Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh của Công ty Xây dựng và thiết bị DELTA

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1. Bản chất hiệu quả kinh doanh 3

2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 4

2.1. Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi phải nâng cao hiệu qủa kinh doanh 4

2.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 4

2.3. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 5

II. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 5

2. Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8

2.1. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội 8

2.2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận và hiệu quả kinh doanh tổng hợp 9

2.3. Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối và hiệu quả kinh doanh tương đối 10

2.4. Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài 11

2.5. Hiệu quả kinh doanh trực tiếp và hiệu quả kinh doanh gián tiếp 11

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ KINH DOANH 12

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.1. Nhân tố chủ quan 12

1.2. Các nhân tố khách quan 15

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty DELTA 18

2.1. Nhân tố vĩ mô 18

2.2. Nhân tố vi mô 20

3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 21

3.1. Hệ thống chỉ tiêu 23

3.2. Nội dung ý nghĩa các chỉ tiêu 23

3.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 23

3.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ DELTA 26

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ DELTA 26

1. Lịch sử phát triển của Công ty DELTA 26

1.1 Từ năm 1994 đến năm 2000 26

1.2 Từ năm 2000 đến nay 27

2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty 28

2.1. Chức năng và nhiệm vụ 28

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 28

3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty 31

3.1. Đặc điểm nguồn vốn của Công ty 31

3.2. Đăc điểm về lao động 32

3.3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị 33

3.4. Đặc điểm về tổ chức sản xuất 33

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ DELTA 34

1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 34

1.1 Phân tích hoạt động kinh doanh theo khu vực thị trường 34

1.2 Phân tích hoạt động kinh doanh theo cơ cấu mặt hàng 35

1.3 Phân tích hoạt động kinh doanh theo phương thức kinh doanh 37

2.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty DELTA 38

2.1. Phân tích hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty 38

2.2. Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh 45

III. NHỮNG NHẬN XÉT RÚT RA TỪ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ DELTA 47

1. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty DELTA 47

1.1. Những ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây dựng và thiết bị DELTA 47

1.2. Những mặt còn tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty DELTA 48

2. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty DELTA. 49

2.1 Nguyên nhân chủ quan 49

2.2. Nguyên nhân khách quan 51

CHƯƠNG III:MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ DELTA 52

1. Về thị trường 52

2. Về cơ cấu tổ chức quản lý và lao động 53

3. Về máy móc thiết bị 53

4. Về sản phẩm 54

5. Về xúc tiến thương mại 54

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DELTA 54

1. Hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường trong phòng kế hoạch 55

2. Tích cực tạo vốn 57

3. Hoàn thiện công tác thị trường trong hoạt động kinh doanh 58

3.1. Hoàn thiện thị trường đầu ra 58

3.2. Hoàn thiện nghiên cứu thị trường đầu vào 60

4. Nâng cao trình độ và chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên trong công ty 62

