM QUA 44

1. Các chính sách tiêu thụ 44

1.1. Chính sách sản phẩm 44

1.2. Chính sách giá: 44

1.3. Chính sách phân phối 47

1.4. Chính sách khuếch trương. 48

2. Công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu: 49

3. Công tác hoạch định quản trị bán hàng: 49

4. Công tác quản trị lực lượng bán hàng. 49

IV. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA NHÀ MÁY VLXD SETERRA - SECOIN TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 50

1. Nguyên nhân khách quan. 50

2. Nguyên nhân thuộc về phía Nhà máy . 50

Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẢY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY VLXD SETERRRA - SECOIN 51

I. PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 51

1. Nhà máy luôn luôn chú trọng giữ vững, mở rộng, xây dựng phát triển các đại lý tiệu thụ sản phẩm. 51

2. Xây dựng các chính sách hoạt động tiêu thị sản phẩm 51

3. Hoạt động tiếp thị Marketing. 51

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY VLXD SETERRA- SECOIN 52

1. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường: 52

2. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm gạch Terrazzo 54

3. Hạ giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ: 56

3.1. Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu: 56

3.2. Hạ giá thành chi phí quản lý Nhà máy. 57

3.3. Giảm chi phí cố định 57

4. Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng: 58

5. Các biện pháp kinh tế tài chính có tính đòn bẩy 59

5.1. Trả hoa hồng cho người môi giới. 59

5.2. Chiết khấu theo khối lượng và chiết khấu thanh toán hàng hoá: 59

6. Mở rộng hơn nữa hoạt động xúc tiến bán hàng và Quảng cáo: 59

7. Quan hệ công chúng 60

8. Dịch vụ sau bán hàng 61

Kết luận 61

Tài liệu tham khảo 63

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Terrazzo Secoin của nhà máy vật liệu xây dựng Seterra – Secoin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỔNG DOANH THU Phân tích doanh thu và lợi nhuận để biết được kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định Công thức tính: Doanh thu (TR) = PiQi Lợi nhuận (LN)= TR - TC Một số chỉ tiêu đánh giá tổng hợp -Tỷ suất lợi nhuận: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Công thức tính: “ TỈ SUẤT LỢI NHUẬN THEO CHI PHÍ = LỢI NHUẬN x 100 TỔNG CHI PHÍ TỈ SUẤT LỢI NHUẬN THEO DOANH THU = LỢI NHUẬN x 100 TỔNG DOANH THU TỈ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN = LỢI NHUẬN x 100 ” TỔNG SỐ VỐN SẢN XUẤT (Tr 237-238, phân tích hoạt động kinh doanh, Phạm Thị gái, NXB Thống kê, năm 2004) Các chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP 1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp 1.1 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô a. Các nhân tố về chính trị pháp luật Chính trị và pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và ổn định sẽ làm cơ sở bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường một cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao. Các chính sách tài chính, các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho ngời lao động... Ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường. b. Các nhân tố về khoa học công nghệ Khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp quyết định phần lớn do 2 yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ quyết định 2 yếu tố đó. Áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất dẫn tới giá thành sản phẩm giảm. c. Các nhân tố về mặt kinh tế Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp, nó quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bao gồm các nhân tố sau: - Chính sách kinh tế của Nhà nước: Chính sách nhà nước có tác dụng ủng hộ hoặc cản trở lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế tăng trưởng ổn định và cao sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân tăng. Từ đó tăng sức mua hàng hóa và dịch vụ. