Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thực Phẩm Hà Nội

Nguồn vốn trong công ty là một trong những nguồn vốn rất quan trọng để công ty tiến hành đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Nếu nguồn vốn này được tận dụng một cách triệt để nó sẽ đem lại hiệu quả rất cao bởi vì các ưu điểm của nó. Nguồn vốn này bao gồm: Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp, nguồn huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Ưu điểm của các nguồn vốn này đó là: Khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này thì không phải trả tiền lãi hoặc tỷ lệ tiền lãi là rất thấp, hơn thế nữa nó còn được sử dụng một cách rất linh hoạt, không phỉ chịu những gò bó do người cung cấp mang lại. Mặc dù vậy, nguồn vốn này nó cũng có những nhược điểm vốn có của nó nhất là trong thời đại hiện nay của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nó cũng rất cần thiết. Để khai thác và sử dụng nguồn vốn này thì công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Thực Phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tế của công ty trình giám đốc. + Tổ chức tổng kết phong trào thi đua, phong trào người tốt, việc tốt và phong trào khác của nghành. Đề xuất việc khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác và trong sản xuất kinh doanh. + Bố trí lịch công tác, địa điểm phối hợp, đánh máy in ấn công văn tài liệu của công ty, thực hiện công tác văn thư lưu trữ theo chế độ quy định và công tác tạp vụ, vệ sinh cơ quan. Phòng kế hoạch kinh doanh: + Xâu dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của các đơn vị từng quý, năm trình Giám đốc công ty. + Lập các báo cáo định kỳ về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty về tình hình số liệu doanh số thực hiện của các đơn vị trực thuộc để báo cáo sở thương mại Hà Nội theo chế độ quy định và các thống kê khác có liên quan đến kế hoạch yêu cầu của Giám đốc công ty. Chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết công tác của công ty và báo cáo tổng hợp khác về các mặt hoạt động của công ty. + Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để đổi mới phương hướng, phương thức kinh doanh, nâng cao văn minh thương nhiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. + Được Giám đốc uỷ quyền trong một số trường hợp ký hợp đồng mua bán, tạo nguồn hàng hoá cung ứng cho các đơn vị và trực tiếp tham gia kinh doanh góp phần tham gia hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của công ty. Phòng thanh tra bảo vệ: + Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến hoạt động của công ty thuộc thẩm quyền. Đề xuất kiến nghị Giám đốc công ty giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Giám đốc công ty theo luật khiếu nại, tố cáo. + Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định về công tác bảo vệ, đảm bảo an toàn hàng hoá, giữ gìn trật tụ an toàn đơn vị và công tác phòng cháy, phòng chống thiên tai lụt bão. + Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, nội quy quy chế của cơ quan. + Bố trí cán bộ thường trực tiếp dân theo quy định của Giám đốc công ty vào thứ 6 hàng tuần. Mối quan hệ của các phòng ban: Giám đốc công ty có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua ba phó Giám đốc giúp việc. Trong các phòng ban chức năng của công ty có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, phòng này ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của phòng mình còn có nhiệm vụ hỗ trợ các phòng khác hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với các đơn vị cửa hàng, trung tâm, xưởng sản xuất chế biến trong công ty ngoài việc thực hiện các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá, sản xuất kinh doanh còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin phản hồi của khách hàng cho cấp trên để cấp trên có phương hướng, sách lược giải quyết đúng đắn sao cho đạt hiệu quả cao. Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức trong công ty Theo sơ đồ trên chúng ta thấy rằng cơ cấu tổ chức của công ty là theo “trực tuyến - chức năng”. Việc tổ chức theo cách này có đặc điểm là vừa duy trì hệ thống “trực tuyến”, vừa kết hợp việc tổ chức các bộ phận “chức năng”. Trong đó tổ chức theo kiểu “ trực tuyến” dựa trên cơ sở nguyên tắc quản trị của Fayol với đặc trưng cơ bản là: Hình thành đường thẳng quản trị từ trên xuống dưới, Một cấp quản trị nào đó chỉ nhận lệnh của một cấp trên trực tuyến và hai bộ phận quản trị cùng cấp không liên hệ trực tiếp với nhau mà phải thông qua cấp trên chung của các hai bộ phận đó. Hệ thống quản trị kiểu chức năng được xây dựng trên cơ sở lý thuyết của Taylor, theo đó mỗi mỗi bộ phận chỉ phụ trách lĩnh vực mình được giao; Do đó mỗi bộ phận có thể nhận lệnh của một hay nhiều cấp trên giao phó. Về ưu điểm: Có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ từ trên xuống cấp dưới có quyền phản ánh ý kiến, quan điểm của mình lên cấp trên, cấp trên có trách nhiệm giải quyết. Mặt khác, nếu tổ chức theo cách như trên còn có ưu điểm là tạo ra môi trường lao động tích cực,phát huy tinh thần làm việc của người lao động trong công ty. Các phòng ban chức năng trong công ty và các đơn vị trực thuộc có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau.Tuy nhiên, để đạt được điều đó cần phải có sự phối hợp nhất định giữa hệ thống trực tuyến và các bộ phận hoạt động chức năng. Về nhược điểm: Tổ chức theo cách này nó rễ gây ra hiện tượng cấp dưới không tôn trọng cấp trên, từ đó gây ra sự “lộng hành” (hành động của cán bộ công nhân viên trong công ty vượt quá giới hạn cho phép). Mặt khác, nó cũng dễ gây ra hiện tượng lạm quyền. 2.2. Đặc điểm về sản phẩm của công ty 2.2.1. Đặc điểm về quy trình công nghệ Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các giai đoạn như sau: Nguyên vật liệu sau khi được nhập về hay thu mua trong nước được phân phối cho các đơn vị trực thuộc công ty (các cửa hàng, trung tâm, dịch vụ khách sạn, siêu thị...). Sau khi sản phẩm được phân phối về các đơn vị này nó sẽ phân phối tiếp cho người tiêu dùng thông qua hệ thống các nhân viên phục vụ trong công ty. Trong công ty còn được trang bị các kho dự trữ và bảo quản các nguồn hàng mới nhập về hay nguồn hàng ế đọng chưa bán hết. Việc sản xuất chế biến của công ty thực hiện theo quy trình như sau: Sau khi thực hiện chính sách thu mua, nhập nguyên liệu về sẽ được cung cấp đến các phân xưởng chế biến mà chủ yếu là phân xưởng chế biến đông lạnh. Sản phẩm sau khi được tạo ra sẽ được phân phối chủ yếu cho các đơn vị trực thuộc để cung cấp cho người tiêu dùng. 2.2.2. Đặc điểm về kết cấu mặt hàng kinh doanh Hiện nay công ty đã và đang kinh doanh các loại thực phẩm tươi sống, công nghệ, sản xuất chế biến vật tư tiêu dùng, dịch vụ (bao gồm các dịch vụ cho thuê cửa hàng, kho bãi, dịch vụ khách sạn). Đối với các loại thực phẩm tươi sống thì đặc điểm của nó là không để được lâu, cần được bảo quản một cách kỹ lưỡng để tránh tình trạng bị thối rữa, ôi thiu... Ngoài ra, đối với loại thực phẩm này còn có đặc điểm là khó bảo quản. Chính vì vậy, khi thực hiện kinh doanh mua bán phải đảm bảo đến mức thấp nhất những sản phẩm ế thừa do không tiêu thụ hết. Đối với các loại đồ hộp thì đặc điểm của nó là rễ bảo quản hơn các loại mặt hàng tươi sống, tuy nhiên nó cũng có thời hạn sử dụng nhất định. Điều này cũng cần phải chú ý và bảo quản một cách hợp lý, tránh trường hợp bán các loại đồ hộp quá thời hạn sử dụng. Đối với các dịch vụ, nhất là dịch vụ cho thuê và dịch vụ khách sạn thì nó lại có đặc điểm khác biệt riêng có của nó, các loại này nó có thể coi như một loại sản phẩm mà nó cung