5. Sử dụng nhiều đồng tiền và thay đổi phương thức để thanh toán 64

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 65

1. Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế 65

2. Nhà nươc tăng cường đào tạo các chuyên gia về công nghệ 66

3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ cho doanh nghiệp 66

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh của Công ty Xây dựng và thiết bị DELTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đúc các cấu kiện bê tông. Xử lý móng các công trình bằng máy móc hiện đại như: đóng cọc bê tông cốt thép, khoan cọc nhồi, cọc barrete, tường trong đất, cọc ván thép, cọc từ bê tông cốt thép…, khoan đã nổ mìn khai thác các mỏ đá. Làm các công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng, vật liệu giao thông trong phòng và ngoài hiện trường. Cho thuê và bảo dưỡng các máy móc thiết bị xây dựng. Làm đại lý phân phối và bán nhà công nghiệp tiền chế khung thép của hãng ASTRON của Hoa Kỳ. 1.2 Từ năm 2000 đến nay Công ty xây dựng và thiết bị Delta đã chuyển đổi hình thức đầu tư từ công ty liên doanh thành doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Tên gọi: Công ty Xây dựng và thiết bị Delta Tên giao dịch: DECC Trụ sở đặt tại: 46 phố Nguyễn Du – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Giấy phép chuyển nhượng cấp ngày: 5 tháng 4 năm 2000. Cơ quan cấp: UBND Thành phố Hà Nội Vốn đầu tư đăng ký: 2.100.000 USD Vốn pháp định: 700.000 USD Thời gian hoạt động là 25 năm kể từ ngày cấp giấy phép điều chỉnh ( 25/9/2000) Công ty được phép kinh doanh các ngành nghề sau: nhận thầu thi công các công trình xây dựng trong nước và các công trình xây dựng có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, các công trình có đấu thầu quốc tế tại Việt Nam, cho thuê sửa chữa các thiết bị xây dựng, thực hiện các thí nghiệm về đất, vật liệu xây dựng, khảo sát địa chất công trình, tư vấn quản lý xây dựng các công trình xây dựng trong và ngoài nước. 2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty 2.1. Chức năng và nhiệm vụ Công ty được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có trách nhiệm hữu hạn, được hưởng quy chế của một pháp nhân Việt Nam, hoạt động phù hợp với luật pháp Việt Nam, hoạt động phù hợp với luật pháp Việt Nam. Công ty phải đảm bảo nhu cầu về tiền nước ngoài bằng nguồn thu hợp pháp. Công ty có nhiệm vụ tự chủ trong hoạt động kinh doanh, hoạt động đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh. Phải tiến hành xây dựng chiến lược phát triển sao cho phù hợp với nhiệm vụ và nhu cầu thị trường. Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của luật lao động, luật công đoàn đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty. Tổ chức tốt bộ máy doanh nghiệp, quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị toàn xã hội trong phạm vi quản lý của Công ty theo qui định của pháp luật Việt Nam. Công ty có nghĩa vụ nộp cho nhà nước Việt Nam các khoản thuế theo quy định hiện hành. Công ty được miễn thuế nhập khẩu đối với: Thiết bị máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Phương tiên vận tải chuyên dùng nằm trong dây truyền công nghệ để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp và phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân Linh kiện chi tiết bộ phận rời phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm máy móc thiết bị… 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng đã phần nào thích ứng được tình hình biến đổi của thị trường, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty DELTA Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc giám đốc VPĐD Tại TP HCM P. tổ chức hành chính VPĐD Tại Đà Nẵng P. Tài chính kế toán VPĐD Tại Tp