Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần truyền thông tin học Phần Mềm Việt

MỤC LỤC

 

 

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 7

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG 7

1. Khái niệm thị trường 7

2. Vai trò của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9

3. Phân loại thị trường 12

II. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 14

1. Vai trò của việc mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp 14

1.1 Sự cần thiết của công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 14

1.2 Vai trò của công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp 15

2. Nội dung hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 17

2.1 Các hình thức mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 17

2.2 Các biện pháp chủ yếu nhằm khai thác mở rộng thị trường của doanh nghiệp 20

3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả mở rộng thị trường của doanh nghiệp 27

3.1 Thị phần 27

3.2 Sản lượng sản phẩm tiêu thụ 27

3.3 Chỉ tiêu tổng doanh thu 28

3,4 Chỉ tiêu lợi nhuận 29

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 29

1. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 29

2. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp 30

3. Giá cả của sản phẩm 31

4. Thị hiếu người tiêu dùng với những sảnphẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh 32

5. Tiềm năng của doanh nghiệp 33

6. Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp 34

 

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG CỔ PHẦN TIN HỌC PHẦN MỀM VIỆT 36

I. Khái quát về công ty Cổ phần tin học phần mềm việt 36

1. Giới thiệu về công ty 36

2. Sản phẩm chính của công ty 37

3. Cơ cấu tổ chức của công ty .38

4. Tình hình hoạt động sản xuất của công ty trong giai đoạn ( 2003-2006) 40

5. Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của công ty 42

II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC PHẦN MỀM VIỆT 43

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY: CỔ PHẦN TIN HỌC PHẦN MỀM VIỆT 45

1. Phân tích những chỉ tiêu phản ánh hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 45

1.1 Thị phần 45

1.2. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ 46

1.3. Chỉ tiêu tổng doanh thu 47

2. Các chính sách và biện pháp mà công ty đã áp dụng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời qua (2003 - 2006) 48

2.1 Chính sách sản phẩm 48

2.2 Chính sách đối với các khách hàng công nghiệp và thương mại 48

2.3 Chính sách khuyến mại, quảng cáo 49

2.4 Chính sách giá bán 49

3. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 49

3.1.Ưu điểm 49

3.2 Mặt còn tồn tại 52

3.3 Những nguyên nhân 52

 

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC PHẦN MỀM VIỆT 53

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 53

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC PHẦN MỀM VIỆT 54

1. Các giải pháp đối với công ty 54

1.1 Lập kế hoạch điều tra và nghiên cứu thị trường 55

1.2 Xây dựng chính sách sản phẩm theo hướng đa dạng hoá để mở rộng thị trường tiêu thụ 59

1.3 Tìm kiếm thị trường mới 60

1.4 Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt, phù hợp với sự biến động cung cầu trên thị trường 60

1.5 Hoàn thiện hệ thống phân phối 61

2. Một số kiến nghị nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 63

KẾT LUẬN 65

 

 

