Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty lương thực cấp I Lương Yên

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4

Chương I 6

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 6

I. Hiệu quả, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh thương mại. 6

1. Khái niệm hiệu qủa, và phân loại hiệu quả kinh doanh. 6

1.1. Khái niệm 6

1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh ( Hiệu quả kinh tế) 9

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả. 13

2.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp. 13

2.2. Nhóm nhân tố ngoài doanh nghiệp. 15

3. Vai trò nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 19

II. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 20

1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. 21

2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động. 22

3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu sử dụng lao động. 23

III. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh. 23

1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh. 23

1.1 Đảm bảo tính toàn diện và tính bộ phận trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 24

1.2. Kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội, lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, lợi ích trung ương với lợi ích địa phương. 24

1.3. Đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị-xã hội, với nhiệm vụ kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả thương mại. 24

1.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ cả vào mặt hiện vật lẫn mặt giá trị hàng hoá. 25

2. Phương pháp luận đánh giá hiệu quả kinh doanh. 25

2.1. Phương pháp so sánh tuyết đối. 25

2.2 Phương pháp so sánh tương đối. 26

IV. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 26

1. Tăng cường chiến lược quản trị kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. 27

2. Nghiên cứu kiểm soát nắm bắt nhu cầu của thị trường để đề ra những phương án kinh doanh cụ thể. 27

3. Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ hàng hoá trên thị trường. 28

Chương II 29

Phân tích hiệu quả kinh doanh ở công ty lương thực cấp I Lương Yên 29

A. Giới thiệu chung về Công ty. 29

I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 29

II. Cơ cấu tổ chức của công ty lương thực cấp I Lương Yên 32

1.1. Chức năng: 34

1.2. Nhiệm vụ: 34

2. Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh. 35

2.1. Chức năng: 35

2.2. Nhiệm vụ: 36

3. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm kho. 37

3.1. Chức năng. 37

3.2. Nhiệm vụ: 37

4. Chức năng nhiệm vụ của phòng kỹ thuật đầu tư. 38

4.1. Chức năng: 38

4.2. Nhiệm vụ: 38

5. Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán. 39

5.1. Chức năng: 39

5.2 Nhiệm vụ: 40

6. Chức năng nhiệm vụ của phân xưởng sản xuất chế biến 41

6.1. chức năng 41

6.2. Nhiệm vụ: 41

III. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty lương thực cấp I Lương Yên ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại. 42

1. Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh. 42

2. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh và nguồn cung ứng của Công ty. 42

2.1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của Công ty. 42

2.2. Đặc điểm nguồn cung ứng hàng hoá. 44

3. Đặc điểm khách hàng của Công ty. 44

4. Đối thủ cạnh tranh của Công ty. 45

B. Phân tích thực trạng kinh doanh ở công ty lương thực cấp I Lương Yên. 46

I.Tình hình kinh doanh chung của Công ty trong những năm qua. 46

1. Tình hình kinh doanh chung của Công ty. 46

2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước. 50

II. Phân tích tình hình thực hiện từng hiệu quả kinh doanh thương mại nói chung của công ty lương thực cấp I Lương Yên. 51

1. Lợi nhuận ròng. 51

2. Doanh thu tiêu thụ. 54

III. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh. 56

1. Chỉ tiêu sử dụng vốn cố định. 56

2. Chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động. 57

3. Chỉ tiêu hiệu quả lao động. 58

IV. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . 58

1. Về công tác kinh doanh. 59

2. Về hoạt động tài chính 60

3. Về sản xuất và dịch vụ. 60

4. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: 61

5. Về công tác tổ chức. 62

6.Một số công tác khác. 62

Chương III 63

Một số hướng hoạt động và biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty lương thực cấp I Lương Yên. 63

I. Mục tiêu và định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới. 63

1. Mục tiêu kinh tế chủ yếu năm 2002. 63

2. Một số giải pháp chính 64

2.1 Giải pháp về tổ chức: 64

2.2.Giải pháp trong sản xuất kinh doanh. 64

2.3. Công tác đầu tư năm 2002: 65

II. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lương thực cấp I Lương Yên. 66

1. Nâng cao chât lượng công tác nghiên cứu thị trường. 66

1.1. Thành lập tổ chuyên trách công tác nghiên cứu thị trường như là một bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh. 66

