Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty cơ khí 25 –bộ quốc phòng

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ 2

1. Khái niệm, mục tiêu, vai trò quản lý nhân sự 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Mục tiêu 2

1.3. Vai trò 3

1.4. Nguyên tắc quản lý 5

1.5. Nhân tố ảnh hưởng 7

2. Nội dung của quản lý nhân sự 9

2.1. Chức năng của phòng nhân sự 9

2.2. Nội dung của quản lý nhân sự 10

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY Z25 – BỘ QUỐC PHÒNG 19

1. Khái quát về công ty Z25 – bộ quốc phòng 19

2. Cơ cấu tổ chức công ty 21

2.1. Ban giám đốc công ty 23

2.2. Các phòng, ban của công ty 27

3. Tình hình quản lý nhân sự tại công ty Z25 – Bộ quốc phòng 38

3.1. Thực trạng về đội ngũ lao động tại công ty 38

3.2. Thực trạng tuyển dụng lao động tại công ty 43

3.3. Công tác quản lý nhân sự của công ty 43

4.Đánh giá chung về công tác quản lý nhân sự 48

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY Z25 – BỘ QUỐC PHÒNG 50

1.Phương hướng phát triển và nhiệm vụ công tác quản lý nhân sự: 50

2. .Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự 51

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty cơ khí 25 –bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty được Đảng, Nhà nước trao huân chương lao động Trong thời kỳ đổi mới Công ty Cơ khí 25 đã phát huy nội lực, tổ chức lại sản xuất, từng bước hiện đại hoá thiết bị, kết hợp sản xuất quốc phòng và kinh tế, trên cơ sở thiết bị và công nghệ hiện có với đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề, hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ của một Nhà máy sản xuất quốc phòng, trong những năm qua Công ty Cơ khí 25 đã sản xuất cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân những sản phẩm có chất lượng cao : Thiết kế, chế tạo các loại máy ép thuỷ lực có lực ép từ 30-500 tấn đa dạng về kết cấu và tính năng tác dụng Thiết kế, chế tạo và sửa chữa các loại kích thuỷ lực thông dụng các lực năng từ 5-1000 tấn Thiết kế, chế tạo các loại xi lanh thuỷ lực có đường kính đến ¢500mm, chiều dài 5000tấn. Chế tạo các loại van thủy lực có cửa vang từ 20mm đến cỡ lớn như van cửa ụ tàu có cửa van 1100mm, chịu áp từ 100- 300 kg/cm2, đặc biệt có một số loại áp lực đến ~ 90 kg/cm2. Chế tạo nhiều cột điện cho đường dây 500KV và các loại cột vi ba với năng lực sản xuất 10.000 tấn sản phẩm cùng loại/năm. Chế tạo các loại téc chứa bằng thép đen, thép không rỉ có dung tích từ 2m3 đến 100m3. Thiết kế, chế tạo các loại phụ tùng thay thế phục vụ cho các ngành : than, nhựa, xi măng, dầu khí, điện lực, hoá chất, giao thông vận tải, thuỷ lợi… Sản xuất các loại bầu cặp mũi khoan BC-13, BC-16. Đúc kim loại màu, đúc ép hợp kim nhôm, đúc gang mác thông thường và mác cao, đúc thép hợp kim. Đại tu máy công cụ. Sản phẩm của công ty được kiểm tra trên các thiết bị chuyên dùng, hiện đại có độ chính xác cao. Sản phẩm đều được đóng nhãn hiệu của Công ty và được bảo hành từ 12 tháng đến 18 tháng. Nhiều sản phẩm của công ty đã được tặng thưởng huy chương vàng tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam. Sản phẩm của công ty không ngừng được cải tiến kiểu dáng và chất lượng đến mức độ hoàn hảo. 2. Cơ cấu tổ chức công ty Sơ đồ tổ chức công ty Phân xưởng A6 Phòng tài chính Phòng chính trị Phân xưởng A1 PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT(QMR) CHÍNH UỶ Phòng tổ chức Phòng kh-kd Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng cơ điện Phòng HC-HC Phân xưởng A2 Phân xưởng A3 Phân xưởng A4 Phân xưởng A5 GIÁM ĐỐC CÔNG TY BÍ THƯ ĐẢNG UỶ 2.1. Ban giám đốc công ty Giám đốc công ty Chức năng : Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng cục CNQP, Bộ Quốc phòng và trước pháp luật về điều hành mọi hoạt động của công ty, Giám đốc có quyền hành cao nhất trong Công ty. Nhiệm vụ : Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, phương án đầu tư, liên doanh, liên kết, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng phương án quản lý, điều hành doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình trong việc thực hiện mục tiêu và kết quả sản xuất kinh doanh, về tài sản, bảo toàn vốn, về an toàn lao động, các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi( về thời gian và kinh phí) cho tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ trong doanh nghiệp hoạt động theo luật Công đoàn và điều lệ của các tổ chức đó. Đề xuất với Đảng uỷ Công ty