Huế P. kỹ thuật P. bảo dưỡng thiết bị P. Dự án P. Thí NGiệm tại Huế P. Thí nghiệm Hà Nội Nhóm TN VLXD Nhóm TN VL giao thông Nhóm Tn Môi trường Khảo sát Địa chất (Nguồn:Phòng hành chính Công ty DELTA) +Tổng giám đốc Là người đứng đầu công ty có chức năng và nhiệm vụ điều hành quản lý giám sát chung mọi hoạt động của công ty. + Phó Tổng Giám đốc Phụ trách công tác kế hoạch cho từng công trình, từng dự án. Theo dõi và kiểm tra các hợp đồng đã ký cho từng công trình, từng dự án Trực tiếp đàm phán và ký những hợp đồng khi được Tổng Giám đốc uỷ quyền.Nhận lệnh và báo cáo trực tiếp các vấn đề liên quan đến tiến độ thi công cảu mỗi công trình dự án. +Giám đốc điều hành ( gồm 3 giám đốc) Phụ trách lên kế hoạch cho mỗi văn phòng đại diện ở từng nơi. Chịu trách nhiệm nghiệm thu cho mỗi công trình mỗi dự án sau khi đã hoàn thành. Chịu trách nhiệm báo cáo về tiến độ thi công của từng dự án ở từng vùng như: TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội. +Phòng tổ chức hành chính Đề xuất về nhân sự, đề xuất bậc lương. Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ theo đúng luật lao động của Việt Nam cho nhân viên trong Công ty. Xây dựng và soạn thảo các quy chế quản lý cho Tổng Giám đốc. Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại của Công ty… + Phòng tài chính kế toán. Quản lý thu chi của từng văn phòng đại diện cũng như toàn bộ thuộc về lĩnh vực tài chính trong Công ty. Có trách nhiệm làm báo cáo tài chính cho Tổng Giám đốc và ban giám đốc vào cuối tuần. Có trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng tháng và các trách nhiệm thuộc về tài chính đối với nhà nước Việt Nam. Định kỳ báo cáo tình hình kinh doanh lên Ban Giám đốc, đề xuất các kiến nghị nhằm cân đối ngân quỹ, các biện pháp tài chính khác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty. + Phòng dự án - Đánh giá các nhà thầu phụ. - Xem xét và phê duyệt các tài liệu trước khi lựa chọn nhà thầu phụ. - Xem xét khả năng đáp ứng của nhà thầu. - Nhận lệnh và báo cáo trực tiếp mọi vấn đề cho Tổng Giám đốc. - Duy trì hồ sơ các nhà thầu phụ. + Phòng kỹ thuật Phối hợp với phòng thị trường về xem xét hợp đồng về cấu trúc sơ đồ và bản vẽ của từng dự án. Nghiên cứu bản vẽ và hướng dẫn về kỹ thuật. Kiểm tra phê duyệt các yêu cầu về kỹ thuật của mỗi công trình. Kiểm tra phê duyệt định mức nguyên vật liệu và định mức thời gian cho mỗi công việc tại công trình, Kiểm soát thiết bị và kiểm tra thiết bị nghiên cứu VLXD Chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho đến khi công trình được nghiệm thu. + Phòng thí nghiệm tại Hà Nội và Huế. Thí nghiệm vật liệu xây dựng của mỗi công trình, từng dự án. Sau khi thí nghiệm xong có trách nhiệm phải trả báo cáo kết quả . + Phòng bảo dưỡng vật tư thiết bị Bảo dưỡng các thiết bị máy móc khi đến kỳ cần bảo dưỡng. Chịu trách nhiệm về những sửa chữa máy móc thiết bị khi hỏng. + Các văn phòng đại diện Có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty theo kế hoạch hàng quý, hàng năm. Phải báo cáo hoạt động kinh doanh của mình về Công ty. 3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty 3.1. Đặc điểm nguồn vốn của Công ty Công ty xây dựng và thiết bị DELTA là một công ty TNHH vốn của công ty là do vốn góp của các thành viên sáng lập công ty một phần là do vay ngân hàng. Cho nên Công ty luôn chủ đông trong vấn đề kinh doanh lập kế hoạch kinh doanh hàng năm để có phương án huy động vốn một cách thích hợp tránh lãng phí. Sau đây là bảng tổng kết cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm: Bảng 1: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Xây Dựng và thiết bị DELTA (Đơn vị: triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Vốn chủ sở hữu 80.644 76,34 80.644 