1.2. Thực hiện tốt kế hoạch xây dựng chiến lược thị trường. 67

1.3. Tăng cường đâu tư cho công tác nghiên cứu thị trường 69

1.4. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường. 71

2. Khai thác một cách tối đa các nhân tố nội lực của công ty 72

3. Xây dựng con người một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. 74

4. áp dụng thành tựu mới của khoa học- kỹ thuật vào hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty. 77

5. Tận dụng các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 78

5.1. Tận dụng các nguồn vốn. 78

5.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 80

6. Tăng cường tiết kiệm chi phí. 81

Kết luận 83Tài liệu tham khảo 85

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty lương thực cấp I Lương Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lương thực, nông sản, vật tư nông nghiệp, phát triển khả năng kinh doanh có hiệu quả để đề xuất thực hiện nhằm đa dạng hoá mặt hàng, mở rộng quan hệ bạn hàng, thực hiện thường xuyên kinh doanh nội địa. - Tham gia trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như: giao dịch xây dựng hợp đồng kinh tế, thực hiện tác nghiệp mua- bán, giao nhận, vận chuyển, thanh lý, lập các hoá đơn chứng từ theo quy định... - Quản lý toàn bộ hợp đồng mua bán, dịch vụ của Công ty. Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng. Đánh giá hiệu quả từng hợp đồng và phân tích đề xuất rút kinh nghiệm tốt và chưa tốt, nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. - Nghiên cứu đề xuất các phương án khai thác sử dụng mặt bằng, kho tàng, nhà xưởng. Phối hợp với trung tâm kho, Phòng kỹ thuật đầu tư, Bảo vệ... làm tốt dịch vụ bảo quản trông giữ hàng hoá trong tất cả các khâu: xây dựng hợp đồng cho thuê kho, trông giữ mặt hàng đúng pháp lý và an toàn hàng hoá (không mất mát, cháy nổ...) - Tổng hợp thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty về các mặt lưu chuyển hàng hoá, tồn kho, giá cả, doanh số thực hiện... để lập báo cáo đột xuất hoặc định kỳ theo yêu cầu của Tổng công ty lương thực miền Bắc và của Giám đốc. - Mua sắm vật tư cho xây dựng, sửa chữa của Công ty. - Lập số sách kế toán kho hàng để bảo quản vật tư, hàng hoá của Công ty thông qua việc quản lý các chứng từ nhập hàng, xuất hàng. - Phối hợp các phòng ban chức năng thực hiện tốt các nhiệm vụ trong kế hoặch do Tổng công ty giao như mua lương thực dự trữ lưu thông, tổ chức bán lẻ bình ổn thị trường, bảo quản lương thực dự trữ của Tổng công ty và một số công tác khác (định giá, tổ chức đấu thầu thanh lý tài sản, đôn đốc thu tiền hàng công nợ...) - Thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh của Công ty. - Và những việc đột xuất do Giám đốc yêu cầu. 3. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm kho. 3.1. Chức năng. - Là đơn vị trực tiếp quản lý bảo quản hàng hoá của Công ty gồm lương thực dự trữ lưu thông, lương thực kinh doanh, các loại vật tư khác của khách hàng theo hợp đồng dịch vụ của công ty. - Nghiên cứu, đề xuất giúp lãnh đạo Công ty phương án cải tiến quy trình dịch vụ trông giữ hàng hoá, khai thác mặt bằng, tìm kiếm khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ. - Từng bước theo dõi, thống kê, hạch toán một số hợp đồng và tiến tới trở thành một đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty và tự lo nguồn thu và chi. 3.2. Nhiệm vụ: - Căn cứ nhiệm vụ của Công ty và các hợp đống trông giữ hàng hoá (không bị hư hỏng do bảo quản không tốt, không đúng quy trình). Lập sổ sách, thẻ kho theo đúng quy định về nghiệp vụ để theo dõi hàng hoá nhập xuất tốn của từng khách hàng. + Việc nhập xuất hàng nhất thiết phải có chứng từ hợp pháp hoặc lệnh của Giám đốc Công ty. + Thực hiện đúng, nghiêm túc các quá trình bảo quản, trông giữ hàng hoá. kịp thời phát hiện và cùng với phòng chức năng ( Kinh doanh, tài