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả cao. - Tỷ giá hối đoái: Khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng, cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảm hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài (Trung quốc là một ví dụ) khi đồng nội tệ tăng giá sẽ thúc đẩy nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất trong nước bị sức ép giảm giá từ thị trường thế giới, cạnh tranh của doanh nghệp kém. - Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Lạm phát: Rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát là rất lớn. Khi lạm phát cao, các doanh nghiệp tự vệ cho bản thân mình bằng cách: không đầu tư vào sản xuất kinh doanh như đầu tư tái sản xuất mở rộng và đổi mới công nghệ sản xuất . d. Các nhân tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nhiệt độ, độ ẩm... Vị trí địa lý thuận lợi (đối với tiêu thụ sản phẩm thì địa diểm đẹp, khachs hàng dễ chú ý,...) sẽ tạo điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ đồng thời giảm thiểu các chi phí không cần thiết khác. e. Các yếu tố về văn hóa - xã hội Các phong tục tập quán, thị hiếu,lối sống, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Ở những khu vực địa lý khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau, do đó khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau 1.2 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô a. Khách hàng Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp. Mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng là nhân tố có tính quyết định đến hành động mua hàng và lượng hàng hóa tiêu thụ. b. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp. Đơn vị cung ứng đầu vào có ý nghĩa quan trọng trong công tác sản xuất và cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi nếu như nằm trong những trường hợp sau: - Nguồn đầu vào mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài đơn vị có khả năng đáp ứng. - Loại vật tư mà đơn vị cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của khâu sản xuất của doanh nghiệp. Khi đó nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ gặp những bất lợi như : mua nguyên vật liệu với giá cao, bị ràng buộc nhiều điều kiện khác nữa... dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm, lợi nhuận giảm và doanh nghiệp dễ bị suy giảm vị thế trên thị trường. c. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành. Cùng sản xuất một hay một nhóm sản phẩm, vì vậy có sự canh tranh nhau về khác hàng. Doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhau về chất lượng hàng hoá, giá bán sản phẩm và cách phân phối sản phẩm, dịch vụ ... Số lượng doanh nghiệp cùng ngành càng lớn thì tính cạnh tranh càng khốc liệt và cường độ cạnh tranh cũng rất cao. 2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 2.1 Giá bán sản phẩm Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa. Theo cơ chế thị trường hiện, giá cả được hình thành theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán, theo đó thuận mua vừa bán. Nhân tố giá cả ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dũng sẽ chấp nhận nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận lượng hàng tồn kho sẽ lớn, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng ế đọng hàng và vốn. Mặt khác, nếu làm tốt công tác định giá sản phẩm tạo nên lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. 