Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty cổ phần đầu tư và xây lắp 5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP 5. 2

1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP 5 2

1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 2

1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của cổng ty: 4

2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY: 8

2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh: 8

2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ở một số lĩnh vực chủ chốt: 13

2.2.1 Công trình dân dụng và công nghiệp: 13

3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY: 24

3.1 Lý thuyết về đấu thầu: 24

3.2 Hoạt động đấu thầu của công ty: 25

3.2.1 Quy trình tham gia đấu thầu 25

3.2.2 Công tác lập Hồ sơ dự thầu cho một gói thầu cụ thể: 29

4. HIỆU QUẢ ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY: 43

4.1 Hiệu quả đấu thầu là gì? 43

4.2 Thực trạng hiệu quả đấu thầu tại công ty: 44

4.2.1 Lợi ích từ các công trình trúng thầu đem lại: 44

5. NHẬN XÉT CHUNG: 46

5.1 Những thành tựu: 46

5.2 Những hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu: 49

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM 52

NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU Ở CÔNG TY 52

1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 52

2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU: 53

2.1 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của công ty: 54

2.1.1 Giải pháp về con người: 54

2.1.2 Giải pháp tăng cường vốn: 56

2.1.3 Giải pháp về tăng cường tổ chức quản lý: 57

2.1.4 Giải pháp về tăng cường hoạt động ngoại giao, mở rộng đối tác kinh doanh: 60

2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng HSDT: 60

2.3 Nhóm giải pháp hạn chế tình trạng trượt thầu vô lý: 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty cổ phần đầu tư và xây lắp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể trên cơ sở xem xét năng lực của công ty và có kế hoạch tham gia đấu thầu một cách có hiệu quả. Phòng KHDT cử cán bộ đến đơn vị mời thầu mua hồ sơ dự thầu ngay sau khi có thông báo. Đây được coi là tài liệu quan trọng để các cán bộ trong phòng nghiên cứu, phân tích và xây dựng hồ sơ dự thầu. Các nội dung sau đây được công ty đặc biệt chú trọng trong phân tích hồ sơ mời thầu: Nhận diện gói thầu: Việc nhận diện gói thầu giúp công ty xác định được năng lực tham gia của phía công ty trong công tác đấu thầu. Các gói thầu được chú trọng nghiên cứu là: Gói thầu tư vấn, gói thầu xây lắp và gói thầu mua sắm hàng hoá. Xác định năng lực của đơn vị khi tham gia đấu thầu: Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết cho việc xây dựng hồ sơ dự thầu. Một cán bộ trong phòng sẽ trực tiếp xem xét và lập các hồ sơ chứng minh năng lực pháp nhân của đơn vị khi tham gia dự thầu. Ngoài những yêu cầu của pháp luật, của đơn vị khi tham gia đấu thầu như số vốn, thời gian hoạt động, kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn. Cán bộ phụ trách phần công việc này sẽ có trách nhiệm nghiên cứu kỹ những đặc điểm đặc thù của chủ đầu tư và tính chất của công trình, từ đó đưa ra các thông tin cần thiết của công ty, trong nhiều hồ sơ dự thầu thành tích công tác, các danh hiệu khen thưởng cấp bộ và ngành trao tặng công ty chính là điều kiện quan trọng giúp công ty chiếm được cảm tình và niềm tin từ phía chủ đầu tư. Xác định nhân sự