vụ) của Công ty lập biên bản về tình trạng kho tàng, độ an toàn về tường rào, mái che, điều kiện thông gió và về hàng hoá khi có phát sinh tới khả năng bảo quản, làm giảm chất lượng hàng hoà trong thời gian bảo quản để xử lý kịp thời. + Căn cứ vào lệnh giao nhiệm vụ của Công ty hoặc hợp đồng với khách hàng, lập biên bản với các phòng chức năng của Công ty hoặc với khách hàng để xác định kết quả đã trông giữ bảo quản và xuất hàng làm căn cứ đánh giá khối lượng công tác của Trung tâm và thanh toán vơí khách hàng. - Cán bộ nhânviên thường xuyên học tập, tìm hiểu nghiệp vụ bảo quản hàng, đặc tính cơ bản các chũng loại hàng để làm tốt hơn nghiệp vụ. Đề cao trách nhiệm công tác ( cân đong đo đếm chính xác, trung thực) và ý thức phục vụ, không phiền hà, tạo uy tín đối với khách hàng. - Phản ứng kịp thời tình trạng kho tàng, phương án tu sửa, phục vụ công tác XDCB của Công ty. - Thường xuyên kiểm tra an toàn phòng cháy nổ, vệ sinh trong kho và khu vực quanh kho. 4. Chức năng nhiệm vụ của phòng kỹ thuật đầu tư. 4.1. Chức năng: Là phòng chức năng giúp Giám đốc công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, điện nước, đầu tư xây dựng, sữa chữa nâng cấp cơ sở vật chất nhà xưởng thiết bị. 4.2. Nhiệm vụ: - Xây dựng giúp Giám đốc, ban hành và quản lý các quy trình, quy phạm các trang thiết bị cơ khí, thiết bị gia công xay sát hiện có của Công ty, quy trình tác nghiệp sản xuất. - Xây dựng áp dụng các định mức kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật phù hợp để làm các dự toán vật tư, lao động cho các quá trình xay sát chế biến, bảo quản lương thực, sửa chữa cơ khí, điện và xây dựng của Công ty. - Lập kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm của Công ty. Thực hiện đầu tư đúng quy trình đầu tư đúng với quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng công ty lương thực miền Bắc. Theo dõi giám sát việc triển khai thực hiện các hạng mục đầu tư, tổ chức nghiệm thu và xây dựng kế toán công trình lãnh đạo Công ty duyệt. - Quản lý hệ thống điện nước trên địa bàn Công ty. Tính toán tiêu dùng điện nước của các hộ sử dụng hàng tháng. - Kiểm tra chất lượng lương thực thu mua đảm bảo tiêu chuẩn phâm chất đúng trong hợp đồng. Theo dõi chất lượng lương thực trong quá trình bảo quản. áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý theo quy trình bảo quản hoặc khi có hiện tượng giảm chất lượng. - Ngiên cứu tham khải thị trường, công nghệ và sản phẩm nhằm đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm mới góp phần tạo sản phẩm và hướng phát triển sản xuất kinh doanh lâu dài và ổn định của Công ty. Đây là việc khó khăn nhưng kiên trì thực hiện. - Quản lý thiết bị đo lường (các loại cân, đồng hồ điện, nước...) trong Công ty. Thực hiện kiểm định và thực hiện theo quy định. - Quản lý đất đai, các công trình của Công ty: Quản lý hồ sơ về đất, về nhà xưởng, các công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa, nâng cấp hay xây dựng mới. - Phối hợp các phòng ban chức năng khác thực hiện những công tác có liên quan như: Thanh lý tài sản hàng hoá, quảnlý và theo dõi mặt bằng đất đai sử dụng sản xuất hoăc kinh doanh, dự trù vật tư cho sản xuất, sữa chữa... - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc yêu cầu. 5. Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán. 5.1. Chức năng: - Giúp Giám đốc quản lý, theo dõi và giám sát hoạt động tài chính của Công ty thông qua việc thực hiện chế độ tài chínhtheo đúng các quy định của Nhà nước, của Tổng công ty lương thực miền Bắc và của các cơ quan quản lý tài chính đối với doanh nghiệp. - Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tài chính phát sinh tại doanh nghiệp. - Giúp Giám đốc quản lýtài chính (giá, chi phí) của các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ; đánh giá hiệu quả và đề xuất các biện pháp nhằm tăng hiệu quả đồng vốn. - Phối hợp với các phòng ban khác của Công ty nghiên cứu tham gia giải quyết những phần việc liên quan đến chức năng của Phòng tài chính kế toán. 5.2 Nhiệm vụ: Thiết lập hệ thống số sách kế toán, hệ thống chứng từ đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đầu tư, các chi phí phục vụ bộ máy quản lý...theo đúng chế độ tài chính kế toán của Nhà nước, của ngành. -Tổng hợp hệ thống chứng từ, lập bảng kê tài chính, tài sản, bản cân đối tổng kết tài sản Công ty. Tổng hợp xây dựng báo cáo quyết toán tài chính 6 tháng và hàng năm. - Theo dõi và thực hiện các hoạt động tài chính của Công ty. + Cung ứng vốn kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư... + Theo dõi thu hồi tiền hàng, công nợ. Thực hiện các khoản chi phí phục vụ, nộp ngân sách. + Phân bổ chi phí, cân đối hạch toán, lập các quỹ dự phòng bảo đảm hạch toán của Công ty đứng chế độ. + Theo dõi tài sản: Hàng hoá nhập kho, xuất kho, tồn kho hao hụt. Kiểm kê hàng, tài sản định kỳ theo quy định. + Có mối quan hệ tốt với cơ quan quản lý tài chính cấp trên và các cơ quan chức năng quản lý tài chính, ngân hàng của Trung ương, địa phương liên quan nhằm tạo điều kiện giải quyết tốt công tác tài chính của Công ty. - Hướng dẫn nghiệp vụ tài chính kế toán đối với các đơn vị trực thuộc Công ty (nếu có) - Cùng các phòng ban chức năng khác của Công ty giải quyết: Thanh lý tài sản, xây dựng và bảo về kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư XDCB, định giá, xây dựng chế độ thưởng phạt - Thường xuyên tự bồi dưỡng học tập chuyên môn nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh. 6. Chức năng nhiệm vụ của phân xưởng sản xuất chế biến 6.1. chức năng - Là đơn vị sản xuất của Công ty, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ gia công chế biến gạo và những sản phẩm khác. - Đáp ứng lao động cho các công việc của Công ty đòi hỏi kỹ thuật tay nghề như xây dựng, cơ khí, điện, nước. - Tiếp cận thị trường lương thực Hà Nội, đưa sản phẩm của Công ty vào thị trường đáp ứng nhiệm vụ chính trị của Tổng công ty giao và yêu cầu kinh doanh của Công ty. - Bước đầutừng phần từng việc thực hiện hoạch toán, khi đủ điều kiện sẽ tiến tới cơ chế khoán, hạch toán toàn bộ. - Tổ chức quản lý kinh doanh của tổ dịch vụ ăn uống tổng hợp. 6.2. Nhiệm vụ: - Theo kế hoạch của Công ty và dựa vào định mức để tổ chức lao động thực hiện các nhiệm vụ: + Gia công xay sát đánh bóng gạo. + Chế biến tinh lọc và đóng gói gạo các loại. - Tổ chức, điều hành mạng lưới bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, bằng các hình thức đại lý tiêu thụ, bán lẻ tại của hàng, bán lưu động và bán theo điện thoại. - Nắm bắt thông tin thị trường lương thực, thị hiếu tiêu dùng lương thực, giá cả chủng loại... tham gia kinh doanh nội địa của Công ty và mở rộng bán lẻ hoặc tự khai thác để kinh doanh. - Nghiên cứu thị trường, công nghệ chế biến đề xuất phương án tạo sản phẩm có khả năng tiêu thụ, tận dụng mặt bằng, lao động, tạo thêm hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. - Vận hành đảm bảo điện, nước trong phạm vi Công ty, thực hiện sữa chữa theo kế hoạch hoặc đột xuất. Thực hiện một số việc về xây dựng, cơ khí theo yêu cầu của Công ty. - Tận dụng tay nghề chuyên môn ( cơ, điện, nước, xây dựng) làm dịch vụ gia công: sửa chữa, lắp đặt điện, nước, sửa cân... tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho đơn vị. - Tập dượt hoạch toán một số phần việc để đánh giá năng xuất, định mức, chi phí... làm cơ sở khi có điều kiện thực hiện hoạch toán từng phần, tiến tới hoạch toán toàn bộ. III. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty lương thực cấp I Lương Yên ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại. 1. Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh. - Công ty lương thực cấp I Lương Yên là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập. Thành viên của Tổng công ty lương thực Miền Bắc, có quyền tự chủ về tài chính, rằng buộc quyền lợi, nghĩa vụ đối với Tổng công ty theo điệu lệ tổ chức. - Công ty lương thực cấp I Lương Yên hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Chức năng chủ yếu của Công ty là xay xát, chế biến, dự trữ và bảo quản lương thực, nông sản, thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần bình ổn giá cả, lương thực trên điạ bàn. Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ lương thực, thực phẩm nông sản, các mặt hàng vật tư vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng, đại lý tiêu thụ hàng hoá. Dịch vụ bảo quản hàng hoá, xuất khẩu lương thực và dự trữ lương thực theo phân cấp của Tổng công ty. 2. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh và nguồn cung ứng của Công ty. 2.1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của Công ty. Trong suốt những năm tháng hoạt động kinh doanh của mình Công ty đã tạo nên phong cách phục vụ riêng, mặt hàng riêng. Mặt hàng kinh doanh chủ yểu của Công ty là: - Bán buôn, bán lẻ lương thực, thực phẩm, nông sản, các mặt hàng chế biến của ngành, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng. - Đại lý tiêu thụ hàng hoá. - Dịch vụ bảo quản hàng hoá. - Xuất-nhập khẩu lương thực. - Ngoài ra Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác như: xăng xe, dịch vụ bến xe, xe trở khách thực hiện các tua du lịch...dưới sự cho phép của Tổng công ty. Đặc điểm của những hàng hoá này là: - Lợi thế của Công ty là kinh doanh trên địa bàn Hà nội- là thị trường tiêu thụ hàng hoá rất lớn-thông qua việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ, tức là lĩnh vực hoạt động của Công ty rất rộng. Điều này làm cho việc quản lý, dự trữ, tình hình cung ứng hàng hoá cũng như công tác tài chính của Công ty không phải dễ dàng. - Để kinh doanh các mặt hàng này đòi hỏi phải có một hệ thống kho tàng, cơ sở vật chất phải đủ lớn, mạnh, hiện thời để để có thể khai thác tối đa nhu cầu lương thực của nhân dân trên địa bàn hoạt động. Điều này đạt ra vấn đề là bộ máy lãnh đạo của Công ty phải có những quyết định đúng đắn về việc mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo không lãng phí. - Trên thị trường có rất nhiều công ty khác cùng tham gia vào lĩnh vực hoạtđộng kinh doanh của Công ty. Hàng hoá cung ứng của Công ty đa số là những hàng hoá tiêu dùng thông thường, khối lượng người mua nhiều, khối lượng người bán cũng không ít. Do vậy Công ty công ty cần phải có chính sách nhằm nâng cao chất lượng các loại hình phục vụ, chính sách sản phẩm hợp lý nhằm tạo ra sự khác biệt lớn về sản phẩm. Để từ đó khuyến khích khách hàng tiêu dùng hàng của Công ty khi so sánh những hấp dẫn đặc biệt mà các đối thủ cạnh tranh khác không có. Tìm cách giảm bớt sự cạnh tranh nhờ gạt bỏ những khả năng so sánh trực tiếp giữa các sản phẩm gần như giống hệt nhau trên thị trường. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại của Công ty. Với bề dầy kinh nghiệp hơn 40 năm hoạt động, cùng với mạng lưới kinh doanh rộng lớn trên thị trường Hà nội và đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, thành thạo nghiệp vụ. Công ty đã chủđộng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, đáp ứng đúng thời gian và địa điểm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại. 2.2. Đặc điểm nguồn cung ứng hàng hoá. công ty lương thực cấp I Lương Yên hoạt động trên lĩnh vực lương thực thực phẩm do vậy bạn hàng cung ứng của Công ty là tất cả các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhưng chủ yếu là các đơn vị thu mua lương thực, thực phẩm của các hộ nông dân hoặc thu mua trực tiếp của các đơn vị sản xuất lương thực thực phẩm và bà con nông dân. Thị trường thu mua hàng hoá chủ yếu