docx68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần truyền thông tin học Phần Mềm Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong hiện tại và tương lai. - Doanh nghiệp phải có khả năng nhanh chóng phân biệt các nhu cầu khác nhau trên thị trường. Tóm lại, mỗi chiến lược cạnh tranh dù hay đến đâu cũng knông phải là lời giải cho bài toán tổng qoát của toàn bộ thị thường. Chiến lược cạnh tranh phát huy hiệu quả tức là nó phải phù hợp với doanh nghiệp. * Phương pháp với bản thân doanh nghiệp Khách hàng và đối thủ cạnh tranh là đối tượng cần phải quan tâm nghiên cứu của doanh nghiệp. Nhưng muốn làm tốt những điều đó doanh nghiệp trước tiên phải củng cố sự vững chắc, niềm tin của cán bộ trong doanh nghiệp của mình, có như vậy mới có thể vươn ra xa và có vị trí uy tín trên thị trường. Các biện pháp doanh nghiệp có thể áp dụng là: + Nguồn nhân lực: đây là nhân tố quan trọng nhất và quyết định sự thành công trong kinh doanh. Kinh doanh là hoạt động của con người. Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào họ, phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của cả tập thể doanh nghiệp. Để thành công doanh nghiệp phải có những chuyên gia, kỹ sư, có đội ngũ lãnh đạo giỏi, công nhân viên yêu nghề, yêu công ty. Để dạt được điều này doanh nghiệp cần phải quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, phải có chế độ thích đáng với những công sức họ bỏ ra. Thu hút nhân tài bằng uy tín và triển vọng của doanh nghiệp, bằng việc trả lương phù hợp, đáp ứng về mặt tinh thần. Trọng dụng những người có năng lực, cân nhắc họ lên những vị trí quan trọng. Đào tạo bằng các khoá học, có thể thuê chuyên gia hoặc gửi sang nước ngoài đào tạo. Khi đã có đội ngũ kinh doanh tốt, doanh nghiệp phải không ngừng đáp ứng về mặt vật chất và tinh thần để mọi người thoải mái và yên tâm làm việc sẽ có hiệu quả cao. + Tín nhiệm: tạo tín nhiệm trên thị trường là rất khó và rất quan trọng cho việc thiết lập quan hệ kinh tế - xã hôị của doanh nghiệp. Kinh doanh phải lấy chữ tín làm đầu, nó giúp cho doanh nghiệp có vị thế trên thị trường, có ấn tượng và uy tín cho người tiêu dùng. Để thường xuyên duy trì nâng cao uy tín cuả doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp có thể áp dụng những biện pháp: - Liên tục cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp. - Thái độ phục vụ nhã nhặn, lịch sự. - Bảo hành những sản phẩm mình bán ra giữ uy tín sảnphẩm. - Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. - Chú ý lắng nghe sự phàn nàn, góp ý với sản phẩm, với phong cách phục vụ để làm vừa lòng các khách hàng. + Quan hệ công cộng - cầu nối tiêu thụ sản phẩm: Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo hướng sản xuất lớn mang tính xã hội hoá và mở cửa làm cho mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và xã hội ngày càng chặt chẽ. Việc xử lý tốt mối quan hệ công cộng và xã hội cho phép doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh tốt trong xã hội. Nhờ đó doanh nghiệp càng có cơ hội mở rộng việc tiêu thụ và phát triển kinh doanh. Để có mối quan hệ công cộng tốt doanh nghiệp cần: - Liên hệ với báo chí, nhờ báo chí viết bài về doanh nghiệp mình với những sảnphẩm, cung cách kinh doanh tốt. Nhờ vậy sẽ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng và họ tin tưởng hơn so với quảng cáo gấp nhiều lần. - Quan tâm thiết thực, tài trợ, từ thiện cho các tổ chức xã hội, tổ chức các buổi câu lạc bộ... để làm cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. - Quan hệ với một số tổ chức chính trị thuộc Chính phủ để có thể khai thác một số thông tin quan trọng về thay đổi chính sách. Tóm lại, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp phải tìm cho mình một chiến lược phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. 