tham gia: Trưởng phòng KHDT sẽ có trách nhiệm cử cán bộ đảm nhận việc xây dựng và thực hiện dự án tham gia đấu thầu, thường là một nhóm 3 - 5 nhân viên có trình độ đại học và kỹ sư với kinh nghiệm làm việc lâu năm, đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư và đã từng đảm nhận các dự án tương tự mà công ty đã thực hiện. Trên cơ sở yêu cầu của nhà thầu, cán bộ trong phòng sẽ có trách nhiệm phân tích và xây dựng biện pháp thi công cho công trình đấu thầu. Đối chiếu với năng lực hiện tại của công ty, số máy móc thiết bị đơn vị hiện có, số lượng nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu thi công của công trình, những cán bộ phụ trách sẽ đưa ra nhận định về tính khả thi và khả năng thành công trong việc xây dựng hồ sơ thầu đối với dự án. Một bộ phận phân tích dự toán sẽ có nhiệm vụ bóc tách các số liệu mà bên chủ thầu đưa ra dựa trên bảng tiên lượng dự thầu. Trên cơ sở đó tính ra được chi phí hợp lý cho công trình, đồng thời làm cơ sở để đưa ra giá thầu của dự án. Việc phân tích này đòi hỏi nhiều thời gian và cán bộ có năng lực tiến hành vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình và khả năng trúng thầu của đơn vị. Hiện nay trong công ty có 3 nhân viên chuyên thực hiện các dự toán cho công trình, với kinh nghiệm làm việc trên 10 năm trong lĩnh vực này. Các yêu cầu về thời gian thực hiện, hạn nộp hồ sơ cũng luôn được đưa ra xem xét một cách cẩn trọng trong quá trình phân tích hồ sơ mời thầu. Một trong những yêu cầu không thể thiếu của việc phân tích mà công ty tiến hành là nghiên cứu đánh giá đối thủ cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu. Trong một dự án được đấu thầu, có rất nhiều đơn vị sẽ tham gia. Tuy không biết rõ được đơn vị nào sẽ trúng thầu, nhưng bằng kinh nghiệm làm việc của mình, các cán bộ trong phòng sẽ đánh giá được khả năng tham gia của các đơn vị cạnh tranh, sơ bộ đánh giá được năng lực của đơn vị bạn. Nhận thức rõ điểm mạnh điểm yếu của công ty mình so với các đơn vị khác khi tham gia đấu thầu. Bước 3: Lập hồ sơ dự thầu Sau khi đã tiến hành phân tích từng nội dung, yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, nhóm cán bộ được phụ trách dự án đấu thầu sẽ xây dựng hồ sơ dự thầu dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng KHĐT. Hồ sơ dự thầu thường được xây dựng trên cơ sở tổng hợp công việc của 3 bộ phận đã được phân công thực hiện. Thông thường, một hồ sơ dự thầu mà công ty tham gia đấu thầu gồm các nội dung sau: Giấy uỷ quyền Thư giảm giá Đơn dự thầu Đảm bảo dự thầu Thông tin về nhà thầu Báo cáo năng lực tài chính Hồ sơ kinh nghiệm làm việc của công ty Bảng thống kê các công trình đã và đang thực hiện Bảng kê máy móc thiết bị thi công và những vật tư chính sẽ được huy động để thi công công trình Bảng kê dụng cụ, thiết bị thí nghiệm kiểm tra Bố trí nhân sự thi công công trình Bảng đơn giá chi tiết Bảng tổng hợp giá dự thầu Sơ đồ tổ chức hiện trường Nội dung lập hồ sơ dự thầu này sẽ còn được đề cập trong ví dụ cụ thể ở phần sau để làm minh chứng cho hoạt động đấu thầu của công ty cũng như lấy đó là cơ sở để phân tích những hạn chế mà công ty gặp phải trong công tác đấu thầu. Bước 4: Trình duyệt và nộp HSDT Sau khi các bộ phận liên quan hoàn thành phần việc, HSDT sẽ được trình duyệt lên giám đốc. Sau khi được duyệt HSDT sẽ được nộp cho chủ đầu tư đúng hạn. Công ty sẽ cử cán bộ tham gia buổi mở thầu, và hoàn tất các thủ tục cần