Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHTM 2

1.1. Tín dụng ngắn hạn của NHTM 2

1.1.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng Ngân hàng 2

1.1.2. Các đặc trưng của tín dụng Ngân hàng 3

1.2. Tín dụng ngắn hạn của NHTM 5

1.2.1. Khái niệm phân loại và vai trò của tín dụng ngắn hạn 5

1.2.2. Đặc trưng của tín dụng ngắn hạn: 10

1.2.2.1. Lý do cho vay ngắn hạn 10

1.2.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn 12

1.2.3. Quy trình tín dụng ngắn hạn 14

1.3. Chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM 16

1.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng ngắn hạn 16

1.3.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng 17

1.3.2.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính 17

1.3.2.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng 18

1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM 20

1.3.3.1. Chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với nền kinh tế 20

1.3.3.2. Chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM 21

1.3.3.3 Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM 22

1.3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM 22

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ 30

2.1 Khái quát về chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô 31

2.1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động của chi nhánh 31

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng chủ yếu của Chi nhánh 34

2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh 36

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh 42

2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh 42

2.2.2 Phân tích tín dụng Ngắn hạn của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Đông Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô: 50

2.2.2.1 Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay: 50

2.2.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn 52

2.2.2.3 Vòng quay vốn Ngắn hạn 53

2.2.2.4. Nợ quá hạn 54

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đô 55

2.3.1. Kết quả đạt được 55

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 56

CHƯƠNGIII 61

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ 61

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô đến 2006 61

3.2 Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô đến 2006 62

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô 62

3.3.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng: 62

3.3.2. Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn ngắn hạn 64

3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án 65

3.3.4 Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay 67

3.3.5.Đa dạng hoá các hoạt động cho vay và dịch vụ hỗ trợ cho vay 68

3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và quản lý các khoản cho vay 69