2.2 Chất lượng sản phẩm Chất lượng là một vũ khí cạnh tranh sắc bén để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ thu hút được khách hàng, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo điều kiện nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thể doanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì hoạt động tiêu thụ sẽ gặp khó khăn. 2.3 Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng thúc đẩy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Công tác tổ chức bán hàng bao gồm nhiều mặt: * Hình thức bán hàng: Kết hợp tổng hợp các hình thức như: bán buôn, bán lẻ, thông qua các đại lý... doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn một doanh nghiệp chỉ áp dụng duy nhất một hình thức bán hàng nào đó. * Dịch vụ kèm theo trước, trong và sau khi bán: Các doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán hàng như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa chữa.... Để cho khách hàng được thuận lợi, nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên và tăng thêm sức cạnh tranh doanh nghiệp trên thị trường. * Tổ chức thanh toán: Áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán chậm, thanh toán ngay... dẫn tới khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán tiện lợi nhất, hiệu quả nhất 2.4 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, những điểm đặc trưng nhất về sản phẩm của doanh nghệp để khách hàng có thể biết tới sản phẩm và so sánh với những sản phẩm khác để đi đến quyết định là nên mua sản phẩm nào đó. 2.5 Một số nhân tố khác: * Mục tiêu và chiến lược phát triển: Trong từng thời kỳ, doanh nghiệp xác định mục tiêu ngắn hạn cho minh, vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ đó . Một mục tiêu đúng đắn sẽ đề ra chiến lược kinh doanh chính xác và sát với thực tế thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm cung cấp cho khách hàng trên thị trường. * Nguồn tài lực: Con người là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tốt thì doanh nghiệp mới vững, mới có sức cạnh tranh. * Nguồn vật lực: Nguồn vốn đầu tư, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng của doanh nghiệp sẽ tạo đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY VẬT LIỆU XÂY DỰNG SETERRA - SECOIN I SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY VLXD SETERRA – SECOIN 1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy Vật liệu Xây dựng Seterra - Secoin với diện tích trên 14.000m2 đặt tại thôn Non Nông, xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây tiền thân là một nhà máy sản xuất gạch block của Nhật Bản được công ty Secoin mua lại từ tháng 6 năm 2000 và sát nhập với nhà máy gạch lát terrazzo Seterra (tại cụm 9, thị trấn Cầu Diễn , Từ Liêm, Hà Nội.. Nhà máy VLXD Seterra - Secoin là một đơn vị kinh tế độc lập được thành lập theo quyết định số CN 0302 000006 cấp ngày 05-10-2000 do phòng ĐKKD, sở Kế hoạch & đầu tư Hà tây cấp(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã thay đổi lần 1 ngày 13-06-2002) Trụ sở đăng ký tại: Km22, Đường 6, Ngọc Hoà, Chương Mỹ, Hà Tây Tel : (84-34) 866 366 Fax : (84-34) 866 369 Website : www.seterra.com Email : seterra@hn.vnn.vn Toàn bộ nhà máy vật liệu xây dựng Seterra - Secoin có hơn 100 công nhân, kỹ sư lành nghề. Việc hoat động kinh doanh của nhà máy dưới sự điều hành của phòng kinh doanh & tiếp thị thuộc trụ sở chính Secoin tại 59 Hàng Chuối, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.với gần 15 nhân viên toàn là cử nhân kinh tế thông thạo ngành hàng kinh doanh và