Chuyên đề Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ ngân hàng của VPBank trên thị trường Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO

 

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I 5

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỨC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH. 5

I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH 5

1. Khái niệm và bản chất của cạnh tranh. 5

2. Các mô hình cạnh tranh. 8

2.1 Lý thuyết cạnh tranh của Mc.Kinsey (mô hình 7S). 9

2.2 Mô hình các lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. 9

3. Phân loại hoạt động cạnh tranh 11

3.1 Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế 11

3.2 Căn cứ vào hình thái cạnh tranh: 12

3.3 Căn cứ vào chủ thể kinh tế tham gia. 12

3.4 Căn cứ vào mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế: 13

3.5 Căn cứ vào phạm vi địa lý 13

3.6 Căn cứ vào chiến lược cạnh tranh 14

4. Vai trò của cạnh tranh. 14

4.1 Vai trò cạnh tranh với nền kinh tế 14

4.2 Vai trò cạnh tranh với doanh nghiệp 15

4.3 Vai trò cạnh tranh với người tiêu dùng 16

5. Các công cụ cạnh tranh 16

5.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm, dịch vụ. 17

5.2 Cạnh tranh bằng giá cả. 18

5.3 Cạnh tranh thông qua hoạt động xúc tiến quảng cáo 20

5.4 Cạnh tranh qua hệ thống phân phối 21

5.5 Cạnh tranh dựa vào uy tín. 22

III.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ DỊCH VỤ. 22

1. Khái niệm sức cạnh tranh. 22

2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng sức cạnh tranh của doanh nghiệp 23

2.2 Phân tích các yếu tổ thuộc bản thân dịch vụ doanh nghiệp. 23

2.2 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh dịch vụ. 25

2.2.1 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 25

2.2.1.1 Tiềm lực tài chính 26

2.2.1.2 Nhân tố con người 26

2.2.1.3 Nguồn lực vật chất kỹ thuật 27

2.2.1.4 Văn hoá kinh doanh 28

2.2.2 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp 29

2.2.2.1 Môi trường kinh tế 29

2.2.2.2 Môi trường chính trị luật pháp 30

2.2.2.3 Môi trường văn hóa xã hội 30

2.2.2.4 Môi trường khoa học công nghệ. 31

3. Chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh. 32

3.1 Chỉ tiêu định lượng 32

3.2.1 Phân tích sức cạnh tranh thông qua chỉ tiêu thị phần chiếm lĩnh 32

3.2.2 Phân tích sức cạnh tranh thông qua số lượng khách hàng 34

3.2.3 Phân tích sức cạnh tranh thông qua doanh thu dịch vụ 34

3.2.4 Phân tích sức cạnh tranh thông qua mức chênh lệch giá cả sản phẩm, dịch vụ với đối thủ cạnh tranh 35

3.2 Chỉ tiêu định tính 35

3.2.1 Phân tích sức cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh 35

3.2.2 Phân tích sức cạnh tranh thông qua hình ảnh so với đối thủ cạnh tranh 35

III. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG. 36

1. Ý nghĩa của việc nâng cao sức cạnh tranh về cung cấp các dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế và các ngân hàng. 36

2. WTO yêu cầu các ngân hàng phải nâng cao sức cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng. 37

CHƯƠNG II 38

THỰC TRẠNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA VP BANK 38

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VPBANK. 38

1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank. 38

1.1 Quá trình hình thành của VPBank. 38

1.2 Quá trình phát triển của VPBank 39

2. Mô hình tổ chức bộ máy của VPBank. 42

2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của VPBank. 42

2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của VPBank (hình 2.2). 42

3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của VPBank ảnh hưởng đến sức cạnh tranh dịch vụ. 43

3.1 Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ của VPBank. 45

3.2 Đặc điểm công nghệ của VPBank. 45

3.3 Đặc điểm về lao động: 47

4. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của VPBank trong những năm gần đây. 48

II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA VPBANK VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG. 49

1. Phân tích các yếu tổ thuộc bản thân dịch vụ của VPBank. 49

2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh dịch vụ của VPBank. 51

2.1 Phân tích môi trường bên trong của VPBank. 52

2.1.1 Tiềm lực tài chính của VPBank 52

2.1.2 Nhân lực của VPBank. 54

2.1.3 Nguồn lực vật chất kỹ thuật 55

2.1.4 Văn hoá kinh doanh 56

2.2 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài VPBank. 57

2.2.1 Môi trường kinh tế 57

2.2.2 Môi trường chính trị luật pháp 58

2.2.3 Môi trường văn hóa xã hội 59

2.2.4 Môi trường khoa học công nghệ. 59

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK TRONG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG. 60

