Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP. 4

1. Khái quát về vốn trong doanh nghiệp. 4

1.1. Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp. 4

1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp. 5

1.3. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp. 12

2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. 14

2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn. 14

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 15

2.2.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 15

2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. 16

2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 17

2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 18

2.3.1. Phương pháp so sánh. 18

2.3.2. Phương pháp phân tích tỉ lệ. 19

2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 19

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 22

2.5.1. Đối với doanh nghiệp nói chung. 22

2.5.2. Đối với Cảng Hải Phòng: 24

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CẢNG HẢI PHÒNG 26

1. Thực trạng nguồn lực tại Cảng Hải Phòng. 26

1.1. Hệ thống cơ sở vật chất thiết bị của Cảng. 26

1.2. Hệ thống công nghệ thông tin của Cảng Hải Phòng. 29

1.3. Thực trạng nguồn nhân lực tại Cảng Hải Phòng. 30

1.4. Thực trạng nguồn vốn tại Cảng Hải Phòng. 31

2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng. 32

3. Thực trạng sử dụng vốn của Cảng Hải Phòng. 37

3.1. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định. 37

3.1.1. Cơ cấu tài sản cố định của Cảng Hải Phòng. 37

3.1.2. Khấu hao TSCĐ. 39

3.2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động. 40

4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Cảng Hải Phòng. 44

4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở Cảng Hải Phòng. 44

4.1.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản. 44

4.1.2. Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản.(ROA) 45

4.1.3. Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu. (ROE) 45

4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Cảng Hải Phòng. 46

4.2.1. Hiệu suất sử dụng VCĐ và hàm lượng VCĐ 46

4.2.2. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ 47

4.2.3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ và hệ số hao mòn TSCĐ 48

