Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây

MỤC LỤC

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 4

I. Khái niệm tiền lương - quỹ tiền lương 4

1. Khái niệm về tiền lương - vai trò của tiền lương 4

2. Khái niệm quỹ lương 7

3. Hai mâu thuẫn đối với quý tiền lương 7

II. Phân loại quỹ tiền lương 10

1. Căn cứ vào mức độ biến động của các bộ phận trong quỹ tiền lương 10

2. Căn cứ theo thời kỳ 12

3. Căn cứ vào đối tượng trả lương 13

III. Các phương pháp xác định quỹ lương kế hoạch 14

1. Dựa vào tiền lương bình quân và số lao động bình quân 14

2. Dựa vào lượng lao động hao phí 14

3. Lấy tổng thu trừ tổng chi 15

4. Theo thông tư 05 ngày 29/01/2001 16

5. Tính theo đơn giá bình quân kỳ kế hoạch 18

IV. Phân tích quỹ tiền lương và vai trò của phân tích quỹ tiền lương 19

1. Khái niệm phân tích quỹ tiền lương 19

2. Vai trò của phân tích quỹ tiền lương 19

3. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương 20

V. Một số khái niệm về Công ty cổ phần 23

1. Khái niệm, đặc điểm về Công ty cổ phần 23

2. Cơ cấu tổ chức quản lý 23

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG QUỸ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY 25

I. Một số đặc điểm của Công ty có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương 25

1. Quá trình hình thành và phát triển 25

2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 26

3. Cơ cấu tổ chức 28

4. Đặc điểm nguồn nhân lực 31

5. Đối thủ cạnh tranh và các tuyến vận tải chính 32

6. Những thuận lợi và khó khăn trong lập quản lý và sử dụng quỹ tiền lương của Công ty 35

II. Thực trạng sử dụng quỹ tiền lương ở Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây 36

1. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương ở Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây 36

2. Nhận xét chung về tình hình sử dụng quỹ tiền lương ở Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà tây 53

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG QUỸ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ VẬN TẢI HÀ TÂY 58

I. Xu hướng phát triển của Công ty liên quan đến việc sử dụng quỹ tiền lương 58

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương ở Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà tây 59

1. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch chính xác nhằm hoàn thành kế hoạch tiền lương bình quân 59

2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh hoàn thành kế hoạch sản lượng và kế hoạch năng suất lao động 65

