Chuyên đề Những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần quang và mĩ nghệ xuất khẩu

MỤC LỤC

 

 

Lời mở đầu

Chương I: Những lý luận chung về công tác tuyển dụng nhân lực trong tổ chức

I .Khái niệm và vai trò của tuyển dụng nhân lực

1. Khái niệm

1.1.Tuyển dụng

1.2.Tuyển mộ

1.3. Tuyển chọn

2. Vai trò của công tác tuyển dụng

2.1. Đối với tổ chức

2.2. Đối với người lao động

II– Các yêu cầu đối với tuyển dụng nhân lực

III – Các yếu tố ảnh hưởng tới tuyển dụng nhân lực

1.Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong

1.1.Mục tiêu của tổ chức

1.2.Khả năng tài chính của tổ chức

1.3.Chính sách nhân sự và thực hiện chính sách nhân sự

1.4.Quan điểm, khả năng của người làm công tác tổ chức tuyển dụng

2.Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

2.1.Các dấu hiệu trên thị trường lao động

2.2.Các đối thủ cạnh tranh của tổ chức

2.3.Hệ thống pháp luật của chính phủ

2.4.Sự thay đổi về quan niệm, lối sống của xã hội

IV – Nội dung của quá trình tuyển dụng nhân lực

1.Tuyển mộ nhân lực

1.1. Nguồn và các phương pháp bên trong

1.1.1. Nguồn bên trong

1.1.2. Các phương pháp để tiếp cận với nguồn bên trong

1.1.3.Ưu nhược điểm của nguồn bên trong

1.2.Nguồn và phương pháp tuyển mộ từ bên ngoài

1.2.1. Nguồn tuyển mộ từ bên ngoài tổ chức

1.2.2. Các phương pháp tiếp cận nguồn bên ngoài

2.Tuyển chọn nhân lực

2.1.Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ

2.2. Nghiên cứu đơn xin việc

2.3.Trắc nghiệm tuyển chọn

2.4.Phỏng vấn tuyển chọn

2.5.Thẩm tra lý lịch

2.6.Kiểm tra sức khỏe

2.7.Phỏng vấn bởi nhà quản lý trực tiếp

2.8.Giới thiệu và định hướng công việc

2.9. Ra quyết định tuyển dụng

Chương II – Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần Quang và MNXK

I. Khái quát về công ty CP Quang và MNXK

1.Quá trình hình thành và phát triển công ty

2.Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Quang và MNXK

2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

2.2.Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các phòng ban

2.2.1.Ban lãnh đạo

2.2.2. Phòng Tổ chức Hành chính

2.2.3. Phòng tài chính kế toán

2.2.4. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

2.2.5. Phòng kế hoạch nghiệp vụ

2.2.6. Nhà máy Gốm Quang

2.2.7. Kho xưởng Bát Tràng –Hà nội

2.2.8. Cửa hàng, đại lý bán và giới thiệu sản phẩm

3.Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty

3.1. Đặc điểm về cơ cấu lao động

3.1.1. Khối văn phòng

3.1.2. Khối sản xuất

3.2.Đặc điểm về giới

3.3.Đặc điểm về trình độ

II. Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty CP Quang và MNXK

1.Hiện trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty

1.1.Thu thập nhu cầu nhân lực và lập kế hoạch tuyển dụng

1.2. Thông báo tuyển dụng

1.3. Thu nhận và sàng lọc hồ sơ

1.4. Phần thi chuyên môn và hiểu biết các kĩ năng

1.5. Phỏng vấn

1.6. Hội nhập cho ứng viên

1.7. Ra quyết định tuyển dụng

2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty cổ phần Quang và MNXK

Chương III – Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty CP Quang và MNXK

I. Phương hướng, mục tiêu của công ty trong thời gian tới

II. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty

1. Một số giải pháp trước khi tuyển dụng ở công ty

2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty

2.2.1.Củng cố môi trường văn hoá của công ty, cải cách chế độ tiền lương và thay đổi chính sách nhân sự