4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Cảng Hải Phòng. 49

4.3.1. Sức sinh lời của VLĐ 49

4.3.2. Vòng quay của VLĐ và hệ số đảm nhiệm VLĐ. 51

4.4. Hạn chế. 50

4.5. Nguyên nhân 51

4.5.1. Khách quan. 51

4.5.2. Chủ quan. 52

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG. 53

1. Phương hướng phát triển của Cảng Hải Phòng trong những năm tới. 53

2. Một vài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng. 54

2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 54

2.1.1. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của Cảng. 54

2.1.2. Khai thác và huy động nguồn vốn cho kinh doanh 55

2.1.3. Chủ động phòng ngừa các rủi ro trong quá trình kinh doanh. 56

2.1.4. Chú trọng phát huy nhân tố con người, đào tạo cán bộ nhân viên. 57

2.1.5. Các giải pháp về chính sách của Cảng. 59

2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 61

2.2.1 Tiến hành nâng cấp đổi mới TSCĐ : 61

2.2.2 Có biện pháp quản lý chặt chẽ tài sản cố định: 63

2.2.3 Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định. 64

2.2.4 Đổi mới công tác hạch toán kế toán. 65

2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 66

2.3.1. Cần có một kế hoạch huy động vốn để sản xuất kinh doanh: 66

2.3.2. Quản lý chặt các khoản phải thu. 68

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02 10 - 85 T Cần trục bánh lốp 07 25 - 50 T Xe nâng hàng 46 3 - 20 T Cân điện tử 04 80 T Tàu lai dắt, hỗ trợ 08 510 - 3.200 CV Cần cẩu giàn (QC) 06 35.6 T Cần cẩu giàn bánh lốp (RTG) 12 35.6 T Trước sự phát triển mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trong mấy năm gần đây hệ thống cơ sở vật chất thiết bị tại Cảng chưa thể đáp ứng được nhu cầu của Cảng. Hiện tượng quá tải tại các cầu cảng bến bãi là hiện tượng phổ biến tại các cảng thuộc Cảng Hải Phòng. Cảng chính Hoàng Diệu chạy dài gần 2 km với 11 cầu tàu vốn là cảng hàng rời lớn nhất trong hệ thống cảng biển Hải Phòng từ đầu năm đến nay đang trong tình trạng ứ đọng hàng. Hiện cảng Hoàng Diệu phải cõng trên 210 nghin tấn hàng, trong khi sức chứa tối đa của nó chỉ có 160 nghìn tấn. Các kho bãi chật cứng phôi thép, thép tấm, máy móc thiết bị, xe chuyên dụng... Cảng container Chùa vẽ cũng khó tìm nổi khu vực trống để xếp hàng. Từ đầu năm đến nay cảng phải lưu bãi 14-15 nghìn TEU, vượt xa so với công suất thiết kế tối đa 12,5 nghìn TEU... Còn tại cảng Vật Cách từ đầu năm cảng đã phải ra quy định các tàu muốn vào cảng làm hàng thì đều phải đăng ký trước bởi bến cảng có năng lực xếp dỡ đạt 1,7 – 1,8 triệu tấn/ năm này đang bị dồn ứ các loại hàng nông sản, phân bón. Từ đầu năm tới nay, lượng hàng hóa thông qua cảng tăng 30% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng quá tải trên chính là do lượng tàu tăng nhanh và lượng hàng hóa tăng đột biến. Nếu năm 2003 lượng hàng hóa qua Cảng Hải Phòng chỉ đạt 11,9 triệu tấn thì năm 2006 đã lên tới 16,5 triệu tấn và năm 2007 lượng hàng hóa tăng đột biến 24,1 triệu tấn (tăng 46%). Trước những tình trạng đó Cảng Hải Phòng đã triển khai nhiều dự án đầu tư trọng điểm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Tổng mức đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2008 đã triển khai đạt 157,2 tỷ đồng tăng 40,2 % so với cùng kỳ năm trước. Các dự án chính bao gồm : đầu tư cơ sở hạ tầng 75,857 tỷ đồng ; đầu tư thiết bị : 79,120 tỷ đồng . Về đầu tư cơ sở hạ tầng tại cảng Đình Vũ : trong 6 tháng đầu năm đã hoàn thành việc thi công cầu tàu số 3 và tiếp tục thi công cầu tàu số 4. Hiện nay công tác san lấp mặt bằng sau bến 3 và 4 đang tiến hành đồng bộ cùng với việc thi công các hạng mục phụ trợ như trạm điện, giao thông trong cảng. Về công tác đầu tư trang thiết bị : đã hoàn thành và