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động dư thừa công ty đã phát triển thêm xưởng sửa chữa và dịch vụ xăng dầu. Hiện nay, ngành nghề kinh doanh của công ty gồm các lĩnh vực: + Vận chuyển hàng hoá + Vận chuyển hành khách + Xưởng bảo dưỡng sửa chữa + Dịch vụ xăng dầu * Vận chuyển hành khách: Đây là lĩnh vực hoạt động chính của công ty, với địa bàn hoạt động rộng gồm hầu hết các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam như: Lâm Đồng, Sông Bé, một số tỉnh miền Đông...Hiện nay với chủ trương không ngừng mở rộng và phát triển hoạt động vận chuyển hành khách, cùng với việc duy trì địa bàn hoạt động đã có công ty còn tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động của mình nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách. *Về các tuyến vận tải hành khách: Nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tây, nơi giao lưu, cửa ngõ của nhiều tỉnh thành phố: với nhiều tuyến đường nội tỉnh và liên tỉnh. Nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân không những của trong mà còn cả ngoài tỉnh công ty đã tiến hành mở rộng rất nhiều luồng tuyến nội tỉnh và liên tỉnh. Hiện nay nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân công ty đã tiến hành đổi mới phương tiện, nâng cao hình thức và chất lượng phục vụ trên một số tuyến. Đặc biệt năm 2000 vừa qua công ty đã mở một số tuyến chất lượng cao như: Hà Đông- Hoà Bình, Hà Đông - Sơn Tây và nâng cao chất lượng phục vụ một số tuyến chính khác. *Vận chuyển hàng hoá: Bên cạnh lĩnh vựa vận tải hành khách công ty còn tham gia lĩnh vực vận tải hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hoá của các cá nhân các tổ chức góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây vận chuyển hàng hoá gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các cá nhân, các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực vận tải hàng hoá. Đây là một khó khăn lớn đối với công ty nhất là hạn chế trong phương tiện vận tải lạc hậu hơn so với các đối thủ. *Dịch vụ sửa chữa: Với xưởng sửa chữa tương đối lớn, trang thiết bị kĩ thuật khá hiện đại đáp ứng được nhu cầu sửa chữa phương tiện vận tải trong và ngoài doanh nghiệp như trung đại tu, đóng mới vỏ xe, bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, trung đại tu máy, gầm xe. Với phương châm đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa nội bộ là chính, không ngừng nâng cao chất lượng bảo dưỡng sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp với tiếp cận và mở rộng phạm vi phục vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong những năm qua công ty đã nhận bảo dưỡng sửa chữa cho nhiều phương tiện vận tải đường bộ bên ngoài với chất lượng ngày một nâng cao, giá cả hợp lý được khách hàng tín nhiệm. *Dịch vụ xăng dầu: Trong điều kiện hiện nay, sản xuất- kinh doanh chịu sự cạnh tranh quyết liệt thì việc mở rộng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh là yêu cầu tất yếu mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh vận tải nói riêng. Việc mở rộng này vừa nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động, vừa nhằm mở rộng hoạt động sản xuất- kinh doanh . Trên cơ sở đó tháng 6 năm 2000 công ty đã mở dịch vụ xăng dầu nhằm giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa với mục đích trước mắt là phục vụ nhu cầu nội bộ là chính, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sau hơn một năm đi vào hoạt động dịch vụ xăng dầu đã không ngừng lớn mạnh và phát triển với doanh số năm sau cao hơn năm trước. Với ngành nghề kinh doanh khá đa dạng, như trên đã trình bày. Hiện nay công ty với nhiều lĩnh vực, không những trong phạm vi vận tải hành khách mà cả lĩnh vực sửa chữa, xăng dầu. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định tổng quĩ tiền lương, đến phân bổ và sử dụng quĩ tiền lương. Chẳng hạn, khi xác định quĩ lương năm kế hoạch, công ty phải áp dụng 3 loại đơn giá cho 3 lĩnh vực: Vận tải, sửa chữa, xăng dầu. 3. Cơ cấu tổ chức. a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây với lĩnh vực hoạt động chính là vận tải hành khách, bên cạnh đó công ty còn tham gia các hoạt động như vận tải hàng hoá, sửa chữa, dịch vụ. Do đó hiện nay công ty bao gồm các bộ phận, phòng ban sau: - Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát. - Ban giám đốc. - Phòng kế toán- tài vụ. - Phòng tổ chức- hành chính. - Phòng kinh doanh. - Xưởng sửa chữa. - Bộ phận dịch vụ. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được biểu hiện theo sơ đồ sau: Hội đồng quản trị Ban kiểm soát SƠ Đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Ban giám đốc Giúp việc GĐ: Các phó GĐ Kế toán trưởng Phòng kinh doanh Xưởng sửa chữa Bộ phận dịch vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ b. Cơ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. * Hội đồng quản trị: Gồm năm người trong đó có một chủ tịch và bốn thành viên. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty, thành viên của hội đồng quản trị được hưởng lương theo quyết định của đại hội đồng. * Ban kiểm soát: Gồm hai người có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của công ty và triệu tập đại hội đồng cổ đông nếu xét thấy cần thiết, trình đại hội đồng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết năm tài chính, báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra, những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của hội đồng quản trị. Kiểm sát viên được hưởng thù lao do đại hội đồng quyết định và có trách nhiệm trước đại hội đồng về những sai phạm của mình trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao và gây thiệt hại cho công ty. * Ban giám đốc: Hiện nay công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng, giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước đại hội đồng về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, giúp việc giám đốc gồm có các phó giám đốc, kế toán trưởng. * Phó giám đốc: Có hai phó giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ và bàn bạc với giám đốc về công tác tổ chức sản xuất- kinh doanh tạo điều kiện cho giám đốc nắm bắt và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, triển khai các công việc đã thống nhất xuống các bộ phận chức năng. * Phòng kinh doanh: gồm bốn người trong đó có một trưởng phòng một phó phòng và hai nhân viên có chức năng tham gia cho giám đốc trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh của công ty , đôn đốc giám sát việc thực hiện kế hoạch đã được duyệt từ đó giút ra những thuận lợi khó khăn nhằm tham mưu cho giám đốc có kế hoạch và định hướng đúng cho việc kinh doanh có lãi, ngoài ra còn có chức năng điều phối và kiểm soát hoạt động của các xe, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, đưa công ty ngày càng phát triển. * Phòng tổ chức- hành chính: Gồm 5 người trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng,1 lao động tiền lương, 2 nhân viên, có chức năng nhiệm vụ là giúp giám đốc và ban lãnh đạo công ty thực hiện tốt công tác quản lý về số lượng và chất lượng lao động, sắp xếp đời sống, nơi ăn chốn ở, vị trí làm việc, quan hệ đối ngoại, đảm bảo công tác văn thư đánh máy và giữ bí mật tài liệu, quản lý lao động tiền lương, định mức sản phẩm, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội theo chế độ chính