2.2.2. Các giải pháp về tuyển dụng nhân lực

 

docx56 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần quang và mĩ nghệ xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến chất liệu cùng các kiểu dáng luôn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.Vì thế, tên tuổi của Gốm Quang dần hình thành một thương hiệu không thể thiếu trong nhu cầu sử dụng và trang trí của nhiều người dân trong cả nước và đó cũng là tiền đề của thương hiệu” Gốm Quang” - đặt nền móng cho sự ra đời của Công ty cổ phần Quang và Mĩ nghệ xuất khẩu ( Quang & Artext JSC ) vào năm 2000. Ngày 28/5/2001, Công ty cổ phần Quang và mĩ nghệ xuất khẩu (MNXK) đã được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội kí quyết định thành lập và chính thức đi vào hoạt động, với trụ sở văn phòng được đặt tại Hà Nội, Nhà máy sản xuất được xây dựng tại Mạo Khê – Đông triều – Quảng Ninh với diện tích trên 3000 m2. Trong suốt bảy năm qua, Gốm Quang đã vươn mình đi lên với nhiều thăng trầm trên chặng đường sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên cũng đã đạt được nhiều thành tựu, cụ thể: Số vốn điều lệ của Gốm Quang đã lên đến:9.000.000.000 ( chín tỷ đồng) vào năm 2006. Tổng vốn đầu tư: 35.000.000.000 VNĐ ( Ba mươi năm tỷ đồng) Trong đó, chi cho Nhà máy Gốm Quang tới 30 tỷ đồng bao gồm: Khu sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống và tham quan du lịch Khu nhà xưởng sản xuất công nghiệp kết hợp với thủ công truyền thống Khu xưởng sản xuất các sản phẩm thủ công kết hợp với chất liệu truyền thống trên một sản phẩm Khu trung tâm giới thiệu, trưng bày và bán lẻ các sản phẩm cùng với dịch vụ đi kèm Khu nhà xưởng sản xuất và chế biến các nguyên liệu phục vụ sản xuất Với phương châm “ Gốm Quang luôn vươn tới sự hoàn mỹ cho hôm nay và mai sau”, Công ty cổ phần Quang và MNXK đã không ngừng mở rộng thị trường tiêu thu trong và ngoài nước vì vậy nguồn doanh thu của công ty trong những năm qua cũng tăng lên đáng kể, được thể hiện qua những số liệu cụ thể như sau: Bảng1: Bảng doanh thu của Công ty cổ phần Quang và MNXK 2001 -2005 Năm Doanh thu (USD) 2001 496.431,46 2002 833.101,85 2003 1.123.052,70 2004 1.728.071,50 2005 2.276.004,45 Nhìn vào bảng doanh thu, chúng ta nhận thấy nguồn thu nhập Công ty cổ phần Quang và MNXK tăng lên hơn 4 lần trong vòng 5 năm. Đó là một sự khẳng định của Công ty cổ phần Quang và MNXK sẽ bước đi những bước vững vàng trên chặng đường phát triển của mình. Cùng với sự phát triển về mặt kinh doanh, Công ty cổ phần Quang và MNXK cũng chú trọng nhiều đến công tác quản trị nhân sự. Là một công ty chuyên về sản xuất và kinh doanh Gốm, nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Quang và MNXK mang những nét hết sức đặc thù. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Quang và MNXK: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Công ty cổ phần Quang và MNXK Phòng ĐHSX PhòngKTCL Phòng KT Phòng TCHC Phòng KDXNK Phòng KTTC PhòngKHNV Khối văn phòng Nhà máy Gốm Quang Ban trợ lý Ban thư kí Ban lãnh đạo Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chú giải: Phòng TCHC: Phòng tổ chức hành chính Phòng KDXNK: Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu Phòng KTTC: Phòng kế toán tài chính Phòng KHNV: Phòng kế hoạch nghiệp vụ Phòng ĐHSX: Phòng điều hành sản xuất Phòng KTCL: Phòng kiểm tra chất lượng Phòng KT: Phòng kĩ thuật Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận, phòng ban: 2.2.1.Ban lãnh đạo: F Tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty cổ phần Quang và MNXK, phải thực hiện quyền hạn nhiệm vụ của mình phù hợp với điều lệ của công ty, cụ thể: + Quyết định về tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty + Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT + Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của HĐQT + Quyết định phương án bố trí tổ chức nhân sự, qui chế quản lý nội bộ công ty. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh do HĐQT bổ nhiệm. + Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường lệ và bất thường của Ban giám đốc + Quyết định cơ cấu tổ chức, biên chế của các phòng ban trong công ty. + Quyết định các kế hoạch và phương án đào tạo, trả thù lao lao động, điều chỉnh hệ số lương, thưởng cho CBCNV trong công ty . + Quyết định việc kí hoặc ủy quyền cho các phó tổng giám đốc kí các hợp đồng giao dịch dưới đây: - Các khoản vay, cho vay, thanh lý tài sản, thế chấp tài sản. - Các dự án đầu tư có tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị… - Các loại hợp đồng về xây dựng theo quy định về qui chế hoạt động quản lý XHCB. - Các hợp đồng về tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, chuyển giao công nghệ…. - Các hợp đồng mua bán tài sản cố định , mua bán hàng hóa , hợp tác kinh doanh… - Các khoản chi định kì và đột xuất của công ty. - Chi phí giao dịch và tiếp khách đối ngoại. - Phê duyệt quyết toán thuế, quyết toán tài chính năm. - Phê duyệt các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổng dự toán chi phí… F Các phó tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc được tổng giám đốc phân công mảng để phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, họ có quyền hạn và trách nhiệm chung như sau: + Quyền tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả hoạt động và nhiệm vụ được giao + Quyền tham gia, thảo luận và biểu quyết trước các vấn đề tại các phiên họp của Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị + Quyền kí các loại hợp đồng, các khoản chi theo thẩm quyền như được qui định cụ thể tại các qui định riêng biệt đối với từng Phó tổng Giám đốc.Có quyền chi đột xuất cho các chi phí giao dịch tiếp khách trị giá từ 3 đến 5 triệu VNĐ và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các khoản chi đó + Tuân thủ chế độ báo cáo tổng hợp theo năm, quí và hàng tháng về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Báo cáo tháng bằng văn bản phải gửi cho Tổng Giám đốc trước 5 ngày của tháng tiếp theo, báo cáo nêu được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng, kế hoạch tháng tới và các yêu cầu đề xuất ( nếu có) + Đề xuất các vấn đề tổ chức nhân sự, tiền lương của các bộ phận do mình phụ trách để Tổng Giám đốc kí quyết định. F Kế toán trưởng Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý về nghiệp vụ của Phó tổng giám đốc phụ trách nội chính. Kế toán trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn được qui định cụ thể như sau + Báo cáo hàng ngày về tình hình thu chi của Công ty cho Tổng giám đốc vào cuối ngày làm việc ( hoặc cuối tuần) + Tổ chức quản lý và giám sát việc tuân thủ bảo mật đối với mọi sổ sách chứng từ, thông tin tài liệu, số liệu kế toán tài chính. Kế toán trưởng chỉ được phép cung cấp số liệu cho đối tượng khác khi có sự đồng ý của Tổng Giám đốc + Chịu trách nhiệm cùng Tổng Giám đốc trong các báo cáo đối ngoại như: Báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo thanh kiểm tra hoạt động tài chính.. 2.2.2. Phòng Tổ chức Hành chính Thực hiện chức năng tham mưu và tác nghiệp đối với công tác tổ chức hành chính nhân sự của công ty, thực hiện nội qui, qui chế công ty, kỉ luật lao động, thi đua khen thưởng, thực hiện nhiệm vụ hậu cần về phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của Công ty. Quyền hạn và trách nhiệm của Phòng TCHC như sau: a. Về công tác tổ chức: + Tổ chức định biên nhân sự và thực hiện xây dựng bộ máy – cơ cấu tổ chức , xây dựng quĩ lương, xây dựng dự báo nhân sự, chính sách nhân sự … + Tổ chức tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty + Quản lý hồ sơ CBCNV + Soạn thảo, trình duyệt và giám sát thực hiện các nội qui, qui chế công ty, các văn bản thuộc về tổ chức như hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm….. + Thực hiện các chính sách chế độ về lương, thưởng, phạt hàng tháng, các chế độ đãi ngộ và BHXH…. + Tổ chức các chương trình đại hội, hội nghị, hội thảo. Tổng hợp và soạn thảo các báo cáo trình đại hội… + Tổ chức giới thiệu, phổ biến nội qui qui chế và các qui định cho nhân viên mới. + Tổ chức cấp phát các trang thiết bị bảo hộ lao động và tuyên truyền, giáo dục ATLĐ - VSLĐ + Phối hợp với tổ chức công đoàn chăm lo đời sống cho CBCNV +Định hướng và chỉ đạo về nghiệp vụ công tác tổ chức tại Nhà máy b.Về công tác hành chính: +Quản lý các phương tiện, tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất của công ty + Lưu trữ, bảo quản văn thư tài liệu, luân chuyển kịp thời công văn đi đến + Bảo trì bảo dưỡng các trang thiết bị, triển khai công tác sửa chữa, xây dựng cơ bản. + Quản lý cấp phát VPP, sách báo, tài liệu của công ty. + Tổ chức và giải quyết các công việc liên quan đến an ninh bảo vệ, vệ sinh môi trường, PCCC…. 2.2.3. Phòng tài chính kế toán: Thực hiện chức năng tham mưu và tác nghiệp đối với công tác quản lý tài chính. Quyền hạn và trách nhiệm của Phòng tài chính kế toán như sau: + Lập chứng từ ban đầu, quản lý hóa đơn tài chính do Bộ tài chính phát hành, sử dụng và ghi chép các nội dung phát sinh + Bảo quản tài liệu, hóa đơn, chứng từ đúng chế độ. + Báo cáo ban giám đốc về: Nguồn vốn, công nợ, doanh thu bán hàng, doanh thu xuất khẩu Báo cáo tài chính hàng tháng, quí Báo cáo lập tờ khai tính thuế, sử dụng hóa đơn tài chính hàng tháng Báo cáo tài sản, công cụ dụng cụ Báo cáo các chi phí hoạt động của công ty Quyết toán thuế năm + Hướng dẫn, giám sát nghiệp vụ cho các đơn vị trực thuộc để thống nhất công tác kế toán và hạch toán kinh tế công ty + Lập kế hoạch thu chi tài chính. Theo dõi tình hình luân chuyển chứng từ, luân chuyển tiền vốn của công ty. Kịp thời thu hồi công nợ dây dưa bên ngoài và trong nội bộ công ty + Chủ trì kiểm kê tài sản, hàng hóa, vật tư, tiền vốn định kì. Lập biên bản sử dụng thừa thiếu, chủ trì đánh giá chất lượng tài sản để đưa ra đề xuất xử lý hay thanh lý. + Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm + Tổ chức huy động các nguồn vốn, quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả. + Duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nươc ss có liên quan. 2.2.4. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Thực hiện chức năng tham mưu và tác nghiệp cụ thể giúp Ban giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản xuất trong toàn công ty. Quyền hạn và trách nhiệm của Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu như sau: + Tổ chức huy động nguồn hàng đầu vào. + Phân loại, đặt tên, kí mã hiệu, các thông số cơ bản, lưu ảnh vi tính, cập nhật thông tin trên Website + Tổ chức giới thiệu sản phẩm thông qua quảng cáo, cửa hàng trưng bày mời khách tham quan trực tiếp, triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, trên mạng internet. + Xây dựng dự án, phương án kinh doanh nội địa và xuất khẩu, nắm vững giá cả đầu vào để xác định giá bán ra có biên độ rộng… + Tổ chức thị trường: Khảo sát, thăm dò, đàm phán, soạn thảo các bản ghi nhớ, biên bản làm việc, các hợp đồng kí kết với khách trong và ngoài nước + Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu: Giao hàng theo từng đơn hàng, hợp đồng, đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng. Chuẩn