thi trường kinh doanh tại Hà nội và các tỉnh phía Bắc và hệ thống các đại lý rộng khắp các tỉnh phía bắc (bắt đầu từ Tp Vinh trở ra ). Nhà máy sản xuất và kinh doanh 3 nhóm sản phẩm chính mang thương hiệu Secoin® Gạch terrazzo Secoin Gạch block Secoin Ngói mầu Secoin 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.1 Chức năng và nhiệm vụ Nhà máy VLXD SETERRA - SECOIN - SECOIN - Chi nhánh công ty Secoin tại hà tây là một đơn vị kinh tế hoạt động độc lập hoạt động kinh doanh theo pháp luật Việt Nam: kinh doanh vật liệu xây dựng, nội ngoại thất, kinh doanh bao bì (giấy, bao tải … ) buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, đại lý mua bán và kí gửi hàng hoá , sản xuất và buôn bán ván ép, gỗ công nghiệp nội thất gia dụng , văn phòng trường học. Sản xuất và buôn bán sản phẩm đá mài đánh bóng... sản xuất buôn bán máy móc dùng trong ngư nghiệp công nghiệp, thiết bị tưới phun. 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy Sơ đồ bộ máy tổ chức chi nhánh Secoin tại HàTây Giám đốc Chi nhánh SECOIN Phó Giám đốc điều hành Phó Giám đốc tổ chức Kế toán trưởng Thủ kho Quản đốc phân xưỏng Quản đốc cơ điện Khối hành chính Trưởng phòng kinh doanh Kho nguyên vật liệu và thành phẩm Tổ cơ điện và xe Phân xưởng sản xuất Phòng kế toán Phòng kinh doanh và tiếp thị Phòng hành chính tổng hợp Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy được phân cấp quản lý theo quan hệ chức năng Chức năng của từng phòng 2.2.1 Ban Giám đốc chi nhánh (bao gồm giám đốc và 2 phó giám đốc) Tổ chức toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra giá trị cho chi nhánh. Nhiệm vụ đào tạo: tại bất kỳ vị trí nào chi nhánh đều có trấch nhiệm đào tạo cấp dưới của mình trong mọi hoạt động. tránh tình trạng cấp trên không biết cấp dưới làm kiểu gì, còn cấp dưới mò mẫm không biết có nên làm kiểu này kiểu kia hay không. Trách nhiệm này xuyên suốt xuống đến các tổ trưởng, tổ phó... nhằm đào tạo từ công nhân trở lên. Tổ chức quản lý nhân sự (tuyển chọn, sắp xếp, phân công quyền hạn trách nhiệm ... cho từng vị trí trong toàn bộ chi nhánh). + Tuyển chọn, thay đổi, tinh chế, bổ sung ... lực lượng lao động trong nhà máy. + Quyết định thưởng phạt công minh hợp lý + Quyết định mức lương bình bầu(A,B,C,D....) thưởng cho cán bộ công nhân viên Sử dụng tài sản trong phạm vi hoạt động sản xuất và xây dựng cơ bản của chi nhánh Quyết định sử dụng tài chính vào các hoạt động của nhà máy trong phạm vi cho phép của ban lãnh đạo của công ty Đại diện chi nhánh trong việc thiết lập quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa phương và mở rộng quan hệ liên kết với các nhà cung cấp, bạn hàng 2.2.2 Phân xưởng cơ điện Phân xưởng cơ điện là bộ phận trực tiếp tham gia vào các công việc phục vụ sản xuất được làm việc theo một quy trình đã được xét duyệt Phụ trách các vấn đề lien quan đến kỹ thuật toàn bộ nhà máy. Thực hiện các công việc kiểm tra, bảo dưỡng thay thế linh kiện-khí cụ, chạy thử, điều chỉnh, khắc phục sự cố hàng ngày đối với hệ thống cơ, điện và điều khiển tự động của dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng không nung. Gia công chế tạo khuôn mẫu phục vụ sản xuất Giữ gìn vệ sinh công nghiệp toàn nhà máy Làm các công việc khác khi có yêu cầu của ban giám đốc nhà máy hoặc các phân xưởng 2.2.3 Các phân xưởng sản xuất: Nhà máy VLXD SETERRA - SECOIN - SECOIN gồm 3 phân xưởng sản xuất 3 chủng loại sản phẩm chính đó là : Phân xưởng sản xuất gạch Block bê tông, phân xưởng sản xuất gạch lát Terrazzo và phân xưởng sản xuất ngói mầu Secoin. Các phân xưởng trên mặc dù sản xuất ra nhũng sản phẩm khác nhau nhưng có