theo quy định của Bộ Quốc phòng. Xây dựng mục tiêu, chính sách chất lượng của Công ty. Phê duyệt tài liệu, văn bản theo quy định. Tổ chức các cuộc họp xem xét của lãnh đạo, đánh giá năng lực sản xuất của Công ty. Đề ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa những vấn đề không phù hợp xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và của Bộ quốc phòng. Chịu sự kiểm tra, giám sát của đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước là Bộ quốc phòng và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Phó giám đốc công ty b.1 Phó giám đốc kỹ thuật Chức năng : Phó giám đốc kỹ thuật giúp Giám đốc công ty quản lý, điều hành công tác kỹ thuật trong toàn công ty. Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả quản lý điều hành công ty. Nhiệm vụ : Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và môi trường của Công ty. Quản lý, chỉ đạo công tác thiết kế, công nghệ phục vụ sản xuất, công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, công tác cơ điện và kỹ thuật an toàn. Ký ban hành các quyết định, quy trình kỹ thuật trong sản xuất và phục vụ sản xuất công nghiệp. Chỉ đạo công tác huấn luyện – đào tạo, công tác an toàn vệ sinh môi trường, trực tiếp chỉ đạo nghiên cứu, chế thử và sản xuất loạt các sản phẩm quốc phòng trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Là chủ tịch Hội đồng sáng kiến ; Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động 5 ‘S ‘ của Công ty. Giám đốc công ty chỉ định phó giám đốc kỹ thuật làm đại diện về chất lượng, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn khác còn có trách nhiệm, quyền hạn cụ thể như sau : + Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty + Phối hợp tổ chức xây dựng, duy trì và theo dõi thực hiện + Theo dõi và đề xuất những thay đổi, theo dõi đánh giá và đề xuất các hoạt động khắc phục, hành động phòng ngừa trước khi trình giám đốc Công ty phê duyệt. + Chỉ đạo ban ISO kiểm soát tài liệu + Tổ chức thực hiện áp dụng các kỹ thuật thống kê liên quan đến thực hiện, đánh giá hiệu quả, báo cáo trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo. + Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại và tổ chức các hoạt động đo lường sự thoả mãn của khách hàng và phải trình Giám đốc Công ty phê duyệt + Đại diện cho công ty để liên hệ với các tổ chức bên ngoài về các vấn đề liên quan + Phê duyệt việc ban hành, sửa đổi các tài liệu trong phạm vi được uỷ quyền. + Thực hiện những nhiệm vụ đột xuất khác khi được Giám đốc Công ty giao. Báo cáo : Thực hiện chế độ báo cáo với Giám đốc Công ty những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công. b.2 Chính uỷ ● Chức năng : Chính uỷ giúp Giám đốc công ty chỉ đạo, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị và công tác Hành chính - đời sống của công ty ; chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên và Giám đốc công ty về kết quả quản lý, điều hành công tác hành chính, đời sống của đơn vị. Nhiệm vụ : Chính uỷ trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau : Công tác đảng, công tác chính trị. Công tác hành chính, bảo vệ, hậu cần – doanh trạim quân y, nhà trẻ. Công tác quản lý khu tập thể của đơn vị. Công tác dân vận. Là chủ tịch Hội đồng thanh lý, xử lý tài sản, thiết bị, trưởng ban chỉ đạo thực hiện chương trình 5 ‘S’ của Công ty. Báo cáo : Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ trưởng cấp trên những vấn đề thuộc lĩnh vực công tác Đảng, công tác chính trị, chế độ báo cáo với Giám đốc công ty những vấn đề thuộc các lĩnh vực khác do mình phụ trách. b.3 Phó giám đốc điều độ sản xuất ● Chức năng : Phó giám đốc sản xuất giúp Giám đốc Công ty quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất của Công ty ; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất được Giám đốc Công ty phê duyệt. Nhiệm vụ : Tổ chức, điều độ hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất đối với toàn bộ các sản phẩm, mặt hàng kinh tế và Quốc phòng do Công ty sản xuất. Trực tiếp chỉ đạo công tác sử dụng năng lượng, thiết bị( không di chuyển) phục vụ sản xuất và sinh hoạt ; công tác vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Phê duyệt việc ban hành, sửa đổi các tài liệu trong phạm vi được uỷ quyền. Điều tiết sử dụng lao động theo hình thức điều chuyển không chính thức nhằm hỗ trợ lao động đột xuất, tạm thời cho những khâu căng trong sản xuất. Đại diện lãnh đạo của công ty : Là người đại diện cho lãnh đạo trong các hoạt động có liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty. Có nhiệm vụ điều hành ban ISO, lập kế hoạch phổ biến và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng trong toàn Công ty. Theo dõi và giám sát tiến độ thực thi, tạo điều kiện tháo gỡ mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng. 2.2. Các phòng, ban của công ty Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Chức năng: Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo trực tiếp, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ: Trên cơ sở chiến lược phát triển, chiến lược mặt hàng, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Giám đốc Công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch vật tư kỹ thuật, thiết bị năng lượng, kế hoạch giá thành. Triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất dụng cụ năm thành kế hoạch từng tháng, quý và từng thời kỳ kế hoạch, đồng thời chỉ đạo trực tiếp các thành viên trong phòng tổ chức thực hiện việc điều độ sản xuất hàng ngày theo kế hoạch. Phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty, kịp thời phát hiện những khâu không hợp lý, mất cân đối trong sản xuất, đề ra những biện pháp cần thiết để đảm bảo đầy đủ, kịp thời đồng bộ và liên tục các yếu tố nhằm giữ vững tiến độ sản xuất. Giúp Giám đốc Công ty quan hệ và dự thảo các văn kiện, ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện, theo dõi và đôn đốc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được ký kết. Nghiên cứu và áp dụng những phương pháp tiên tiến trong việc tổ chức hệ thống điều độ, phương pháp điều độ sản xuất có hiệu quả cao. Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh cùng với phòng Tài vụ thực hiện tốt công tác phân tích hoạt động kinh doanh, tổ chức hạch toán kinh tế nhằm không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức thực hiện công tác cung ứng, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời chịu trách nhiệm chung về toàn bộ mọi hoạt động của phòng. Viết và kiểm tra các văn bản của hệ thống chất lượng theo phân cấp; xây dựng các quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công nhân viên thuộc quyền. Giải quyết các khiếu nại của khách hàng. Tham gia hoạt động đánh giá nội bộ, tham gia thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa trong quản lý và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng nhu cầu đào tạo, phối hợp với phòng Tổ chức lao động và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo quy trình đào tạo. Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày với Giám đốc Công ty về mọi diễn biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trưởng phòng tổ chức lao động Chức năng: Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi mặt hoạt động công tác của phòng và công tác tổ chức lao động, tiền lương trong Công ty. Nhiệm vụ: Chỉ đạo các hoạt động, công tác của phòng theo nhiệm vụ đã được phân công: kế hoạch lao động, tiền lương, nhân sự, chính sách, thanh toán lương sản phẩm, tổ chức lao động, huấn luyện, đào tạo và thi nâng bậc thợ, kế hoạch bảo hộ lao động. Nắm vững lực lượng lao động trong Công ty, giám sát việc sử dụng lao động ở các bộ phận và đề xuất biện pháp điều tiết, sử dụng lao động hợp lý. Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện việc tuyển chọn, phân loại chất lượng lao động trong toàn Công ty. Chỉ đạo việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý, phân phối tiền lương đảm bảo công khai, công bằng, đúng đối tượng. Chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đúng theo quy định của pháp luật. Tổng hợp nhu cầu đào tạo của các phòng ban, phân xưởng, xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng bậc thợ hàng năm trong Công ty. Phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo - huấn luyện theo quy trình đào tạo. Chỉ đạo, quản lý công tác an toàn và bảo hộ lao động trong toàn Công ty. Xây dựng các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng theo phân cấp, xây dựng quy trình chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với Giám đốc Công ty về mọi hoạt động công tác của mình và của phòng Tổ chức lao động. Kế toán trưởng: Chức năng: Là người chỉ huy cao nhất trong phòng tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và cơ quan quản lý cấp trên về mọi mặt hoạt động và kết quả công tác quản lý và sử dụng tài chính của Công ty. Nhiệm vụ: Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo toàn bộ công tác thống kê, kế toán, quản lý và sử dụng tài chính của công ty. Kiểm tra giám sát; + Việc chấp hành các chế độ quản lý và bảo vệ tài sản ở tất cả các bộ phận trong Công ty như: bảo quản, sử dụng, kiểm kê, đánh giá, xử lý tài sản hư hỏng, thiếu hụt, mất mát, các khoản nợ khó đòi, chế độ bồi thường vật chất, việc thu – chi tài chính, quản lý tiền mặt, thanh toán tiền vay, thanh lý, nhượng bán, chuyển giao tài sản. + Việc thực hiện các hợp đồng kinh tế về mua, bán sản phẩm, đầu tư trang thiết bị máy móc và xây dựng cơ bản. + Việc chấp hành các chế độ báo cáo kế toán, thống kê và đảm bảo tính chính xác của các số liệu đó. Cùng với phòng kế hoạch kinh doanh, định kỳ có tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế trong Công ty và thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định của Nhà nước. Nghiên cứu, đề xuất việc khai thác huy động và xử lý các nguồn vốn có hiệu quả cao. Lập nhu cầu và kế hoạch đào tạo hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên phòng tài vụ. Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Báo cáo: Thực hiện các chế độ báo cáo thường xuyên với Giám đốc Công ty về tình hình tài chính và những vấn đề có liên quan. Đảm bảo các chế độ cáo cáo nghiệp vụ định kỳ theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên. Trưởng phòng kỹ thuật: Chức năng: Là người chỉ huy cao nhất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động công tác kỹ thuật của phòng và các bộ phận có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công. Nhiệm vụ: Bố trí, sắp xếp, giao nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên trong phòng và tạo điều kiện để mọi người hoàn thành nhiệm vụ. Xây dựng kế hoạch tiến bộ kỹ thuật hàng năm, tham mưu cho Giám đốc Công ty và Phó Giám đốc kỹ thuật yêu cầu, đôn đốc các bộ phận liên quan thực hiện. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị kỹ thuật trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, chỉ đạo, phân công tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra, phục vụ kịp thời cho sản xuất. Chỉ đạo công tác thiết kế, chế thử sản phẩm mới, công tác lập kế hoạch, xây dựng quy trình công nghệ; công tác định mức vật tư dụng cụ, tổ chức chế thử và kết luận kết quả, báo cáo Giám đốc Công ty để đưa vào sản xuất. Chỉ đạo việc nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến cải tiến, hợp lý hoá vào thực tế sản xuất. Hướng dẫn cho nhân viên trong phòng học tập kỹ thuật, nghiệp vụ, nhằm không ngừng nâng cao năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc quản lý kỹ thuật trong quá trình triển khai sản xuất của cán bộ nhân viên trong phòng và của các bộ phận, giám sát việc thực hiện quy trình công nghệ, định mức vật tư để kịp thời chấn chỉnh những sai sót. Thường xuyên nắm bắt những thông tin về kỹ thuật trong quá trình sản xuất để có biện pháp xử lý thích hợp khi sản xuất có vướng mắc về kỹ thuật, công nghệ. Phối hợp với các quản đốc phân xưởng, trưởng phòng cơ điện, trưởng phòng KCS để đề ra các hoạt động khắc phục, phòng ngừa liên quan đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Xây dựng các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng theo phân cấp; xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Lập nhu cầu đào tạo hàng năm của phòng, phối hợp với trưởng phòng tổ chức lao động và các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt. Báo cáo: Thường xuyên báo cáo tình hình công tác kỹ thuật của Công ty với Giám đốc Công ty, Phó Giám đốc kỹ thuật, thực hiện chế độ báo cáo công tác kỹ thuật lên cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Trưởng phòng cơ điện Chức năng: Là người chỉ huy cao nhất trong phòng cơ điện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi mặt hoạt động của phòng theo nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ: Quản lý, chỉ huy toàn bộ các hoạt động của phòng Cơ điện. Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các mặt công tác kế hoạch cơ điện năng lượng cũng như các kế hoạch sản xuất khác; xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu định mức, các hợp đồng hợp tác về công tác cơ điện, năng lượng. Nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng tổ chức ngành cơ điện của Công ty, xây dựng và tổ chức hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các nội quy, các chế độ về công tác cơ điện, năng lượng. Chuẩn bị nội dung các hội nghị về công tác cơ điện, năng lượng. Lập kế hoạch sản xuất cơ điện năm, quý, tháng và đột xuất; đồng thời đôn đốc, kiểm tra và giám sát các đơn vị hoàn thành kế hoạch đã giao. Triển khai các mặt công tác của phòng khi Giám đốc Công ty yêu cầu. Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các thiết bị, máy móc, trạng bị, dụng cụ, phục vụ cho sản xuất. Nghiên cứu và đề xuất ban hành các nội quy, quy định an toàn trong quản lý và sử dụng thiết bị, đồng thời kiểm tra việc chấp hành các quy định đó. Xây dựng các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng theo phân cấp. Xây dựng các quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Các hướng dẫn về vận hành, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị và các hoạt động thuộc lĩnh vực cơ điện, năng lượng. Lập nhu cầu đào tạo hàng năm của phòng cơ điện, phối hợp với trưởng phòng tôt chức lao động và các đơn vị có liên quan tham gia thực hiện kế hoạch đào tạo với cương vị của một giáo viên kiêm chức. Tham gia hoạt động đánh giá nội bộ các đơn vị có liên quan, tham gia thực hiện kế hoạch đào tạo với cương vị của một giáo viên kiêm chức. Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với Giám đốc Công ty và Phó Giám đốc kỹ thuật về toàn bộ các mặt công tác, hoạt động thuộc phạm vi mình phụ trách. Trưởng phòng KCS Chức năng: Trưởng phòng KCS là người chỉ huy cao nhất trong phòng KCS, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi quyết định của mình trong việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của phòng KCS theo quy định, quy trình, quy phạm về kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các nhóm, các tổ công tác của phòng, thực hiện mọi chế độ, nội dung, phương pháp kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tham gia xây dựng bổ sung các quy trình kỹ thuật có liên quan đến chất lượng sản phẩm và kiểm tra, giám sát việc chấp hành. Tổ chức kiểm tra, phát hiện những sai sót, bất hợp lý trong tổ chức và quản lý sản xuất ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng sản phẩm ở các bộ phận, khu vực và yêu cầu các bộ phận có trách nhiệm sửa đổi, chấn chỉnh kịp thời. Đề xuất với Giám đốc Công ty, yêu cầu cụ thể về các yếu tố đảm bảo để công tác chất lượng đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Trực tiếp tổ chức thực hiện quy chế thưởng, phạt về chất lượng đã được Đại hội CNVC thông qua. Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Nhà nước và cấp trên, thực hiện các chế độ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, kiểm định hàng hoá, cấp dấu chất lượng sản phẩm phục vụ tích cực cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tham gia hoạt động đánh giá nội bộ. Xây dựng các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng theo phân cấp. Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Phối hợp các quản đốc xưởng, trưởng phòng Kỹ thuật xem xét, phân tích nguyên nhân dẫn tới chất lượng sản phẩm không phù hợp, đề ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa trong quá trình sản xuất. Phối hợp với trưởng phòng tổ chức lao động tham gia thực hiện kế hoạch đào tạo với cương vị của một giáo viên kiêm chức. Báo cáo: Thực hiện các chế độ báo cáo với Giám đốc Công ty và Phó Giám đốc kỹ thuật theo quy định. Chủ nhiệm chính trị Chức năng: Là người chỉ huy cao nhất trong phòng chính trị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Bí thư Đảng uỷ Công ty. Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị của Công ty. Nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề đạt với Giám đốc Công ty và Bí thư Đảng uỷ về nội dung, biện pháp tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị đối với các đối tượng trong Công ty. Trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trợ lý cán bộ theo quy định Xây dựng kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị từng thời kỳ, kế hoạch trong các nhiệm vụ và từng mặt công tác. Sau khi kế hoạch được thông qua thì phổ biến, hướng dẫn cho các đơn vị trong Công ty thực hiện và trực tiếp tổ chức thực hiện trong phòng mình phụ trách. Chủ động quan hệ, tổ chức hiệp đồng với các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ chung và thực hiện các chỉ thị, kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị. Phối hợp hoạt động với uỷ ban kiểm tra Đảng và các cơ quan khác để thực hiện tốt chủ trương của Đảng uỷ. Kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị của toàn Công ty, nắm vững tình hình thực hiện của các đơn vị; kịp thời phát hiện và đề xuất với bí thư Đảng uỷ những biện pháp phát huy điểm tốt, khắc phục điểm yếu nhằm thực hiện tốt kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị từng thời kì, từng nhiệm vụ, từng mặt công tác. Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Chỉ đạo sử dụng kinh phí, vật tư, phương tiện công tác Đảng, công tác chính trị đúng mục đích. Quản lý chặt chẽ tình hình nội bộ phòng chính trị, chăm lo xây dựng phòng vững mạnh về mọi mặt. Lập nhu cầu và kế hoạch đào tạo chính trị, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo chính trị đối với cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với Giám đốc Công ty và Phó Giám đốc chính trị về mọi mặt hoạt động, kết quả công tác, tình hình chính trị, tư tưởng trong toàn công ty. Thực hiện đúng chế độ báo cáo tình hình chính trị và kết quả công tác Đảng, công tác chính trị của Công ty lên cơ quan chính trị cấp trên. Trưởng phòng Hành chính - hậu cần Chức năng: Là người chỉ huy cao nhất trong phòng Hành chính - hậu cần, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động, công tác của phòng. Nhiệm vụ: Chỉ đạo và giải quyết các hoạt động, công tác hành chính của Công ty, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận văn thư, lưu trữ, thông tin, công vụ, lực lượng bảo vệ và các nhân viên phục vụ khác. Thực hiện việc chỉ đạo và quản lý hành chính đối với nhà ăn ca. Tôt chức các hội nghị giao ban, hội ý Giám đốc với 5 khâu quản lý và hội nghị khác theo yêu cầu của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Công ty. Duy trì trực chỉ huy, trực ban hàng ngày, hàng tuần. Thực hiện chế độ tiếp dân, tiếp thu để giải quyết hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của công dân theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác doanh trại, xây dựng cơ bản, quân nhu, quân trang, quản lý hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng và các mặt quản lý hành chính khác. Quản lý chỉ đạo ban quân y tổ chức thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cán bộ, công nhân viên trong Công ty và thực hiện các công tác nghiệp vụ khác theo chế độ y vụ quy định. Quản lý và chỉ đạo trường mầm non trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các cháu theo chương trình giáo dục của cơ quan quản lý ngành dọc. Đôn đốc, duy trì thực hiện các nội dung 5 ‘S’ ở các khu vực công cộng trong Công ty. Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Lập nhu cầu đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo phân cấp tại quy trình đào tạo đối với cán bộ, nhân viên phòng Hành chính - hậu cần. Báo cáo: Thực hiện chế độ báo cáo với phó Chính uỷ và Giám đốc công ty về mọi mặt hoạt động, kết quả công tác. Thực hiện chế độ báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. 3. Tình hình quản lý nhân sự tại công ty Z25 – Bộ quốc phòng 3.1. Thực trạng về đội ngũ lao động tại công ty Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành ,công ty đã lớn mạnh, đội ngũ lao động đã trở thành lực lượng đông đảo hơn 600 người, trong đó có hàng trăm người có trình độ tay nghề cao, các sĩ quan tài giỏi. Qua nhiều năm xây dung và củng cố, sắp xếp, hiện nay Công ty cơ khí 25 được Bộ Quốc Phòng xếp là doanh nghiệp hàng đầu, doanh nghiệp kinh doanh giỏi. Do đặc điểm là công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng nên lực lượng lao động của công ty chủ yếu là hạ sĩ quan chỉ huy ,chuyên môn kỹ thuật BÁO CÁO THỰC LỰC HẠ SĨ QUAN CHỈ HUY VÀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT Tháng 06 năm 2007 (Dùng từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên) Đơn vị tính: Người TÊN CHUYÊN NGHIỆP QUÂN SỰ Mã số NHU CẦU HIỆN CÓ PHÂN LOẠI * QNCN CNQP Hạ sĩ quan Tổng số QNCN HSQ- BS * Có nữ * Có nữ * Có nữ BẢN THÂN ĐƠN VỊ 594 114 480 594 226 114 23 480 203 1. Thạc sĩ 02 - 02 - 02 - - - 2. Đại học 58 53 05 58 05 53 04 05 01 a.Diện cán bộ quản lý * Kỹ thuật - Chế tạo máy 16 16 - 16 - 16 - - - - Thiết bị điện 04 04 - 04 - 04 - - - - Chế tạo vũ khí 08 08 - 08 - 08 - - - - Gia công áp lực 01 01 - 01 - 01 - - - - Luyện kim 02 02 - 02 - 02 - - - * Kinh tế - Quản trị kinh doanh 10 10 - 10 - 10 - - - - Tài chính kế toán 03 03 - 03 - 03 - - - * Các loại khác - Luật 01 01 - 01 01 01 01 - - - Văn hoá 01 01 - 01 01 01 01 - - - Y tế 01 01 - 01 - 01 - - - - Chính trị 01 01 - 01

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20241.doc