bị bao bì đóng gói, phương tiện vận chuyển, làm thủ tục hải quan, làm thủ tục giao nhận, lấy chứng từ + Lập chứng từ ban đầu, tổ chức thống kê, tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh + Quản lý, theo dõi các thông tin, chế độ bảo mật liên quan đến hợp đồng kinh doanh như: thông tin hồ sơ khách hàng, giá trị hợp đồng, tài liệu sản phẩm, chiến lược kinh doanh sản phẩm.. + Nắm vững lượng hàng đầu vào hiện có từ chủng loại, số lượng, phẩm chất…có các phương án và kiến nghị với giám đốc về chiến lược mặt hàng, nguồn hàng, phương hướng đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng kinh doanh và các nghiệp vụ kinh doanh mang đậm tính cạnh tranh. + Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc thanh lý hợp đồng kinh tế thanh toán công nợ hoặc tham gia tranh chấp trước trọng tài, tòa án kinh tế nếu có rủi ro trong kinh doanh. 2.2.4. Phòng kế hoạch nghiệp vụ: Quyền hạn và trách nhiệm của Phòng kế hoạch và nghiệp vụ như sau: + Khảo sát các làng nghề, cơ sở sản xuất để đánh giá phân loại thẩm định năng lực để lập kế hoạch hợp tác sản xuất – kinh doanh + Lên kế hoạch và báo giá toàn bộ các vật tư, nguyên liệu có liên quan để phục vụ sản xuất và xây dựng cơ bản. + Đàm phán để trình kí các hợp đồng mua bán, đầu tư sản xuất, gia công… + Giám sát tiến độ, số lượng và chất lượng hàng hóa tại các cơ sở vệ tinh, các cơ sở có quan hệ thương mại… + Trên cơ sở thông tin về đơn hàng, hợp đồng kí với khách hàng tiến hành lập kế hoạch sản xuất và hậu cần phục vụ sản xuất như: làm bao bì, tem nhãn, nguyên vật liệu….. + Liên hệ đề xuất hợp đồng cung ứng vật tư, nguyên liệu, bao bì…trên cơ sở nhu cầu sản xuất thực tế tại công ty. + Phối hợp với kế toán để lập hồ sơ, quyết toán các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, bao bì….. 2.2.5. Nhà máy Gốm Quang: Chi nhánh Nhà máy Gốm Quang là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Quang và MNXK, hoạt động sản xuất theo sự ủy quyền cảu công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và chịu sự điều hành chung của ban giám đốc với hai chức năng cơ bản là: Triển khai các dự án đầu tư và thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh. Cụ thể: + Nhà máy phải thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh điều xuống từ công ty. + Triển khai, điều hành sản xuất các đơn hàng và các hợp đồng được giao + Điều động và sắp xếp nhân lực bố trí cho sản xuâts + Đề xuất, sắp xếp triển khai mặt hàng sản xuất +Tổ chức đào tạo tay nghề chuyên môn cho công nhân viên và phát triển công tác quản lý tổ nhóm, bộ phận +Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, sử dụng các trang thiết bị, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất kinh doanh.. + Tổ chức định mức nhân công, nguyên vật liệu, đề xuất cung ứng nguyên nhiên vật liệu, kí kết hợp đồng cung ứng … + Tổng hợp và báo cáo tài chính sản xuất kinh doanh của Nhà máy + Tổ chức chế thử, thí nghiệm đề xuất triển khai sản phẩm mới, chất liệu mới + Tổ chức giao nhận hàng hóa đến/đi + Quản lý kho tàng, hàng hóa, vật tư nguyên nhiên liệu + Xây dựng qui chuẩn trong quan hệ giữa các bộ phận sản xuất, phân xưởng sản xuất, xây dựng qui chuẩn trong sử dụng vật tư, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. 