sách của nhà nước. * Phòng kế toán: Gồm 5 người trong đó có 1 trưởng phòng, 1 kế toán tổng hợp, 3 nhân viên là bộ phận giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính hàng năm trên cơ sở sản xuất kinh doanh, quản lý chắc nguồn vốn, hạch toán thu chi tài chính theo đúng chế độ của nhà nước, phân tích hoạt động kinh doanh, quản lý và hạch toán giá thành sản phẩm, tham mưu cho giám đốc chủ động sử dụng nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Mở sổ theo dõi tài chính tài sản vật tư, lập kế hoạch chứng từ ghi chép và hạch toán, thanh quyết toán gọn nhẹ việc thu chi, quản lý chặt chẽ chế độ thu chi quĩ tiền mặt. * Xưởng sửa chữa: Gồm 18 người trong đó có 1 trưởng xưởng và 17 công nhân là bộ phận trực thuộc trực tiếp của công ty có nhiệm vụ đảm bảo toàn bộ việc bảo dưỡng sửa chữa phương tiện từ cấp 2 đến đại tu máy, vỏ thùng, vỏ xe nhằm thu hút lao động có tay nghề, nâng cao chất lượng sửa chữa, quản lý tốt kinh phí sửa chữa lớn của công ty nhằm phục vụ tốt kế hoạch sản xuất của công ty. * Bộ phận dịch vụ: Đang từng bước đi vào ổn định và phát triển với chức năng phục vụ cho sản xuất nội bộ là chính, đồng thời mở rộng sản xuất phục vụ cho khách hàng bên ngoài nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Trên đây là toàn bộ các phòng ban chức năng của công ty, mỗi phòng ban có chức- nhiệm vụ riêng. Song có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ xung cho nhau nhằm tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các ban nghành liên quan. Song với cơ cấu phòng ban tương đối phức tạp sẽ là khó khăn cho công tác tiền lương của công ty như với mỗi bộ phận phòng ban khác nhau, với chức năng, nhiệm vụ khác nhau thì cần có các cách quản lý và sử dụng cũng như việc đánh giá hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương khác nhau. Mặt khác, nhiều phòng ban chức năng khác nhau sẽ dẫn đến qui mô và cơ cấu quĩ lương phức tạp hơn, gây khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng. 4. Đặc điểm nguồn nhân lực. Bảng 1: Báo cáo tình hình sử dụng và cơ cấu lao động 6 tháng cuối năm 2001. Chỉ tiêu TS có đến kì BC (người) Tỷ lệ % Chia ra Bình quân kì BC kk Nữ Nam Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ 1.Tổng số 197 100 27 13,7 170 86,3 173 2. Lao động quản lý 23 11,7 12 6,1 11 5,6 23 3. Lao động sản xuất (vận tải &sửa chữa) 137 69,5 6,1 137 69,5 137 4. Lao động dịch vụ 13 6,6 9 4,6 4 2 13 5. Lao động nghỉ việc 24 12,2 6 3 18 9,2 Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải nên số lao động nữ chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 13,7% trong đó tập trung chủ yếu ở bộ phận lao động quản lý và dịch vụ xăng dầu. Trong khi đó ở bộ phận vận tải và sửa chữa thì hầu như không có lao động nữ, đây là nét nổi bật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải nói chung và công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây nói riêng. Một đặc điểm nữa về nguồn nhân lực của công ty là có số lao động dôi dư chiếm tỉ lệ khá cao(12% tổng số lao động). Sở dĩ có lao động dôi dư là do công ty mới thực hiện cổ phần hoá, xắp xếp lại cơ cấu lao động dẫn đến dư thừa. Đây cũng là bài toán khó đối với doanh nghiệp mới cổ phần trong giải quyết vấn đề lao động dôi dư. Bảng 2: So sánh mức độ biến động số lao động của công ty 6 tháng cuối năm 1999 và 6 tháng cuối năm 2000 Chỉ tiêu Đơn vị 6 tháng cuối năm 1999 6 tháng cuối năm 2001 1. Số lao động tăng trong kì Người 14 13 2. Số lao động giảm trong kì - 48 6 3. Số lao động không có nhu cầu sử dụng đến kì BC - 31 24 Từ bảng trên ta nhận thấy 6 tháng cuối năm 1999 tình hình lao động của công ty có nhiều biến