cùng chung các chức năng quản trị vật tư sscủa nhà máy, quản trị dự trữ sản xuất ở nhà máy , tổ chức cấp phát vật tư tới các phân xưởng bao gồm: Thực hiện các lệnh sản xuất có sự ký duyệt của ban giám đốc nhà máy Thực hiện các công việc khác theo lệnh điều chuyển của ban giám đốc nhà máy (nhận kế hoạch sản xuất từ BGĐ, lập kế hoạch và triển khai sản xuất tối ưu và hiệu quả nhất) Cùng bộ phận kế toán xác lập và trực tiếp thực hiện các định mức sản xuất, tiêu hao NVL Làm các công việc khác khi có yêu cầu 2.2.4 Phòng kế toán và quản trị Cập nhật, phản ánh chính xác, kịp thời toàn bộ số liệu kế toán phát sinh tại nhà máy Lập và kiểm soát chứng từ đảm bảo chính xác, hợp lý, hợp lệ Tổng hợp ,lập các báo cáo (xuất nhập _tồn các kho, giá thành,thu-chi …) theo yêu cầu quản lý và trình ban GĐNM theo định kỳ hoặc đột xuất. Xây dựng các quy định, biểu mẫu phục vụ công việc hạch toán tịa nhà máy . Lập báo cáo tài chính với cơ quan thuế, quyêt toán báo cáo thuế Thực hiện các giao dịch với các tổ chức tính dụng để tìm nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của chi nhánh Theo dõi và tổng hợp số liệu báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm. Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất theo các lệnh sản xuất và lệnh giao hàng Theo dõi các khoản phải thu, phải trả, đôn đốc thu nợ và trả nợ. Theo dõi và đối chiếu công nợ giữa nhà máy với nhà cung cấp và khách hàng mua hàng Kiểm soát, theo dõi các khoản thu chi , tạm ứng và thanh toán tạm ứng của các nhà máy và có đầy đủ các chứng từ chứng minh Tính lương, thưởng cho toàn bộ cán bộ ccông nhân viên nhà máy theo đúng quy trình quy định bảo đảm chính xác và công bằng trình ban giám đốc nhà máy trước khi trình lên công ty Căn cứ vào đề ngị của Quản đốc phân xưởng và ký duyệt của ban GĐNM để tính thưởng, phạt, ký quỹ, trích BHXH, công đoàn. 2.2.5 Kho nguyên vật liệu và thành phẩm Phối hợp cùng bộ phận sản xuất ,nhà cung ứng để cung cấp NVL, các vật tư khác đảm bảo yêu cầu về các tiêu chuẩn chất lương phục vụ kịp thời đầy đủ cho tất cả các dây chuyền sản xuất. Theo dõi và hạch toán lập báo cáo xuất nhập, tồn nguyên vật liệu, thành phẩm, vật tư khác. Kiểm kê, đối chiếu số liệu giữa báo cáo và thực tế kiểm kê, xử lý các chênh lệch,sai sót về kho . Căn cứ vào các thông số kỹ thuật của các phân xưởng sản xuất để cân đối, kiểm soát chi phí sản xuất để tính giá thành chính xác phục vụ cho việc định giá bán của lãnh đạo công ty và phòng kinh doanh . Thường xuyên tiếp tục và tìm hiểu các quy trình sản xuất tại nhà máy để có thông tin chính xác nhằm phục vụ cho việc tính mức và theo dõi định mức giá cụ thể 2.2.6 Bộ phận hành chính Đảm bảo công tác văn phòng trong việc đối nội và đối ngoại Hỗ trợ các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ 2.2.7 Phòng kinh doanh và tiếp thị Phòng kinh doanh và tiếp thị của nhà máy Secoin đặt tại trụ sở chính Secoin tại Hà nội. Hoạt động điều hành và quản lý của phòng kinh doanh theo hệ thống ISO 9001:2000. chức năng của phòng khinh doanh như sau: Tiếp thị và tiêu thụ các sản phẩm của nhà máy VLXD SECOIN (thuộc chi nhánh Secoin tại hà tây) Xây dựng, theo dõi và quản lý hệ thống đại lý tại Hà nội và các tỉnh Tìm kiếm khách hàng để tiếp thị bán hàng và thanh quyết toán Thực hiện các khâu marketing để giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới khách hàng và những người quan tâm Thực hiện các công tác giao nhận tới các đại lý và các khách hàng Thực hiện các công tác thanh quyết toán , thu hồi công nợ đối với khách hàng và đại lý Ghi nhận những phản ánh của khách hàng để xử lý và tập hợp trình