3.3.7.Giải pháp đảy mạnh hoạt động maketing Ngân hàng 71

3.4 Kiến nghị 74

3.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 74

3.4.2 Đối với Nhà Nước 75

3.4.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 76

KẾT LUẬN. 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng tín dụng Chi nhánhNHĐT&PT Đông Đô a. Phòng tín dụng: Phòng tín dụng được bố trí theo đối tượng khách hàng: doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân •Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp: + Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng: Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng( tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ khác) đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân công; trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các Ban, phòng liên quan để thực hiện theo chức năng. Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay; tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay, bảo lãnh tài trợ thương mại. Quản lý hậu cần giải ngân( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng; giám sát liên tục khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng). Thực hiện cho vay, thu nợ theo hạn quy định. Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Duy trì và nâng cao chất lượng của khách hàng Đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng Chăm sóc toàn diện khách hàng là doanh nghiệp, tiếp nhận yêu cầu tất cả dịch vụ Ngân hàng của khách hàng chuyển đến phòng liên quan giải quyết nhằm thoả mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng; tham gia xây dựng chính sách tín dụng Lập báo cáo về tín dụng theo quy định Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc phân công. +Bộ phận tác nghiệp( gián tiếp) Nhân viên tác nghiệp vụ quản lý khoản vay _ Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay. _ Nắm được các giữ liệu về khoản cho vay và hạn mức. _ Thiết lập các thông tin khách hàng. _ Nhập các dữ liệu về các khoản cho vay vào hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng. _ Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các giao dịch được nhập vào hệ thống chương trình ứng dụng của Ngân hàng. _ Đảm bảo cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay và các khoản vay trong hệ thống luôn chính xác cập nhật _ Xem xét định kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn nội bộ về Quản trị tác nghiệp các khoản cho vay. _ Thực hiện việc lưu trữ các hồ sơ tín dụng. _ Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của Chi nhánh, của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. • Nhiệm vụ tín dụng cá nhân: Thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Tín dụng Doanh nghiệp đối với đối tượng khách hàng là cá nhân( bao gồm cho vay cầm cố, chiết xuất sổ tiết kiệm, chứng từ có giá) 2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh Trên cơ sở đó có những đánh giá chung về hoạt động của Chi nhánh: Trong năm 2005, tình hình kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường Chi nhánh đã xác định phương châm hoạt động kinh doanh là: quảng bá rộng rãi thương hiệu Chi nhánh Đông Đô tới mọi tầng lớp khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh huy động vốn, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm đạt mục tiêu là: Kinh doanh đạt hiệu quả cao. Từ mục tiêu đã đề ra Chi nhánh xây dựng các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch giao kết quả là hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của Chi nhánh đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao. Kết thúc năm 2005 Chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô đã thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau: Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu TH 31/12/04 KH 2005 TH đến hêt năm 2005 % HT KH 1. Tổng tài sản 991.86 1.480 1.586 107 2. Huy động vốn bình quân 743,75 1.010 1.085 107 3. Huy động vốn cuối kỳ 817,92 1,250 1421 114 4. Dư nợ tín dụng bình quân 268,07 550 549 99,8 5. Dư nợ cuối kỳ 330 800 795 99,4 6. Lợi nhuận trước thuế 0,725 10 10,2 102 7. Thu dịch vụ ròng 1,01 3,2 4,6 143 8. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,01% 1,5% 0,12% 9. Trích DPRR 0 6 6,5 108 Tình hình thực hiện cụ thể: Công tác huy động vốn: Năm 2005, công tác nguồn vốn tại Chi nhánh tiếp tục giữ vững được số dư huy động cao và có tăng trưởng, hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao. Tổng nguồn vốn tự huy động đạt 1.421 tỷ VND ( quy đổi) tăng 603 tỷ so với 31/12/2004. trong năm Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình huy động vốn trong đó thành công nhất phải kể đến chương trình TKDT với đợt huy động trong cả năm đạt khoảng 383 tỷ đồng là một trong 10 chi nhánh dẫn đầu trong công tác huy động vốn. Ngoài ra còn nhiều chương trình khác cũng thu hút được khách hàng như đợt phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn đạt 95 tỷ, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm ổ trứng vàng, áp dụng các hình thức khuyến mại linh hoạt phù hợp với tâm lý người gửi tiền. Cơ cấu nguồn vốn tương đối đồng đều về kỳ hạn đảm bảo tốt nhu cầu thanh khoản, giải ngân tín dụng cũng như đầu tư tiền gửi tại H.0 góp phần làm tăng nguồn vốn huy động toàn ngành. Bằng nhiều biện pháp linh hoạt trong quan hệ, tiếp cận các TCKT để khai thác nguồn vốn từ các tổ chức này. Trong năm Chi nhánh đã thu hút lượng tiền gửi các TCKT. Kết quả là nguồn tiền gửi của các TCKT tăng 224 tỷ đồng tuy nhiên tỷ trọng trong tổng nguồn huy động còn thấp chiếm 24% Về cơ cấu, tăng trưởng, chất lượng nguồn vốn như sau: Chỉ tiêu Năm 2004 Kế hoạch 2005 TH năm 2005 Huy động VND/ Tổng huy động 59 59 64 Huy động ngoại tệ/ Tổng huy động 41 41 36 Huy động ngắn hạn/ Tổng huy động 59 59 57 Huy động dài hạn/ Tổng huy động 41 41 43 Huy động dân cư/ Tổng huy động 85 64 76 Huy động TCKT/ Tổng huy động 15 36 24 _ Chi nhánh đã thực hiện việc thanh toán hộ gốc trái phiếu đợt I,II năm 2000, trả lãi trái phiếu đợt III năm 2001 an toàn chính xác, đảm bảo đúng cam kết với người dân. Thu hút được số lượng lớn tiền TP của khách hàng gửi lại Chi nhánh. _ Thường xuyên cân đối và sử dụng vốn hàng ngày một cách linh hoạt, đảm bảo tốt khả năng thanh toán, đồng thời làm tăng hiệu quả sử dụng vốn _ Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định, chỉ đạo của NHĐT&PTVN trong công tác huy động vốn, lãi suất * Về phát triển mạng lưới, khách hàng, lãi suất: _ Chi nhánh đã khai trương 01 PGD và 03 quy tiết kiệm, tính đến hết năm tổng số dư huy động vốn của các điểm huy động này đạt 105 tỷ đồng. Hoàn thành kế hoạch phát triển mạng lưới năm 2005 của NHĐT&PTTW giao cho Chi nhánh _ Tiếp cận và ký kết hợp đồng tiền gửi với một số TCKT mới như công ty mua bán nợ và tồn đọng của doanh nghiệp, công ty CP Thăng Long...xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý, phù hợp với tình hình kinh doanh của Chi nhánh và lợi ích của khách hàng. _ Luôn theo sát, bám sát diễn biến lãi suất thị trường, phân tích tình hình huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh để đưa ra các giải pháp phù hợp, đảm bảo duy trì tính cạnh tranh, giữ vững và tăng trưởng nền vốn, đồng thời thực hiện theo đúng chỉ đạo của HSC theo cam kết với hiệp hội Ngân hàng. * Về kiểm tra giám sát, chỉ đạo hoạt động: _Phòng DVKH và các phòng GD đã tổ chức học tập quy trình về huy động vốn cho các cán bộ trong đơn vị mình; Coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy trình của giao dịch viên nhằm hạn chế những sai sót phát sinh trong quá thực hiện nhiệm vụ _ Phòng KTNB thường xuyên tác kiểm tra tại các bộ phận làm nhiệm vụ huy động vốn về thực hiện theo quy trình gửi tiền, rút tiền, việc thực hiện lãi suất huy động, thanh toán gốc, lãi cho khách hàng, kết hợp cùng với Phòng TCKT( hậu kiểm) kiểm tra chứng từ gửi tiền, rút tiền của khách hàng. Kết thúc mỗi đợt kiểm tra co báo cáo trình lãnh đạo để kịp thời nhắc nhở các Phòng nghiệp vụ khi phát hiện sai sót. _ Ban giám đốc đã chỉ đạo sát sao nghiệp vụ huy động vốn đặc biệt là chương trình huy động của TW đều được Chi nhánh chuẩn bị và thực hiện tốt, tổ chức kiểm triển khai đầy đủ các đợt huy động TKDT, phát hành CCTG, KP, là một trong 4 Chi nhánh triển khai thí điểm chương trình TK ổ trứng vàng thành công. Hoạt động tín dụng, bảo lãnh: Tính đến hết năm 2005 tổng dư nợ tín dụng đạt 795 tỷ đồng( quy đổi) tăng 464 tỷ so với 31/12/2004 đạt 99,4% so với kế hoạch năm 2005, số dư bảo lãnh đạt 321 tỷ tăng 240 tỷ đồng so với 31/12/2004, mở L/C đạt 426 tỷ tăng 373 tỷ đồng so vơi cuối năm 2004. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng tăng chủ yếu là cho vay bằng VND đối với cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp đạt 15% tổng dư nợ + Tín dụng ngắn hạn đạt 604 tỷ đồng (quy đổi), tăng 385 tỷ so với cuối năm trước trong đó dư nợ VND là 488 tỷ; ngoại tệ 116 tỷ + Tín dụng trung và dài hạn đạt 191 tỷ đồng chiếm 24% tổng dư nợ, mặc dù có tăng trưởng hơn so với đầu năm tuy nhiên phát sinh không nhiều. + Doanh số cho vay tính đến hết năm 2005 đạt 1.238 tỷ VND và 26 triệu USD. + Doanh số thu nợ tính đến hết năm 2005 đạt 862 tỷ VND và 20 triệu USD ¨cơ cấu tín dụng như sau: Chỉ tiêu Năm 2004 Kế hoạch năm 2005 Thực hiện năm 2005 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ 66 68 76 Dư nợ TDH/ Tổng dư nợ 34 32 24 Dư nợ VND/ Tổng dư nợ 88 80 85 Dư nợ ngoại tệ/ Tổng dư nợ 12 20 15 Dư nợ NQH/ Tổng dư nợ 31 45 47 Dư nợ các DNNN/ Tổng dư nợ 69 55 53 Tổng DN/ Tổng nguồn huy động 40 64 54 Dư nợ VND/ Tổng huy động VND 52 83 72 Dư nợ USD/ Tổng huy động USD 24 25 21 ¨Chỉ đạo công tác tín dụng và bảo lãnh: _ Nhằm tăng trưởng số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng; Chi nhánh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp cụ thể, áp dụng chính sách khách hàng linh hoạt, tiếp thị các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả, trong năm 2005 đã tăng trưởng được 150 khách hàng có quan hệ tín dụng. Tuy số lượng khách hàng tăng nhiều nhưng dư nợ đạt thấp( Số khách hàng đạt dư nợ dưới 1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn) do đó tăng trưởng tín dụng chưa đạt được mục tiêu do Chi nhánh xác định _ Cho vay đối vơi doanh nghiệp thi công xây lắp đã chỉ đạo việc phân tích, đánh giá tính khả thi về nguồn vốn thanh toán của các chủ đầu tư để xem xet trước khi cho vay. Kiên quyết không cho vay thi công các dự án không rõ nguồn thanh toán. _ Trong công tác thẩm định đã có sự phối hợp giữa hai phòng Tín dụng và Thẩm định để rút ngắn thời gian thẩm định dự án, khoản vay và tài sản đảm bảo nợ vay. Tuy nhiên trong năm vẫn còn tình trạng dự án, khoản vay để kéo dài thời gian thẩm định _Tổ chức học tập quy trình nghiệp vụ, sổ tay tín dụng và các văn bản của Tổng giám đốc về công tác tín dụng bảo lãnh cho cán bộ làm công tác tín dụng để hiểu và chấp hành nghiêm túc. _ Thực hiện phân loại nơ trích lập DPRR theo QĐ 488 ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PTVN _Nghiệp vụ bảo lãnh có mức tăng trưởng cao cả về doanh số và phí bảo lãnh. Doanh số bảo lãnh trong năm đạt 529 tỷ, số dư đến 31/12/2005 là 321 tỷ và phí bảo lãnh đã thu là 2,2 tỷ. đến nay, chưa có trường hợp bảo lãnh nào mà Chi nhánh phải trả do người được bảo lãnh vi phạm các yêu cầu của người yêu cầu bảo lãnh. _ Tổ chức kiểm tra thường xuyên hồ sơ pháp lý doanh nghiêp, hồ sơ khoản vay, bảo lãnh, kiểm tra việc chấp hành quy chế, quy trình cho vay, mức uỷ quyền phán quyết cho vay, kiểm tra tuân thủ giới hạn cho vay không có TSĐB theo 5645 cho các công ty. Đối với những phát hiện sai sót đã có biện pháp khắc phục kịp thời. _ Quản lý tín dụng đã nghiêm túc chấp hành giới hạn và cơ cấu tín dụng theo chỉ đạo của Tổng giám đốc. _ Xây dựng văn bản cụ thể về thẩm định quyền kí kết một số giao dịch của các doanh nghiệp liên quan đến quan hệ tín dụng Ngân hàng . 2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh 2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội 2005 Mặc dù cả nước phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức như hạn hán , thiếu điện, dịch cúm gia cầm, chỉ số giá gia tăng nhưng kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt được khá tốt, cụ thể nền kinh tế có tốc độ tăng khá cao gần 8,5% . Trong đó ngành Ngân hàng tài chính và bảo hiểm tăng khá cao. Vốn đầu tư nước ngoài tăng khá mạnh đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua theo bộ kế hoạch đầu tư 2005 Việt nam thu hút được khoảng 5,8 tỷ đô la vốn đầu tư nước ngoài. Có những được thành công này do môi trường đầu tư của việt nam những năm gần đây đã đựơc cải thiện Thị trường tài chính Ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng khá cao ở một số lĩnh vực, nhiều công cụ tài chính mới ra đời và vận hành ; áp lực hội nhập và thực hiện mở cửa hoạt động Ngân hàng theo hiệp định Việt Mỹ .... đã tạo môi trưòng hoạt động cạnh tranh Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng ngày càng gay gắt và khó khăn. Các NHTM nhà nước đang tập trung kiểm soát hoạt động tín dụng, cơ cấu lại hoạt động Ngân hàng và tín dụng tốn nhiều công sức và nguồn tài chính để phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Các Ngân hàng cổ phần đang tập trung đẩy mạnh bổ xung vốn điều lệ, tăng rất nhanh quy mô hoạt động, nhiều Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh và phát triển mạng lưới tại VN thực hiện việc tài trợ vốn vào các dự án có quy mô khá lớn. Về cơ chế chính sách Có chế chính sách và pháp luật của nhà nước tiếp tục được hoàn thiện tạo môi trương pháp lý hoàn chỉnh đã tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động Ngân hàng. Trong đó các luật đất đai luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, luật doanh nghiệp, bộ luật dân sự sửa đổi.... có tác động mạnh mẽ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành QĐ 127 sửa đổi, bổ sung QĐ 1627 nhăm tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng theo hướng thông lệ Quốc tế, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động Ngân hàng QĐ 457, phân loại nợ QĐ 493 chỉ thị về nâng cao chất lượng tín dụng vảo đảm an toàn hoạt động chỉ thị 02... nhằm nâng cao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Những qui định trên đây đã và đang tác động rất mạnh đến hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Đô được triển khai trương và đi vào hoạt động. Từ 1 tháng 8 năm 2004, có thể nói ngay từ buổi ban đầu Chi nhánh đã có một nền tảng tương đối tốt với một đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn tương đối đồng đều, có sự hăng hái nhiệt tình cao của tuổi trẻ, sự đoàn kết, gắn bó phấn đấu của toàn bộ tập thể cán bộ Chi nhánh. Cùng với thuận lợi đó là những thuận lợi về môi trường kinh doanh: Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của Thủ đô, địa bàn hoạt động nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng gặp phải không ít những khó khăn trong công tác xây dựng thị phần trên địa bàn Thủ đô đã có nhiều Ngân hàng cạnh tranh, đội ngũ cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Phòng tín dụng cũng không nằm ngoài những thuận lợi khó khăn đó, đội ngũ cán bộ Phòng tín dụng – Chi nhánh Đông Đô đã nỗ lực phấn đấu, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao năm 2005. cụ thể các kết quả phòng tín dụng đạt được như sau: Hoạt động tín dụng NH tại Chi nhanh trước hết được thể hiện qua Doanh số cho vay và và doanh số thu nợ tín dụng ngắn hạn Bảng 1: doanh số cho vay và doanh số thu nợ tín dụng ngắn hạn Đơn vị : triệu đồng chỉ tiêu Quí I Quí II Quí III Quí IV II/I III/II IV/III Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % % % Tổng DSCV 241.892 100 798.320 100 879.627 100 1143.50 100 DSCV ngắn hạn 234.298 96.8 552.143 69.9 803.59 91.3 1123.808 98.2 235 145 139 Tổng DSTN 176.245 100 185.724 100 200.143 100 250.607 100 105 107 125 DSTN ngắn hạn 173.763 98.6 179.083 96 180.234 90 200.79 80 103 101 111 Qua bảng trên ta thấy: Quí II doanh số cho vay Ngắn hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đô tăng lên cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay của quí I. Quí I doanh số cho vay là 234.298 triệu đồng, quí II là 552.143 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 153%. Có thể nói đây là mức tăng trưởng tín dụng ngắn hạn cao nhất từ khi mới thành lập đến nay, đó là vì Ngân hàng đã chủ động được nguồn vốn và được Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam hỗ trợ 450 tỷ đồng nên Chi nhánh luôn thoả mãn tất cả các nhu cầu vay vốn hợp lý cho các bạn hàng mặc dù nguồn vốn đầu tư bằng VND rất khó khăn và có sự mất cân đối nguồn vốn VND và ngoại tệ. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn có sự gia tăng lên đồng đều qua các quí. Như quí III là 803.59 triệu đồng, quí IV là 1123.808 triệu đồng. Nguyên nhân là do nguồn huy động của Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu của các Doanh nghiệp và Ngân hàng đã đưa ra rất nhiều hình thức tăng cường huy động vốn như phát hành trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng với mức lãi suất cao, ổ trứng vàng. Tuy nhiên Ngân hàng cần chu ý hơn đến việc lãi suất cao làm mất cân đối giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra của NH Nhìn vào bảng ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt là Quí IV. Mức thấp nhất của cho vay ngắn hạn so với cho vay trung và dài hạn nhưng vẫn còn cao là quí II là 69.9% so với tổng doanh số cho vay đến quí III là 91.3%. Ngân hàng cần phải cân đối giữa cho vay ngắn hạn với trung và dài hạn, vì hiện nay vốn trung và dài hạn đàng thiếu trầm trọng Doanh số thu nợ của Ngân hàng ĐT&PT Đông Đô tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng cao. Cùng với sự tăng trưởng của tổng doanh số thu nợ, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng cao nhưng không ổn định. Cụ thể quí I doanh số thu nợ ngắn hạn là 173.763 triệu, quí II là: 179.083 triệu đồng tỷ lệ tăng là 3%; quí III là 180.234 triệu đồng tỷ lệ tăng so với quí II là 1% ; quí IV là : 200.79 triệu đồng tỷ lệ tăng so với quí III là 11%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh số thu nợ ngắn hạn qua các quí đó là vì Ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định tín dụng. Điều này thể hiện rằng chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng là tương đối tốt. Tỷ trọng thu nợ tín dụng ngắn hạn trong tổn doanh số thu nợ của Ngân hàng qua các quí , quí I là 98.6%; quí II là 96%, quí III là 90%, quí IV là : 80%. Điều đó cho thấy doanh số thu nợ qua các quí chủ yếu là ở tín dụng Ngắn hạn, còn tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ít Khi xem xét quy mô tín dụng ngắn hạn thì không thể không xem xét chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn. Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2 : Tổng dư nợ ngắn hạn Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Quí I Quí II Quí III Quí IV II/I III/II IV/III Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % % % Tổng dư nợ 365.4 100 511.422 100 694.83 100 731.4 100 Dư nợ NH 251 68.7 392.621 76.7 463.268 66.7 487.65 66.7 156 117 105 Dư nợ T& DH 114.4 31.3 118.801 23.3 231.563 33.3 243.75 33.3 103 194 105 Nhìn vào bảng ta thấy: Tình hình dư nợ tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô đều có sự tăng lên đáng kể. Cụ thể dư nợ tín dụng ngắn hạn quí I là: 251 triệu đồng, quí II là: 392.621 triệu đồng tỷ lệ tăng trưởng so với quí I là: 56% ; quí III là 463.268 triệu đồng, quí IV là 487.650 triệu đồng tăng so với quí II là 5%. Quí IV có sự tăng cao nhất về tín dụng trong năm vì: Cuối năm nhiều doanh nghiệp cần có thêm nhiều trang thiết bị máy móc đáp ứng nhu cầu sản xuất, cung cấp hàng hoá cho tiêu dùng vào dịp cuối năm. Dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng ĐT&PT Đông Đô chủ yếu được đầu tư cho các khách hàng quen thuộc, những doanh nghiệp Nhà nước lớn có dự án xây dựng phát triển tại những khu vực trọng điểm trong và ngoài Thành Phố Hà Nội như: Công ty xuất nhập khẩu Phục Hưng, công trình đường sắt, Nhà máy đóng tầu Hạ long, công ty xây dựng số 1 Trong sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 1 tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ tín dụng thể hiện : Quí I đạt 68.7%, con số này của quí II là: 76.7 %, đến quí III là : 66.7% , quí IV là 66.7%. Các con số nay cho thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn là lớn so với các Ngân hàng khác, đi kèm với nguy cơ rủi ro cao. Do vậy, Ngân hàng ĐT&PT Đông Đô luôn quan tâm công tác nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn. Qua nghiên cứu quy mô tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng ĐT&PT Đông Đô cho thấy hoạt động tín dụng luôn được coi trọng từ khi mới thành lập đến nay, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của Ngân hàng. Để có kết quả trên là do Ban Giám đốc đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, đồng thời xây dựng được chiến lược kinh doanh hợp lý đảm bảo phát triển bền vững. Mặt khác chủ động xích lại gần các doanh nghiệp cùng nhau xây