động đặc biệt có số lao động giảm trong kì lớn ( 48 người) và số lao động không có nhu cầu sử dụng lớn hơn so với cuối năm 2001(31 người 6 tháng cuối năm 1999 so với 24 người 6 tháng cuối năm 2001). Có sự khác nhau này là do giữa năm 1999 công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần, sau khi chuyển đổi do xắp xếp lại cơ cấu tổ chức, giải quyết lao động dôi dư dưới nhiều hình thức như chuyển công tác, đào tạo lại, nghỉ chế độ, nghỉ hưu... Dẫn đến có sự biến động về số lao động lớn hơn so với cuối năm 2001 Với đặc điểm nguồn lao động như đã trình bày ở trên, đa số lao động của công ty là nam, lại tập trung chủ yếu ở bộ phận vận tải. Mà tính chất của ngành vận tải có những nét riêng biệt như phạm vi hoạt động, nơi làm việc, đối tượng phục vụ…Dẫn đến khó quản lý lao động, vì vậy công tác quản lý tiền lương của công ty có nét đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh vận tải. 5. Đối thủ cạnh tranh, các tuyến vận tải chính. a. Đối thủ cạnh tranh. Hà Tây là tỉnh có diện tích khá rộng nơi giáp danh nhiều tỉnh thành phố trong cả nước, là tỉnh có mạng lưới giao thông khá dày đặc đặc biệt là tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Vì vậy trên địa bàn tỉnh có rất nhiền các cá nhân các doanh nghiệp tham gia dịch vụ vận tải. Đây là những đối thủ cạnh tranh chính của công ty đặc biệt là công ty xe khách Hà Tây có trụ sở gần cạnh công ty . Đứng trước sự cạnh tranh đó ban giám đốc công ty đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tăng lợi thế cạnh tranh như đổi mới phương tiện vận tải, nâng cao chất lượng phục vụ tạo vị thế của mình trên thị trường. Một lợi thế của công ty là hoạt động lâu năm và có chỗ đứng nhất định trên lĩnh vực vận tải so với các cá nhân và doanh nghiệp khác. Đây là một lợi thế mà công ty cần khai thác nhằm không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. b. Các tuyến vận tải hành khách chính. Với địa bàn hoạt động rộng gồm các tỉnh phía bắc và một số tỉnh phía Nam với nhiều luồng tuyến liên tỉnh và nội tỉnh. Hiện nay công ty có nhiều tuyến vận tải hành khách, được thống kê ở bảng dưới đây: Bảng 3: Các tuyến đường vận tải hành khách chính của công ty. Số thứ tự Tên tuyến Chiều dài (km) 1 Tân Hà- Lâm Đồng 1532 2 Đà Tẻ- Lâm Đồng 1585 3 Sơn Tây- Thanh hoá 205 4 Sơn Tây- Hà Giang 250 5 Sơn Tây- Lào Cai 262 6 Sơn Tây- Ninh Bình 145 7 Hà Đông -Thanh Hoá 150 8 Phú Xuyên- Yên Bái 210 9 Phú Xuyên- Lạng Sơn 180 10 Cổ Đô- Hoà Bình 80 11 Hà Đông- Chi Nê 85 12 Hà Đông- Mai Châu 200 13 Hà Đông- Tân Lạc 94 14 Hà Đông- Tu Lý 85 15 Hà Đông- Hoà Bình 65 16 Hà Đông- Đông Phú 25 17 Hà Đông- Hoà Lạc 35 18 Hà Đông- Sơn Tây 41 Hiện nay, công ty đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các đơn vị cùng ngành. Dẫn đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh nhiều khi không được đảm bảo, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương. Mặt khác, với rất nhiều tuyến vận tải như hiện nay sẽ là một khó khăn lớn cho công tác lao đọng tiền lương. 6. Những thuận lợi và khó khăn trong lập, quản lý và sử dụng quĩ tiền lương của công ty. a. Những thuận lợi. - Là doanh nghiệp nhà nước mới cổ phần hoá sẽ là điều kiện để huy động tốt nguồn vốn, tăng khả năng tự chủ trong kinh doanh . Người lao động cũng có vốn góp trong doanh nghiệp nên họ trở thành người chủ thực sự ,họ có ý thức trách nhiệm đối với mỗi sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề sử dụng quĩ tiền lương. - Đội ngũ công nhân đồng lòng xây dựng công ty ngày càng phát triển. Họ luôn có ý thức vượt mọi khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm cùng Đảng uỷ và ban lãnh đạo công ty giữ vững công ty đi vào ổn định và phát triển, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm kế hoạch nói chung và kế hoạch quĩ tiền lương nói riêng. Công ty luôn nhận được sự giúp đỡ quan tâm , chỉ đạo của sở GTVT, của các ngành, các cấp các đơn vị trong Tỉnh và đây là nhân tố quyết định đến thắng lợi của công ty trên các mặt hoạt động. b. Những khó khăn. - Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải là chủ yếu. Song với chủ trương mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Ngoài lĩnh vực chủ yếu trên công ty còn mở thêm xưởng sửa chữa và dịch vụ xăng dầu. Do đó trong lập kế hoạch quĩ tiền lương công ty luân phải tính ba đơn giá cho ba bộ phận dẫn đến một số khó khăn trong vấn đề quản lý và sử dụng. - Các lĩnh vực hoạt động của công ty luân chịu sự cạnh tranh của các đơn vị cung ngành, nên thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch quĩ tiền lương gặp những khó khăn. - Lĩnh vực vận tải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan như điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu... Dẫn đến có thể phải giảm, cắt một số luồng tuyến, công nhân có thể phải nghỉ nhiều ngày gây hiện tượng giảm doanh thu giảm tiền lương. Trên đây là phần giới thiệu khái quát về công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây trên các mặt: Sự hình thành và phát triển, sản xuất kinh doanh doanh nghiệp , cơ cấu tổ chức, nguồn lao động. Nhằm để tìm hiểu những đặc điểm riêng có của công ty và đặc điểm chung của ngành vận tải, giúp cho việc phân tích và nghiên cứu hiệu quả sử dụng quĩ tiền lương của công ty. II Thực trạng sử dụng quỹ tiền lương ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. 1. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây. Có rất nhiều chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Mỗi chỉ tiêu nhìn nhận hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương ở một giác độ khác nhau, tuỳ vào mục đích nghiên cứu mà người ta sử dụng chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu khác. Hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương ở công ty cổ phần vận tải Hà Tây được đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây: a. Chỉ tiêu đo lường mức độ sử dụng quỹ tiền lương. Để đo lường mức độ sử dụng quĩ tiền lương, ta so sánh quĩ lương kế hoạch và quĩ lương thực hiện để biết được khả năng tiết hoặc vượt chi tương đối và tuyệt đối quĩ tiền lương. Tiết kiệm hoặc vượt chi tương và tuyệt đối quĩ tiền lương được xác định như sau: + Tiết kiệm hoặc vượt chi tuyệt đối: TTđ= VTH - VKH + Tiết kiệm hoặc vượt chi tương đối: TTgđ= VTH - VKH * k Nếu TTđ (TTgđ) 0 thì vượt chi quĩ tiền lương Hệ số k phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch sản lượng của công ty. Ví dụ: Năm 2000 kế hoạch sản lượng là 6.000.000 Tkm, sản lượng thực hiện là 6.227.589 Tkm, do đó sản lượng thực hiện đã vượt 103,8% so với kế hoạch. Vậy hệ số điều chỉnh quĩ tiền lương năm 2000 là k= 1,038. Năm 2001 kế hoạch sản lượng là 6.400.000 Tkm, thực hiện sản lượng là 6.654.290 Tkm đạt 103,97% kế hoạch. Vậy hệ số điều chỉnh quĩ tiền lương năm 2001 là k=1,0397. Dựa vào kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của công ty năm 2000 và 2001, hệ số điều chỉnh quĩ tiền lương năm 2000 và 2001 ta có bảng dưới đây ( bảng 4 ): Từ bảng phân tích chỉ tiêu đo lường mức độ sử dụng quĩ tiền lương ở trên, ta có thể rút ra một vài nhận xét sau: - Tổng quĩ lương và quĩ lương thực hiện của các bộ phận đều nhỏ hơn so với kế hoạch cả vè số tuyệt đối và số tương đối. Điều này chứng tỏ trong sử dụng quĩ lương của công ty vấn đề tiết kiệm luân được quan tâm.Trong hai