của Công ty là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Công ty còn tổ chức nhập khẩu lương thực từ Thái Lan,... để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Qua đó Công ty có sự ổn định được đầu vào, đảm bảo chất lượng, khai thông được đầu ra. Từ đó tạo thế cạnh tranh so với các đối thủ, nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại nhờ uy tín và chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn đầu vào. 3. Đặc điểm khách hàng của Công ty. Công ty lương thực cấp I Lương Yên là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà nội. Công ty khai thác khách hàng chủ yếu là các đơn vị doanh nghiệp, hoạt động trên địa bàn và tham gia xuất khẩu. Có thể nói thị trường của Công ty tương đối phức tạp nhưng có khả năng định dạng. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải hiểu khách hàng và thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Nói chung khách hàng của Công ty có một số đặc điểm sau: - Khách hàng của Công ty là tất cả các thành phần, những người tiêu dùng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước có nhu cầu về lương thực và dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty Không chỉ khai thác khách thu mua lương thực thực phẩm, Công ty còn kinh doanh các dịch vụ kho tàng phục vụ các khách hàng có nhu cầu thuê kho, thuê địa điểm để tổ chức sản xuất kinh doanh. Các khách hàng của Công ty có thể là các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh trên thị trường. Đây là loại khách hàng tuy khối lượng ít nhưng chất lượng và số lượng hàng hoá cần phục vụ của Công ty là cao. Những khách hàng thường xuyên của Công ty như: doanh nghiệp sản xuất kem Thuỷ Tạ, nhà máy in Hà nội,...là những khách hàng thường xuyên và quen thuộc của Công ty. - Về lương thực Công ty chủ yễu cung cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các đơn vị lực lượng vũ trang. Đây cũng là những đơn vị tiêu thụ hàng hoá với số lượng nhiều. Đòi hỏi Công ty phải nghiên cứu và nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của họ để không bị mất khách hàng. - Ngoài ra, các khách hàng của Công ty còn là các đối tượng trên địa bàn thành phố có nhu cầu về các dịch vụ mà Công ty cung ứng như: xăng, dầu, dịch vụ xe, bến xe, trung tâm thể thao,... Đây là những khách hàng mà Công ty không thể nắm rõ về họ cũng như nhu cầu của họ. Do đó Công ty cần phải có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo để họ trở thành khách hàng thường xuyên của Công ty. 4. Đối thủ cạnh tranh của Công ty. Do kinh doanh trên lĩnh vực lương thực thực phẩm (Đây là loại hàng hoá thiết yếu do vậy các sản phẩm của các công ty khác nhau không khác nhau nhiều về chất lượng cũng như giá cả.) là chủ yếu nên đổi thủ của Công ty không có tác động nhiều tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Các công ty chủ yếu cạnh tranh nhau trên lĩnh vực Marketing, thái độ phục vụ khách hàng cũng như lợi thể thương mại. Trước kia, khi nền kinh tế còn ở trong tình trạng quan liêu bao cấp, Công ty được sự ưu đãi từ phía Nhà nước là đơn vị kinh doanh và cung ứng sản phẩm theo kế hoặch, chỉ tiêu của Nhà nước. Công ty là đơn vị độc quyền kinh doanh lương thực trên địa bàn Hà nội. Những năm trở lại đây, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế và với các quy luật của kinh tế thị trường đã gây cho Công ty không ít khó khăn trong việc nắm băt thị trường và ứng dụng một cách hiệu quả. Tức là Công ty đã mất đi thế độc quyền và phải cạnh tranh găy gắt theo cơ chế thị trường. Đối thủ cạnh tranh của Công ty chủ yếu là các thành phần kinh tế tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn cùng ngành nghề và cả các đợn vị không kinh doanh. Tạo nên không ít sự lộn xộn và phức tạp, gây khó khăn nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như các đơn vị được