cấp cho người tiêu dùng những điều kiện giúp cho người tiêu dùng thoả mãn. Hiện nay nó được coi như là một nghành mũi nhọn của đất nước, chính vì vậy việc đầu tư phát triển nghành nghề này là rất cần thiết. Đối với mặt hàng đông lạnh do công ty tự chế biến. Mặt hàng này nó cũng mang lại nhiều đặc điểm khấc biệt của nó so với các mặt hàng khác. Chính vì vậy, việc sản xuất chế biến cần phải xác định đúng khối lượng nhu cầu mà thị trường cần đồng thời phải nâng cao chất lượng hơn nữa. Về kết cấu mặt hàng kinh doanh: Hiện nay công ty đang kinh doanh số mặt hàng chủ yếu sau: Các loại dầu ăn (dầu tân bình, dầu cái lân, dầu Mavela, dầu khác...), đồ hộp hạ long, mì chính, nước mắm, thực phẩm đường sữa, muối ăn và một số mặt hàng nguội khác. Qua số liệu ở bảng 3 về các quý của năm 2001 chúng ta thấy rõ về tình hình kinh doanh của các mặt hàng này. Bảng 3: Tình hình tiêu thụ theo kết cấu mặt hàng kinh doanh 2001 Đơn vị: Ngàn đồng. Chỉ tiêu Quý I/2001 Quý II/2001 Quý III/2001 Quý IV/2001 1. Dầu ăn 3.336.684 2.485.882 3.022.451 3.460.624 2.Hàng hạ long 1.040.808 226.635 319.120 402.583 3. Bột canh 252.439 2.065.468 189.986 224.502 4. Mì chính 802.443 115.602 1.447.564 1.331.040 5. Nước mắm 121.669. 134.557 108.887 100.819 6. Thực phẩm 89.714 285.655 142.347 141.629 7. Đường sữa 308.323 31.477 266.223 210.701 8. Muối 17.223 2.591 33.698 33.881 9. Hàng nguội khác 388.007 115.040 727 449.535 10. Rượu 126.650 525.028 1.213.160 Nguồn số liệu: (Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng của công ty) Qua số liệu này chúng ta thấy rằng mặt hàng kinh doanh của công ty rất đa dạng, đặc biệt hiện nay công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác có giá trị như các loại thực phẩm đồ hộp nhập ngoại. Về doanh thu qua các quý trong năm 2001 là tương đối lớn và ổn định qua các quý. Điều này nó đảm bảo cho doanh thu của công ty đạt được kế hoạch đề ra. Trong số các mặt hàng trên thì mặt hàng dầu ăn là chiếm tỷ trọng lớn nhất, doanh số qua các quý thường thường là trên 3 tỷ đồng. Tuy nhiên mặt hàng muối ăn là có doanh thu nhỏ nhất khoảng trên dưới 10 triệu đồng, mặc dù vậy việc kinh doanh mặt hàng này vẫn mang tỷ lệ lợi nhuận lớn nhất. Thị trường và đối thủ cạnh tranh: Năm 2000 cho chúng ta thấy rằng: Trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại quốc doanh phải cố những biện pháp vượt qua mọi khó khăn phức tạp mới để hoà nhập kinh doanh theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Được sự quan tâm thường xuyên của sở thương mại Hà Nội, công ty đã tiếp tục định hướng trên ba mặt: sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Đẩy mạnh việc xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Các sản phẩm, dịch vụ của công ty được tiêu thụ trên thị trường trong nước và thế giới. Nhìn chung ở vào thời điểm hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty vẫn là các thị trường truyền thống như thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường tại khu vực Hà Nội và vùng lân cận... Hiện nay, thị trường ở khu vực này rất sôi động, nó góp phần đem lại cho công ty kết quả kinh doanh rất tốt và ổn định. Về khác hàng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của công ty phần lớn chủ yếu là khách hàng nội địa trong nước, số lượng khách nước ngoài là rất ít và chủ yếu là trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn. Đặc điểm của khách hàng trong nước là thu nhập thấp, chính vì vậy hoạt động tiêu dùng của họ là không cao, phần lớn họ chỉ sử dụng những mặt hàng thiết yếu cho mình. Còn đối với những khách hàng nước ngoài tuy chiếm một tỷ lệ ít nhưng họ lại tiêu dùng nhiều do họ có thu nhập cao. Cho nên cũng cần phải quan tâm đến các khách hàng này. Khách hàng này chủ yếu tiêu thụ những sản phẩm dịch vụ của công ty (như dịch vụ khách sạn...). Về đối thủ cạnh tranh: Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thực phẩm mới thành lập, sức cạnh tranh là rất gay gắt. Các doanh nghiệp này cũng kinh doanh về lĩnh vực thực phẩm bao gồm các loại như đồ hộp, mặt hàng tươi sống và thực phẩm công nghệ... Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta với việc tự do kinh doanh mua bán trao đổi hàng hoá thì vấn đề cạnh tranh lại càng trở lên gay gắt hơn bao giờ hết, đặc biệt ngoài sự xuất hiện của các doanh nghiệp thực phẩm mới còn phải kể đến những người dân kinh doanh nhỏ lẻ. Số lượng người này rất nhiều điều này nó có tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của công ty vào thời điểm hiện nay. 2.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu Các nguyên vật liệu mà công ty sử dụng một phần là nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, phần còn lại là do công ty thực hiện việc thu mua từ các hộ nông dân, các nông trang sản xuất. Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài thì phần lớn là các loại đồ hộp, cho nên khi nhập về những sản phẩm này không cần thông qua công tác chế biến mà đưa vào phân phôí ngay cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng, trung tâm, các siêu thị (số đem vào chế biến là rất ít). Đối với những nguyên vật liệu mà công ty thu mua trong nước thì phần lớn là các mặt hàng tươi sống, mặt hàng đông lạnh (do xí nghiệp trong công ty tự sản xuất)... Các loại này sau khi đưa về sơ chế, chế biến sẽ được cung cấp cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới trải rộng khắp Hà Nội và một soó vùng lân cận. Đó là các cửa hàng, các trung tâm, các siêu thị, khách sạn. 2.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị Hiện nay, một số cửa hàng, trung tâm, xí nghiệp của công ty được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động tương đối có hiệu quả nhứi nghiệp Lương Yên. Đây là một xí nghiệp mới được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động trong thời gian gần đây. Tuy nhiên nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật và máy móc thiết bị của công ty rất lạc hậu kể cả văn phòng công ty. Các trang thiết bị phục vụ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đều được đầu tư mua sắm từ nhiều năm trở về trước, và ít được đầu tư mua sắm mới. Các trang thiết bị này hầu hết đã quá hạn sử dụng và khấu hao gần hết. Điều này cũng gây trở ngại đáng kể cho công ty trong việc thực hiện quá trình vận hành sản xuất kinh doanh của mình. 2.5. Đặc điểm về lao động của công ty Hiện nay lực lượng lao động của công ty phần lớn là lao động nữ, chiếm một tỷ lệ tương đối lớn khoảng trên dưới 80% so với tổng số lao động của công ty, phần lớn lượng lao động này đã qua đào tạo và dạy nghề. Số lao động trong biên chế của công ty tương đối lớn, chiếm gần hết số lao động trong công ty, số lượng lao động hợp đồng và công nhật chiếm rất ít, với tỷ lệ không đáng kể. Trong tổng số lao động của công ty thì lao động quản lý chiếm khoảng 15% trong tổng số lao động. Nhìn vào số liệu trên chúng ta thấy rằng: Công ty này là công ty kinh doanh thương mại dịch vụ là chủ yếu nên lao động làm trong công ty phần lớn là lao động nữ là điều rất rễ hiểu, bởi vì trong lĩnh vực kinh doanh này thì chỉ có lao đông nữ mới phù hợp, có vậy mới phát huy nội lực của việc sản xuất kinh doanh trong công ty. Mặt khác, như trên chúng ta đã thấy rằng tỷ lệ lao động quản lý trên tổng số lao động trong công ty là tương đối phù hợp. Theo tổng kết của côngty về số lao động qua các tháng, các năm vừa qua là tương đối ổn định . Điều này nó đảm bảo tính ổn định trong sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Cụ thể thông qua bảng số liệu dưới đây chúng ta thấy rõ: Bảng4: Số lao động của công ty qua các tháng trong các