đưa vào khai thức 2 cần trục chân đế cho Cảng Đình Vũ, 01 cần trục bánh lốp 70 tấn, 15 xe vận tải và khung cầu tự động. 1.2. Hệ thống công nghệ thông tin của Cảng Hải Phòng. Có thể nói thế kỉ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin tạo nên một cuộc cách mạng thực sự đối với mọi lĩnh vực đời sống khoa học xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống CNTT trong doanh nghiệp Cảng Hải Phòng trong những năm gần đây rất chú trọng tới đầu tư xây dựng và đổi mới hệ thống CNTT tại Cảng. Hiện nay Cảng đã có một hệ thống CNTT tương đối hiện đại đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển của Cảng. Hệ thống CNTT tại Cảng bao gồm : Hệ thống mạng, thiết bị: Nối mạng xuyên suốt từ Văn phòng Cảng tới Phòng Khai thác, Các xí nghiệp xếp dỡ: Hoàng diệu, Vận tải Bạch Đằng, Vận tải thuỷ, Chùa Vẽ bằng hệ thống mạng cáp quang, cáp STP, cáp UTP, mạng không dây 54Mbps (wireless), cáp đồng với 9 máy chủ 315 máy trạm, thiết bị mạng Cisco. Hệ thống camera: 4 hệ thống lưu trữ và xử lý hình ảnh tại văn phòng Cảng, XNXD Hoàng Diệu, XNXD Chùa Vẽ, Phòng Quân sự bảo vệ, 22 máy camera loại quay quét lắp đặt trong phạm vi toàn cảng. Công nghệ và thiết bị : bao gồm trung tâm sử lý số liệu đó là một máy chủ song sinh với bộ sử lý HP External Storage, cùng với hệ thống máy tính và các trang thiết bị (06 máy chủ và 300 máy trạm, thiết bị mạng). Hệ thống phần mềm : + Hệ thống quản lý bến container Chùa Vẽ (CTMS). + Hệ thống thông tin quản lý (MIS-G1). + Hệ thống quản lý tài chính kế toán (MIS-G2). + Hệ thống quản lý nhân sự - tiền lương (MIS-G3). + Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI. + Hệ thống cấp phép, kiểm soát người và phương tiện ra vào cảng. + Hệ thống quản lý văn thư và điều hành qua mạng. Trong tiến trình hiện đại hóa Cảng thì việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin là rất cần thiết. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2008 Cảng đã đầu tư 2,279 tỷ đồng vào công nghệ thông tin. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với sự phát triển của Cảng. Đầu tư vào công nghệ thông tin sẽ giúp Cảng nâng cao được công tác quản lý trong Cảng, ngoài ra còn giúp ta có được những thông tin chính xác về thị trường, khách hàng... từ đó đưa ra những quyết định hợp lý phù hợp với sự phát triển của Cảng. 1.3. Thực trạng nguồn nhân lực tại Cảng Hải Phòng. Từ một lực lượng nhỏ bé từ khi mới thành lập đến nay Cảng Hải Phòng đã có 4.178 cán bộ công nhân viên trong đó 534 nhân viên quản lý. Về trình độ : 12 người có bằng thạc sỹ, 665 người có bằng đại học cao đẳng, 232 người có bằng trung cấp, còn lại phần lớn là có bằng sơ cấp, bằng nghề và chứng chỉ công nhân kỹ thuật. Bảng cơ cấu lao động của Cảng : Đơn vị :người, % Cán bộ công nhân kỹ thuật Số lượng Tỷ lệ Thạc sỹ 12 0,29 Đại học, cao đẳng 665 15,92 Trung cấp 232 5,55 Sơ cấp, nghề, chứng chỉ 3269 78,24 Đội ngũ công nhân tại Cảng vẫn còn hạn chế về trình độ số công nhân có bằng sơ cấp, bằng nghế và chứng chỉ kỹ thuật chiếm phần lớn (tới 78,24 % tổng số lao động). Do Cảng Hải Phòng được thành lập từ những năm đầu sau chiến tranh nên đội ngũ công nhân viên trình độ vẫn còn thấp, độ tuổi trung bình vẫn còn khá cao điều này tạo nên sự kém năng động, linh hoạt và sáng tạo. Tuy nhiên xác định được tầm quan trọng của nhân lực Cảng đã chú trọng hơn tới công tác phát triển đội ngũ lao động, số người có trình độ bằng đại học, cao đẳng chiếm 15,92 % đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Cảng đã có những bước đầu tư đáng kể cho công tác đào tạo cán bộ. Hiện nay Cảng đã không ngừng khuyến khích công nhân viên học tập, trau dồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ tay nghề, Cảng sẵn