cho phép kinh doanh hợp pháp.Nhận xét một cách khách quan, đối thủ cạnh tranh của Công ty hơn hẳn Công ty về một số mặt: cơ chế gọn nhẹ, vốn lưu động lớn, thuế khoá, không chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu kế hoạch, chiến dịch Marketing tốt, lợi thế thương mại trên thị trường là lớn. Tuy vậy để tự khẳng định mình Công ty đã vận dụng các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường, trong đó có quy luật cung cầu là cơ bản. Công ty khai thác một cách có hiệu quả các lợi thế của mình, cung ứng những gì mà thị trường cần với chất lượng cao, giá cả hợp lý, dịch vụ thuận tiện, văn minh bù đắp được chi phí và có lãi. Bên cạnh đó, Công ty luôn hướng hoạt động kinh doanh của mình theo phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá các ngành nghề một cách có trọng điểm nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ có những hoạt động này mà Công ty đã trụ vững, từng bước ổn định và phát triển trước làn sóng cạnh tranh giữ dội của kinh tế thị trường, góp phần vào việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước "kinh tế quốc doanh luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay." B. Phân tích thực trạng kinh doanh ở công ty lương thực cấp I Lương Yên. I.Tình hình kinh doanh chung của Công ty trong những năm qua. 1. Tình hình kinh doanh chung của Công ty. Trong những năm qua tình hình kinh doanh trong nước cũng như ngoài khu vực có nhiều biến động. Nguyên nhân chủ yếu là từ các sự kiện kinh tế như việc quyết định gián tem một số mặt hàng nhập khẩu, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước,... Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam á. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn Hà nội nói riêng. Công ty lương thực cấp I Lương Yên cũng thuộc địa bàn trên do vậy hoạt động kinh doanh bị xáo chộn là điều không tránh khỏi. Nhưng nhìn chung Công ty đã tự khắc phục những khó khăn bất cập và cố gắng vươn lên từ những khó khăn đó. Do đó tình hình kinh doanh của công ty lương thực cấp I Lương Yên diễn ra tương đối thuận lợi và có hiệu quả. Công ty đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ được Tổng công ty lương thực Miền Bắc giao phó cũng như hoàn thành xuất sắc các kế hoạt kinh doanh được đặt ra trong mỗi năm. Điều này có thể thấy rõ trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của Công ty qua 3 năm (1999ử2001) Năm 1999 Công ty đã phát huy nội lực, đưa kinh doanh nội địa lên cao nhất từ trước tới thời điểm đó, lên cao bằng với doanh số xuất khẩu. Khai thác được cung ứng cho dự trữ quốc gia và cung ứng xuất khẩu cho các đơn vị bạn. Tuy nhiên năm 1999 giá bán lương thực của cả nội địa và xuất khẩu giảm đáng kể dẫn đến tổng doanh thu giảm. Năm 2000, với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, công ty đã phát huy nội lực tranh thủ sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ củaTổng công ty lương thực Miền Bắc và các ngành hữu quan. Mở thêm dịch vụ, phát triển kinh doanh nội địa. Chỉ tiêu xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu do Tổng công ty giao cho công ty đem lại hiệu quả chủ yếu. Tiếp tục cung ứng gạo nội địa cho một vài đơn vị trạm, trường, đơn vị bộ đội cung ứng cho các chi cục dự trữ quốc gia Hà Bắc, Thái Bình, Vĩnh Phú,... Duy trì việc bán lẻ gạo nên năm 2000 đạt gần 200 tấn. An toàn tiền hàng, huy động nguồn vốn. tăng vòng quay của vốn. Doanh thu từ dịchvụ bảo quản và trông giữ hàng hoá cũng đóng góp doanh sô và lợi nhuận đáng kể. Để củng cố cơ sở sản xuất mì Nhân Chính, và các hạng mục công trình phục vụ cho việc mở rộng, đa dạng hoá ngành nghề- công ty đã đầu tư trên 700 triệu đồng. Năm 2001, quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tổng công ty về phát huy nội lực, tự lực cánh sinh của các đơn vị thành viên công ty lương thực cấp I