năm gần đây (1998 - 2000) Đơn vị: Người Tháng Lao động trong biên chế Lao động hợp đồng Lao động nữ Lao động gián tiếp 1/1998 856 29 688 141 2/1998 754 29 606 141 3/1998 754 27+2 427 138 4/1998 759 21+2 610 143 5/1998 756 10 608 140 6/1998 756 10 605 140 7/1998 751 22 618 139 8/1998 745 10 600 139 9/1998 718 8 581 127 10/1998 708 - 566 125 11/1998 704 - 562 126 12/1998 703 1 561 126 1/1999 702 3 553 125 2/1999 702 3 558 126 3/1999 661 3 520 121 4/1999 656 3 523 118 5/1999 650 3 513 119 6/1999 647 5 513 122 7/1999 648 5 513 125 8/1999 648 16+6 513 124 9/1999 748 16+6 513 125 10/1999 656 8+2 515 124 11/1999 654 2+2 513 128 12/1999 646 8 508 120 1/2000 645 9 508 123 2/2000 641 9 506 122 3/2000 640 9 502 118 4/2000 640 12+1 503 126 5/2000 637 12+1 503 125 6/2000 639 11+1 504 125 7/2000 639 10+1 502 123 8/2000 638 11+1 502 123 9/2000 637 12+4 501 122 10/2000 635 12+4 500 121 11/2000 649 11+4 501 119 12/2000 643 9+4 508 119 Nguồn: (Bảng tổng kết số lượng lao động qua các tháng trong năm) 3. Thực trạng về tình hình tài chính của công ty Thực Phẩm Hà Nội 3.1. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty Về tổng vốn kinh doanh theo số liệu ở bảng 5 cho chúng ta thấy năm 1998 tăng hơn so với năm 1997 là +283 triệu đồng, tương ứng tăng +1,2% so với năm 1997. Năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là +16.021 triệu đồng (tương ứng tăng +69,8%) và năm 2000 giảm hơn so với năm 1999 là -5.875 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ -15%). Như vậy tổng vốn kinh doanh của công ty trong hai năm trở lại đây có phần giảm xút. Điều này là do nhu cầu tiêu thụ của thị trường, phần còn lại là do sự cạnh tranh gay gắt. Sự giảm trên là do vốn lưu động giảm. Cụ thể vốn lưu động năm 1999 là 18.886 triệu đồng, sangnăm 2000 con số này chỉ đạt 12.240 triệu đồng, giảm - 6.646 triệu đồng (với tỷ lệ tương ứng là - 35,2%). Nguồn vốn lưu động giảm là do vốn bằng tiền giảm mạnh. Năm 1999 vốn bằng tiền của công ty đạt 9.788 triệu đồng, nhưng sang năm 2000 con số này chỉ đạt 550 triệu đồng, giảm - 9.238 triệu đồng (với tỷ lệ - 94,3%). Mặt khác hàng tồn kho lại tăng mạnh do không tiêu thụ hết. Hàng tồn kho năm 1999 là 206 triệu đồng, sang năm 2000 là 2.957 triệu đồng, điềunày nó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra các hàng tồnkho, khoản phải thu, vốn lưu động khác nó cũng là một phần trong vốn lưu động. Vốn bằng tiền qua các năm 1997, 1998, 1999, 2000 chiếm khoảng 23,85%, 8,4%, 51,8%, 61,2% so với tổng số vốn lưu động. Các khoản phải thu qua các năm này cũng chiếm một tỷ lệ tương ứng là 23,7%, 41,3%, 36,2%, 91% so với tổng vốn lưu động. Số lượng vốn lưu động khác cũng chiếm một tỷlệ đáng kể trong vốn lưu động trong công ty. Cụ thể qua 4 năm trên số liệu ở bảng 5. Năm 1997 chiếm khoảng 22,7% so với vốn lưu động, năm 1998 con số này là 18,1%, năm 1999 là 10,9% và năm 2000 là - 13,1%. Đặc biệt năm 2000 vốn lưu động khác giảm sút một cách rõ rệt. 3.2. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định 3.2.1. Cơ cấu và tình hình biến động vốn cố định VCĐ của công ty Thực Phẩm Hà Nội được hình thành từ các nguồn sau: Nguồn do ngân sách nhà nước cấp, nguồn tự bổ xung, nguồn vốn vay và nguồn vốn huy động trong công ty. Cụ thể thông qua bảng 6 về cơ cấu VCĐ của công ty trong năm 1998 chúng ta sẽ thấy rõ: Bảng6: Cơ cấu VCĐ của công ty năm 1998 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch S. tiền % S. tiền % S. tiền % 1.NSNN cấp a.Nguồn vốn kinh doanh b.Nguồn đầu tư 5.574 7.768 20 33 6.314 14.107 23 43 +740 +6.338 1,5 89 2. Vốn tự bổ xung 1.821 8,9 1.823 7,8 +2 0,0001 3. Vốn vay 7.788 33,1 7.099 22,3 -689 0,009 4. Vốn khác 403 5 402 3,9 -1 0,0003 23.354 100 29.745 100 6390 90,5 Nguồn số liệu: bảng cân đối kế toán Qua số liệu này chúng ta thấy được tỷ trọng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Như trên chúng ta biết nguồn vốn do ngân sách nhà nước cho hai lĩnh vực đó là cấp cho vốn kinh doanh, cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản. Tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước cấp so với toàn bộ vốn kinh doanh của công ty là 53% trong đó cấp cho vốn kinh doanh là 20%, cấp cho đầu tư là 33%. Ngoài nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp còn có nguồn vốn tự bổ xung. Nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 8% so với toàn bộ vốn (số liệu đầu kỳ). Cuối kỳ luôn cao hơn đầu kỳ. Nguồn vốn vay của công ty chiếm khoảng 33,1% so với tổng số vốn kinh doanh (vào đầu kỳ) và 22,3% vào cuối kỳ. Như vậy trong năm 1998 nguồn vốn vay cuối kỳ thấp hơn đầu kỳ (xét về mặt tỷ trọng so với toàn bộ nguồn vốn). Trong công ty nguồn vốn khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 3% - 5%. So với đầu kỳ thì nguồn vốn vay khác giảm (xét về mặt tỷ trọng so với toàn bộ nguồn vốn). Cụ thể cuối kỳ chỉ đạt 3,9% so với đầu kỳ 5% (số liệu năm 1998). 3.2.2. Khấu hao TSCĐ Trong quá trình sử dụng và quản lý, TSCĐ luôn bị hao mòn dưới hai hình thức đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được phân bbổ vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Doanh nghiệp thành lập một quỹ khấu hao cơ bản. Song do điều kiện thực tế thì quỹ khấu hao cơ bản vẫn có thể được dùng vào tái sản xuất mở rộng TSCĐ, khả năng này có thể thực hiện bằng các cách công ty sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như một nguồn tài sản chính bổ xung cho các mục đích đầu tư phục vụ sản xuất. Chính vì vậy, khấu hao TSCĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi công ty. Đối với công ty Thực Phẩm Hà Nội thì quỹ khấu hao được thể hiện dưới bảng sau: Bảng7: Thực tế khấu hao TSCĐ của công ty qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1. Nguyên giá TSCĐ 6.537 9.738 9.991 2. Khấu hao trong năm 1.797 1.186 1.119 Tổng khấu hao 4.337 4.335 3.996 4. Giá trị còn lại 5.400 5.403 5.995 5. Tỷ lệ trích khấu hao 12,2% 11,4% 11,2% Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Qua số liệu trên chúng thì mức khấu hao năm 1999 là cao nhất, con số tương ứng là 1.186 triệu đồng. Xu hướng khấu hao có chiều hướng giảm mặc dù nguyên giá TSCĐ vẫn tăng nhưng do tỷ lệ trích khấu hao giảm xuống nên mức khấu hao giảm xuống điều này là hợp lý. Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao trong năm = ắắắắắắắ Số năm sử dụng Việc xác định số năm sử dụng cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng sao cho phù hợp nhất. 3.2.3. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định Việc bảo toàn và phát triển vốn cố định nó cho phép các doanh nghiệp bảo toàn được nguồn vốn cho quá trình hoạt ddộng sản xuất kinh doanh trong công ty được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục. Đối với công ty Thực Phẩm Hà Nội, việc bảo toàn và phát triển vốn cố định cũng cần phải xem xét một cách thật kỹ lưỡng và chi tiết. Cụ thể thông qua số liệu về nguyên giá TSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ qua các năm được thể hiện rõ. Năm 1998 giá trị TSCĐ đầu kỳ là 6.537 triệu đồng, con số này vào cuối kỳ là 9.737 triệu đồng; năm 1999 các con số tương ứng đầu kỳ và cuối kỳ là 9.737 triệu đồng, 9.991 triệu đồng và năm 2000 con số này tương ứng là 9.991 triệu đồng, 17.861 triệu đồng. Số liệu này cho chúng ta thấy rằng tình hình bảo toàn TSCĐ của công ty qua các năm là tương đối ổn định, cuối kỳ luôn cao hơn đầu kỳ. Điều này nó đã thể hiện được tình hình bảo toàn, đầu tư TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày một tăng. Không những công ty đáp ứng được tình hình bảo toàn TSCĐ mà còn phát triển nó một cách hợp lý