thiết khác. Bước 5: Ký kết hợp đồng Sau khi trúng thầu, công ty sẽ tiến hành thỏa thuận về ngày giờ, địa điểm và các nội dung tiến hành kí kết trong hợp đồng. Việc ký kết vừa nhằm xác định mối quan hệ giữa công ty với chủ đầu tư, đồng thời công ty bắt tay vào việc chuẩn bị cho xây dựng công trình cả về vật chất và con người. Bước 6: Hậu đấu thầu Trong giai đoạn này, công ty hoàn toàn tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các công trình theo đúng thiết kế và các thỏa thuận đã có giữa các bên. Mọi thay đổi về kết cấu và thiết kế của công trình đều được thỏa thuận và có sự chấp nhận của bên chủ đầu tư. Ngay sau khi công trình được hoàn thiện, công ty tiến hành nghiệm thu công trình với bên đối tác và thanh toán các khoản chi phí còn lại giữa hai bên. Sơ đồ 2: Quy trình đấu thầu của công ty Thu thập thông tin Mua HSDT và phân tích thông tin Lập hồ sơ dự thầu Trình duyệt và nộp HSDT Ký kết hợp đồng Hậu đấu thầu 3.2.2 Công tác lập Hồ sơ dự thầu cho một gói thầu cụ thể: Như đã giới thiệu ở trên, quy trình đấu thầu của công ty bao gồm 6 bước cụ thể từ khâu tiếp nhận thông tin đến khi kết thúc và vấn đề hậu đấu thầu. Tuy nhiên, xét trong cả quá trình thì công tác lập hồ sơ dự thầu là quan trọng hơn cả, nó quyết định đến khả năng trúng thầu của công ty đối với các dự án tham gia. Qua quá trình thực tập tìm hiểu tại công ty, em xin đưa ra đây một dự án đấu thầu mà công ty đã tham gia để làm cơ sở cho việc phân tích, đó là Hồ sơ dự thầu thuộc “Dự án xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ trường đại học ngoại ngữ Huế - giảng đường số 3” Hồ sơ dự thầu này là một tập tài liệu gồm 3 phần như sau: Phần I: Nội dung về hành chính pháp lý Đơn dự thầu Bảo lãnh dự thầu Kê khai tóm tắt về hoạt động của nhà thầu Thông tin chung Kê khai năng lực tài chính của nhà thầu Danh mục các hợp đồng tương tự đã thực hiện Danh mục các hợp đồng tương tự đang thực hiện Danh sách cán bộ chủ chốt điều hành thi công tại công trường. Danh sách công nhân tham gia công trình Sơ đồ tổ chức thi công tại hiện trường. Bảng kê máy móc, thiết bị thi công Bảng kê dụng cụ, thiết bị thí nghiệm kiểm tra Danh mục vật tư chủ yếu sử dụng cho công trình Phần II: Các nội dung về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ và biện pháp thi công Thuyết minh biện pháp tổ chức thi công Bảng tiến độ thực hiện hợp đồng, biểu đồ nhân lực Bản vẽ thuyết minh biện pháp thi công Phần III: Các nội dung về giá dự thầu Thuyết minh cơ sở tính giá dự thầu; Bảng tính giá dự thầu các hạng mục ; Bảng phân tích đơn giá chi tiết a) Phần I: Đây là phần chủ yếu giới thiệu công ty, với các nội dung như: tên đơn vị, trụ sở, ngành nghề hoạt động, số vốn, thành phần lãnh đạo công ty, các công trình công ty đã thực hiện, số liệu tài chính trong 3 năm liên tiếp, các thành tích đạt được, bằng khen và các danh hiệu khác v.v... Những thông tin này là yêu cầu bắt buộc của HSDT để chứng minh công ty có đủ năng lực pháp lý khi tham gia gói thầu. * Đơn dự thầu: Đơn dự thầu là yêu cầu bắt buộc cần phải có trong HSDT, trong đơn này công ty đặc biệt lưu ý phần đưa ra giá dự thầu, biện pháp bảo đảm và thời hạn có hiệu lực của bộ hồ sơ dự thầu. Đơn dự thầu thường được xếp đầu tiên trong bộ hồ sơ nhưng lại được xây dựng sau cùng, khi đã hoàn tất các giai đoạn phân tích, bóc tách hồ sơ mời thầu và tính toán giá thành. Nội dung trong đơn đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của