Lương Yên nhanh chóng ổn định tổ chức, đầu năm sáp nhập với công ty Sông Hồng, giữa năm sáp nhập với 3 đơn vị của Lương thực Hà nội nên năm 2001 là năm sáp nhập và củng cố; với số lao động là 728 người, sắp xếp tổ chức, lo công ăn việc làm và đời sống người lao động là vấn đề lớn đạt ra cho Công ty. Để tăng cường trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã áp dụng những biện pháp sau: - Tăng kinh doanh nội địa: Mức lương thực quy gạo thực hiện là: 38.600tấn/34.500tấn KH. - Phát triển tiềm lực hiện có, củng cố, đầu tư để mặt hàng mì ăn liền Nhân Chính cung cấp ra thị trường là 1.429 tấn/ KH Tổng công ty giao:700 tấn. chất lượng được người tiêu dùng chấp nhận, giá đã giảm lỗ từ 1.000đ/kg xuống còn 200đ/kg ( chủ yếu là do cơ chế thuế, sản xuất lấy thu bù đủ chi và có lời). - Tăng mặt hàng mới: Mở cửa hàng xăng dầu, qua 6 tháng doanh số đã thu được 16.429 triệu đồng, hiện nay mỗi ngày doanh thu trên 100 triệuđồng. Tuy nhiên, do được hỗ trợ lãi xuất khẩu của Tổng công ty nên việc thích ứng tự lo của các bộ phận, Phòng, ban trong Công ty chưa chuyển đổi kịp thời. Việc sáp nhập 2 lần, 4 đơn vị về Công ty cũng đòi hỏi đầu tư thời gian, con người, việc chi lương, các chi phí hành chính của Công ty lớn ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Cụ thể tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 1999á2001 được thể hiện qua bảng dưới đây. Cụ thể, từ bảng kết quả kinh doanh ta thấy: Tổng doanh thu không ngừng gia tăng qua các năm, năm 2000 tăng 2,72% so với năm 1999, năm 2001 tăng 78% so với năm 2000. Tốc độ tăng rất nhanh, chỉ số tăng của các năm cũng tăng cao.Trong khi tổng doanh thu tăng thì giá vốn hàng bán cũng tăng và tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể, năm 2000 tăng 3,31%so với năm 1999, năm 2001 tăng 84, 28% so với năm 2000. Chi phí bán hàng cũng tăng một cách mạnh mẽ. Năm 2000 tăng27,14% so với năm 1999, năm 2001 tăng 101,96 % đây là điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn.Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty có xu hướng giảm dần. Đây là một dấu hiệu tích cực trong hệ thống quản lý của Công ty. Tuy nhiên sự giảm chi phí quản lý doanh nghiệp không đáng kể so với sự tăng lên của các loại chi phí trên. Nên hoạt động kinh doanh thuần của Công ty năm nào cũng thua lỗ. Năm 1999 lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 1.699.105.610 (đồng), năm 2000 số lỗ đó đã lên tới 2.173.997.965(đồng) bằng 130,49% so với năm 1999. Hiện tượng lỗ đó vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2001 và xu hướng của nó tiếp tục tăng, cụ thể năm 2001 hoạt động sản xuất kinh doanh thuần bị thua lỗ một khoản là 3.912.744.924 và tăng 79,98% so với năm 2000. Mặc dù vậy nhưng hoạt động tài chính và hoạt động bất thường của Công ty đã làm ăn có lãi. Năm 1999 hoạt động tài chính đã đóng góp cho thu nhập của Công ty một khoản là 2.829.550.659 (đồng), năm 2000 là2.699.018.015 (đồng ), năm 2001 là 1.816.259.399 (đồng). Ta nhận thấy ngay một điều là các khoản đóng góp từ hoạt đồng tài chính này cũng có xu hướng giảm dần. Năm2000 giảm 4,61% so với năm 1999, năm 2001 giảm 40,54% so với năm 2000. Hoạt động bất thường tăng rất nhanh qua các năm và đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập tuy nhiên đó chỉ là hoạt động bất thường và Công ty không thể kiểm soát được, cũng như không thể cứ tăng mãi thu nhập từ hoạt động bất thường được. Qua đó ta thấy tốc độ tăng chi phí của Công ty là quá cao so với tốc độ tăng của doanh thu. Tốc độ tăng quá cao này đã làm cho Công ty làm ăn ngày một kém hiệu quả hơn. Và hậu quả không thể tránh khỏi là tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm nhanh qua các năm. Năm 1999 tổng lợi nhuận trước thuế của Côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100369.doc
Tài liệu liên quan