2.2.6. Kho xưởng Bát Tràng –Hà nội: Là nơi tiếp nhận, kiểm tra, đóng gói, bốc xếp lên phương tiện vận chuyển để giao hàng cho các đối tác Là nơi bảo quản vật tư, hàng hóa của Công ty cổ phần Quang và MNXK . Hệ thống kho xưởng này có nhiệm vụ: + Bảo quản, kiểm tra để bảo đảm chất lượng hàng hóa của công ty + Sử dụng vật tư theo định mức + Sắp xếp kho tàng hợp lý, dễ nhìn, dễ thấy, tránh đổ vỡ, mối mọt, chuột gặm, ẩm mốc. + Tự chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ + Giữ gìn bí mật mẫu hàng và sản phẩm 2.2.7. Cửa hàng, đại lý bán và giới thiệu sản phẩm: Là nơi quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đồng thời bán hàng cho khách đến tham quan và mua sản phẩm hoặc có thể tiếp nhận hợp đồng của các khách hàng có nhu cầu mua với số lượng lớn. Đồng thời, cửa hàng cũng là nơi lắng nghe, tiếp thu ý kiến khách hàng, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. Nhiệm vụ của các cửa hàng là: + Luôn niềm nở khi tiếp xúc khách hàng. Bảo quản, đóng gói và giao hàng cho khách + Ghi chép hàng ngày số lượng bán + Nộp tiền bán hàng trong ngày + Bố trí sắp xếp hàng hóa, giá kệ, dụng cụ gọn gàng an toàn, mĩ thuật + Chuẩn bị tốt cho công tác hậu cần bán hàng + Nắm bắt và phản ánh thường xuyên ý kiến của khách hàng cho các cán bộ thị trường của công ty. + Báo cáo tổng hợp kết quả bán hàng hàng tháng + Thông tin kịp thời cho ban giám đốc, phòng kinh doanh khi có khách hàng có nhu cầu kí hợp đồng lớn… + Khảo sát thị trường xung quanh và các cơ sở kinh doanh mua bán sản phẩm tương tự để tham mưu xây dựng chính sách bán hàng cạnh tranh. + Chăm sóc vệ sinh môi trường, an ninh trật tự PCCC tại cửa hàng. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty: Đặc điểm về cơ cấu lao động Đội ngũ CBCNV của Công ty cổ phần Quang và MNXK tính đến thời điểm tháng 6 năm 2007 là: 464 người, được cơ cấu thành hai khối theo sơ đồ mô tả như trên, bao gồm: Khối văn phòng và khối sản xuất. Trong đó lao động quản lý chiếm từ 12 – 15 %, còn lại hầu hết là lao động trực tiếp. Cụ thể: 3.1.1. Khối văn phòng: Đội ngũ cán bộ khối văn phòng của công ty được biên chế 42 người phân bổ cho các phòng ban, bộ phận như sau: Ban giám đốc gồm có: Tổng giám đốc – 01 người Phó tổng giám đốc – 02 người Ban thư kí gồm có: Thư kí chung – 01 người Ban trợ lý gồm có: Trợ lý nhân sự và pháp lý – 02 người Trợ lý đối ngoại và kinh doanh XNK – 02 người Các phòng ban chức năng gồm có: P Phòng kinh doanh XNK – 07 người P Phòng kế hoạch nghiệp vụ - 05 người P Phòng kế toán tài chính – 05 người P Phòng tổ chức hành chính – 05 người P Phòng điều hành sản xuất – 06 người P Phòng kiểm tra chất lượng – 04 người P Phòng kĩ thuật – 04 người 3.1.2. Khối sản xuất Bên cạnh đội ngũ cán bộ văn phòng, Công ty cổ phần Quang và MNXK còn biên chế một lực lượng đông đảo các CNCNV thuộc khối sản xuất được bố trí sắp xếp công tác trong các đơn vị trực thuộc như sau: Chi nhánh Nhà máy Gốm Quang Mạo khê Tại nhà máy có các phân xưởng sản xuất như sau: Phân xưởng Gốm Quang, phân xưởng sơn mài, phân xưởng nan nứa, phân xưởng phun và hoàn thiện, tổ nguyên liệu, tổ khuôn cốt. Với tổng số lao động được kí hợp đồng chính thức tại Nhà máy có gần 200 người còn lại là lao động theo thời vụ từ 1 – 3 tháng. Kho xưởng Bát Tràng Hà nội Tại hệ thống kho xưởng này hiện tại được bố trí 15 cán bộ, gồm có: 1 thủ kho, 1 kế toán kho quĩ và các nhân viên khác. Các showroom, cửa hàng và đại lý bán buôn, bán lẻ Mỗi cửa hàng, đại lý được bố trì từ 3 -5 nhân viên bao gồm: 1 cửa hàng trưởng, 1 kế toán và các nhân viên bán hàng khác. Đặc điểm về giới: Với sản phẩm truyền thống là mặt hàng Gốm – đòi hỏi tính nghệ thuật và sự kiên trì và tỉ mỉ rất cao của người lao động cho nên phần lớn người lao động trong Công ty cổ phần Quang và MNXK là nữ ( chiếm đến 80%). Sự chênh lệch rất lớn về giới tính ở Gốm Quang không những không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, ngược lại nó còn rất phù hợp với tính chất công việc, đặc điểm sản phẩm và tạo ra sự đồng thuận rất lớn trong đội ngũ lao động của Công ty cổ phần Quang và MNXK. Đặc điểm về trình độ: Biểu 2 : Trình độ lao động của toàn công ty đơn vị: người stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Tổng số lao động 275 100 348 100 464 100 1 Đại học 25 9,1 32 9,2 45 9,7 2 Cao đẳng 12 4,36 14 4,02 14 3,02 3 Trung cấp 35 12,73 42 12,07 40 8,62 4 Công nhân kĩ thuật 45 16,36 67 19,25 105 22,63 5 Lao động phổ thông 158 57,45 193 55,46 260 56,03 Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta nhận thấy như sau: - Số lao động có trình độ đại học trong Công ty cổ phần Quang và MNXK chiếm tỷ trọng không lớn so với tống số lao động. Năm 2005, chỉ có 25 người chiếm tỉ lệ tương ứng là 9,1%, năm 2006 có 32 người chiếm 9,2%, bước sang năm 2007 số lao động có trình độ đại học cũng chỉ tăng lên có 0,5% so với một năm trước đó. - Lao động có trình độ cao đẳng còn chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn nữa: năm 2005 là 12 người chiếm 4,36%, năm 2006 là 14 người chiếm 4,02%, đến năm 2006 thì số người có trình độ cao đẳng không giảm đi nhưng chỉ còn chiếm 3,02% trong cơ cấu lao động. - Lao động có trình độ trung cấp: năm 2005 có 35 người chiếm 12,73%, năm 2006 có 42 người chiếm tỉ trọng 12,07%, đến năm 2007 số lao động có trình độ trung cấp lại càng giảm đi chỉ còn 40 người, chiếm 8,62% so với tổng cơ cấu lao động của năm đó. - Công nhân kĩ thuật có xu hướng tăng lên trong 3 năm, nhưng vẫn chiếm một tỉ lệ không lớn so với tổng số lao động. Cụ thể: năm 2005 có 45 công nhân kĩ thuật chiếm 16,36%, năm 2006 có 67 người chiếm 19,25%, số lao động loại này tăng lên gần 2 lần vào năm 2007 nhưng cũng chỉ chiếm tỉ trọng 22,63% - Lao động thủ công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn đội ngũ lao động của công ty: năm 2005 là 158 người chiếm 57,45%, năm 2006 là 193 người chiếm 55,46% , năm 2007 có 260 người chiếm 56,03%. Điều này cho thấy trên 50% lao động của Công ty cổ phần Quang và MNXK là lao động phổ thông, chưa qua các trường lớp đào tạo mà chủ yếu là có nghề truyền thống do ông cha để lại. Do vậy việc tiếp thu khoa học kĩ thuật và áp dụng những dây truyền sản xuất mới vào mô hình sản xuất tại Gốm Quang là một điều rất khó khăn. Cũng qua so sánh trên biểu số 2 chúng ta thấy: số lượng lao động của công ty trong 3 năm luôn có xu hướng tăng lên, tuy nhiên chất lượng lao động thì không cải thiện được là bao. Đó cũng là tính chất đặc thù của ngành nghề sản xuất Gốm do yếu tố thủ công quyết định, họ không cần nhiều đến lao động kĩ thuật nhưng luôn có nhu cầu về lực lượng lao động có nghề truyền thống nhất là vào thời vụ khi các đơn đặt hàng từ nước ngoài liên tục tăng lên. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo kể cả lao động phổ thông chính thức và lao động theo hợp đồng mùa vụ, Gốm Quang đang sở hữu một nguồn lực vô cùng quan trọng. Những cán bộ công nhân viên đó tuy còn nhiều hạn chế do sự tiếp nhận khoa học kĩ thuật không cao nhưng họ có được những lợi thế nhờ thừa hưởng được bàn tay nghệ thuật vàng từ những thế hệ đi trước và họ vẫn đang ngày đêm làm việc, cống hiến cho sự phát triển của Gốm Quang. Với mục tiêu mở rộng thị phần trên toàn lãnh thổ Việt nam và chiếm thêm những thị trường lớn ở Hà Lan, Trung quốc và Mỹ, Công ty cổ phần Quang và MNXK dự kiến từ nay đến năm 2010 sẽ không ngừng phát triển và tạo công ăn việc làm cho từ 600 – 700 lao động địa phương. II – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG VÀ MNXK Hiện trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty: Trong Công ty cổ phần Quang và MNXK, phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm chính trong công tác tuyển mộ tuyển chọn nhân lực. Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Quang và MNXK sẽ diễn ra theo qui trình như sau: Sơ đồ 4: Qui trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần Quang và MNXK Thu thập nhu cầu nhân lực và lập kế hoạch tuyển dụng Thông báo tuyển mộ Thu nhận và sàng lọc hồ sơ Thi chuyên môn, kĩ năng Phỏng vấn Hội nhập Ra quyết định tuyển dụng Thu thập nhu cầu nhân lực và lập kế hoạch tuyển dụng: Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu về nhân lực của các phòng ban, bộ phận, đơn vị hoặc theo sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo công ty, Phòng tổ chức hành chính sẽ tập hợp và thống kê về số lượng cán bộ phải tuyển, trình độ chuyên môn cần có, kĩ năng cần phải bổ sung, những yêu cầu về sức khỏe và hình thể…..Trên cơ sở đó lập một kế hoạch cụ thể về tuyển dụng trình tổng giám đốc phê duyệt trước khi tiến hành. Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt, ban lãnh đạo Công ty cổ phần Quang và MNXK sẽ ra một quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng của công ty thường bao gồm những thành phần cơ bản sau đây: Phó tổng giám đốc ( hoặc trợ lý về nhân sự và pháp lý ) Trưởng phòng tổ chức hành chính Cán bộ nhân sự Trưởng ( Phó) một phòng ban nào đó cần tuyển người bổ sung vào bộ phận mình. Tùy theo tính chất quan trọng của chức danh cần tuyển dụng mà công ty có thể mời thêm một số chuyên gia trong các lĩnh vực tham gia vào hội đồng tuyển dụng nhưng đây là những trường hợp hy hữu vì chi phí cho một lần tuyển dụng ở Gốm Quang bỏ ra không lớn. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như Công ty cổ phần Quang và MNXK đang cố gắng tiết kiệm chi phí cho công tác tuyển dụng. Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích chúng ta sẽ nhận thấy công ty này đang phải hao tổn khá nhiều tiền của cho công tác này mà không nhận ra điều đó. Cũng trên cơ sở của các phiếu yêu cầu về nhân lực bổ sung cũng như kế hoạch tuyển dụng đã được ban lãnh đạo chấp thuận, Phòng tổ chức hành chính sẽ bắt tay vào công tác tuyển mộ. 1.2. Thông báo tuyển mộ: 1.2.1. Nội dung thông báo tuyển mộ: Trong quảng cáo thông báo tuyển mộ của Công ty cổ phần Quang và MNXK thường có những thông tin chủ yếu sau: Quảng cáo về công ty Chức danh công việc cần tuyển Số lượng Giới tính Trình độ văn hóa/ trình độ chuyên môn Kĩ năng cần có Sức khỏe Yêu cầu về hồ sơ QUANG’S CERAMIC Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tạo dáng, thiết kế và sản xuất Gốm sứ ứng dụng và nghệ thuật tại Việt Nam. Sản phẩm Gốm Quang là niềm tự hào, sự ngưỡng mộ cho tất cả những ai luôn tìm đến cái đẹp cho cuộc sống. VẺ ĐẸP – SÁNG TẠO – SỰ QUYẾN RŨ đã tạo nên tên tuổi Gốm Quang, cũng bởi nhà doanh nghiệp được xây dựng từ một họa sĩ, một nhà sản xuất với 20 năm kinh nghiệm trên trường quốc tế, với gần 300 khách hàng tại 4 châu lục và ngự trị duy nhất bởi thương hiệu “ QUANG’S CERAMIC” tại Việt nam. Vì lẽ đó chúng tôi luôn tìm đến sự hợp tác và tuyển dụng để chia sẻ cho các vị trí sau: Trợ lý giám đốc: ( 02 người) Yêu cầu: Nam nữ, tuổi đời từ 30 – 45. Tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, Ngoại giao, Kinh tế Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương Tư duy sáng tạo và tác phong làm việc chuyên nghiệp Hiểu biết về pháp luật và quản trị doanh nghiệp Có kĩ năng thuyết trình và giao tiếp tốt Nhân viên kế toán tổng hợp ……….. Ứng viên trúng tuyển vào Gốm Quang được làm việc trong môi trường năng động, nhiều thách thức, có mức lương cạnh tranh, được tham gia BHXH- BHYT và các quyền lợi khác theo pháp luật lao động Việt Nam. Hồ sơ gồm có: Đơn xin việc viết tay ( tiếng việt và tiếng anh)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNhững biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Quang và Mĩ Nghệ Xuất khẩu.docx
Tài liệu liên quan