chủ đầu tư, một mức giá hợp lý và đi kèm với đó là bản tính toán chi tiết và trong khoảng thời gian cho phép sẽ được tính thành điểm đánh giá và tổng hợp điểm này sẽ quyết định khả năng thắng thầu của công ty. Với dự án đấu thầu nêu trên thì đơn dự thầu sẽ có nội dung cụ thể như sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN DỰ THẦU Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Kính gửi: ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ Sau khi nghiên cứu Hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số 01/2008 mà chúng tôi đã nhận được ngày 30/5/2008. Chúng tôi, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp 5, cam kết thực hiện gói thầu Xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ trường đại học ngoại ngữ Huế - giảng đường số 3 theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu với tổng số tiền là: 10.500.000.000VNĐ (mười tỉ, năm trăm triệu đồng Việt Nam) cùng với biểu giá chi tiết kèm theo. Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tương đương với 10% giá trị hợp đồng theo quy định của HSMT và cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng. Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian 60 ngày, kể từ 8 giờ ngày 16 tháng 06 năm 2008./. Đại diện hợp pháp của nhà thầu GIÁM ĐỐC NGUYỄN VĂN HỘI * Danh mục các hợp đồng tương tự đang thực hiện: Danh mục này được đưa ra với mục đích công ty muốn giới thiệu với chủ đầu tư chuyên môn cũng như kinh nghiệm của mình khi tham gia gói thầu. Đồng thời để chủ đầu tư có thể tham khảo và đối chiếu với thực tế hoạt động của công ty. Trong dự án đấu thầu này, thông tin về hợp đồng tương tự đang thực hiện như sau: Bảng 10:Danh mục các Hợp đồng tương tự đang thực hiện TT Tên hợp đồng Tên chủ đầu tư Giá trị HĐ Giá trị phần công việc chưa hoàn thành Thời hạn hợp đồng Khởi công Hoàn thành 1 Hợp đồng121/HĐXL –TTN LTR Trường trung cấp nghề Lê Thị Riêng: Xây dựng nhà lớp học 5 tầng và khối Hội trường Trường trung cấp nghề Lê Thị Riêng 15.030.000.000 30% 17/10/2007 17/9/2008 Nguồn: Hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ- ĐH Huế *Các nội dung khác: Các nội dung khác mà trong bộ HSDT này giới thiệu ở phần I là việc bố trí lực lượng thi công tại công trường bao gồm nhân lực và nguyên vật liệu. Đối với công trình xây dựng này thì đội ngũ nhân lực được bố trí như sau: Bộ máy nhân sự Ban chỉ huy công trường : Ban chỉ huy công trường gồm chỉ huy trưởng, các kỹ sư phụ trách bộ phận quản lý công trường. Đây là bộ phận trực tiếp tổ chức quản lý điều hành thi công công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn và phù hợp với các quy định của Nhà nước. Do vậy yêu cầu trình độ quản lý, tổ chức, kinh nghiệm nghề nghiệp của các cán bộ này cần đạt yêu cầu cao có đủ năng lực điều hành công việc. Ban chỉ huy công trình có đủ thẩm quyền, quyết định công việc liên quan để đảm bảo công tác thi công an toàn, nhịp nhàng, đạt tiến độ chất lượng. Giữa Ban chỉ huy công trường và ban Giám đốc luôn có sự trao đổi thông tin kịp thời. Các tổ sản xuất : Do tính chất công trình và tính chất của các công việc khác nhau vì vậy mỗi công việc đều do các tổ, đội chuyên môn hóa thi công. Đội trưởng, người chỉ huy thi công trực tiếp tại công trình là kỹ sư xây dựng có nhiều kinh nghiệm thi công. Tổ trưởng là những công nhân có trình độ tay nghề cao, có trách nhiệm với công việc. Ngoài danh sách các tổ công nhân chính, những công việc phổ thông có thể huy động lao động địa phương. Trên toàn công trường được bố trí thành các tổ chuyên như sau : Bảng 11: Bảng phân bố tổ thi công tại công trường: T T TÊN TỔ SỐ TỔ SỐ CÔNG NHÂN 1 Tổ nề, bê tông, vệ sinh công nghiệp 02 70 2 Tổ sắt, thợ hàn, cơ khí 01 12 3 Tổ mộc, ván khuôn 02 15 4 Tổ bảo vệ, điện, nước, vận hành máy phục vụ thi công 01 07 5 Tổ điện, nước 01 10 6 Tổ bả sơn 01 10 Bảng 12: Bảng bố trí năng lực cán bộ thi công tham gia công trình T T NGÀNH NGHỀ PHÂN LOẠI TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ SỐ LƯỢNG 1 Tổ nề, bê tông, vệ sinh công nghiệp Công nhân Bậc 3 20 - Bậc 4 20 - Bậc 5 15 Bậc 6 10 - Bậc 7 5 2 Tổ sắt, thợ hàn, cơ khí - Bậc 3 04 - Bậc 4 02 - Bậc 5+6 06 3 Tổ mộc, ván khuôn - Bậc 3 03 - Bậc 4 04 - Bậc 5 06 - Bậc 6 02 4 Tổ bảo vệ, điện, nước, vận hành máy phục vụ thi công Điện,nước - Bậc5 01 Lái xe - Bậc 5 01 - Bậc 6 01 Trắc đạc - Bậc 5 01 - Bậc 6 01 Bảo vệ công trường - 02 5 Tổ điện, nước - Bậc 4 02 - Bậc 5 02 Bậc 6 03 Bậc 7 01 6 Tổ bả sơn - Bậc 4 03 - Bậc 5 02 - Bậc 6 04 - Bậc 7 01 Nguồn HSDT công trình xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ - ĐH Huế Nhiệm vụ cụ thể của các tổ, đội : Tổ nề ,bê tông, vệ sinh công nghiệp: Đảm nhiệm toàn bộ việc: dọn sửa hố móng, khuân vác, dọn vệ sinh công trường, đổ bê tông vào các kết cấu cột, dầm, sàn bằng bê tông đổ tại chỗ, xây, trát,... của các hạng mục. Tổ sắt : Sản xuất, lắp dựng cốt thép cột, dầm, sàn và các chi tiết khác. Tổ mộc, cốp pha : Lắp dựng cốp pha cột dầm sàn và các chi tiết khác, tháo, dỡ ván khuôn. Tổ điện, nước : Gia công, lắp đặt điện, nước trong ngoài nhà, thu lôi chống sét. Tổ bảo vệ, điện, nước thi công và vận hành máy : Đảm bảo việc bảo vệ 24/24 toàn bộ trong phạm vi công trường; Phục vụ điện nước thi công cho toàn bộ công trình; Vận hành các loại máy thi công đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn lao động. Tổ bả sơn: Bả và sơn toàn bộ các hạng mục của công trường, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ, mỹ thuật. Ngoài ra, phần cam kết về việc sử dụng các loại máy móc, vật tư cùng với chất lượng và hiệu quả sử dụng của chúng là một phần không thể thiếu trong bộ HSDT. Bảng 13: Danh mục máy móc chủ yếu đưa vào công trình Số TT Loại thiết bị thi công Công suất Nước sản xuất Năm sản xuất Số giờ đã hoạt động Số lượng 1 Máy đầm bàn 1KW Hàn Quốc 2000 <4.000 giờ 3 2 Máy đầm cóc Mikasa 5CV Nhật 2003 <4.000 giờ 2 3 Máy đầm dùi 1,5KW Trung Quốc, Việt Nam 2004 <4.000 giờ 10 4 Máy ủi 110cv Nhật 2000 <5.000 giờ 1 5 Máy đào PC200 Hàn Quốc 2002 <5.000 giờ 2 6 Xe téc chở nước 5m3 Hàn Quốc 2000 <5.000 giờ 1 7 Máy bơm nước 5; 10; CV Nhật 2002 <4.000 giờ 4 8 Máy trộn bê tông 500lít Việt Nam 2003 <5.000 giờ 4 9 Máy trộn bê tông 250 lít Việt Nam 2003 <5.000 giờ 3 10 Máy cắt sắt - Trung Quốc 2002 <4.000 giờ 5 11 Máy uốn thép - Việt Nam 2002 <5.000 giờ 2 12 Máy cưa tay - Trung Quốc 2002 <4.000 giờ 3 13 ô tô vận chuyển 5-10T Hàn Quốc 2000 <5.000 giờ 3 14 Máy khoan BT cầm tay 1,5KW Nhật 2000 <4.000 giờ 5 15 Máy hàn 23KW Việt Nam 2001 <4.000 giờ 4 16 Xe cút kít 0,07m3 Trung Quốc 2005 < 4 công trình 20 17 Máy trắc đạc Sokkia Nhật 2002 <4.000 giờ 1 18 Máy thủy chuẩn Sokkia Nhật 2002 <4.000 giờ 1 19 Giáo tiệp - Việt Nam - < 5 công trình 700 bộ 20 Cốp pha tôn + chân kích - Việt Nam - < 5 công trình 700 bộ 21 Vận thăng - Việt Nam - < 5 công trình 2 22 Máy phát điện 