3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả mở rộng thị trường của doanh nghiệp 3.1) Thị phần Thị phần của doanh nghiệp là tỷ lệ thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, đây là một chỉ tiêu tổng quát nói nên sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường. Có hai khái niệm chính về thị phần là thị phần tương đối và thị phần tuyệt đối: - Thị phần tuyệt đối là tỷ lệ phần doanh thu của doanh nghiệp so với toàn bộ sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trường. - Thị phần tương đối được xác định trên cơ sở thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Ví dụ một doanh nghiệp có thị phần tuyệt đối là 30%, đối thủ mạnh nhất của doanh nghiệp có thị phần tuyệt đối là 40% vậy thị phần tương đối của doanh nghiệp là 0.75 hay 75%. Hai chỉ tiêu này luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng có mối quan hệ thuận chiều. 3.2) Sản lượng sản phẩm tiêu thụ Số lượng sản phẩm bán ra thị trường của một loại sản phẩm nào đó là một chỉ tiêu khá cụ thể, nó nói nên hiệu quả của công tác mở rộng thị trường của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó. Việc mở rộng thị trường này có thể được tiến hành theo hai cách là mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở rộng thị trường theo chiều sâu. - Mở rộng thị trường theo chiều rộng là việc doanh nghiệp thực hiện xâm nhập vào thị trường mới, thị trường nước ngoài, thị trường của đối thủ cạnh tranh. - Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc doanh nghiệp tiến hành khai thác một cách tốt hơn trên thị trường hiện có của doanh nghiệp bằng cách cải tiến hệ thống phân phôí, thực hiện các chính sách về sản phẩm, về giá, về dịch vụ sau bán hàng. Để có một bức tranh rõ nét về thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của mình, doanh nghiệp phải so sánh tỷ lệ tăng sản lượng trong năm thực tế với kỳ trước, tỷ lệ tăng cuả ngành và của đối thủ cạnh tranh. 3.3) Chỉ tiêu tổng doanh thu Ta có công thức tính tổng doanh thu của doanh nghiệp theo sản phẩm và thị trường như sau: TR = å å Pij x Qij TR: Tổng doanh thu Pij: Giá của sản phẩm j tại thị trường i Qij: Sản lượng sản phẩm j tiêu thụ trên thị trường i Chỉ tiêu TR là một chỉ tiêu tổng quát nhất, nó là kết quả tổng hợp của công tác mở rộng thi trường cho các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ trên các thị trường khác nhau. Tuy nhiên, cũng như chỉ tiêu sản lượng sản phẩm tiêu thụ, để có thể tìm hiểu một cách rõ nét ta phải so sánh mức độ tăng trưởng của doanh thu kỳ phân tích với doanh thu kỳ trước, mức doanh thu của ngành, của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, do có liên quan tới yếu tố tiền tệ trên nhiều loại thị trường nên chỉ tiêu tổng doanh thu còn chịu sự tác động của sự thay đổi của tỷ giá hối đoái và lạm phát. 3.4) Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói lên hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận tuy không là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp kết quả của công tác mở rộng thị trường nhưng nó lại là một chỉ tiêu có liên quan mật thiết với công tác này. Do vậy, thông qua mức tăng trưởng của lợi nhuận cả về số tuyệt đối và tương đối ta có thể phần nào hiểu được công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. III. các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường tiêu thụ. Môi trường kinh doanh đang tạo ra những cơ hội kinh doanh cũng như các nguy cơ cho doanh nghiệp. Chỉ trên cơ sở nắm vững các nhân tố thuôc về môi trường, doanh nghiệp mới đề ra mục tiêu, chiến lược đúng đắn. Các nhân tố thuộc về môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là: * Môi trường kinh tế: có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: lãi suất ngân hàng, lạm phát, thất nghiệp, sự phát triển ngoại thương, các chính sách tài chính tiền tệ... Mỗi doanh nghiệp cần dự báo được mức độ ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến doanh nghiệp mình để tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh và hạn chế các nguy cơ. * Môi trường chính trị luật pháp: gồm các nhân tố: sự ổn định chính tị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế, hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thị hành của chúng. Các yếu tố thuộc về chính trị, luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân thủ những qui định về thuê mướn nhân công, thuế, các qui định trong lĩnh vực ngoại thương... * Môi trường văn hoá xã hội: các yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người, qua đó ảnh hưởng đến hành vị mua sắm của con người. Môi trường xã hội gồm các nhân tố: dân số và xu hướng vận động, tập quán tiêu dùng, trình độ văn hoá, thị hiếu khách hàng, thu nhập... Các doanh nghiệp nghiên cứu môi trường văn hoá xã hội quyết định kinh doanh như thế nào? cung cấp mặt hàng gì? tổ chức qúa trình tiêu thụ ra sao? * Môi trường công nghệ: ngày nay, các doanh nghiệp luôn phải cảnh giác với các công nghệ mới vì nó có thể làm cho sản phẩm bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các doanh nghiệp thương mại không bị đe doạ bởi những phát minh công nghệ như doanh nghiệp sản xuất nhưng nó có ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ sự nhận biết về xu hướng phát triển công nghệ giúp doanh nghiệp xác định được ngành hàng kinh doanh cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong tương lai. 2. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính tồn tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được với các điều kiện kỹ thuật hiện tại và thoả mãn được nhu cầu nhất định của xã hội. Khi xem xét chất lượng sản phẩm cần chú ý những điểm sau: * Xem xét chất lượng sản phẩm không chỉ một đặc tính nào đó một cách riêng lẻ mà phải xem xét trong mối quan hệ với các đặc tinh khác trong một hệ thống các đặc tính nội tại của sản phẩm. * Xem xét chất lượng sản phẩm phải xem xét qua nhiều khâu từ sản xuất đến tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm còn mang tính dân tộc, phù hợp với thời đại. Chất lượng sản phẩm còn là vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu và gắn liền với công tác tiêu thụ. Để giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Trên cơ sở đó, đảm bảo thực hiện ba mục tiêu của doanh nghiệp: lợi nhuận - an toàn - ưu thế. như vậy đảm bảo chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cần thiết để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 3. Giá cả của sản phẩm Giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu trên thị trường. Việc qui định mức giá bán sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Giá cả có ảnh hưởng lớn đến khối lượng bán và doanh nghiệp tác động trực tiếp lên đối tượng lựa chọn và quyết định mua của khách hàng. Mặt khác, giá tác động mạnh mẽ tới thu nhập và do đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi quyết định giá cả trong kinh doanh các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các yếu tố: * Phải ước lượng đúng mức số cần về sảnphẩm trong chiến lược giá cả. Giá cả một loại sản phẩm là số tiền mà người bán trù tính có thể nhận được của người mua hàng. Định giá là việc ấn định hệ thống giá cả cho đúng với hàng hoá. Do đó, điều cần tính đến khi định giá là mối quan hệ giữa khối lượng sảnphẩm bán được và giá cả hàng hoá. * Phải tính được chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào giá thành cộng chi phí khác để định giá bán. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì giá bán hàng hoá dịch vụ phải bù đắp được chi phí và có lãi. Giá bán của hàng hoá được hình thành từ giá thành cộng lợi nhuận mục tiêu. Trong điều kiện hiện nay, việc hình thành giá bán cao là không thể chấp nhận được. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm mọi cách để hạ giá thành bằng cách tiết kiệm các nguồn lực, giảm đến mức có thể các chi phí. * Phải nhận dạng và có ứng xử đúng với từng loại thị trường cạnh tranh khác nhau. Thị trường có các dạng chủ yếu: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường độc quyền. ở mỗi loại thị trường cần có cách định giá sản phẩm phù hợp. Chính sách giá cả của doanh nghiệp có tác động quan trọng đến sản lượng tiêu thụ hàng hoá, mặc dù trên thị trường hiện nay (nhấ là trên thị trường thế giới) đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và thời gian. Tuỳ theo điều kiện và lĩnh vực kinh doanh, hoàn cảnh của thị trường mà doanh nghiệp có chính sách định giá, giá thấp, chính sách định giá theo thị trường, chính sách định giá cao hay chính sách bán phá giá. 4. Thị hiếu người tiêu dùng với những sảnphẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh Thị hiếu người tiêu dùng là nhân tố người sản xuất kinh doanh phải quan tâm không chỉ từ khi định giá bán tung ra thị trường mà ngay từ khi xât dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ nhanh và có lãi. Như ta đã biết, nếu sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ diễn ra nhanh chóng và nếu sảnphẩm sản xuất ra không phù hợp thì người tiêu dùng khó chấp nhận và vì vậy thị trường sản phẩm sẽ dần bị diệt vong. Do đó thị hiếu là nhân tố kích thích để doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường hay không. 