năm 2000 và 2001 công ty luân tiết kiệm được quĩ tiền lương của mình,cụ thể năm 2000 tiết kiệm tuyệt đối tổng quĩ lương là 102.753 nghìn đồng, tiết kiệm tương đối là 158.480 nghìn đồng đến năm 2001 con số này tương ứng là 88.689 và 143.087 nghìn đồng . Đây là một dấu hiệu tốt bởi trong hai năm 2000 và 2001 hoạt động sản suất kinh doanh của công ty luân đạt mức tăng cao, sản lượng năm sau luôn lớn hơn sản lượng năm trước. - Do quĩ lương của bộ phận vận tải chiếm tỷ trọng lớn khoảng từ 60-65% tổng quĩ lương của doanh nghiệp, nên tiết kiệm quĩ lương của bộ phận này chiếm từ 75- 80% tổng tiết kiệm quĩ tiền lương. Dẫn đến tiết kiệm (vượt chi) quĩ lương của bộ phận này có ảnh hưởng lớn tới tổng tiết kiệm (vượt chi), điều này cũng có nghĩa là muốn tiết kiệm tổng quĩ lương cần chú ý đến vấn đề tiết kiệm quĩ lương của bộ phận vận tải. - Tiết kiệm tương đối tính ra có thể chưa được chính xác, do việc điều chỉnh quĩ lương kế hoạch năm chỉ căn cứ vào mức độ hoàn thành sản lượng, chưa căn cứ vào mức độ hoàn thành năng suất lao động. Vì vậy nếu có sự biến động của số lao động bình quân dẫn đến sự biến động của năng suất lao động sẽ chưa tính hết được trong quĩ lương kế hoạch điều chỉnh. Giả sử thực hiện sản lượng chỉ bằng kế hoạch đặt ra nhưng số lao động thực hiện lại giảm so với kế hoạch, dẫn đến năng suất lao động tăng lên thì trên thực tế sản lượng vẫn tăng (do giảm số lao động), hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn được nâng lên. - Nếu xét theo chỉ tiêu này thì việc sử dụng quĩ tiền lương của công ty là rất hiệu quả, bởi theo tính toán ở trên thì năm nào công ty cũng tiết kiệm được quĩ lương cả về tương đối và tuyệt đối. Nhưng nếu xét trên giác độ mối quan hệ tác động qua lại giữa việc tiết kiệm quĩ lương với việc nâng cao tiền lương bình quân cho người lao động thì việc không hoàn thành kế hoạch quĩ lương có thể làm giảm tiền lương bình quân giữa kì thực hiện và kì kế hoạch. Thực tế cho thấy, trong hai năm 2000 và 2001 kế hoạch tiền lương bình quân của công ty đều không thực hiện được và tiền lương bình quân năm sau lại nhỏ hơn năm trước, năm 2000 tiền lương bình quân thực hiện là 649,4 nghìn đồng/ tháng đến năm 2001 giảm xuống còn 617,2 nghìn đồng/ tháng. Do đó, công ty luôn tiết kiệm quĩ tiền lương nhưng trên thực tế tiền lương bình quân lại giảm xuống. Cho nên, đặt ra vấn đề là làm sao vừa tiết kiệm được quĩ lương vừa tăng được tiền lương bình quân nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động. b. Chỉ tiêu phản ánh nhân tố ảnh hưởng đến quĩ tiền lương của công ty Quĩ tiền lương của doanh nghiệp có thể được được xác theo công thức: V = T * TL Trong đó: V: Quĩ tiền lương của doanh nghiệp. TL: Tiền lương bình quân của doanh nghiệp. T: Số lao động bình quân của doanh nghiệp. Ta nhận thấy quỹ tiền lương phụ thuộc vào tiền lương bình quân và số lao động bình quân. Nên khi hai yếu tố này thay đổi dẫn đế quỹ tiền lương cũng thay đổi theo. Nói cách khác biến động của quỹ lương thực hiện so với quỹ lương kế hoạch nhiều hay ít phụ thuộc vào sự thay đổi của hai yếu tố đó. Tiền lương bình quân thay đổi do các nhân tố như: Sự thay đổi trong quy định của nhà nước về các khoản mục trong tiền lương, sự thay đổi về thang bảng lương, sự thay đổi của tiền lương tối thiểu...Còn số lao động bình quân chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Sự thay đổi trong kế hoạch sản xuất- kinh doanh, sự xắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp, sự thay đổi của máy móc thiết bị... Tóm lại, quỹ tiền lương luôn có sự biến động do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, mỗi sự thay đổi nhỏ của các yếu tố