dựng mối quan hệ an toàn, hiệu quả, và bền vững, cùng nắm lấy cơ hội kinh doanh, cùng chia sẻ và vượt qua khó khăn thách thức của kinh tế thị trường. Để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Đông Đô ta xem xét đến kết cấu cho vay ngắn hạn theo loại tiền Bảng 3: Dư nợ tín dụng ngắn hạn theo loại tiền các quí của năm 2005 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Qúi I Quí II Quí III Quí IV II/I III/II IV/III Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng % % % TD ngắn hạn 251 100% 392.621 100% 463.268 100% 487.650 100% VND 190.934 76,07% 306.695 78,11% 387.885 83,7% 469.959 96,4% 160 126 121 USD 70.932 28,26% 85.926 21,88% 75.383 16,3% 17.691 3,6% 121 87 23 Trong quí I, dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng VND đạt 190.934 triệu đồng, quí II đạt 306.695 triệu đồng, tăng 60% so với quí I. Đến quí III đạt 387.885 triệu đồng, tăng 26% so với quí II. Quí IV đạt 496.959 triệu đồng tăng 21% so với quí III. Quy mô tín dụng bằng VND tăng là phù hợp với cơ cấu vốn huy động. Có thể thấy rằng tỷ trọng dư nợ tín dụng VND qua các quí tăng đồng đều, trong khi đó thì tỷ trọng dư nợ USD lại giảm mạnh vào quí IV. Dư nợ tín dụng ngắn hạn theo VND tăng lên đồng đều trong khi đó dư nợ tín dụng USD lại giảm dần qua các quí. Điều này chứng tỏ rằng các chiến dịch quảng bá nhằm thu hút vốn của Ngân hàng vào dịp cuối năm đã có kết quả. Hơn nữa vào dịp đầu năm có một số lượng ngoại tệ chuyển vào nước ta rất lớn do đó có sự tăng lên trong dư nợ tín dụng ngắn hạn USD vào đầu năm tăng cao. Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Quí I Quí II Quí III Quí IV st tt st tt %tt st tt %tt st tt %tt Tổng DN NH 251 392.621 463.268 487.65 DNNN 50 20% 192.621 49% 385% 108.268 23% 56% 155 31% 143% DN có vốn NN 18 7% 35 9% 194% 100 21% 285% 143.65 29% 143% DN vừa và nhỏ 183 73% 165 42% 90% 225 56% 136% 189 40% 84% Qua bảng trên ta thấy cơ cấu khách hàng vay ngắn hạn của Chi nhánh đã có sự tăng rõ rệt của Nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có sự thay đổi trong chính sách cho vay, đa dạng hoá đối tượng khách hàng để phân tán rủi ro. Thoát khỏi tình trạng cho vay truyền thống trước đây là các Doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả, và thường vay theo tín chấp chứ không có tài sản đảm bảo. Cụ thể, trong quí I tỷ trọng cho vay DNNN chỉ là 20%. Còn doanh nghiệp vừa và nhỏ là 73%, các DN có vốn nước ngoài đạt 7% Với mục tiêu đa dạng hoá để hạn chế rủi ro, nên đến quí IV Dư nợ cho vay Ngắn hạn với các thành phần kinh tế đã được cân bằng, sự chênh lệch giữa các thành phần là không lớn lắm Phần lớn các khách hàng là các công ty xây dựng và các doanh nghiệp sản xuất. Các Doanh nghiệp này hoạt động mang tính chất thời vụ. Họ vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là nguồn chi trả nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá, dự trữ, và các yếu tố đầu vào khác của từng công đoạn sản xuất Điều này cho thấy cơ cấu dư nợ Ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với xu hướng hiện nay Biểu đồ: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế các quí năm 2005 2.2.2 Phân tích tín dụng Ngắn hạn của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Đông Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô: 2.2.2.1 Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay: Bảng 5 : Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu quí I quí II quí III quí IV II/I III/I IV/III st tt st tt St tt st tt % % % Tổng DSCV 241.298 100% 789.320 100% 879.627 100% 1143 100% DSCV NH 234.298 96,8% 552.143 69,9% 803.59 91,3% 1123.808 98,2% 235 145 139 DSCV T&DH 6.363 3,2% 237,17 30,1% 871.264 8,7% 19.692 1,8% 3727 367 2 Theo bảng trên ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng liên tục qua các năm, và tăng cao nhất là vào quí IV là 1123 triệu đồng, tương ứng với sự tăng lên của tín dụng ngắn hạn là sự tăng lên của tín dụng trung và dài hạn. Song với tỷ trọng của tín dụng ngắn hạn tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn vẫn là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Quy mô dư nợ cho vay ngắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô.doc
Tài liệu liên quan