1. Tình hình kinh doanh dịch vụ của VPBank 60

1.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ của VPBank 60

1.2 Sản phẩm dịch vụ chủ yếu của VPBank 62

1.3 Hiệu quả kinh doanh của VPBank 63

2. Phân tích thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ của VPBank. 67

2.1 Phân tích thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ của VPBank qua mô hình Micheal Porter. 67

2.2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh dịch vụ của VPBank. 71

2.2.1 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu định lượng của VPBank 71

2.2.1.1 Phân tích sức cạnh tranh thông qua chỉ tiêu thị phần chiếm lĩnh 71

2.2.1.2 Phân tích sức cạnh tranh thông qua số lượng khách hàng 73

2.2.1.3 Phân tích sức cạnh tranh thông qua doanh thu dịch vụ 74

2.2.1.4 Phân tích sức cạnh tranh thông qua mức chênh lệch giá cả dịch vụ với đối thủ cạnh tranh 75

2.2.2 Chỉ tiêu định tính 76

2.2.2.1 Phân tích sức cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh 76

2.2.2.2 Phân tích sức cạnh tranh qua hình ảnh so với đối thủ cạnh tranh 76

3. Phân tích thực trạng nâng cao sức cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng VPBank qua việc sử dụng các công cụ cạnh tranh. 77

3.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm dịch vụ. 77

3.2 Cạnh tranh bằng giá cả. 77

3.3 Cạnh tranh qua hoạt động xúc tiến quảng cáo 80

3.4 Cạnh tranh qua hệ thống phân phối dịch vụ 80

3.5 Cạnh tranh dựa vào uy tín. 81

IV. ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG VPBANK. 82

1. Những điểm mạnh của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng. 82

2. Những điểm yếu của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng. 83

3. Nguyên nhân của những điểm yếu của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng. 84

3.1 Nguyên nhân khách quan của những điểm yếu của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng. 84

3.2 Nguyên nhân chủ quan của những điểm yếu của VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng. 85

CHƯƠNG III 87

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA VPBANK TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2010 87

I. CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ VIỆC CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG RA THỊ TRƯỜNG. 87

1. Cam kết với WTO về chính sách thương mại liên quan đến dịch vụ ngân hàng. 87

2. Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ về dịch vụ ngân hàng. 89

II. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA VPBANK. 90

1. Cơ hội trong cung cấp dịch vụ ngân hàng của VPBank. 91

1.1 Dự báo về thị trường ngân hàng của Việt Nam đến năm 2010. 91

1.2 Cơ hội trong cung cấp dịch vụ của VPBank 92

2. Thách thức trong cung cấp dịch vụ ngân hàng của VPBank. 94

III. ĐỊNH HƯỚNG CỦA VPBANK TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG. 95

IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA VPBANK. 98

1. Giải pháp từ phía VPBank 99

2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 106

3. Kiến nghị với Nhà nước, các bộ ngành 108

V. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP. 111

1. Điều kiện về tiềm lực tài chính. 111

2. Điều kiện về nhân lực 112

3. Điều kiện về công nghệ. 112

4. Công tác quản trị ngân hàng hiệu quả và hợp lý. 113

KẾT LUẬN 115

PHỤ LỤC 1 117

PHÍ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VPBANK 117

STT 117

PHỤ LỤC 2 120

PHÍ BẢO LÃNH TRONG NƯỚC CỦA VPBANK 120

PHỤ LỤC 3 121

PHÍ CHUYỂN BẰNG TIỀN MẶT VNĐ CỦA VPBANK 121

PHỤ LỤC 4 122

PHÍ DỊCH VỤ NGÂN QUỸ CỦA VPBANK 122

PHỤ LỤC 5 123

PHÍ DỊCH VỤ KIỀU HỐI VỚI CÔNG TY NƯỚC NGOÀI CỦAVPBANK 123

PHỤ LỤC 6 124

BIỂU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG (Áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống VPBANK từ 24/11/2007) 124

PHỤ LỤC 7 125

CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH QUA CÁC NĂM CỦA VPBANK 125

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

 