sàng tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý học thêm văn bằng hai đại học hoặc cao đẳng. Cảng còn liên hệ với các trường đại học, cao đẳng tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức quản lý kinh tế cũng như kiến thức về kỹ thuật cho cán bộ nhân viên mình. 1.4. Thực trạng nguồn vốn tại Cảng Hải Phòng. Nguồn lực tài chính là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định, vật liệu cho sản xuất kinh doanh đến khi tạo ra sản phẩm theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình. Cảng Hải Phòng là doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty hàng hải Việt Nam. Hình thức hoạt động độc lập tự phát triển, tự hạch toán trang trải đảm bảo được lợi nhuận do tổng công ty giao. Nguồn lực tài chính tại Cảng ảnh hưởng lớn tới việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định. Cảng đã không ngừn tăng cường công tác tài chính theo đúng chế độ quy định của nhà nước. Đây là sự đòi hỏi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay. Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là vẫn đề lớn với Cảng, nó đảm bỏa yêu cầu kinh doanh đặt ra. Tình hình vốn chủ sở hữu tại Cảng năm 2007 Đơn vị : tỷ đồng. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn điều lệ 599,68 765,25 1.076,47 Vốn tự bổ sung 240,91 252,96 452,54 Vốn khác 67,39 78,55 89,25 Tổng 907,98 1.096,76 1.618,26 Theo dõi trên bảng ta thấy vốn điều lệ luôn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng. Vốn điều lệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (luôn chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn kinh doanh). Nguồn vốn tự bổ sung đã có những cải thiện đáng kể đặc biệt năm 2007 nguồn vốn tự bổ sung đã tăng 178,9% so với năm 2006. Đây là một tín hiệu đáng mừng với Cảng Hải Phòng cho thấy Cảng đã dần giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều lệ (vốn do tổng công ty hàng hải Việt Nam cấp hàng năm). 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng. Cảng Hải Phòng được hình thành từ năm 1876 với vị trí là cửa chính hướng ra biển của các tỉnh phía Bắc và cả nước. Trải qua hơn 130 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp không ít những khó khăn thách thức, đến nay Cảng Hải Phòng đã và đang từng bước khẳng định vị thế của một thương cảng lớn có công nghệ xếp dỡ hiện đại, tiên tiến hàng đầu khu vực và trên thế giới. Năm 2007 Cảng Hải Phòng tiến hành chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên gọi tắt là Cảng Hải Phòng. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng. Về lưu lượng hàng hóa thông qua Cảng : Đơn vị : triệu tấn, TEUs 2005 2006 2007 Tổng sản lượng 10,253 MT 11,151 MT 12,301 MT Nhập 4,088 MT 5,199 MT 6,218 MT Xuất 2,562 MT 2,825 MT 2,684 MT Nội địa 3,603 MT 3,127 MT 3,398MT * Container 398,000 TEUs 464,000 TEUs 683,689 TEUs Số tàu đến 1.675 2.056 2.452 (MT : triệu tấn, 1 TEUs= 0,0081303 triệu tấn). Tổng sản lượng= Nhập + xuất + nội địa. Nhìn vào bảng trên ta thấy được tổng lưu lượng hàng hóa thông qua cảng có xu hướng tăng lên rõ rệt. Năm 2008 (tổng lưu lượng hàng hóa là 13,800 MT) tổng lưu lượng hàng hóa tăng so với 2007 là 12,19% và năm 2006 là 23,76% cho thấy Cảng đang từng bước phát triển rất vững chắc, bên cạnh đó là số container hoạt động trong năm cũng có xu hướng tăng cao, sản lượng container năm 2008( sản lượng container là 790,000 TEUs) tăng gần gấp đôi so với năm 2006 (1,7 lần). Về hoạt động đầu tư phát triển : Trong những năm vừa qua Cảng Hải Phòng không ngừng đầu tư vào nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, phù hợp với các phương thức vận tải và thương mại quốc tế. Hiện nay với gần 3.000 mét cầu tàu và các khu chuyển tải, trên 600.000 m2 bãi chứa hàng hiện đại và 51.000 m2 kho tiêu chuẩn, Cảng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá của miền Bắc và khu vực Nam Trung Quốc, Bắc Lào.  