72.89 80.644 69,73 2 Vốn vay 25.000 23,66 30.000 27,11 35.000 30,27 3 Tổng cộng 105.644 100 110.644 100 115.644 100 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Xây dựng và thiết bị DELTA) Theo cơ cấu vốn trình bày ở bảng trên, nguồn vốn của công ty qua các năm đã tăng lên đáng kể, chủ yếu là do nguồn vốn vay từ bên ngoài, điều này chứng tỏ trong kinh doanh công ty đã nhạy bén, có quan hệ tốt với các ngân hàng để huy động vốn có hiệu quả phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vốn chủ sở hữu không tăng vì ngân sách ngân sách Nhà nước không cấp thêm vốn, lợi nhuận để lại hay vốn tự bổ xung không có, vì vậy bảo toàn để phát triển vốn kinh doanh là mục tiêu rất quan trọng của công ty trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ là bảo đảm sự ổn định công ăn việc làm cho cán bộ công nhân bên trong công ty. 3.2. Đăc điểm về lao động Lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Là yếu tố năng động nhất, cách mạng nhất trong các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Do nhu cầu ngày càng phát triển của công ty nên tổng số cán bộ trong công ty ngày một tăng trong những năm qua. Trong đó kỹ sư và cán bộ quản lý cũng tăng theo. Bảng 2: Số lao động của công ty DELTA qua các năm (Đơn vị: người ) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng số cán bộ CNV 1198 1229 1900 Số kỹ sư và cán bộ QL 143 199 381 Số công nhân 1055 1030 1519 Tỷ lệ (%) 88.07 83.01 79.95 (Nguồn: Phòng tổ chức công ty DELTA) 3.3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị Hiện nay ở công ty có một hệ thống các công cụ hiện đại phục vụ tích cực cho quá trình giao dịch kinh doanh của công ty, như ta đã thấy máy Fax hiện đại mới trang thiết bị năm 2000, 15 máy tính Pentium III tất cả đều có thể kết nối vào mạng internet... Tất cả công cụ trên đã đang và sẽ phát huy to lớn trong kinh doanh, đặc biệt là trong xu thế quốc tế hoá và cách mạng hoá trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Mặt khác, công ty có một hệ thống văn phòng, máy tính, nhà xưởng kho tàng tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu các văn phòng giao dịch, chi nhánh được đặt tại các tỉnh thành có điều kiện tốt để diễn ra các hoạt động giao dịch thương mại và dịch vụ, thuận lợi cho thông thương quốc tế và trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, công ty còn có một hệ thống kho tàng được đặt gần chi nhánh, tạo điểu kiện thuận lợi tối đa để phục vụ cho khách hàng và giảm chi phí vận chuyển lưu kho. 3.4. Đặc điểm về tổ chức sản xuất Công ty DELTA thực hiện chủ trương khoán cho các đơn vị chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hàng năm, căn cứ vào kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh và căn cứ vào tình hình diễn biến của thị trường mà công ty đưa ra định mức để các đơn vị chi nhánh thực hiện. Với cơ chế chứng khoán như vậy đã tạo ra động lực cho các đơn vị, chi nhánh tích cực hơn trong hoạt động kinh doanh của mình vì ngoài định mức mà doanh nghiệp khoán cho nếu các đơn vị hoạt động có hiệu quả vượt mức định mức thì sẽ được hưởng phần chênh lệch đó. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Xây dựng và thiết bị DELTA 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 1.1 Phân tích hoạt động kinh doanh theo khu vực thị trường Mặc dù trong những năm gần đây do khó khăn chung cho các đơn vị kinh doanh xây dựng nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn ổn định thể hiện ở: Kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận và tiếp sau đó là bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, ký hiệp định Thương mại Việt Mỹ ngày 23/07/2000, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ về thương mại và đầu tư đang