 

doc132 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ ngân hàng của VPBank trên thị trường Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mà VPBank có được cũng nhờ sự đóng góp của văn hoá kinh doanh dịch vụ của mình. Chính phong cách phục vụ khách hàng, tác phong chuyên nghiệp và sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ nhân viên đã tạo ra hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng cũng như trên thị trường dịch vụ ngân hàng. Do đó, dịch vụ của VPBank là sự lựa chọn của ngày càng nhiều khách hàng và cũng vì thế, sức cạnh tranh của VPBank không ngừng được nâng cao. Văn hoá kinh doanh là một điểm mạnh với sự phát triển của VPBank. Vì văn hoá kinh doanh có tác động mạnh và có ý nghĩa trong việc nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ ngân hàng, nên việc nghiên cứu và phân tích nhân tố này trở nên hết sức cần thiết. Khi phát huy được văn hoá kinh doanh của mình thì cũng đồng nghĩa với việc VPBank đã và đang tạo cho mình lợi thế cạnh tranh trên thị trường đầy gay gắt và quyết liệt. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài VPBank. Hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào cũng đều chịu tác động của môi trường bên trong và môi trường quốc gia - quốc tế. Những biến động không ngừng của môi trường bên ngoài luôn tác động và ảnh hưởng tới sự vận động và phát triển của nó. Trải qua 15 thăng trầm, sự phát triển của VPBank cũng luôn gắn liền với những biến động của môi trường kinh doanh vĩ mô, trong đó điển hình là các nhân tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị luật pháp, văn hoá xã hội, khoa học công nghệ. Môi trường kinh tế VPBank được thành lập từ những ngày đầu của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Với những chính sách thủ tục mới còn đơn giản, chưa có hệ thống, cơ chế của Nhà nước trong lĩnh vực điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng còn chưa hoàn thiện, vì thế hoạt động kinh doanh của VPBank còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đây là quãng thời gian mà các ngân hàng quốc doanh đang được sự bảo hộ của Nhà nước nên gây ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho VPBank, khả năng cạnh tranh đã yếu lại càng yếu hơn. Cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thế giới và trong nước, VPBank đã bắt nhịp và tạo dần lợi thế cạnh tranh cho mình nhằm nâng vị thế của mình trên thị trường và gia tăng sức cạnh tranh lớn hơn. Việc Việt Nam gia nhập WTO với các cam kết mở rộng lĩnh vực ngân hàng cho sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài đang tạo nhiều sức ép cạnh tranh cho VPBank. Sự hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục gia tăng đầu tư nhiều lĩnh vực vào nền kinh tế Việt Nam, như mua cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần, mở chi nhánh và văn phòng đại diện, xúc tiến thành lập công ty tài chính, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng cho vay vốn các dự án thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, phát triển cho vay tiêu dùng và hiện đại hoá công nghệ. Chính vì thế, đây chính là một lợi thế cho VPBank khi tận dụng cơ hội này nhằm thu hút những đồng tiền rảnh rỗi và tăng uy tín cũng như chất lượng dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng, gia tăng sức cạnh tranh cho dịch vụ ngân hàng của mình để giành ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên, khi Việt Nam là thành viên WTO, thì VPBank cũng cần có những điều chỉnh cho phù hợp với quy định của WTO về lĩnh vực ngân hàng và phù hợp với quy định của quốc tế về cạnh tranh. Trong những năm gần đây, sức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá cao, tăng trưởng GDP đạt mức cao, môi trường kinh tế khá ổn định đã dấn đến sức mua của xã hội không ngừng tăng lên, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng vì thế cũng ngày càng lớn, là điều kiện để VPBank gia tăng doanh số, mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của mình. Môi trường kinh tế không ngừng vận động và biến đổi, tác động lớn đến sức cạnh tranh của VPBank. Vì thế cần nghiên cứu sự tác động của môi trường kinh tế với sức cạnh tranh của VPBank để phân tích cơ hội, thách thức với hoạt động kinh doanh hàng hoá dịch vụ ngân hàng và hình thành chiến lược nâng cao sức cạnh tranh. Điều đó ngày càng trở nên quan trọng, khi mà