Cảng Hải Phòng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 trong quản lý và khai thác Cảng biển, đánh dấu một sự thay đổi lớn về phương pháp điều hành quản lý sản xuất kinh doanh của Cảng và mang một ý nghĩa to lớn gắn liền với sự phát triển của Cảng. Trong năm 2007, Cảng Hải Phòng đã tiến hành nâng cấp cải tạo giai đoạn 2 (vốn ODA), đầu tư trang thiết bị và công nghệ thông tin với tổng kinh phí trên 300 tỷ đồng. Thực hiện hoàn thành đầu tư 165,214 tỷ đồng trong 10 tháng năm 2007 với nhiều dự án lớn: Dự  án khu chuyển tải Bến Gót – Lạch Huyện; Dự án Cảng Đình Vũ giai đoạn II; Đầu tư thêm 2 cần trục chân đế 40 tấn cho Cảng Đình Vũ, 2 cần trục bánh lốp 40 tấn cho Cảng Hoàng Diệu và Cảng Chùa Vẽ, 2 xe nâng container 42 tấn, 2 xà lan chở container (54 TEU), 1 tàu lai 800 CV, 6 xe xúc đào phục vụ xếp dỡ hàng rời và nhiều công cụ phục vụ xếp dỡ khác, bổ sung thêm hệ thống camera cho khu bãi mới của Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu và Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. Trong năm 2008, cảng đã tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng (quan trọng nhất là dự án mở rộng bến container Chùa Vẽ, dự án đầu tư xây dựng cảng Đình Vũ) nhằm tăng cường năng lực cảng từ đó tăng sức cạnh tranh. Tổng mức đầu tư thực hiện năm 2008 đạt 253,1 tỷ đồng tăng 53,9% so với năm 2007. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu và bến Cảng (Bộ luật ISPS), Cảng Hải Phòng đầu tư hệ thống camera giám sát chỉ đạo sản xuất toàn bộ khu vực Cảng Hải Phòng với tổng giá trị trên 1 tỷ VNĐ.  Về hoạt động khai thác Cảng. Ta có bảng báo cáo tổng kết hoạt động khai thác Cảng : Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 1. Tổng doanh thu từ hoạt động khai thác biển Tr.đồng 466,717 644,500 680,300 - Doanh thu từ hoạt động bốc xếp hàng hóa -  371,870 495,400 529,800 - Doanh thu từ khai thác kho bãi - 20,813 36,000 37,000 - Doanh thu khai thác cầu bến - 16,738 20,000 21,000 - Doanh thu khai thác tàu lai - 21,958 30,000 31,000 - Doanh thu từ hoạt động khác - 35,338 63,100 61,500 2. Lãi, lỗ hoạt động khai thác Cảng - 16,303 26,500 Nhìn vào bảng trên ta thấy được doanh thu từ hoạt động khai thác Cảng biển của Cảng Hải Phòng có những sự tăng trưởng đáng kể. Do sự đầu tư khá mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp cho hoạt động khai thác biển trở nên dễ dàng hơn và đạt được hiệu quả cao hơn. Đặc biệt nhờ có hệ thống công nghệ hiện đại đã giúp ích rất nhiều cho hoạt động bốc dỡ hàng hóa, tạo điều kiện cho sự nhảy vọt về doanh thu từ hoạt động bốc xếp (năm 2007 bằng 133,22% năm 2006). + Năm 2008 Tổng doanh thu của Cảng Hải Phòng đạt 858,9 tỷ đồng, tăng 24,3% so với năm 2007. Cảng hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn Cảng, đời sống người lao động được ổn định và cải thiện với mức thu nhập bình quân 5,04 triệu đồng/người/tháng. + Đồng thời, Cảng hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn Cảng, đời sống người lao động được ổn định và cải thiện với mức thu nhập bình quân 5,04 triệu đồng/người/tháng, tăng 17,2% so với thực hiện năm 2007. Cán bộ công nhân viên Cảng Hải Phòng tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, các hoạt động xã hội, nhân đạo v.v... với tổng số tiền 887,780 triệu đồng.  Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh : Ta có bảng kết quả kinh doanh của Cảng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vốn 907,98 1.096,76 1.618,26 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 437,974 468,674 669,464 Giá vốn hàng bán 404,751 413,223 599,904 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 33,223 55,451 69,56 Doanh thu hoạt động tài chính 39,46 18,825 23,317 Chi phí tài chính 3,983 2,979 35,06 Chi phí quản lý doanh nghiệp 31,742 39,165 35,664 Lợi nhuận thuần 36,857 32,131 22,156 Thu nhập khác 4,588 4,217 3,587 Chi phí khác 0,655 0,507 0,475 Lợi nhuận khác 3,933 3,71 0,292 Tổng lợi nhuận trước thuế 40,891 35,841 25,297 Nộp thuế TNDN 3,907 7,433 4,98 Lợi nhuận sau thuế TNDN 36,93 28,41 20,32 Doanh thu của Cảng có xu hướng tăng lên rõ rệt thể hiện sự cố gắng trong sản xuất kinh doanh của Cảng. Đặc biệt năm 2007 có sự tăng trưởng rất đáng khích lệ ( tăng gần gấp rưỡi năm 2006), tuy nhiên ta lại thấy rằng lợi nhuận sau thuế năm 2007 lại giảm đáng kể so với 2 năm trước, nguyên nhân chủ yếu là do khoản chi phí về tài chính năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Nếu như trong năm 2006 chi phí này chỉ là 2,979 tỷ đồng thì năm 2007 khoản chi phí này lên tới tận 35,06 tỷ. Sở dĩ như vậy là do năm 2007 là một năm có nhiều thay đổi đối với Cảng, trong năm này Cảng mới quyết định chuyển từ công ty nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với những thay đổi trong phương thức kinh doanh cùng với việc gia tăng trong khấu hao tính vào chi phí kinh doanh. Những tác động xấu từ môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh của Cảng. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng hàng năm Cảng vẫn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Năm 2005 là 3,907 tỷ đồng, năm 2006 là 7,433 tỷ đồng và năm 2007 là 4,98 tỷ đồng. 3. Thực trạng sử dụng vốn của Cảng Hải Phòng. 3.1. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định. 3.1.1. Cơ cấu tài sản cố định của Cảng Hải Phòng. - TSCĐ là hình thức biểu hiện bằng vật chất của Vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định có một ý nghĩa quan trọng đến việc đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Bảng 1: Cơ cấu tài sản cố định của Cảng Hải Phòng. Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I. TSCĐ hữu hình 1.237,42 1.448,04 1.977,09 1. nhà cửa, vật kiến trúc 506,32 710.93 754,63 2. máy móc thiết bị 19,93 19,93 19,93 3. phương tiện vận tải, truyền dẫn 697,34 701,04 1.177,46 4. thiết bị, dụng cụ quản lý 13,48 15.83 24,76 5. TSCĐ hữu hình khác 0,35 0,31 0,31 II. TSCĐ vô hình 3,47 4,74 22,89 1. phần mềm máy vi tính 3,47 4,74 22,89 Tổng 1.240,89 1.452,78 1.999,98 ( nguồn: phòng tài chính – kế toán) Bảng 2: tỉ lệ % cơ cấu tài sản cố định của Cảng Hải Phòng. Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I. TSCĐ hữu hình 1. nhà cửa, vật kiến trúc 40,8 48,94 37,73 2. máy móc thiết bị 1,61 1,37 1 3. phương tiện vận tải, truyền dẫn 56,2 48,26 58,87 4. thiết bị, dụng cụ quản lý 1,09 1,09 1,24 5. TSCĐ hữu hình khác 0,02 0,02 0,02 II. TSCĐ vô hình 1. phần mềm máy vi tính 0,28 0,32 1,14 Tổng 100 100 100 Qua bảng thống kê ở trên ta thấy được nhà cửa, vật kiến trúc và phương tiện truyền tải, thiết bị truyền dẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSCĐ của Cảng Hải Phòng. Năm 2006 nhà cửa, vật kiến trúc có sự tăng đột biến so với năm 2005 cụ thể giá trị đã tăng từ 506,32 tỷ đồng đến 710,93 tỷ đồng (tăng 1,4 lần). Năm 2007 giá trị nhà cửa, vật kiến trúc cũng có sự gia tăng nhưng tăng không đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng nhà cửa và vật kiến trúc của năm 2007 lại có xu hướng giảm đáng kể từ 48,94% xuống 37,73% cho thấy xu hướng của Cảng là giảm thiểu lượng hàng hóa tồn trong kho mà tăng việc vận chuyển trực tiếp hàng hóa tới nơi tiêu thụ. Điều đó được thể hiện rất rõ ở giá trị của phương tiện vận tải và truyền dẫn tăng lên đáng kể ( năm 2007 giá trị tăng 1,7 lần so với năm 2006). Thiết bị, dụng cụ quản có sự xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể trong khi đó phần mềm máy tính lại có sự gia tăng đáng kể ( từ 4,74 tỷ năm 2006 lên tới 22,89 tỷ năm 2007) cho thấy Cảng đã dần chú trọng hơn đến công tác quản lý hoạt động sản xuất thông qua các phần mềm quản lý điều đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. 