trên đà phát triển. Chính vì thế Công ty Xây dựng và thiết bị Delta đã kịp thời chuyển hướng và nhanh chóng thích nghi. Một mặt thâm nhập vào các thị trường mới mặt khác mạnh dạn đầu tư đổi mới và cải tiến trang thiết bị máy móc theo một dây chuyền hiện đại, chất lượng tạo uy tín với các bạn hàng truyền thống và mở rộng quan hệ với các bạn hàng mới. Công ty đã có mặt và uy tín tại nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Hông Kông, Đức, Thái Lan, Lào và Đại sứ Quán Mỹ tại Việt Nam. Khách hàng chủ yếu của Công ty là các Tổng Công ty xây dựng như Công ty Xây lắp và Cơ giới số 13 ( LICOGI 13); LICOGI 19; LICOGI 14 Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Xây Dựng và phát triển nhà tại Hà Nội, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Đại sứ quán Mỹ tại Lào, Đại sứ quán Bỉ, Các tổ chức phi Chính Phủ tại Việt Nam như tổ chức Đông Tây Hội Ngộ; Tổ Chức Bàn Tay Hi Vọng, Tổ Chức KID FIRST. Ngoài ra một số thị trường như Pháp, Nga, Đan Mạch là thị trường đang được công ty khai thác và tương lai kim ngạch nhập khẩu ở thì trường này sẽ chiếm tỷ trọng cao góp phần đa dạng hoá chủng loại 1.2 Phân tích hoạt động kinh doanh theo cơ cấu mặt hàng Mặt hàng của Công ty DELTA rất đa dạng, nhiều chủng loại song chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị nguyên vật liệu và vật liệu trang trí nội thất nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước. Bảng 3: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của Công ty DELTA (Đơn vị: Triệu USD) Stt Mặt hàng 2001 2002 2003 Trị giá (%) Trị giá (%) Trị giá (%) 1 Máy móc thiết bị xây dựng 6,64 72,33 1,807 27,8 3,05 42,71 2 Nguyên vật liệu xây dựng 1,524 16,6 2,082 32,03 1,32 18,48 3 Vật liệu xây dựng trang trí nội thất 0,675 7,36 1,896 29,17 1,95 27,31 4 Các loại khác 0,341 3,71 0,715 11,0 0,82 11,5 5 Tổng 9,18 100 6,5 100 7,14 100 (Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty DELTA) Hình 2: Mặt hàng kinh doanh của công ty Máy móc thiết bị xây dựng thường là những dây chuyền sản xuất, những máy móc có giá trị lớn cho nên giá trị của mặt hàng này cao hơn so với những mặt hàng khác như mặt hàng nguyên vật liệu và vật liệu trang trí nội thất. Duy chỉ có năm 2002 tỷ trọng nguyên vật liệu xây dựng (32,03%) cao hơn tỷ trọng của máy móc thiết bị (27,8%) do nhiều công trình hoàn thành gấp, nhu cầu thép xây dựng cường độ cao, gạch ốp lát tăng lên làm tăng tỷ trọng nguyên vật liệu. Cụ thể năm 2002 giá trị c kinh doanh của mặt hàng máy móc thiết bị là 6,64 triệu USD chiếm 27,8% so với tổng giá trị kinh doanh năm 2002. Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao như vậy trong năm 2000 là do trong năm này, lãnh đạo công ty đã triển khai kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị thi công nhất là các loại máy cơ khí nhằm đáp ứng kịp thời với những yêu cầu phục vụ sản xuất hiện đại và trong tương lai gần. Đến năm 2003, giá trị kinh doanh của mặt hàng này là 3,05 triệu USD chiếm tỷ trọng 42,71 tổng giá trị kinh doanh của năm 2003. Mặt hàng nguyên vật kiện xây dựng tăng giảm không đều theo các năm vì nó còn phụ thuộc vào số vụ thắng thầu trong năm. Giá trị kinh doanh năm 2001 là 1,524 triệu USD chiếm 16,6%. Năm 2001 do nhu cầu xây dựng cao nên nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng tăng cao giá trị kinh doanh nguyên vật kiệu năm 2001 là 2,082 triệu USD chiếm 32,03% cả năm và tăng 36,6% so với tổng giá trị kinh doanh của cả năm. Ngoài hai mặt hàng có giá trị kinh doanh cao ở trên thì mặt hàng vật liệu xây dựng trang trí nội thất cũng có giá trị tương đối lớn. Năm 2001 đạt 0,675 USD chiếm 7,36% tổng giá trị kinh doanh cả năm. Sang năm 2002 tăng 181 % so với năm 2001 vi có nhiều công trình hiện đang ở