Chuyên đề Một số giải pháp tài chính nhằm huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Tỉnh Ninh Bình

Thứ tư: Các khoản thu từ phí, lệ phí, thuế khác (như: Lệ phí trước bạ, phí xăng dầu, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thu tiền cấp quyền sử dụng đất, thu sổ xố) luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu vào NSNN. Thực hiện nghị định số 04 của Chính Phủ và thông tư số 54 của Bộ Tài Chính, số lượng các loại phí - lệ phí giảm nhiều, nhưng số thu vẫn đảm bảo và tăng lên. Năm 2000, số thu từ các khoản này là 75.050 triệu đồng; Năm 2001 - 76.654 triệu đồng; Năm 2002 - 76.093 triệu đồng và năm 2003 là 120.716 triệu đồng.

 Nhìn chung, công tác thu NSNN (đặc biệt là thu thuế) ở Ninh Bình trong mấy năm qua đã có những đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh. Một mặt, thuế đã huy động các nguồn thu, góp phần làm tăng nguồn vốn đầu tư của NSNN. Mặt khác, thông qua các chính sách thuế để thu hút vốn đầu tư; Khuyến khích hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế; Khơi dậy nguồn lực còn “ngủ yên”; Thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc triển khai các luật thuế mới cũng được tiến hành đồng bộ. Các biện pháp tuyên truyền, giải thích chế độ - chính sách thuế cho dân cư, các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã góp phần nâng cao nhận thức về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân và các tổ chức kinh tế; Tạo sự bình đẳng và kích thích nền kinh tế nhiều thành phần phát triển.

 

doc88 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tài chính nhằm huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phủ sóng phát thanh. Đến tháng 6/2003, đã xây dựng 105 trạm bưu điện văn hoá xã, đạt 81% mục tiêu đề ra. Báo Ninh Bình được cấp tới các tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể cơ sở. Phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh trong toàn Tỉnh. Phong trào thể dục - thể thao phát triển mạnh: 17% dân số tham gia luyện tập thể thao thưòng xuyên; 12% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; 320 Câu lạc bộ TDTT hoạt động thường xuyên; Mỗi năm tổ chức gần 1.000 cuộc thi đấu thể thao ở các cấp, nghành, thu hút hàng vạn người tham gia. Phong trào “Khoẻ để xây dựng đất nước” luôn thu hút được mọi tầng lớp nhân dân trong Tỉnh tích cực tham gia. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội luôn được Tỉnh uỷ quan tâm đúng mức. Được các cấp, các nghành và toàn dân tích cực tham gia nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong 3 năm (2000-2003) đã đào tạo nghề và truyền nghề cho 58.000 người. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 15,5%. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 15.000 lao động. Hỗ trợ tín dụng cho 36.500 hộ nghèo vay 150 tỷ đồng vốn phát triển sản xuất. Đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo. Số hộ nghèo hàng năm giảm bình quân 1,8%. Tính đến năm 2003, số hộ đói nghèo còn 9%; Hết tháng 6/2004, tỷ lệ hộ đói nghèo còn 7,9% (mục tiêu đến năm 2005 số hộ này còn dưới 7%). Năm 2003 đã có 50% tổng số hộ dân được dùng nước sạch - Mục tiêu đến năm 2005 đạt 60%. Bên cạnh những kết quả tích cực, tình hình xã hội vẫn còn có những tồn tại nhất định. Thu nhập và đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Tệ nạn xã hội vẫn còn là vấn đề nổi cộm. Trật tự trị an ở một số vùng còn phức tạp - Nhất là những vùng có nhiều giáo dân sinh sống. * Về hoạt động tài chính - tín dụng có nhiều tiến bộ: Thực hiện thu Ngân sách trên địa bàn một cách hợp lý theo hướng đa dạng hoá các nguồn thu (nhất là từ quỹ đất), đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh. Đã có những chính sách để khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển; Tạo nguồn thu lâu dài, bền vững. Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2000 đạt 153,7 tỷ đồng; Năm 2001 đạt 155,8 tỷ đồng; Năm 2002 đạt 171 tỷ đồng; Năm 2003 đạt 324 tỷ đồng và năm 2004 ước đạt 406 tỷ đồng. Về hoạt động Tín dụng: Ngành Ngân hàng đã làm tốt việc huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Các Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để vay vốn sản xuất kinh doanh ổn định (như giãn nợ, gia hạn nợ, định lại kỳ hạn nợ). Ngành Ngân hàng đã thể hiện được vai trò trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, Ninh Bình vẫn còn nhiều yếu kém, tồn tại do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể: Vẫn là Tỉnh có mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Thu hút đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Kim nghạch xuất khẩu còn thấp so với khả năng sản xuất hàng xuất khẩu. Thu hút đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm còn rất hạn chế. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp do chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm công, nông nghiệp và dịch vụ còn ở mức cao. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất còn thiếu và kém hiệu quả. Cở sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật còn nghèo nàn 2.3. Thực trạng sử dụng các công cụ Tài chính trong việc huy động nguồn vốn trong nước của tỉnh Ninh Bình. Mấy năm qua, Ninh Bình đã bước đầu thực hiện tốt việc huy động và khai thác các nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội. Từ khi luật doanh nghiệp có hiệu lực, công tác cải cách thủ tục hành chính được chú trọng. Việc đơn giản hoá các thủ tục khi đăng ký kinh doanh được áp dụng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập. Sau khi có quyết định số 568/2002/QĐ-UB, số doanh nghiệp tư nhân tăng lên cả về số lượng, lĩnh vực kinh doanh và số vốn đầu tư. Năm 2001 có 107 doanh nghiệp tư nhân đăng ký thành lập. Năm 2002 - 131 doanh nghiệp. Năm 2003 - 175 doanh nghiệp và riêng 6 tháng đầu năm 2004, đã có 107 doanh nghiệp đăng ký. Trước đây, chủ yếu các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và xây dựng, thì nay đã mở rộng sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp và kinh doanh du lịch. Ngày 10/02/2004, UBND Tỉnh đã ra quyết định số 56/2002/QĐ-UB về việc Ban hành quy định ưu đãi - khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ được ưu đãi về giá thuê đất; Miễn (hoặc giảm) tiền thuê đất nếu đầu tư trên địa bàn Ninh Bình. Ngoài các quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn Tỉnh được thuê với mức giá thấp nhất trong khung giá các loại đất. Được miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê cho 10 năm tiếp theo. Không thu tiền thuê đất đối với diện tích xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh, phục vụ phúc lợi công cộng. Các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch được cấp 100% số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm và 50% - kể từ năm thứ 3 (khi nhà đầu tư phải nộp thuế theo luật định). Các dự án đầu tư vào các khu vực này được ưu tiên bố trí vốn tín dụng ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước hàng năm; Hoặc cấp giấy phép ưu đãi để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo kế hoạch của địa phương. Được các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Tỉnh cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho thuê Tài chính với lãi suất giảm từ 5% đến 10% so với lãi suất vay vốn, lãi suất cho thuê tài chính đối với khách hàng bình thường. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Tỉnh thu phí thanh toán qua Ngân hàng và các dịch vụ khác do Ngân hàng cung cấp với mức thấp nhất trong khung phí hiện hành. Miễn thu phí dịch vụ tư vấn vay vốn và tư vấn xây dựng dự án kinh tế do Ngân hàng đảm nhiệm. Giảm từ 10% đến 15% mức phí cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro. Các khu công nghiệp và khu du lịch được Ngân hàng Nhà nước cấp vốn đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (Giải phóng mặt bằng, đường giao thông, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, hệ thống cấp - thoát nước) và hỗ trợ tối đa 30% kinh phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào. Được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương. Trường hợp các doanh nghiệp có yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động của địa phương, được Ngân sách Tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí; Nhưng mức tối đa không quá một triệu đồng cho một lao động trong cả khoá đào tạo. Được giảm 50% phí thông tin, quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình Ninh Bình trong thời gian 3 năm (kể từ khi dự án đi vào hoạt động) Về các thủ tục hành chính, những năm qua Ninh Bình đã có những cải cách, những tiến bộ rõ rệt. Các Sở, Ban, Ngành của Tỉnh và UBND các Huyện, Thị xã thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” đối với hoạt động đầu tư, nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư. Thời gian thực hiện việc thẩm định và phê duyệt dự án, như sau: + Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư không qúa 20 ngày. + Thẩm định và phê duyệt mặt bằng xây dựng không quá 20 ngày. + Thủ tục cấp đất xây dựng không quá 30 ngày. + Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật không quá 20 ngày + Thẩm định cấp giấy phép xây dựng không quá 20 ngày. Với những nỗ lực và bằng những việc làm, những chính sách cụ thể, việc huy động vốn cho đầu tư phát triển Kinh tế - Xã hội của Ninh Bình đã đạt được mức tăng trưởng nhanh và bền vững. Tổng vốn đầu tư năm 2003 là 2.010,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư thuộc NSNN là 711,6 tỷ đồng. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 606 tỷ đồng. 2.3.1. Huy động vốn qua việc sử dụng công thu Ngân sách. Thu Ngân sách là một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng tích luỹ của NSNN. Đóng góp quan trọng vào việc mở rộng nguồn thu Ngân sách là các khoản thu về thuế, phí. Thuế không chỉ là khoản thu chủ yếu của NSNN, mà còn là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô các hoạt động Kinh tế - Xã hội. Từ năm 1990, hệ thống thuế đã được cải cách bước 1 với việc áp dụng thống nhất cho tất cả các thành phần kinh tế trong cả nước. Cải cách thuế bước 2 với việc thay: Thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tăng; Thuế lợi tức bằng thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng thuế thu nhập cá nhân và sửa đổi các sắc thuế khác theo hướng mở rộng diện thu thuế và giảm thuế suất. Do đó, đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế trong cả nước (nói chung) và của tỉnh Ninh Bình (nói riêng) cùng phát triển một cách bình đẳng. Thực hiện chủ trương “Đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý vào NSNN, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn đầu tư phát triển”. Ninh Bình đã áp dụng chế độ miễn giảm trong từng sắc thuế theo hướng: Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế mạnh dạn bỏ vốn đầu tư mới, đầu tư mở rộng; Không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; Đổi mới máy móc, thiết bị - công nghệ; Tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm mới; Thu hút vốn đầu tư vào các vùng nông thôn nhằm phát huy thế mạnh của mỗi vùng. Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Tăng nhanh cơ sở vật chất cho lĩnh vực Kinh tế - Xã hội, an ninh quốc phòng; Nguồn vốn để đầu tư phát triển trên địa bàn cũng cần được huy động và sử dụng hiệu quả trong bối cảnh cân đối Ngân sách địa phương còn hạn chế. Trong những năm qua, các công trình hạ tầng giao thông, du lịch, văn hoá - xã hội đã liên tục được tăng cường theo hướng ưu tiên đối với các công trình trọng điểm; Các dự án phát triển sản xuất có thời gian đầu tư ngắn và có lợi thế cạnh tranh nhằm chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế. Do đặc thù của một Tỉnh trung du với xuất phát điểm thấp, nền kinh tế chưa phát triển, nên khả năng đầu tư của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các tổ chức chưa cao. Vì thế, mức độ động viên vào NSNN còn hạn chế cả về quy mô và tính ổn định; Chưa tạo được sự