3.1.2. Khấu hao TSCĐ. - Trong quá trình sử dụng TSCĐ thì khấu hao là điều không thể tránh khỏi, do đó doanh nghiệp cần phải trích khoản vốn để bảo tồn và trùng tu TSCĐ này. Bảng 3: Khấu hao thực tế tại Cảng Hải Phòng. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nguyên giá TSCĐ 1.237,42 1.448,04 1.977,09 Khấu hao trong năm 111,14 118,36 162,4 Khấu hao lũy kế 874,76 985,9 1.147,32 Giá trị còn lại 362,66 462,14 829,77 ( nguồn: phòng tài chính – kế toán) Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy các khoản khấu hao trong năm có xu hướng tăng lên dù giá trị tăng lên không đáng kể nhưng nó cũng có những ảnh hưởng tới lợi nhuận. Cùng với đó là giá trị khấu hao lũy kế quá lớn luôn chiếm trên 50% tổng giá trị nguyên giá TSCĐ dù năm 2007 tỷ trọng của nó so với tổng nguyên giá TSCĐ đã giảm xuống còn 58,03% (năm 2005 là 70,69%) nhưng tỷ trọng này vẫn còn quá lớn gây tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của Cảng. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống máy móc thiết bị, hệ thống máy móc thiết bị luôn hoạt động thường xuyên để bốc vác, vận chuyển hàng hóa... do đó việc khấu hao lớn là không thể tránh khỏi nhưng Cảng cũng nên có những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu hao mòn may móc thiết bị từ đó góp phần cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.Biểu hiện dưới dạng hình thái vật chất của VLĐ là tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tài sản lưu động được thể hiện dưới dạng tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho... Quản lý và sử dụng hợp lý tài sản lưu động có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của từng doanh nghiệp. Việc sử dụng hợp lý VLĐ góp phần không nhỏ đến thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. Việc phân tích một cách hợp lý nguồn VLĐ sẽ giúp cho Cảng có được các chính sách hợp lý phù hợp với những biến động của thị trường. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại Cảng đề tài sẽ xem xét các chỉ tiêu theo bảng số liệu sau: Bảng 4: Cơ cấu vốn lưu động của Cảng Hải Phòng. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006 so 2005 Chênh lệch 2007 so 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Tiền 58,54 11,51 19,01 3,67 29,44 5,52 - 39,53 - 7,84 10,43 1,85 1. Tiền 58,54 - 19,01 - 29,44 - - 39,53 - 10,43 - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 259,67 51,05 299,57 57,79 227,21 42,61 39,9 6,74 -72,36 - 15,18 1. Đầu tư ngắn hạn 259,67 - 299,57 - 227,21 - - - 72,36 - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 99,36 19,53 88,97 17,17 108,14 20,28 - 10,39 - 2, 36 19,17 3,11 1. Phải thu của khách hàng 93,4 18,36 90,48 17,46 109,11 20,46 - 2,92 - 0,9 18,63 3 2. Trả trước cho người bán 0,06 0,01 0,53 0,1 0,27 0,05 0,47 0,09 - 0,26 - 0,05 3. Các khoản phải thu khác 6,17 1,21 1,27 0,25 0,99 0,19 - 4,9 - 0,96 - 0,28 - 0,06 4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (0,27) -0,05 (3,31) - 0,64 (2,23) - 0,42 - 3,04 - 0,59 - 1,09 0,22 IV. Hàng tồn kho 20,83 4,09 19,95 3,85 24,25 4,55 - 0,88 - 0,24 4,3 0,7 1. Hàng tồn kho 20,83 4,09 19,95 - 24,25 - - 0,88 - 4,3 - V. Tài sản ngắn hạn khác 12,31 2,42 12,06 2,33 33,05 6,2 - 0,25 - 0,09 20,99 3,87 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0,4 0,08 0,36 0,07 1,25 0,23 - 0,04 - 0,01 0,89 0,16 2. Thuế và các khoản phải thu NN 6,5 1,28 7,85 1,51 15,22 2,86 1,35 0,23 7,37 1,35 3. Tài sản ngắn hạn khác 5,41 1,06 3,85 0,75 16,58 3,11 - 1,56 - 0,29 12,33 2,36 VI. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 57,97 11,4 78,71 15,18 111,11 20,84 20,74 3,78 22,4 5,66 1. Đầu tư vào công ty con 51 10,03 70,49 13,6 95,79 17,67 19,49 3,57 25,3 4,07 2. Đầu tư dài hạn khác 6,97 1,37 8,22 1,58 15,32 2,87 1,25 0,21 7,1 1,29 Tổng 508,68 100 518,27 100 533,2 100 9,59 0 4,93 0 Từ bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn lưu động có xu hướng tăng theo từng năm. Tuy nhiên sự tăng trưởng đó là không đáng kể, điều đó cho thấy Cảng vẫn chưa phát huy hết điểm mạnh, lợi thế của mình. Tiền mặt: trong hoạt động sản xuất kinh doanh tiền mặt là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch hàng ngày của doanh nghiệp như: mua sắm nguyên vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết khác. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán trước được và động lực “đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt khi xuất hiện những cơ hội kinh doanh thu được lợi nhuận cao. Vì vậy trong việc quản lý sử dụng VLĐ muốn đem lại hiệu quả không thể không chú ý tới tới việc quản trị và sử dụng vốn bằng tiền. Quản trị vốn bằng tiền tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán mà quan trọng nó giúp tối ưu hóa lượng tiền mặt hiện có, giảm tối đa những rủi ro về lãi suất, tỷ giá... Từ bảng 4 ta thấy tiền mặt chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng VLĐ tại Cảng cụ thể. Năm 2005 lượng tiền mặt là 58,54 tỷ đồng chiếm 11,51% tổng VLĐ. Năm 2006 khoản tiền mặt này giảm đáng kể chỉ còn 19,01 tỷ đồng chiếm 3,67%. Năm 2007 khoản tiền mặt này đã có xu hướng tăng trở lại chứng tỏ số tiền được dùng để trả lương cho công nhân viên, thanh toán đột xuất... tăng lên.Mặc dù vậy nhưng tỷ trọng của tiền mặt vẫn còn thấp (chỉ chiếm 5,52% tổng VLĐ của Cảng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động của Cảng. Cho thấy Cảng tập trung vào các dự án đầu tư ngắn hạn thu lợi nhuận nhanh. Đặc biệt năm 2006 tỷ trọng là 57,79% Tuy nhiên trái với tiền mặt các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2007 giảm đáng kể so với năm 2006 (299,57 so với 227,21) nhưng các khoản đầu tư này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động (42,61%). Các khoản phải thu ngắn hạn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là các khoản phải thu. Qua số liệu bảng 4 ta thấy: Các khoản phải thu này vẫn còn khá lớn và có xu hướng tăng trong dần (năm 2006:88,97; năm 2007: 108,14) cho thấy Cảng đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Hơn thế nữa nó có thể gây ra hậu quả xấu làm cho Cảng tạm thời bị thiếu vốn lưu động để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh. Nợ khó đòi có xu hướng giảm dần đây là 1 tín hiệu tốt đối với Cảng. Hàng tồn kho. Hàng tồn kho có xu hướng tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Điều đó cho thấy Cảng càng ngày càng chú trọng đến việc lưu trữ hàng hóa trong kho thay vì vận chuyển trực tiếp hàng hóa này đến nơi tiêu thụ qua các container. Các khoản đầu tư dài hạn. Các khoản tài chính phục vụ cho chiến lược dài hạn của Cảng chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động. Và có xu hướng tăng theo các năm cho thấy Cảng ngày càng chú trọng đến những chiến lược lâu dài của mình. Đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển lâu dài của Cảng. 4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Cảng Hải Phòng. 4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở Cảng Hải Phòng. 4.1.1. Hiệu quả sử dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21435.doc
Tài liệu liên quan