10 KVA Nhật 2002 <4.000 giờ 2 Nguồn: HSDT công trình xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ - ĐH Huế b) Phần II: Trong phần II này chủ yếu là các nội dung liên quan đến kỹ thuật và việc thi công cho công trình. Một nhóm các kỹ sư và đội ngũ nhân viên có trình độ sẽ đảm nhận nội dung này. Bản thuyết minh biện pháp thi công chiếm rất nhiều thời gian và độ khó thể hiện trong việc chi tiết hóa công việc. Mỗi công trình có những đặc trưng và kỹ thuật khác nhau và người kỹ sư xây dựng phải thể hiện được điều đó một cách dễ hiểu nhất trong từng bản thuyết minh đối với nhà thầu. * Thuyết minh biện pháp thi công: Tại gói thầu này, biện pháp thi công được thuyết minh cụ thể theo từng hạng mục công việc. Do có sự hạn chế của bài viết nên em không thể trình bày chi tiết các công việc đã có trong hồ sơ, vì vậy xin liệt kê ra đây các đề mục có trong phần thuyết minh biện pháp thi công để làm cơ sở lý luận cho các nội dung tiếp theo: Công tác trắc đạt Biện pháp thi công tổng thể: Công tác đào móng Công tác thi công móng Thi công cột Thi công dằm, giằng, sàn Biện pháp thi công cầu thang Công tác xây Công tác cửa Công tác trát, láng Công tác lát sàn, ốp tường, bậc thang, bậc cấp, bả sơn Công tác lắp dựng xà gồ, lợp mái Công tác điện nước, chống sét Hè rãnh, bồn hoa, bể ngầm, bể tự hoại và các công tác khác. Lắp đặt thiết bị vệ sinh Dọn dẹp, vệ sinh và bàn giao. * Thuyết minh về quản lý chất lượng công trình: Phần này trình bày cụ thể về các tiêu chuẩn và cách thức quản lý chất lượng công trình mà công ty sẽ tiến hành. Đối với từng hạng mục đều áp dụng những tiêu chuẩn quản lý riêng. Trong dự án này, các tiêu chuẩn sau được công ty áp dụng cho việc quản lý công trình Bảng 14: Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng để đảm bảo giám sát và quản lý chất lượng các công trình. T T TÊN TIÊU CHUẨN MÃ SỐ, NĂM BAN HÀNH 1 Tổ chức thi công TCVN 4055 - 85 2 Nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 4091 - 85 3 Quản lý chất lượng xây lắp công trình XD - Nguyên tắc cơ bản TCVN 5637 - 91 4 Hoàn thiện mặt bằng XD - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4516 - 88 5 Công tác hoàn thiện trong XD - Quy phạm TC và nghiệm thu TCVN 5671 - 92 6 Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447 - 87 7 Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 1770 - 86 8 Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong XD - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 1771 - 87 9 Xi măng Pooclang TCVN 2682 - 92 10 Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 4506 - 87 11 Kết cấu gạch, đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4085 - 85 12 Kết cấu BTCT toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4453 - 95 13 Kết cấu BTCT lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4452 - 87 14 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 4314 - 86 15 Thép cốt bê tông cán móng - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 4209 - 86 16 HT cấp thoát nước trong nhà và CT - Quy phạm NT và TC TCVN 4519 - 88 17 Bê tông kiểm tra đánh giá độ bền - Quy định chung TCVN 5440 - 91 18 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 - 91 19 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động - Quy định cơ bản TCVN 2287 - 78 20 Kết cấu BT và BTCT - Điều kiện KT để thi công và nghiệm thu TCVN 5724 - 93 21 Phương pháp thí nghiệm hiện trường 20 