giám đốc chi nhánh giải quyết Tìm hiểu thị trường, tiếp thị những sản phẩm mới của nhà máy; thực hiện các chiến dịch quảng cáo khuyến mại, tham gia các kỳ hội chợ Thực hiện khoá đào tạo nội bộ để củng cố và xúc tiến tốt các công việc kinh doanh 3. Loại hình sản xuất đặc điểm tổ chức sản xuất của nhà máy Seterra – Secoin 3.1 Loại hình sản xuất: Nhà máy vật liệu xây dựng Seterra Secoin là loại hình doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, quá trình sản xuất của nhà máy theo một quy trình khép kín, loại hình sản xuất với số lượng lớn. 3.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của nhà mỏy đến ngày 31/03/2006 là hon 100 người để hợp lý sản xuất và quản lý nhà mỏy đã bố trí công nhân theo yêu cầu của công việc.Giám đốc phân xưởng,tổ đội sản xuất,phân xưởng sản xuất của nhà máy có 3 bộ phận cụ thể như sau: PHÂN XƯỞNG TỔ MÀI VÀ BẮN HẠT TỔ ÉP I TỔ ÉP II 4. Nguồn nhân lực của Nhà máy: Toàn bộ lao động của Nhà máy hiện nay là 110 người đang làm việc trong đó: +12 người thuộc biên chế +36 người thuộc hợp đồng không xác định thời hạn. +38 người thuộc hợp đồng từ 1 đến 3 năm. +24 người thuộc hợp đồng mang tính chất thời vụ. Cấp Bậc: +Kỹ sư 15 người +Trung cấp 16 người +Cán bộ gián tiếp 25 người +Công nhân 54 người CƠ CẤU LAO ĐỘNG QUA TỪNG NĂM Đơn vị: người NĂM TỔNG SỐ CÔNG NHÂN VIÊN KỸ SƯ TRUNG CẤP CÁN BỘ GIÁN TIẾP CÔNG NHÂN số tỉ lệ số tỷ lệ số tỉ lệ số tỷ lệ 2002 100 9 9% 8 8% 20 20% 61 61% 2003 98 11 11,2% 10 10,2% 20 20,4% 57 58,2% 2004 105 13 12,4% 15 14,3% 22 21% 56 53,3% 2005 110 15 13,6% 16 14,5% 25 22,8% 54 49,1% (NGUỒN: PHÒNG KÊ TOÁN - CHI NHÁNH CÔNG TY SECOIN TẠI HÀ TÂY) Với đội ngũ lao động trong các năm ngày một tăng chứng tỏ đội ngũ cán bộ và công nhân nhà máy ngày càng lớn mạnh qua các năm. Ngoài ra, đã nâng cao chất lượng sản phẩm thì Ban lãnh đạo Công ty Secoin luôn chú ý đến việc đào tạo và bồi dưỡng, tổ chức các phong trào thi đua nhằm khuyến khích mọi người phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc đã góp phần làm tăng năng suất lao động cho chi nhánh công ty – Nhà máy VLXD Seterra Secoin BIỂU ĐỒ : SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY VLXD Seterra – Secoin (2002 - 2005) II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA NHÀ MÁY VLXD SETERRA - SECOIN 1. Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng Gạch Terrazzo – Secoin. Công tác tiêu thụ sản phẩm gạch Terrazzo Secoin của Nhà máy VLXD Seterra Secoin được giao cho phòng kinh doanh và tiếp thị đảm nhận. Gạch lát Terrazzo Secoin ® đã được kiểm nghiệm tại các phòng thí nghiệm chuyên dùng tại Italy cho thấy sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu và Quốc tế (BS 4131:1973 - Anh Quốc). Hiện Secoin®  đang được áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế ISO 9001:2000. Gạch Terrazzo Secoin có Thành phần chế tạo: Gồm hai lớp được liên kết với nhau bởi 1 lực ép từ 75 tấn đến 300 tấn. Lớp thứ nhất (lớp bề mặt) gồm: Bột xi măng trắng, Bột đá cẩm thạch, Đá cẩm thạch nhỏ, Một lượng màu vừa đủ. Lớp thứ hai (lớp dưới) gồm: Xi măng đen, Đá mi, Cát bêtông. Trong mấy năm gần đây Nhà máy VLXD Seterra - Secoin đã quan tâm chú ý đến việc đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng gạch Terrazzo Secoin để làm hài lòng những khách hàng. Công ty Secoin đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại vào nhà máy Seterra – Secoin nên sản phẩm của Nhà máy ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Nhờ vậy mà khối lượng tiêu thụ sản phẩm Gạch Terrzzo Secoin tăng nhanh qua các năm TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA NHÀ MÁY