cuối tiến độ thi công trong năm này cho nên cùng với việc gia tăng nhu cầu về nguyên vật liệu, nhu cầu vật liệu xây dựng trang trí nội thất cũng tăng lên theo. Năm 2003 là 1.95 triệu USD chiếm 27,31% giá trị kinh doanh của cả năm. 1.3 Phân tích hoạt động kinh doanh theo phương thức kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh công ty sử dụng hai phương thức kinh doanh là kinh doanh trực tiếp và hoạt động kinh doanh mua đi bán lại. Tỷ trọng kinh doanh theo phương thức trực tiếp và mua đi bán lại trong mấy năm vừa qua được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Giá trị kinh doanh theo phương thức kinh doanh của Công ty DELTA (Đơn vị: Triệu USD) STT Phương thức 2001 2002 2003 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) 1 KD Trực tiếp 5,51 60 4,55 70 5,36 75 2 Mua đi bán lại 3,67 40 1,95 30 1,78 25 3 Tổng 9,18 100 6,5 100 7,14 100 (Nguồn: Trích báo cáo hàng năm của công ty DELTA) Tỷ trọng hoạt động kinh doanh của Công ty theo phương thức kinh doanh của công ty được mô tả theo biểu đồ sau: Hình 3: Phương thức kinh doanh của công ty Hoạt động kinh doanh trực tiếp của Công ty đạt hiệu quả cao hơn vì không phải chịu chi phí như hoạt động mua đi bán lại. Doanh nghiệp chủ động nguồn hàng, bạn hàng tuy nhiên không phải là không có rủi ro. Hoạt động kinh doanh nào nguy cơ rủi ro mới đem lại lợi nhuận lớn. Bởi vậy, kinh doanh trực tiếp là phương thức mang lại giá trị cao trong tổng giá trị kinh doanh của Công ty. Để phát huy tiềm năng và thế mạnh của mình, công ty DELTA thực hiện hoạt động mua đi bán lại cho các đơn vị khác và hưởng chênh lệch % sau khi trừ đi các chi phí liên lạc vận chuyển bốc dỡ do bên bán chịu. 2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty DELTA 2.1. Phân tích hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty 2.1.1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp: Hệ số doanh lợi của doanh thu Lợi nhuận Hệ số doanh lợi = Doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh một động doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để nghiên cứu chỉ tiêu này chúng ta dùng bảng phân tích sau: Bảng 5: Phân tích hệ số doanh lợi của doanh thu (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Lợi nhuận 2,395 1,861 2,125 2 Doanh thu 129,815 99,311 109,495 3 Hệ số doanh lợi (3=1:2) 0,0184 0,0187 0,0194 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm) Qua bảng trên cho ta thấy, doanh lợi của doanh thu tăng qua các năm 2001,2002,2003. Tỷ lệ tăng doanh lợi của năm 2002 so với năm 2001 là 0,0003, Điều này chứng tỏ một đồng doanh thu của công ty ngày càng tăng mạnh mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Năm 2001 một đồng doanh thu đem lại 0,0184 đồng lợi nhuận đến năm 2002 thì một đồng doanh thu mang lại 0,0187 đồng lợi nhuận. Năm 2003 có hệ số doanh lợi doanh thu cao nhất, đạt 0,0194 tức là 1 đồng doanh thu mang lại 0,0194 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh: Chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về lao nhiêu đồng doanh thu. Ta có công thức: Doanh thu Hiệu quả kinh doanh = Chi phí Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Doanh thu 129,815 99,311 109,495 2 Chi phí 127,42 97,45 107,37 3 Hiệu quả kinh doanh (3=1:2) 1,0188 1,0191 1,0198 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm) Từ bảng 6 cho ta thấy hiệu quả kinh doanh của công ty trong ba năm 2001-2003 tăng liên tục. Hiệu quả kinh doanh năm 2003 so với năm 2002 là 0,0007 tăng cao hơn hiệu quả kinh doanh so với năm 2001 là 0,0003. Điều này cũng có nghĩa là một đồng chi phí năm 2001 đem lại 1,0188 đồng doanh thu, năm 2002 một đồng chi phí mang lại 1,0191 đồng doanh thu năm và 2003 thì cứ 1,0198 đồng doanh thu do một đồng chi phí mang lại. chúng ta có thể nói rằng với một đồng doanh thu thu được thì công ty ngày càng bỏ ra ít chi phí hơn hay nói cách khác là công ty tiết kiệm được chi phí để tăng doanh thu. 2.1.2.