TCVN 88 - 82 22 Thi công và nghiệm thu thiết kế nền móng công trình TCN 21 - 86 23 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737 - 95 24 Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép TCVN 5574 - 91 25 Tiêu chuẩn bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên TCVN 506 - 87 26 Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68 -135:1995 27 Tiếp đất cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật TCN 68 -141:1995 28 Tiêu chuẩn xi măng TCVN 4403 - 85 TCVN 4316 - 86 TCVN 2682 - 92 29 Tiêu chuẩn thép cán nóng TCVN 1650 - 75 TCVN 1657 - 75 30 Cốt thép cho bê tông TCVN 8874- 86 31 Xi măng phương pháp lấy mẫu và thử mẫu TCVN 4487- 89 32 Giàn giáo xây dựng 20TCN 166 - 89 33 Cốt liệu dùng cho bê tông thoả mãn các yêu cầu TCVN 1770 - 86 34 Lấy mẫu dưỡng hộ và thí nghiệm bê tông TCVN 3105 - 79 35 Cốt thép cho kết cấu bê tông TCVN 5574 - 91 36 Uốn thép cho kết cấu bê tông TCVN 8874 - 91 37 Hàn cốt thép TCVN 5724 - 93 38 Phương pháp thử mới nối hàn đối đầu 20 TCN 71 - 77 39 Bảo dưỡng bê tông TCVN 5592 - 91 Nguồn: HSDT công trình xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ - ĐH Huế * Tiến độ thực hiện công trình: Trên cơ sở dự tính thời gian xây dựng công trình là 420 ngày, cán bộ trong công ty đã xây dựng chi tiết bảng tiến độ thi công công trình theo phương pháp biểu đồ Găng. Đây là nội dung quan trọng tạo điều kiện cho việc theo dõi từng hạng mục công việc và thời gian tiến hành, đảm bảo đúng thời hạn đã cam kết với chủ đầu tư. c) Phần III: Phần này tập trung chủ yếu vào việc tính giá dự thầu, nội dung này cũng quan trọng như khi đưa ra các đề xuất kỹ thuật cho công trình vì trong công tác chấm thầu giá dự thầu thường chiếm 30% tổng điểm hoặc là một trong các tiêu chí chính để đưa ra chấm thầu. Trên cơ sở bảng vẽ kỹ thuật và bảng tiên lượng, giá dự thầu sẽ được đưa ra. Trong HSDT này, công ty đã bóc tách rất kỹ hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư và trước khi tiến hành tính toán để đưa ra giá dự thầu, công ty đã đề xuất thêm nội dung như sau: BẢNG KÊ KHỐI LƯỢNG THIẾU SO VỚI BẢNG TIÊN LƯỢNG MỜI THẦU Kính gửi: ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu của Đại học Huế về việc thi công xây lắp công trình NHÀ HỌC VÀ NHÀ HIỆU BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ - GIẢNG ĐƯỜNG SỐ 3 ; Sau khi xem xét đọc bản vẽ, bóc tách khối lượng Nhà thầu chúng tôi nhận thấy: Theo hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công KC9, KC10 đoạn con sơn khung K2 và K2* trục B-5; E-5; B’-9 và E’-9 còn thiếu phần cốt thép, ván khuôn và bê tông so với bảng tiên lượng mời thầu. Chúng tôi đề xuất bảng khối lượng và đơn giá dưới đây kính đề nghị Chủ đầu tư xem xét TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 1 Thép D>18 tấn 0.215 23.922.270 5.143.288 2 Thép D<=18 tấn 0.073 23.956.729 1.748.841 3 Thép D<=10 tấn 0.038 24.000.963 912.036 4 Bê tông dầm m3 1.4 1.134.816 1.588.742 5 Cốp pha dầm 100m2 0.167 9.060.928 1.513.174 TỔNG CỘNG 10.906.083 (Bằng chữ: Mười triệu, chín trăm lẻ sáu ngàn, không trăm tám mươi ba đồng chẵn) Căn cứ vào nội dung trong hồ sơ mời thầu và việc đề xuất thêm công ty đã xây dựng được giá dự thầu như sau: * Cơ sở tính giá dự thầu: - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ mời thầu công trình: Giảng đường số 3 – Trường Đại học Ngoại Ngữ thuộc Dự án đầu tư bước 2 – Giai đoạn 1 (2006-2010) Xây dựng Đại học