chủ động chi cho Ngân sách. Kết quả công tác thu Ngân sách trên địa bàn của Tỉnh Ninh Bình mấy năm qua như sau: Bảng 2.9 - Thu ngân sách của Tỉnh từ 2000-2003 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 1 Thuế từ kinh tế nhà nước 23.596 25.720 33.070 33.750 2 Thu DN có vốn đầu tư nước ngoài 27 276 55 150 3 Thuế khu vực ngoàI quốc doanh 15.037 18.400 22.168 34.710 4 Thuế SD đất NN 24.518 11.500 10.00 1.122 5 Thuế xuất nhập khẩu 471 7750 58.000 6 Thuế thu nhập 945 2.500 3.140 5.000 7 Thuế khác, phí và lệ phí 75.050 76.654 76.093 120.716 8 Các khoản thu khác 14.014 20.700 18.668 70.544 15 Tổng thu NSNN 153.658 155.750 170.944 323.992 16 Quy mô GDP 2.119.505 2.353.084 2.645.658 2.970.549 17 Tỷ lệ thuế so với GDP (%) 6,58 5,74 5,76 8,53 18 Tỷ lệ thu ngân sách so với GDP (%) 7,24 6,61 6,46 10,9 (Nguồn:Cục thuế Tỉnh Ninh Bình) Từ số liệu bảng (2.9) có thể kết luận: Tính ổn định của nguồn thu không cao. Năm 2000, Cục thuế Tỉnh đã triển khai thực hiện các luật thuế mới và các luật thuế bổ sung; Nên tổng thu NSNN đạt 153.658 triệu đồng (tăng 19,3% so với năm 1999). Năm 2001, thực hiện việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết 05/CP ngày 24/05/2001 của Chính Phủ, đã làm giảm nguồn thu của ngành là 13 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng thu NSNN năm 2001 vẫn đạt 155.750 triệu đồng (tăng 1,36% so với năm 2000). Năm 2002, tổng thu NSNN là 170.944 triệu đồng - Tăng 9,75% so với năm 2001 (Trong đó, có sự đóng góp của thuế xuất nhập khẩu là 7.750). Tổng số thu NSNN năm 2003 là 323.992 triệu đồng; Trong đó, thuế xuất nhập khẩu - 58.000 triệu đồng. Có thể thấy: Sản xuất hàng xuất khẩu của Ninh Bình đang trên đà phát triển trong mấy năm gần đây. Một chỉ tiêu nữa liên quan đến việc tăng thu NSNN năm 2003 là “các khoản thu khác” với tổng số là 90.544 tỷ (tăng 3.78 lần so với năm 2002). Tuy nhiên, việc tăng “các khoản thu khác” chỉ có tính chất tạm thời, không ổn định, do một số mục phát sinh ngoài dự kiến (thu viên trợ và đóng góp, thu thi hành án, thu chống buôn lậu và gian lận thương mại). 2.3.1.1 Kết qủa một số khoản thu chủ yếu Thứ nhất: Thuế từ khu vực quốc doanh: Mặc dù tốc độ tăng không nhanh, nhưng số thu tương đối ổn định (số thu năm 2003 tăng 1,43 lần so với năm 2000). Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh doanh thì nhiều DNNN, phần lớn là doanh nghiệp địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn (Do không hoàn thành kế hoạch sản xuất nên không hoàn thành chỉ tiêu thu Ngân sách theo dự toán). Năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5,3% so với năm 2000. Trong đó, doanh nghiệp Trung ương giảm 6,6% do một số doanh nghiệp không đạt kế hoạch sản xuất đề ra. Các hoạt động thương mại - du lịch giảm 2,3% so với kế hoạch năm. Sang năm 2002, các DNNN (cả Trung ương và Địa phương) - Chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng khá so với năm 2001. Mức tăng chung là 18,2%; Trong đó, công nghiệp trung ương tăng 17,5%, công nghiệp địa phương tăng 18,2%. Thu Ngân sách từ DNNN năm 2002 đạt 33.212 triệu đồng (tăng 130% so với năm 2001). Sang năm 2003, tổng số thu từ kinh tế Nhà nước là 35.667 triệu đồng. Trong đó: Thu từ DNNN Trung ương đạt 22.516 triệu đồng (bằng 109,8% so với cùng kỳ năm 2002 , nhưng chỉ đạt 83,4% so với dự toán) và thu từ DNNN địa phương là 13.151 triệu đồng (bằng 102,3% so với năm 2002, nhưng chỉ đạt 97,4% so với dự toán). Sở dĩ khối DNNN đạt số thu thấp hơn so với dự toán là do: - Các DNNN Trung ương phần lớn là các chi nhánh, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, báo sổ. Do vậy, số thu trên địa bàn nhỏ, tăng không đáng kể, không ổn định. Phụ thuộc vào Công ty - Tổng công ty có trụ sở đóng ở địa bàn ngoài Tỉnh. - Một số DNNN địa phương đang trong quá trình sắp xếp lại và chuyển đổi hình thức sở hữu, nên gặp nhiều khó khăn: Lỗ lớn; Công nợ tăng ... - Một số doanh nghiệp chuyển đổi xong bắt đầu đi vào giai đoạn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ Số thuế phát sinh phải nộp thấp. Đến cuối năm 2003, toàn Tỉnh có 39 DNNN. Đã sắp xếp lại 18 doanh nghiệp (trong đó cổ phần hoá 7 DN, giao cho tập thể người lao động 7 DN, bán cho tập thể người lao động 1DN, phá sản và giải thể 3 DN), còn 21 DN đang sắp xếp lại. - Một số doanh nghiệp quy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa cao, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu nội Tỉnh. Việc thanh toán gặp nhiều khó khăn (với phương thức bán hàng trả chậm) dẫn đến đọng vốn trong kinh doanh. Công nợ có chiều hướng tăng lên, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả mới đạt 31%. Năm 2000, thuế thu nhập bình quân trên đầu doanh nghiệp đạt ở mức độ thấp - 26 triệu đồng; Năm 2001 - 25 triệu đồng; Năm 2002 - 27 triệu đồng và năm 2003 là 26 triệu đồng. Thứ hai: Thuế từ khu vực ngoài quốc doanh: Tương đối ổn định và tốc độ tăng nhanh hơn (số thu năm 2003 tăng 2,3 lần so với năm 2000). Hiện tại, phòng quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang quản lý 412 DNTN; 132 công ty TNHH; 47 công ty cổ phần và hơn 15.000 hộ kinh doanh. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh từ chỗ được coi là yếu kém trong việc thực hiện chế độ kế toán thì nay đang đi vào nề nếp trong việc thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ; Cũng như việc kê khai nộp thuế. Có nhiều doanh nghiệp đã kê khai nộp thuế GTGT hàng trăm triệu đồng trong năm. Tuy nhiên, vẫn còn doanh nghiệp, các hộ kinh doanh kê khai không đầy đủ thuế TNDN phải nộp cho NSNN. Còn nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh chưa nghiêm túc trong việc chấp hành chế độ sổ sách, chứng từ, hoá đơn. Năm 2000, toàn Tỉnh có 140 DNNQD và 13.200 hộ kinh doanh với số thu vào NSNN là 15.037 triệu đồng (đạt 138% so với năm 1999). Năm 2001, số DNNQD tăng lên 150 ; Số hộ kinh doanh tăng lên 13.700 và số thu vào NSNN cũng tăng lên 18.400 triệu đồng (tăng 22,3% so với năm 2000). Năm 2002, có thêm 126 doanh nghiệp mới được thành lập và số hộ kinh doanh cũng tăng lên 14.300 hộ. Do đó, số thu năm 2002 tăng lên là 22.168 triệu đồng (tăng 20,5% so với năm 2001). Năm 2003, nhiều DNNQD mới được thành lập (một số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả); Số hộ kinh doanh cũng tăng lên với con số 15.400. Do vậy, năm 2003 số thu vào NSNN từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 34.710 triệu đồng (tăng 56,6% so với năm 2002). Dấu hiệu này cho thấy: Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng lớn mạnh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế; Duy trì tốc độ tăng trưởng, cũng như đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN. Trước đây, thuế sử dụng đất nông nghiệp tương đối ổn định và đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu NSNN. Tuy nhiên, từ năm 2001 (thực hiện việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết 05/CP ngày 24/05/2001 của Chính Phủ), nguồn thu này giảm đáng kể. Thứ ba: Thuế thu nhập trong 3 năm trở lại đây tăng lên rõ tệt. Nếu như năm 2000 mới thu được 945 triệu, thì năm 2001 đã lên đến 2.500 triệu đồng (tăng 2,65 lần so với năm 2000). Năm 2002 là 3.140 triệu (tăng 1,26 lần so với năm 2001) và năm 2003 là 5.000 triệu đồng (tăng 1,59 lần so với năm 2002). Điều này chứng tỏ mức thu nhập cá nhân đã ngày càng tăng lên. Đây sẽ là tiền đề vững chắc cho việc tăng tiết kiệm và sẽ tạo khả năng gia tăng đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Thứ tư: Các khoản thu từ phí, lệ phí, thuế khác (như: Lệ phí trước bạ, phí xăng dầu, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thu tiền cấp quyền sử dụng đất, thu sổ xố) luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu vào NSNN. Thực hiện nghị định số 04 của Chính Phủ và thông tư số 54 của Bộ Tài Chính, số lượng các loại phí - lệ phí giảm nhiều, nhưng số thu vẫn đảm bảo và tăng lên. Năm 2000, số thu từ các khoản này là 75.050 triệu đồng; Năm 2001 - 76.654 triệu đồng; Năm 2002 - 76.093 triệu