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động: Số vòng luân Doanh thu chuyển của = vốn lưu động Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết rằng trong năm vốn lưu động quay được mấy vòng hay nói cách khác trong một năm một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Để phân tích chỉ tiêu này ta dùng bảng phân tích sau: Bảng 7: Phân tích vòng quay của vốn lưu động (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Doanh thu 129,815 99,311 109,495 2 Vốn lưu động 128,5 97,9 107,7 3 Số vòng luân chuyển (3=1:2) 1,0102 1,0144 1,0167 4 Thời gian một vòng luân chuyển 361,3 395,8 359 5 Số vốn lưu động tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) -0,41 -0,24 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm) Nhìn vào bảng trên ta thấy số vòng quay của vốn lưu động năm 2002 so với năm 2001 tăng 0,0042 vòng, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 0,025 vòng. Hay nói cách khác 1 đồng vốn lưu động năm 2001 mang lai 1,0102 đồng doanh thu, năm 2002 thì 1 đồng vốn lưu động làm ra 1,0144 đồng doanh thu và tới năm 2003 thì một đồng vốn lưu động làm ra 1,0167 đồng doanh thu. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngoài chỉ tiêu trên chúng ta còn thường hay dùng chỉ tiêu sau: Thời gian 365 ngày x Vốn lưu động của một vòng = luân chuyển Doanh thu Theo bảng 7 năm 2001, thời gian của một vòng luân chuyển là 361,3 ngày năm 2002 là 359,8 ngày và tới năm 2003 là 359 ngày. Như vậy, trong ba năm 2001-2003, vòng quay của vốn lưu động có giảm nhưng chưa đáng kể. Dựa vào kết quả tính toán trên chúng ta có thể tính được mức vốn lưu động tiết kiệm (-) hay lãng phí (+), theo công thức: Số vốn lưu động Doanh thu năm n Thời gian một Thời gian mỗi tiết kiệm hay = x vòng luân - vòng luân lãng phí 365 chuyển năm n chuyển năm n-1 Năm 2002 công ty đã tiết kiệm được 0,41 tỷ đồng, năm 2003 công ty tiết kiệm được 0,24 tỷ đồng. Tiết kiệm vốn lưu động trong công ty có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng lên có thể giảm một số vốn lưu động nhất định mà vẫn đảm bảo đủ khối lượng phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh. Việc tăng số vòng quay của vốn lưu động không những có ý nghĩa tiết kiệm vốn mà còn góp phần vào giảm chi phí như chi phí trả lãi vốn lưu động, chi phí kho, thiết bị... Chỉ tiêu hệ số doanh lợi vốn lưu động Chỉ tiêu này giống như chỉ tiêu hệ số doanh lợi của doanh thu nó cho biết khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận: Từ công thức: Hệ số Lợi nhuận doanh lợi = Vốn lưu động Vốn lưu động Theo công thức trên chúng ta thấy có thể tính được chỉ tiêu hệ số doanh lợi vốn lưu động qua các năm theo bảng sau: Bảng 8: Phân tích hệ số doanh lợi của vốn lưu động (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Lợi nhuận 2,395 1,861 2,125 2 Vốn lưu động 128,5 97,9 107,7 3 Hệ số doanh lợi (3=1:2) 0,01864 0,01901 0,01973 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm) Từ bảng phân tích trên ta thấy, khả năng sinh lời của vốn lưu động của công ty là năm sau cao hơn năm trước.Năm 2001 mỗi đồng vốn lưu động sử dụng mang lại 0.0186 đồng lợi nhuận, năm 2002 là 0,0190 đồng lợi nhuận được tạo ra do 1 đồng vốn lưu động mang lại. Và đến năm 2003 thì cứ mỗi đồng vốn lưu động mang lại 0,0197 đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của vốn lưu động trong năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là 0,0004 trên một đồng vốn lưu động, khả năng sinh lời của vốn lưu động năm 2001 tăng 0,0007 so với năm 2001. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng được nâng cao qua các năm. Sở dĩ có được điều này là do công ty đã tích cực chủ động trong việc thu nợ từ các hợp đồng, chi kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của công ty, kịp thời có những biện pháp huy động vốn trong những thời điểm thu chi mất cân đối đảm bảo cho Công ty hoạt động ổn định. Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động Chỉ tiêu này phản ánh một lao động của công ty trong một năm làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu Doanh thu từ một = lao động Số lao động Với số lượng lao động ổn định ở các phòng xuất nhập khẩu các chi nhánh tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh qua các năm là 80 người. Thì ta có thể phân tích chỉ tiêu này như sau: Bảng 9: Phân tích doanh thu bình quân một lao động (Đơn vị: Tỷ đồng/người) STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Doanh thu 129,815 99,311 109,495 2 Số lao động 80 80 80 3 Doanh thu BQ 1 LĐ (3=1:2) 1,623 1,241 1,369 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm) Theo bảng trên ta thấy doanh thu bình quân một lao động của công ty trong 3 năm qua là chưa đều. Năm 2001, doanh thu bình quân một lao động là 1,623 tỷ đồng, năm 2002 là 1,241 tỷ đồng và năm 2003 là 1,369 tỷ đồng. Năm 2002 so với năm 2001 doanh thu bình quân một lao động giảm 0,382 tỷ đồng. Sở dĩ như vậy là trong năm này, doanh thu của công ty là thấp nhấp: 99,311 tỷ đồng, giảm 30,504 tỷ đồng so với năm 2001. Năm 2003 doanh thu bình quân một lao động đã có dấu hiệu hồi phục tăng 0,128 tỷ đồng so với năm 2002 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2001. Đó là do ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đã làm ảnh hưởng đến giá trị kinh doanh của công ty. Nhưng bằng kinh nghiệm và sự cố gắng của ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty đã giúp đỡ cho công ty ngày càng khẳng định được vị trí và uy tín trên thị trường đối với các đối tác trong và ngoài nước. Chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu bình quân thì chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động cũng dùng để đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty. Mức sinh lợi một lao động cho biết bình quân một lao động trong công ty trong một năm lam ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu nay được tính như sau: Mức sinh Lợi nhuận lời của một = lao động Số lao động Để phân tích chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau: Bảng 10: Phân tích chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động (Đơn vị: Tỷ đồng/người) STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Lợi nhuận 2,395 1,861 2,125 2 Số lao động 80 80 80 3 Mức sinh lời một lao động (3=1:2) 0,0299 0,0233 0,0267 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm) Từ bảng phân tích trên chúng ta thấy mức sinh lời của một lao động trong các năm 2001-2003 là chưa đều. Năm 2001, mức sinh lời của một lao động là 0,0299 tỷ đồng. Năm 2002 là 0,0233 tỷ đồng và năm 2003 mức sinh lời của một lao động là 0,0267 tỷ đồng. Mức sinh lời của một lao động năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,0066 tỷ đồng. Còn mức sinh lời của năm 2003 so với năm 2002 tăng 0,0035 tỷ đồng, song mức sinh lời năm 2003 vẫn còn thấp hơn năm 2001. Tổng kết các chỉ tiêu phân tích ở trên ở bảng sau: Bảng 11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Hệ số doanh lợi doanh thu 0,0184 0,0187 0,0194 2 Hiệu quả kinh doanh 1,0188 1,0191 1,0198 3 Số vòng luân chuyển vốn lưu động 1,0102 1,0144 1,0167 4 Hệ số doanh lợi vốn lưu động 0,01864 0,01901 0,01973 5 Doanh thu BQ 1 LĐ 1,623 1,241 1,369

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24028.DOC
Tài liệu liên quan