VLXD SETERRA – SECOIN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003- 2005) STT TÊN SẢN PHẨM Đơn vị 2003 2004 2005 dự kiến 2006 1 GẠCH LÁT TERRAZZO CÓ MÀI ( MÃ OD) M2 9.200 12.240 14.240 17.000 2 GẠCH LÁT TERRAZZO KHÔNG MÀI (MÃ OD1) M2 3.765 5.120 4.580 6.000 3 GẠCH LÁT TERRAZZO VÂN NHÁM (MÃ SB) M2 7.040 17.180 13.740 17.000 4 ĐA MẦU MÃ OD2) M2 0 0 4.800 7.000 5 GẠCH GIẢ CỔ (MÃ AT) M2 0 11.600 5.950 12.000 6 GẠCH ĐÁ RÓI (MÃ RS) M2 0 0 2.200 8.000 7 GẠCH TERRAZZO NỘI THẤT CHỊU TẢI (MÃ ID) M2 5000 10.800 5.050 14.000 TỔNG M2 25.100 58.940 53.560 81.000 (NGUỒN PHÒNG KINH DOANH-CHI NHÁNH CÔNG TY SECOIN TẠI HÀ TÂY ) SƠ ĐỒ TIÊU THỤ GẠCH TERRAZZO SECOIN CỦA NHÀ MÁY QUA CÁC NĂM 2003 - HIỆN NAY 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy Tình hình kinh doanh của chi nhánh Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 LƯỢNG TĂNG TỈ LỆ % LƯỢNG TĂNG TỈ LỆ % Tổng doanh thu 3546 8735 8561 5189 246,33 -174 98,008 chi phí 429 1157 1016 728 269,69 -141 87,8133 Lợi nhuận 52,285 87,740 296,29 35,455 167,81 208,55 337,692 Nộp ngân sách 349,5 871,29 852,32 521,79 249,29 -18.97 97,82 Doanh thu- chi phí - lợi nhuận Doanh thu tổng doanh thu tổng doanh thu của nhà máy trong 3 năm vùa qua có chiều hướng gia tăng: năm 2003 doanh thu đạt 3.546.373.886 VNĐ, đến năm 2004 doanh thu đạt 8.735.153.333 VNĐ tăng 246% tương ứng với số tiền là 5189 triệu đồng doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004: giảm 0,02% (không đáng kể )có nhiều nguyên nhân khiến doanh thu năm 2004 tăng như trên nhưng nguyên nhân chủ yếu là nhà máy đã chú trọng đầu tư có chiều sâu vào việc đổi mới công nghệ, mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại, nâng cấp chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Đồng thời , nhà máy còn tạo điều kiện đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên từ đó mà tạo dưng củng cố uy tín của nhà máy Ước tính, sản phẩm gạch Terrazzo Secoin mang lài nguồn doanh thu lứon nhất cho nhà máy. Năm 2003 doanh thu từ công tác sản xuất kinh doanh gạch Terrazzo Secoin là 1.5 tỷ đồng chiếm 42,5% tổng doanh thủ các sản phẩm. Trong năm 2004, tỷ lệ ấy còn tăng 5,3% tức là chiếm 47,8% đạt 4.17 tỷ đồng. đây là nỗ lực rất lớn của các nhân viên, đại lý, nhà máy, và lãnh đạo công ty Secoin. Trong năm 2005, tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch Terrzzo Secoin có giảm nhưng không đáng kể, tỉ lệ gần 47,1% tương đương 4 tỷ là doanh thu từ gạch Terrazzo Secoin Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gạch Terrazzo Secoin phát triển đều và giữ ở mức cao. Chi phí Tổng chi phí của nhà máy cũng có chiều hướng tăng trong 3 năm qua. Năm 2003 chi phí là 429 triệu dồng, đến năm 2004 là 1157 tăng 269,697 % tương ứng số tiền là 728 Triệu đồng. Tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn tỉ lệ tăng doanh thu chứng tỏ nhà máy đã có những giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh Năm 2005, tổng chi phí của nhà máy là 1016 triệu đồng giảm so với năm 2004 sới số tiền là 141 triệu đồng. Tỉ lệ này giảm cao hơn tỉ lệ của doanh thu là 87,8133 % điều này là tốt cho Nhà máy Lợi nhuận Llợi nhuận của nhà máy tăng dần trong các năm qua, năm 2003 đạt 52,285 triệu đồng, đến năm 2004 tăng 167,811 % đạt 87,740 triệu đồng. Năm 2005 lợi nhuận tiếp tục tăng 337,692% đạt 296,291 triệu đồng Nộp ngân sách: Mỗi doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài việc làm lợi cho chính mình bằng cách tìm kiếm lợi nhuận thì cũng cần phải có trách nhiệm với nhà nước, mà qua đó đóng góp vào sự phát tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTM124.doc