đồng và năm 2003 là 120.716 triệu đồng. Nhìn chung, công tác thu NSNN (đặc biệt là thu thuế) ở Ninh Bình trong mấy năm qua đã có những đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh. Một mặt, thuế đã huy động các nguồn thu, góp phần làm tăng nguồn vốn đầu tư của NSNN. Mặt khác, thông qua các chính sách thuế để thu hút vốn đầu tư; Khuyến khích hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế; Khơi dậy nguồn lực còn “ngủ yên”; Thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc triển khai các luật thuế mới cũng được tiến hành đồng bộ. Các biện pháp tuyên truyền, giải thích chế độ - chính sách thuế cho dân cư, các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã góp phần nâng cao nhận thức về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân và các tổ chức kinh tế; Tạo sự bình đẳng và kích thích nền kinh tế nhiều thành phần phát triển. 2.3.1.2. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu NSNN và thuế ở Ninh Bình cũng còn nhiều hạn chế: Thứ nhất: Tổng thu NSNN chỉ đáp ứng được từ 25-32% nhu cầu chi và chỉ đủ đảm bảo từ 40-45% cho nhu cấu chi thường xuyên. Do vậy, việc tích luỹ từ NSNN để tạo nguồn vốn từ trong nước cho đầu tư phát triển Kinh tế - Xã hội ở Ninh Bình chưa thực hiện được. Chi NSNN hàng năm chủ yếu là từ nguồn trợ cấp của Ngân sách Trung ương. Thu NSNN (trong đó có công cụ thuế) ở Tỉnh mới thực hiện được việc huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế; Thúc đẩy đầu tư vào sản xuất kinh doanh; Khuyến khích hoạt động đầu tư của tư nhân và các doanh nghiệp. Còn việc huy động các nguồn thu; Tăng nguồn vốn đầu tư của Ngân sách thì chưa đáp ứng được. Thú hai: Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ mở rộng các nguồn tiết kiệm qua kênh Ngân sách là tỷ lệ thu Ngân sách và tỷ lệ thuế so với GDP. Mức động viên vào NSNN so với GDP của Ninh Bình còn quá thấp so với mặt bằng chung của cả nước: Bảng 2.10 - Tỷ lệ thu Ngân sách so với tổng sản phẩm quốc nội Tỷ lệ thu NSNN so với GDP Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Của tỉnh Ninh Bình 7,24% 6,61% 6,46% 10,9% Của cả nước 20,5% 21,6% 22,2% 21,7% (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004 của Tỉnh Ninh Bình) Số liệu trên khẳng định: Mức động viên vào NSNN của Tỉnh quá thấp; Số thất thu Ngân sách còn khá lớn và nền kinh tế còn kém phát triển. Có nhiều nguyên nhân: Một là: Công tác tổ chức quản lý thu chưa bao quát hết diện và đối tượng nộp thuế (do quản lý thu chưa tốt; Việc xử lý trốn lậu thuế chưa nghiêm và chưa kịp thời) làm hạn chế việc mở rộng đầu tư của Ngân sách và tác dụng điều chỉnh, định hướng của thuế. Hai là: Việc quản lý NSNN thiếu tập trung thống nhất, dẫn tới nguồn lực tài chính bị phân tán. Tình trạng lãng phí, thất thoát các nguồn thu Ngân sách (nhất là nguồn thu về đất) vẫn tồn tại. Ba là: Thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực tư nhân còn bị thất thoát nhiều do hiện tượng khai man, trốn thuế; Không đăng ký kinh doanh. Thất thu thuế sẽ dẫn đến sự không lành mạnh, thiếu bình đẳng trong môi trường kinh doanh. Các DNNQD (lợi dụng chế độ tự kê khai tính thuế) đã kê khai không đầy đủ thuế TNDN phải nộp cho NSNN. Việc nắm tình hình các doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chấp hành chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn chưa nghiêm túc. Hiện tượng mua bán hoá đơn để khấu trừ thuế đầu vào vẫn xảy ra, dẫn đến thất thu thuế VAT. Với những hộ kinh doanh thu thuế theo phương pháp khoán: Do cán bộ thuế chưa đi sâu nắm bắt kịp thời khả năng kinh doanh của từng đối tượng; Nên còn nhiều hộ mức thuế ổn định kéo dài hàng năm không điều chỉnh (trong khi mức độ kinh doanh vẫn không ngừng tăng lên); Hoặc mức tăng thu qua mỗi lần điều chỉnh gần như không đáng kể. Sự phối hợp giữa đội thuế và hội đồng tư vấn thuế trong việc xây dựng mức khoán, xét duyệt hộ nghỉ kinh doanh, công khai thuế thực hiện chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc. Đối với những hộ kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai thì chất lượng kế toán còn nhiều sai sót, thiếu trung thực. Việc triển khai thực hiện kế toán hộ kinh doanh và kế toán DNNQD chưa đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Kế toán chỉ là hình thức; Ghi chép phản ánh kết quả kinh doanh thiếu trung thực; Hiện tượng kê khai gian lận (như: Giấu doanh thu, tăng chi phí, khai khấu trừ khống) vẫn còn diễn ra Dẫn đến tình trạng vừa gây ra thất thu cho NSNN; Vừa thiếu công bằng trong kinh doanh; Lại làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các DNNN. Ngoài ra, các khoản thuế liên quan đến đất đai cũng cũng bị thất thu. Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất, sự phối kết hợp với các nghành để kiểm tra - xử lý các trường hợp cố tình không kê khai nộp thuế chưa triệt để. Vẫn còn tình trạng thị trường ngầm; Việc mua bán nhà đất chỉ cần giấy xác nhận của xã, không nộp thuế cho Nhà nước. Đối với nguồn tiền cho thuê đất cũng trong tình trạng thất thu. Nhiều DNNN sử dụng diện tích đất rộng, vị trí thuận lợi nhưng không nộp tiền thuê đất - nợ đọng nhiều năm. Huy động vốn qua việc sử dụng công chi Ngân sách Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách nhằm trang trải các chi phí cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng Kinh tế – Xã hội mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định. Vai trò của các khoản chi Ngân sách đối với việc đẩy mạnh huy động vốn qua kênh Ngân sách được thể hiện chủ yếu là: Tiết kiệm các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên để tăng dần một cách thoả đáng các khoản chi cho đầu tư phát triển. Trong đó, cần ưu tiên chi Ngân sách cho các công trình hạ tầng. Đầu tư tăng dần cho yếu tố con người (giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ). Giảm bớt gánh nặng của Ngân sách cho các DNNN và tập trung đầu tư vào các công trình công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn. Với một Tỉnh đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển - xuất phát điểm thấp, thì vai trò bà đỡ của Ngân sách Trung ương là rất quan trọng. Bảng 2.11 - Chi Ngân sách trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình từ 2000-2003 STT Nội dung chi Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng chi 518.308 618.246 687.814 1.013.171 I Chi đầu tư phát triển 104.010 167.888 129.680 347.390 Trong đó, chi đầu tư XDCB 101.610 150.875 129.680 347.390 II Chi thường xuyên 389.915 344.312 378.820 447.144 1 Chi quản lý hành chính 68.153 55.612 49.986 75.573 2 Chi sự nghiệp kinh tế 28.568 32.118 45.544 47.200 3 Chi sự nghiệp xã hội 193.308 206.149 225.490 273.586 * Giáo dục đào tạo 127.219 147.782 163.700 204.666 * Y tế 23.658 29.793 28.524 34.500 * Văn hoá 5.698 5.786 6.950 7.012 * Chi đảm bảo xã hội 21.786 6.687 8.200 8.858 4 Chi khác 124.269 50.433 57.890 50.785 III Chi chương trình mục tiêu 23.283 22.486 22.620 133.846 IV Chi bổ sung quỹ dự trữ tàI chính 1.100 1.100 1.100 1.100 (Nguồn:Niên giám thống kê năm 2004 của Tỉnh Ninh Bình) Bảng (2.11) cho thấy: Thứ nhất: Đối với chi đầu tư phát triển. Chi đầu tư phát triển trong mấy năm qua chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi NSNN, nhưng cũng đã có xu hướng tăng lên. Năm 2000 chiếm 20% trong tổng chi NSNN; Năm 2001 là 27,2%; Năm 2002 là 18,9% và đặc biệt năm 2003 chiếm 34% (tăng gấp 2,7 lần so với năm 2002 và gấp 3,3 lần so với năm 2000). Nếu so sánh với tổng chi NSNN, thì bình quân trong 4 năm mức tiết kiệm Ngân sách dành cho đầu tư phát triển là 25%. Chi tích luỹ của Ngân sách cho đầu tư phát triển tăng từ 4,9% GDP (năm 2000) lên 7,1% GDP (năm 2001). Sau đó giảm xuống 4,9% GDP năm 2002 và tăng một cách đột biến lên 11,7% GDP trong năm 2003 . Chi đầu tư phát triển của Ninh Bình hầu hết là chi cho đầu tư XDCB. Đã đặc biệt ưu tiên phát triển giao thông, vận tải, thông tin liên lạc, công nghiệp chế biến, n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2363.doc
Tài liệu liên quan