nhàm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định được phản ánh thông qua một hệ thống các chỉ tiêu như: Suất sinh lời của TSCĐ, sức sản xuất của TSCĐ, suất hao phí của TSCĐ, hệ số lãi gộp vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định (theo doanh thu và theo lợi nhuận). Lợi nhuận sau thuế + Suất sinh lời của TSCĐ = ắắắắắắắ Nguyên giá TSCĐ Doanh thu + Sức sản xuất TSCĐ = ắắắắắắắ Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ + Suất hao phí TSCĐ = ắắắắắắắ Doanh thu Lãi gộp + Hệ số lãi gộp vốn cố định = ắắắắắắắắắ Vốn cố định bình quân Doanh thu + Hiệu quả sử dụng vốn cố định theo doanh thu = ắắắắắắắắắ Vốn cố định bình quân Lợi nhuận sau thuế + Hiệu quả sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận = ắắắắắắắắắ Vốn cố định bình quân Theo số liệu của công ty vào năm 2000: Sức sinh lời của TSCĐ = 456 / 9.991 = 0,045 Sức sản xuất TSCĐ = 81.848 / 9.991 = 7,2 Sức hao phí TSCĐ = 9.991 / 81.848 = 0,17 Hệ số lãi gộp vốn cố định = 8.796 / 20.840 = 0,43 Các hệ số hiệu quả sử dụng vốn được xác định như trên nó phản ánh được tình hình sử dụng vốn cố định trong công ty là tương đối có hiệu quả. 3.3. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động 3.3.1. Sự biến động cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành của công ty bao gồm nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, nguồn tự bổ xung, nguồn tín dụng và nguồn chiếm dụng. Bảng8: Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành và sự biến động của nó năm 1998 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch S. tiền % S. tiền % S. tiền % 1. NSNN cấp 7.768 40 14.107 68,7 +6.338 1,5 2. Vốn tự bổ xung 1.821 15,4 1.823 4,7 +2 0,0001 3. Vốn tín dụng 7.788 40,8 7.099 35,3 -689 0,009 4. Vốn vay 403 3,8 402 1,3 -1 0,00025 ồ 17.770 100 23.031 100 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán Vốn lưu động do ngân sách nhà nước cấp chiếm khoảng 40% so với toàn bộ vốn lưu động (đầu năm 1998) và đến cuối năm 1998 con số này là 68,7%. Về mặt giá trị tuyệt đối thì nguồn vốn này vào đầu năm là 7.768 triệu đồng, cuối năm là 14.107 triệu đồng, tăng + 6.338 triệu đồng so với đầu năm. Trong các loại vốn lưu động trên thì vốn chiếm dụng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể đầu năm là 403 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ là 3,8%) và cuối năm là 402 triệu đồng (tương ứng là 1,3%). Vốn tự bổ xung chiếm một tỷ lệ tương đối: Đầu năm 15,4% và cuối năm là 4,7%. Ngoài ra nguồn vốn vay chiếm một tỷ lệ rất lớn, cụ thể đầu năm chiếm khoảng 40,8% (tương ứng là 7.788 triệu đồng) và cuối năm là 35,3% (tương ứng là 7.099 triệu đồng). 3.3.2. Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển Như chúng ta đã biết vốn lưu động luôn luôn được luân chuyển theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này nó bao gồm nguồn vốn dùng cho dự trữ, nguồn vốn dùng cho sản xuất kinh doanh và nguồn vốn dùng cho lưu thông. Tổng nguồn vốn lưu động dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty vào khoảng 24 tỷ đồng (số liệu năm 2001). Trong đó nó được phân bổ theo một tỷ lệ cho các khâu trên. Cụ thể ở khâu dự trữ nó chiếm khoảng 50% giá trị của tổng vốn lưu động. Số còn lại là dùng cho khâu sản xuất kinh doanh và lưu thông. Số vốn dùng cho lưu thông bao gồm tiền và các khoản phải thu cũng như các khoản tạm ứng. Số tiền dùng cho lưu thông năm 2001 là khoảng 878 triệu đồng. Nó bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Vốn lưu động dùng cho sản xuất kinh doanh chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số vốn lưu động. Nó chiếm khoảng trên dưới 30% so với tổng số vốn lưu động (số liệu năm 2001). 3.3.3. Tình hình sử dụng tài sản dự trữ trong vốn lưu động Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100203.doc
Tài liệu liên quan