Huế. - Thông báo giá VLXD quý I của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đơn giá phần xây dựng số 2970/2006/QĐ-UBND ngày 28/12/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đơn giá phần lắp đặt số 2967/2006/QĐ-UBND ngày 28/12/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. - Định mức phần xây dựng 24/2005/QĐ-BXD ngày 29 tháng 7 năm 2005 của Bộ xây dựng. - Định mức phần lắp đặt 33/2005/QĐ-BXD ngày 29 tháng 7 năm 2005 của Bộ xây dựng. - Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án xây dựng công trình. - Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Bộ Xây dựng. - Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25 tháng 01 năm 2008 về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình. - Một số loại vật tư khác không có trong thông báo giá, tạm tính theo giá cả thị trường vào thời điểm lập Hồ sơ dự thầu. - Các tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành hiện hành có liên quan. * Đơn giá chi tiết: Trong phần này, công ty xây dựng đơn giá chi tiết cho từng hạng mục của công trình, cụ thể như sau: Bảng 15: Bảng đơn giá chi tiết TT Thành phần hao phí Cách tính I Chi phí trực tiếp: 1.Vật liệu 2. Nhân công 3. Máy thi công 4. Trực tiếp phí khác 1.5% II Chi phí chung 6%T III Giá thành dự toán xây dựng T+C IV Thu nhập chịu thuế tính trước TL=5.5%(T+C) V Giá trị dự toán xây dựng trước thuế (T+C+TL) VI Thuế giá trị gia tăng 10% VII Chi phí xây nhà tạm tại hiện trường 1% VIII Giá trị dự toán xây dựng sau thuế T+C+TL+VAT+ chi phí Với bảng đơn giá chi tiết này, từng hạng mục trong công trình được xây dựng cụ thể và được tổng hợp trong bảng giá dự thầu như sau: BẢNG TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU CÔNG TRÌNH : GIẢNG ĐƯỜNG SỐ 3 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐẠI HỌC HUẾ STT HẠNG MỤC CÔNG VIỆC GIÁ DỰ THẦU ĐƠN VỊ 1 Phần xây dựng 8,688,837,109 đồng 2 Phần điện chiếu sáng 304,877,590 đồng 3 Phần cấp thoát nước trong nhà 205,998,542 đồng 4 Phần chữa cháy 36,982,055 đồng 5 Bể chứa nước 50m3 81,798,300 đồng 6 Hệ thống rãnh thoát nước + hầm tự hoại 242,306,633 đồng 7 Sân vườn 285,568,352 đồng 8 San nền 490,062,802 đồng 9 Mạng vi tính 163,570,240 đồng Tổng cộng 10,500,001,624 đồng Làm tròn giá dự thầu 10,500,000,000 đồng ( Bằng chữ: Mười tỷ, năm trăm triệu đồng chẵn ) Nguồn: HSDT gói thầu xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ trường đại học ngoại ngữ Huế - giảng đường số 3 Trên đây em đã trình bày những nội dung chính của một HSDT mà công ty CP đầu tư và xây lắp 5 đã thực hiện. Nội dung của một bộ hồ sơ chính thức bao gồm nhiều chi tiết và các yếu tố liên quan khác, nhưng trong khuôn khổ bài viết này em xin trình bày ngắn gọn những nội dung chính như trên để các thầy cô tham khảo và có hình dung cụ thể về công việc đấu thầu tại công ty. Với bộ HSDT này, công ty đã được trúng thầu và hiện nay công trình xây dựng nhà học và nhà hiệu bộ trường Đại học ngoại ngữ Huế đang được tiến hành xây dựng, với tiến độ thi công như hiện nay công ty đảm bảo sẽ hoàn thành và bàn giao công trình đúng thời hạn đã cam kết với chủ đầu tư. 4. HIỆU QUẢ ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY: 4.1 Hiệu quả đấu thầu là gì? Theo quan điểm thông thường thì hiệu quả là đại lượng so sánh giữa kết quả đạt được cuối cùng với chi phí đã bỏ ra để thực hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24959.doc
Tài liệu liên quan