sức ép cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng ngày càng lớn, đặt ra nhiều nguy cơ trong việc cạnh tranh với cả các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài. Môi trường chính trị luật pháp Sự phát triển của VPBank không nằm ngoài sự tác động và chi phối của môi trường chính trị luật pháp. Trước đây, hệ thống luật pháp, các chính sách quy định của Chính phủ, ban ngành địa phương trên thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam tuy có nhiều cải cách nhưng vẫn còn nhiều bất cập, mơ hồ gây khó khăn cho việc nâng cao sức cạnh tranh của VPBank. Trong những năm gần đây, để đáp ứng những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường chính trị, luật pháp của Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đã có phần nghiêm minh và chặt chẽ, minh bạch tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các ngân hàng. Do đó, VPBank đã có nhiều điều kiện hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Và vì thế, việc am hiểu, nắm vững hệ thống chính trị luật pháp quốc tế và quốc gia nơi, các Hiệp định thương mại sẽ giúp VPBank tận dụng được những cơ hội và tránh được rủi ro pháp lý, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ trên thị trường ngân hàng Việt Nam và quốc tế. Môi trường văn hóa xã hội Môi trường văn hoá xã hội tác động nhiều đến sức cạnh tranh của VPBank. Khi tiến hành kinh doanh dịch vụ trên thị trường ngân hàng, VPBank luôn phải tính đến những yếu tố này bao gồm trình độ văn hoá, chuẩn mực giá trị, cơ cấu dân số, phong tục tập quán trong việc lựa chọn, mua sắm và tiêu dùng sản phẩm của người dân, phân hoá xã hội, thái độ, niềm tin của khách hàng. Trình độ văn hoá của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán cũng như phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày không còn trở nên phổ biến. Những tiện ích của dịch vụ ngân hàng đem lại đã trở nên không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của môi trường văn hoá xã hội tới hoạt động kinh doanh của mình, VPBank đã chú trọng tới việc phát triển dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của môi trường văn hoá xã hội. Bởi chỉ khi dịch vụ của VPBank được thị trường chấp nhận thì VPBank mới có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác. Môi trường khoa học công nghệ. Công nghệ của ngành ngân hàng đang được hiện đại hoá khá nhanh chóng và đang là ngành dẫn đầuHệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến nay đã có gần 200 chi nhánh của 50 thành viên tham gia, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử cũng đã được chính thức đưa vào vận hành thay thế hoàn toàn việc trao đổi trực tiếp chính từ giấy nhờ đó rút ngắn được thời gian chuyển tiền và đảm bảo độ chính xác cao. Bên cạnh đó nhiều ứng dụng công nghệ tin học được đưa vào hoạt động dịch vụ như: hệ thống ATM, Home banking, Mobile banking, Phone banking, Internet banking… Theo tính toán và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ thông tin có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động ngân hàng. Vì thế đã tạo nhiều điều kiện cho VPBank nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường ngân hàng. VPBank đã tiếp cận với những công nghệ mới và có cơ hội ứng dụng những thành tựu của khoa học, vì thế không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và gia tăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Như vậy, các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài ngân hàng VPBank có tác động mạnh mẽ tới sức cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng. Những yếu tố này không ngừng vận động và biến đổi, vì thế để nâng cao sức cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng của VPBank, việc phân tích các nhân tố này là hết sức cần thiết, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK TRONG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG. Trong những năm qua, VPBank đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong hoạt động nâng cao sức cạnh tranh. Để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa và cạnh tranh hơn trên thị trường, đòi hỏi VPBank cần phải phân tích thực trạng hoạt động cạnh tranh của mình trong cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Tình hình kinh doanh dịch vụ của VPBank Lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ của VPBank VPBank