đó đều dẫn đến sự thay đổi trong quỹ tiền lương, mà trung quy lại ta có thể xem xét hai yếu tố ảnh hưởng chính, đó là tiền lương bình quân và lao động bình quân. Từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh và báo cáo tình hình thực hiện lao động tiền lương hai năm 2000 và 2001 ta có bảng sau ( bảng 5 ): Để ước lượng mức độ ảnh hưởng của tiền lương bình quân và số lao động bình quân đến quỹ tiền lương ta coi sự ảnh hưởng của các nhân tố khác là nhỏ hoặc không có. Để có thể ước lượng được người ta sử dụng mô hình dưới đây: Mô hình ước lượng mức độ ảnh hưởng đến quỹ tiền lương của tiền lương bình quân và số lao động bình quân: + Số tương đối: TL0 TL1 = T0 . TL0 T0 . TL1 x T0 . TL1 T1 . TL1 = = V0 V1 IV T0 T1 x x = DIvTL DIvT + Số tuyệt đối: DV = (T! . TL1 - T0 . TL1) + (T0 . TL1- T0 . TL0) = TL1 (T1- T0) + T0 (TL1- TL0) = TL1 . DT + T0 . DTL = DVT + DVTL Ta sử dụng mô hình trên để ước lượng mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố chính, cơ bản đến tình hình sử dụng quỹ tiền lương chung và quỹ tiền lương của từng bộ phân. * Ước lượng nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp của hai nhân tố tiền lương bình quân và lao động bình quân. Vận dụng mô hình trên ta có: - Biến động quỹ tiền lương năm 2000: + Số tương đối: IVdn= 0,93 = 1,036 x 0,898 + Số tuyệt đối: DVdn= -102753 = 46756,8 +(-149514,3) Nhận xét: Biến động quỹ tiền lương thực hiện năm 2000 giảm so với kế hoạch là 102753 nghìn đồng, tức giảm 7% trong đó do tăng số lao động bình quân là 46576 nghìn đồng ( 3,6% )và do giảm tiền lương bình quân là 149514,3 nghìn đồng tức (10,2%). - Biến động quỹ tiền lương năm 2001: + Số tương đối: IVdn= 0,935 = 1,000 x 0,935 + Số tuyệt đối: DVdn= -88689 = 0 + (-88689) Nhận xét: Quỹ tiền lương thực hiện năm 2001 giảm 6,5% so với kế hoạch ( 88689 nghìn đồng) do tiền lương bình quân thực hiện giảm 6,5% (88689 nghìn đồng), không chịu ảnh hưởng của số lao động bình quân. - Biến động quỹ tiền lương kế hoạch năm 2001 so với thực hiện năm 2000: + Số tương đối: IVdn= 1,005 = 0,989 x 1,016 + Số tuyệt đối: DVdn= 6259 = 15838,15 + 22097,25 Nhận xét: Biến động quỹ tiền lương kế hoạch năm 2001 so với thực hiện năm 2000 tăng 0,5% tức 6259 nghìn đồng do ảnh hưởng của số lao động bình quân giảm 1,1% ( giảm 15838,15 nghìn đồng )và ảnh hưởng của tiền lương bình quân tăng 1,6% (22097,25 nghìn đồng) - Biến động quỹ tiền lương thực hiện năm 2001 so với thực hiện năm 2000: + Số tương đối: IVdn= 0,94 = 0,99 x 0,95 + Số tuyệt đối: DVdn= -82430 =-14812,85+(-67616,50) Nhận xét: ảnh hưởng của số lao động bình quân và tiền lương bình quân đến quỹ lương thực hiện năm 2001 so với thực hiện 2000 là quỹ lương thực hiện 2001 đã giảm 6% so với thực hiện 2000 (giảm 82430 nghìn đồng), trong đó giảm do ảnh hưởng của lao động bình quân là 1% (14812,85 nghìn đồng) và giảm do ảnh hưởng của tiền lương bình quân là 5% (67616,5 nghìn đồng). *Xác định ảnh hưởng của các nhân tố tiền lương bình quân, số lao động bình quân đến quỹ tiền lương của các bộ phận lao động quản lý, công nhân sản xuất, dịch vụ, sửa chữa, vận tải: Tương tự như cách xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng quỹ tiền lương, vận dụng vận dụng mô hình trên ta có thể tính được mức độ ảnh hưởng của tiền lương bình quân, số lao động bình quân đến quĩ tiền lương của các bộ phận đó. Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng duới đây ( bảng 6 ): Từ bảng trên, ta có thể rút ra một số kết luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quỹ tiền lương trong các thời kỳ: * Quỹ lương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34463.doc
Tài liệu liên quan