5. Tiềm năng của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp có một tiềm năng phản ánh thực lực của mình trên thị trường. Đánh giá đúng đắn, chính xác tiềm năng của doanh nghiệp cho phép xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tận dụng tối đa cơ hội thời cơ với chi phí thấp để mang lại hiệu qủa trong kinh doanh. Các nhân tố quan trọng để đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. - Sức mạnh về tài chính. - Trình độ quản lý và kỹ năng của con người trong hoạt động kinh doanh. - Tình hình trang thiết bị hiện có. - Các bằng phát minh sáng chế. - Nhãn hiệu hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp. - Hệ thống tổ chức quản lý mạng lưới kinh doanh và quan điểm quản lý. - Nguồn cung ứng vật tư. - Sự đúng đắn của mục tiêu kinh doanh và khả năng kiên định trong quá trình thực hiện hướng tới mục tiêu. Do đó tiềm năng của doanh nghiệp là nhân tố quyết định hàng đầu cho phép doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. 6. Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp Ở đây khi nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cần chú ý nghiên cứu chu kỳ sống của sảnphẩm. Chu kỳ sống của sản phẩm là thời gian kể từ khi sản phẩm xuất hiện cho đến khi nó biến mất trên một thị trường cụ thể. Một sản phẩm không có chỗ đứng trên thị trường này nhưng lại có chỗ đứng trên thị trường khác. Trong các thị trường khác nhau, xác định được hình thái sản phẩm là vấn đề hết sức quan trọng, từ đó xác định đúng tương lai của nó để có chiến lược mở rộng hay thu hẹp thị trường thích ứng. Sơ đồ 3: Chu kỳ sống của sản phẩm Doanh thu Lợi nhuận Đường doanh thu Đường chi phí O T1 T2 T3 T4 T Chu kỳ sống của sản phẩm được chia làm bốn giai đoạn: xuất hiện, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái. Xem trên đồ thị ta thấy ở giai đoạn sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường (OT1) khách hàng chưa quen nên thị trường của doanh nghiệp còn thấp, thậm chí chưa có lãi. Song giai đoạn tăng trưởng (T1T2) khi thị trường đã chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp thì thị trường của doanh nghiệp bắt đầu được mở rộng và doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng đạt mức tối đa. Trong kinh doanh mọi doanh nghiệp đều muốn kéo dài giai đoạn này, song điều đó lại phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm. Khi bước sang giai đoạn suy thoái (T3T4) thị trường của doanh nghiệp cần phải thu hẹp lại để giảm bớt các chi phí không cần thiết. Trong giai đoạn này yêu cầu của người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn. Do đó doanh nghiệp cần có các biện pháp như: nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG TIN HỌC PHẦN MỀM VIỆT I. Khái quát về công ty: 1. Gới thiệu tổng quan về công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG TIN HỌC PHẦN MỀM VIỆT Địa chỉ: 440 đường Bưởi – Ba Đình – Hà Nội Tel: (04)2400791 / 2400792 E-mail: info@vinawebsoft.com website: Công ty cổ phần truyền thông tin học phần mềm việt có giấy phép thành lập số 0102004141 ngày 14/3/2003 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp, là một đơn vị về lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin( Website, phần mềm kế toán, quản lý…) uy tín tại Việt Nam, công ty không ngừng đổi mới để tạo ra những sản phẩm –dịch vụ tiên tiến, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu trong và ngoài nước. Công ty luôn mang trí tuệ của người việt để tạo ra những sản phẩm dịch vụ của khách hàng ở khắp nơi trên thế giới, giúp đất nước cạnh tranh thắng lợi trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động trong lĩnh vực thông tin và thương mại điện tử với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, năng động không ngừng sáng tạo. Công ty luôn luôn mong muốn các sản phẩm chất lượng và phục vụ uy tín cho khách hàng và khẳng định thương hiệu tại thị trường trong nước và quốc tế. 2. Sản phẩm chính của công ty hiện nay: Với mục đích biến công nghệ thông tin, một lĩnh vưc đang rất phát triển và hiện đại tạo ra những sản phẩm, phần mềm và các website … phục vụ hữu ích cho con người. Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ của công ty đều có những giá trị sử dụng riêng, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng . vì vậy trong quá trình sản xuất và cung cấp các dich vụ cần đảm bảo chu tính chính xác và chu đáo.để giữ vững uy tín với khách hàng và đủ sức cạnh tranh, mở rộng thị phần trên thị trường, công ty đã cố gắng tạo mọi điều kiện cho nhân viên đI học để nâng cao kiến thức chuyên môn mỗi khi có cơ hội. Để họ tiếp thu được những kiến thức mới, những công nghệ mới để tạo ra ngững sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Hiện nay công ty có những sản phẩm chủ yếu như: * Thiết kế, biên tập và quản trị nội dung website Thương mại điện tử Dịch vụ truyền thông Đổng đại lý cung cấp Card internet & internet phone Phần mềm kế toán Phần mềm quản lý nhân sự Phần mềm quản lý bán hàng Xây dựng cổng thông tin PR, quảng cáo trực tuyến 3. Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận - Giám đốc Gián Đốc là người Đứng đầu Công Ty chịu trách nhiệm về toàn bộ sản xuất kinh doanh của công ty là người tổ chức các chủ chương chính sách pháp luật của nhà nước, đưa ra những biện pháp tích cực để thực hiện sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển vốn .Điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty theo nghị quyết của chi bộ Đảng và đại hội công nhân viên chức. Đồng thời xây dựng kế hoạch ngắn hạn dài hạn kế hoạch năm. Phụ trách phòng hành chính tài vụ thống kê hạch toán, tổng hợp. Giám đốc còn chủ trì các cuộc họp giao ban của công ty - Trợ lý giám đốc: Là ngươi trực tiếp giúp cho giam đốc, thực hiện những công việc mà giám đốc giao cho. - Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Các phòng ban trong công ty là bộ phận đắc lực trong việc thu thập, tổng hợp thông tin từ các thành viên trong công ty, không những vậy mà còn thu thập thông tin từ bên ngoài, những biến đổi về thị trường để phản anh tới giám đốc, nâng cao tính chính xác trong quyết định xây dựng cơ chế sản xuất kinh doanh, thực hiện các chức năng quản lý nhất định. Phòng thiết kế tổng hợp: Phòng này được chia ra làm 2 phòng: + Phòng thiết kế website : Đảm nhận công việc quan trọng trong công ty, với chức năng chuyên thiết kế, nâng cấp nhữnh website theo đơn đặt hàng của đối tác khách hàng. Đưa ra những chiến lược sản phẩm mới, phát hiện và đưa ra các sáng kiến cảI tiến kỹ thuật, xác định thời hạn bảo trì, bảo hành sản phẩm. Phòng thiết kế rất quan trọng bởi đây la nơi để sản xuất ra những sản phẩm chính của công ty. + Phòng bảo tri`, bảo hành sản phẩm Thực hiện chức năng cùng khách hàng duy tri`, bảo hành, cài đặt và nâng cấp các website cũng như cập nhật các thông tin, tin tức cho website. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh giữ nhiệm vụ tìm kiếm đối tác, cùng giám đốc đưa ra những chiến lược kinh doanh ngắn hạn và lâu dài cho công ty. Trong phòng kinh doanh được ra làm hai bộ phận: + Bộ phận 1: chuyên tìm kiếm khách hàng qua mạng Internet, bởi Internet bây giờ là một kho tàng thông tin, giúp ta có thể tìm kiếm mọi thông tin về khách hàng. Qua Internet ta có thể biêt được các cơ quan, doanh nghiệp, tư nhân và khách hàng tiềm năng trong nước và quốc tế để thiết lập mối quan hệ giới thiệu và bán sản phẩm. + Bộ phận 2: Tiếp cận và tìm kiếm đối tác trực tiếp ngay trên thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: Gặp trực tiếp khách hàng để quảng cáo sản phẩm, hay dựa theo mô hình hình cây để có thể đưa sản phẩm tới trực tiếp tới tận tay khách hàng. Phòng đồ hoạ: Giữ vai trò kết hợp với phòng thiết kế website để thiết kế đồ hoạ cho nền các trang web, thiết kế quảng cáo sản phẩm và quản trị các hình thức quảng cáo cho khách hàng trên trang web như thay đổi các hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng. Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu giúp việc cho giam đốc xây dựng quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tiếp cận thị trường mở rộng giao dịch tìm kiếm công việc quan hệ chặt chẽ với khách hàng và các cơ Quan liên quan . Triển khai kế hoạch cho các đơn vị đôn đốc các bộ phận snả xuất, thực hiện ký hợp đồng nghiệm thu sản phẩm với bộ phận sản xuất theo quy định. Lập báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh. 4. Tình hình hoạt động sản xuất của công ty trong giai đoạn ( 2003-2006) Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (2004 - 2006) Đơn vị tính: VNĐ Số TT Chỉ tiêu Năm 2004 (VNĐ) Năm 2005 Năm 2006 1 2 3 4 5 6 7 8 Doanh thu Các khoản giảm trừ Chi phí Lãi(lỗ) hoạt động kinh doanh Lợi nhuận bất thường Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế 2.601.500.000 140.827.037 745.889.009 1.715.893.954 205.512.697 1.921.406.651 98.390.411 1823016240 2.713.000.000 160.641.478 829.913.800 1.733.434.722 305.377.154 2038.811.876 101.478.080 1.937.333.796 4.005.100.000 225.741.530 1.579.667.217 2.366.211.863 421.753.926 2.787.964.789 189.585.736 2.598.479.053 Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm như sau: - Tổng doanh số bán năm 2004 đạt 2.601.500.000VND, năm 2005 là 2.713.000.000 VND tăng 6,96% so với năm 2004, năm 2006 là 4.005.100.000 VND tăng 75.43% so với năm 2005. Nhìn vào bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt nam 2006 tăng đột ngột, được như vậy do thị trường về CNTT bắt đầu có một sự đổi mới về nhu cầu hay năm 2006 la năm bắt đầu bùng nổ về CNTT. Kết quả cho thấy sản phẩm của công ty ngày càng rộng rãi trên thị trường , mở thêm thị phần, nâng cao uy tín, tao điều kiện thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu trước mắtcũng như lâu dấiu này của công ty. Để đạt được kết quả như vậy công ty đã: Luôn quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường làm tiền đề cho sản xuất cũng như luôn nghiên cứu tìm tòi, học hỏi để phát triển sản phẩm ngày càng tốt hơn và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Xây dựng một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hợp lý thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm tăng thị phầncủa công ty. Chú trọng đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị hiện đại đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Công ty đã huy đang và sử dụng hợp lý lực lượng lao động của mình trong công việc. 5. Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ phần truyền thông tin học phần mềm việt là một doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng giấy phép kinh doanh. + Công ty sản xuất thiết kế các phần mềm ứng dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân… + Sửa chữa, bảo hành và bảo dưỡng các sản phẩm trên thị trường (kể cả các sản phẩm nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước). Chỉ sau 5 năm hoạt động, công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 350 triệu đồng, một khoản tiền tương đối lớn so với doanh thu ma công ty đã đạt được. II. Khái quát về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công thời gian qua Đây là hoạt động chính của Công ty Cổ phần truyền thông tin học phần mềm việt là một doanh nghiệp liên doanh sản xuất kinh doanh các sản phẩm về CNTT. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại, nó quyết định đến lợi nhuận của công ty. Bảng 3: Bảng số liệu bán hàng của công ty Cổ phần truyền thông tin học phần mềm việt. (2004 – 2006) Đơn vị tính: VNĐ Số lượng (Hợp đồng) Thành tiền 2004 190 2.301.500.000 2005 215 2.413.000.000 2006 465 3.785.100.000 Nguồn: Phòng kế toán công ty Qua bảng số liệu bán hàng ta có thể thấy tình hình thực hiện bán hàng trên thị trường Việt Nam ngày càng tốt hơn. Doanh thu bán hàng nội địa của công ty không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005 doanh thu tăng 111.500.000 VNĐ, bằng 0.48% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu tăng 1.372.100.000 VNĐ, bằng 56.86% so với năm 2005, và tăng 862.435.000 VNĐ tương đương 59.62% so với năm 2003. Để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả căn cứ bằng sản phẩm bán ra. Công ty Cổ phần truyền thông tin học phần mềm việt đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình trên toàn quốc thông qua các đối tác ở các khu vực Bắc – Trung Nam Biểu đồ thị trường bán hàng của Cổ phần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần truyền thông tin học Phần Mềm Việt.docx
Tài liệu liên quan