triển khai kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và đạt được kết quả tương đối thành công. Hiện nay, VPBank đang tập trung vào các lĩnh vực: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Đây là hoạt động rất được VPBank chú trọng,, phù hợp với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, cũng như an toàn thanh khoản, góp phần nâng cao vị thế của VPBank trên thị trường hoạt động của các ngân hàng. Chính vì thế, VPBank đã triển khai các hoạt động nhằm khai thác triệt để việc huy động vốn từ khu vực dân cư và liên ngân hàng. Trong đó, vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động, qua các năm 2004 – 2006 đều đạt trên mức 78% (xem bảng 2.5). Nguồn vốn huy động đều đạt ở mức khá cao và tăng lên qua các năm, từ 3.858.967 năm 2004 đến năm 2005, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2004 và đến năm 2007, đạt gần gấp đôi so với năm 2006. Bình quân giai đoạn này, nguồn vốn huy động của VPBank đạt mức tăng trưởng 68%. Đó là nhờ chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm huy động cùng với các chương trình khuyến mãi với quà tặng hấp dẫn. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc. Năm 2007, tổng doanh số mua ngoại tệ là 386 triệu USD. Tổng doanh số bán ngoại tệ là 327 triệu USD (doanh số mua bán tương đương năm 2006). VPBank luôn duy trì được trạng thái ngoại tệ âm ở mức phù hợp đáp ứng đúng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đặt ra. Bảng 2.5: Cơ câu huy động vốn của VPBank năm 2005-2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Số dư (%) Số dư (%) Số dư (%) Nguồn vốn huy động 9 065 194 100 5 638 001 100 3 858 697 100 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 7 252 155 80 4 397 641 78 3 202 943 83 Trung dài hạn 1 813 039 20 1 240 360 22 656 024 17 Phân theo cơ cấu Huy động thị trường I 5 678 458 63 3 209 771 57 1 847 711 48 Huy động thị trường II 3 386 736 37 2 398 230 43 2 011 256 52 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007 Thực hiện hoạt động thanh toán (trong nươc và quốc tế) và các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế. Trong giai đoạn này, hoạt động thanh toán quốc tế khá tốt, trị giá LC nhập khẩu mở tăng ở mức rất cao, 159% (năm 2007 so với năm 2006), các chỉ tiêu khác cũng tăng mạnh như trị giá LC xuất thông báo, doanh số chuyển tiền TTR…Về thanh toán trong nước, việc chuyển tiền trong nước thông qua VPBank ngày càng nhanh chóng và tiện lợi. Doanh số không ngừng tăng lên qua các năm. Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. Huy động các loại vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được NHNN cho phép. Hoạt động bao thanh toán. Chiết khấu thương phiếu, và giấy tờ có giá. Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu của VPBank Sản phẩm dịch vụ của VPBank ngày càng được đa dạng hóa và phong phú hơn. Sản phẩm ấy được cung ứng phục vụ đối tượng khách hàng rộng rãi, không chỉ dừng lại ở khách hàng cá nhân, mà hướng tới khách hàng doanh nghiệp. So với cơ cấu sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác, cơ cấu sản phẩm dịch vụ của VPBank chiếm 1 vị trí đáng kể trên thị trường tiêu thụ của hệ thống ngân hàng. Nhóm sản phẩm dịch vụ của VPBank được tiếp cận theo đối tượng phục vụ: Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Với khách hàng cá nhân có các nhóm sản phẩm dịch vụ sau. Tiết kiệm (tiết kiệm thường, tiết kiệm rút gốc linh hoạt) Tiền gửi thanh toán (Tiền gửi thanh toán thông thường, tiền gửi lãi suất bậc thang) Tín dụng bán lẻ (Sản phẩm cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý, sản phẩm cho vay tín chấp đối với nhân viên, sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt, sản phảm ô tô cá nhân kinh doanh, cho vay hỗ trợ kinh doanh cá thể và tiêu dùng, cho vay trả góp mua nhà, cho vay cầm cố cổ phiếu các Ngân hàng thương mại. Sản phẩm - dịch vụ khác : Bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thanh toán hóa đơn Bilbox, cho vay hỗ trợ du học Với khách hàng doanh nghiệp, các nhóm sản phẩm của VPBank là: Tín dụng doanh nghiệp: Sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh, sản phẩm ô tô doanh nghiệp thành đạt, cho vay từng lần, cho vay chiết khấu chứng từ xuất khẩu, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay theo hạn mức tín dụng, bảo lãnh. Dịch vụ thanh toán trong nước: Mở tài khoản tiền gửi, trả lương qua tài khoản, thanh toán qua tài khoản, chuyển tiền. Dịch vụ thanh toán quốc tế:Thanh toán bằng thư tín dụng, thanh toán nhờ thu chứng từ, thanh toán chuyển tiền bằng điện. Các nhóm sản phẩm phong phú, đa dạng đã đem lại doanh số lớn cho VPBank. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế, tín dụng và kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn cả (xem bảng 2.6). Doanh thu của các sản phẩm dịch vụ này liên tục tăng qua các năm. Năm 2007, doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 49,1% so với năm 2007. Dư nợ tín dụng đạt mức cao, 9.259 tỷ đồng, tăng 84% so với năm 2006, kinh doanh dịch vụ đạt doanh thu hơn 12,9 tỷ đồng. Đặc biệt dịch vụ chi trả kiều hối năm 2007 tăng 104,6% so với năm 2006. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, trong năm nay, VPBank còn phát triển những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Những nhóm sản phẩm này có nhiều tính năng và công dụng mới, góp phần gia tăng số lượng khách hàng của ngân hàng: Làm đại lý phát hành, thanh toán thẻ ghi nợ Connect 24 của Vietcombank. Làm đại lý phát hành, thanh toán Master Card, Visacard, dịch vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, vấn tin tài khoản qua điện thoại. Cho vay cầm cố bằng cổ phiếu các ngân hàng thương mại. Cho vay cầm cố trái phiếu chuyển đổi của các ngân hàng Thương mại. Hiệu quả kinh doanh của VPBank Trước năm 2002, hoạt động kinh doanh của VPBank rơi vào khủng hoảng, doanh thu sụt giảm, uy tín giảm dần và thậm chí còn bị đưa vào danh sách “giám sát đặc biệt”. Tuy nhiên, vượt qua chặng đường gian lao ấy, VPBank đã cải thiện mình về mọi mặt. Từ năm 2002 đến nay, VPBank đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Uy tín và vị thế được nâng lên, hiệu quả kinh doanh không ngừng được tăng qua các năm. Bảng 2.6: Doanh thu 1 số sản phẩm chủ yếu của VPBank năm 2004-2007 Đơn vị: Tỷ đồng Tên sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc dộ tăng so với năm 2006 (%) Thanh toán quốc tế 2,28 4,02 6,12 9,13 49,1 Tín dụng (dư nợ) 1 865 3 104 5 031 9 259 84 Kinh doanh ngoại tệ 8,7 11,9 9,8 12,9 31,6 DV chi trả kiều hối 1,20 2,98 3,48 7,12 104,6 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006, 2007 Thu nhập của VPBank có tốc độ tăng mạnh, số thực hiện của năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập từ các khoản lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Thu nhập từ phí dịch vụ và hoa hồng tuy nhỏ hơn nhiều so với thu nhập từ lãi, nhưng đã tăng cao so với năm trước (bảng 2.7). Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 104% so với năm 2005, cho thấy hoạt động kinh doanh của VPBank rất tốt, phản ánh được hiệu quả kinh doanh cao của ngân hàng. Trong hoạt động của mình, VPBank đã đảm bảo đúng được các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ này cho thấy hoạt động của VPBank khá ổn định, không đối mặt với nguy cơ rủi ro cao như thời kỳ trước đây (xem bảng 2.8). Để đạt được tỷ lệ đó, trong những năm qua, VPBank đã phải nỗ lực hết sức trong hoạt động kinh doanh để vừa phục vụ được nhu cầu khách hàng vừa đảm bảo đem lại doanh số cho mình và khẳng định được uy tín của mình trong hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ này đồng thời phản ánh được sức cạnh tranh của VPBank là rất lớn, bởi nó cho thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của VPBank khá cao, rủi ro trong hoạt động dịch vụ ngân hàng nhỏ. Bảng 2.7: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 – 2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thu nhập tiền lãi ròng 145 353 231 240 599 051 Thu nhập từ phí dịch vụ & hoa hồng ròng 6 217 8 746 16 631 LN trước thuế 76 209 156 808 312 058 Thuế TNDN (20 626) (43 388) (87 376) LN sau thuế 55 583 113 420 224 682 Lãi trên cổ phiếu Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 2 446 2 447 2 552 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank năm 2005, 2006, 2007 Khả năng chi trả là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp hay ngân hang nào. Khả năng chi trả cho thấy được tính thanh khoản cao, sự sẵn có về vốn, từ đó phản ánh được hiệu quả kinh doanh của tổ chức kinh tế đó. Khả năng chi trả của VPBank năm 2003-2007: Năm 2003, tỷ lệ khả năng chi trả của VPBank là 247,3%, tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều so với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (100%) là 147,3%. Năm 2004, tỷ lệ này là 108%, vẫn lớn hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. VPBank đảm bảo khả năng thanh toán của mình, tuy nhiên tỷ lệ này đã làm giảm thu nhập từ lãi của mình. Năm 2005, 2006, 2007, tỷ lệ này của VPBank vẫn lớn hơn 100%, làm tăng khả năng cho vay ra của ngân hàng, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán của VPBank. Từ các số liệu trên, có thể thấy khả năng thanh khoản của VPBank rất tốt. Qua đó, thấy được tình hình tài chính của VPBank khá lành mạnh. Điều này đồng thời cũng cho thấy sức cạnh tranh của VPBank đã tăng lên đáng kể trong những năm qua, vị thế cạnh tranh của VPBank ngày càng lớn trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Bảng 2.8: Tỷ lệ đảm bảo an toàn của VPBank năm 2007. Đơn vị: % STT Loại tỷ suất Tiêu chuẩn Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 1 Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay trung dài hạn ≤ 40% 0,4% 2,66% 2 Tỷ lệ khả năng chi trả ≥ 1% 108% 332% 3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ≥ 8% 15% 26% Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2007 Chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn huy động cũng góp phần phản ánh hiệu quả kinh doanh của VPBank. Bởi huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Huy động vốn giúp ngân hàng có đủ vốn tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình và triển khai các chương trình sản phẩm mới thu lại lợi nhuận cao hơn. Nếu như năm 2004, chỉ tiêu này là 1,12% thì đến năm 2006, nó đã đạt tới 1,25% (xem bảng 2.8). Tuy nhiên, khả năng sinh lời từ hoạt động huy động vốn tương đối thấp, mỗi đồng vốn được huy động chỉ tạo được xấp xỉ 1,01 đồng lợi nhuận sau thuế. Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của VPBank đã tăng lên qua các năm. Tuy chưa phải thực sự tốt như các ngân hàng VIB, ACB,…Nhưng những chỉ tiêu trên cho thấy được sự cố gắng và những thành công của VPBank sau chặng đường sóng gió cách đây 5 năm. Bảng 2.8: Khả năng sinh lời của vốn huy động năm 2004-2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 LN sau thuế 43 256 55 583 113 420 224 682 Vốn huy động 3 858 967 5 608 001 9 065 194 12 508 786 LNST/vốn huy động (%) 1,12 0,09 1,25 1,79 Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2006 Phân tích thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ của VPBank. Phân tích thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ của VPBank qua mô hình Micheal Porter. Mô hình Micheal Porter thường được áp dụng để phân tích môi trường ngành. Trong về cung cấp việc phân tích sức cạnh tranh dịch vụ của VPBank, mô hình này sẽ góp phần đánh giá được sức cạnh tranh dịch vụ của VPBank như thế nào xét trong mối tương quan với các lực lượng của môi trường ngành. Quyền lực đàm phán Thách thức của DVNH thay thế Quyền lực đàm phán Cạnh tranh nội bộ ngành NH Cạnh tranh giữa các NH hiện có Các ngân hàng tiềm ẩn Dịch vụ ngân hàng thay thế Khách hàng Nhà cung cấp Đe doạ của các NH sẽ xuất hiện Hình 2.4: Mô hình Micheal Porter áp dụng cho VPBank Thứ nhất xét áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng được chia thành 4 loại hình: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại với 100% vốn nước ngoài (đặt chi nhánh hoặc phòng đại diện). Đầu tiên phải kể đến là các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần. Hiện nay tại Việt Nam các ngân hàng thương mại nhà nước là những ngân hàng mạnh nhất tại việt nam phải kể đến như Agribank, BIDV, ICB, VCB. Đây là những ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao nhất trong số các ngân hàng của Việt Nam. Vì thế trên sân nhà, VPBank phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Với nền kinh tế hội nhập và mở cửa như hiện nay, bên cạnh các ngân hàng trong nước, VPBank còn phải chịu thêm sức ép của các ngân hàng nước ngoài. Trong năm 2005 đã có thêm 8 văn phòng đại diện nước ngoài được mở ở Việt Nam. Tính đến nay đã có 47 văn phòng đại diện tại Việt Nam. Không chỉ quy mô dư nợ tăng nhanh mà thị phần cũng tăng ấn tượng. Hiện nay khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang chiếm trên 9% thị phần cho vay của toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, tăng thêm hơn 1% so với cuối năm 2004. Đối với khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tính đến cuối năm 2005, tổng dư nợ cho vay tăng gần 30% so với năm ngoái, tốc độ tăng gấp gần 2 lần so với mức tăng chung của toàn ngành ngân hàng và đây là năm có tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cao nhất trong gần 15 năm qua. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư tính đến cuối năm đạt gần 49.000 tỷ đồng, tương đương hơn 3 tỷ USD. Các ngân hàng này có lợi thế về vốn, công nghệ, thị trường, có truyền thống phát triển lâu và phong cách quản lý chuyên nghiệp, đặc biệt là từ các ngân hàng nước ngoài. Uy tín lâu năm của các ngân hàng này cũng chính là khó khăn rất lớn cho VPBank. Thứ hai, xét các đối thủ tiềm ẩn. Đây là những ngân hàng có thể sẽ hiện diện trên thị trường Việt Nam. đặc biệt khi Việt Nam thực hiện các cam kết của WTO mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài vào, thì sức ép sẽ trở nên ngày càng lớn hơn. Các ngân hàng mới có thể có ưu thế hơn về Kỹ thuật, vốn , các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ... Điều này sẽ có nhiều ảnh hưởng trong kinh doanh ngân hàng, và ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của VPBank. Một phương thức thâm nhập thị trường ngân hàng Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài nữa là đầu tư vốn qua các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, chẳng hạn theo cách của ANZ, IFC thuộc WB và Holding Financial Fund, Standard Chartered Bank, HSBC. Đây là hướng mở rộng hoạt động rất có hiệu quả, do sẵn có mạng lưới và khách hàng đông đảo của các ngân hàng thương mại cổ phần. Theo dự báo của nhiều nhà kinh tế, các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục gia tăng đầu tư nhiều lĩnh vực vào nền kinh tế Việt Nam, như mua cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần, mở chi nhánh và văn phòng đại diện, xúc tiến thành lập công ty tài chính, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng cho vay vốn các dự án thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, phát triển cho vay tiêu dùng và hiện đại hoá công nghệ. Các tổ chức tài chính này đe doạ rất lớn tới sức cạnh tranh của các ngân hàng trong nước nói chung và của VPBank nói riêng. Sở hữu những công nghệ hiện đại, tiên tiến, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và phong cách quản lý khoa học, nguồn vốn dồi dào và đặc biệt là uy tín lâu năm, có tiếng trên thế giới, các ngân hàng tiềm ẩn đó gia nhập thị trường Việt Nam sẽ làm giảm thị phần của VPBank và tranh giành khách hàng. Vì thế, trong hoạt động cạnh tranh của mình, VPBank cần phải có những phương án dự phòng, có chiến lược chiến thuật cạnh tranh hiệu quả để tránh nguy cơ bị loại ra khỏi chính sân nhà. Thứ ba là năng lực thương lượng với nhà cung cấp: Ngành ngân hàng có một đặc điểm khác biệt so với các ngành khác: khách hàng của ngành vừa là người mua (vay vốn từ ngân hàng) vừa là nhà cung cấp (gửi tiết kiệm, mua ký phiếu…). Mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng là mối quan hệ hai chiều, tạo điều kiện cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Đây là những đối tượng sẽ cung cấp nguồn vốn cho VPBank, bao gồm các cá nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Năm Tỷ đồng Hiện nay, với sự phát triển của các ngân hàng trong nước và sự xâm nhập mạnh của ngân hàng nước ngoài thì phần lớn khách hàng đã chuyển dần sang các ngân hàng đó, bởi chất lượng dịch vụ cao, thủ tục đơn giản và hưởng lợi từ các lãi suất ưu đãi mà các ngân hàng đó mang lại. Với tiềm lực nhỏ, VPBank cũng khó cạnh tranh với các ngân hàng đó. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là VPBank không có khả năng cạnh tranh. Trong những năm qua, sự nỗ lực không ngừng của VPBank trong công tác quản trị ngân hàng và hoàn thiện các công tác kinh doanh, sức cạnh tranh của VPBank cũng đã tăng lên đáng kể, tạo được uy tín với nhiều khách hàng. Vốn huy động của VPBank không ngừng tăng lên qua các năm. Để thấy được sức cạnh tranh dịch vụ ngân hàng của VPBank qua chỉ tiêu này, có thể xét trong mối tương quan với các ngân hàng khác như Seabank, ACB, Vietcombank, ACB (hình 2.5) Hình 2.5: Vốn huy động của các ngân hàng qua các năm Nguồn: Web tổng hợp của các ngân hàng thương mại. Thứ 4 là năng lực thương lượng với khách hàng Khi nền kinh tế hội nhập và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26422.doc
Tài liệu liên quan