Chuyên đề Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 2

I/ KHÁI KHOÁT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 2

1/Các khái niệm chung 2

1.1.Logistics là gì? 2

1.1.1/Khái niệm về dịch vụ logistics 3

1.1.2.Dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm 5

1.1.2/Dịch vụ hậu cần vật tư 5

1.2/So sánh dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ hậu cần vật tư. 6

2/Vai trò của logistics và dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm 7

2.1/Vai trò của logistics 7

2.2/ Vai trò của dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm 9

3/ Một số dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm. 10

3.1/ Dịch vụ giao nhận hàng hóa 10

3.2/ Kho bãi 12

3.3/ Vận tải 14

4/ Các biện pháp marketing phục vụ cho phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm 17

II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ. 17

1.Tổ chức thực hiên các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm 17

1.1.Tổ chức thực hiện dịch vụ giao nhận 17

1.2.Tổ chức thực hiện dịch vụ kho bãi trong tiêu thụ sản phẩm 18

1.3.Tổ chức thực hiện dịch vụ vận tải trong tiêu thụ sản phẩm 19

1.4.Tổ chức thực hiện các hoạt động marketing 19

2.Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm 20

2.1/ Doanh thu các hoạt động dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm 20

2.2/ Chi phí từ các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm 22

2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận 22

2.4/Mức dự trữ thành phẩm 23

2.5/ Mức độ thỏa mãn của khách hàng 24

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 26

1/ Môi trường địa lý, sinh thái của doanh nghiệp 26

2/Tình hình tài chính của doanh nghiệp 27

5/ Nhu cầu của khách hàng và tình hình tiêu thụ trên thị trường 28

6/ Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp 29

7/Mức độ cạnh tranh trên thị trường 30

8/Nhân tố quản trị 31

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VẢI 32

CÔNG NGHIỆP HÀ NÔI 32

I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 32

1/ Khái khoát chung về công ty 32

2/Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 32

2.1 Giai đoạn trước năm 1986 32

2.2 Giai đoạn sau năm 1986 33

3/ Khái khoát về thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua. 35

3.1/ Đặc điểm về mặt hàng và thị trường 35

3.2/ Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh 36

2.4/ Tiềm lực của công ty 42

2.4.1/ Tình hình về tài chính của công ty 42

2.4.2/ Tiềm lực về con người 45

2.4/ Đặc điểm về dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm 47

III/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP 50

1/ Tình hình phát triển các dịch vụ hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm 50

1.1/Hoạt động dịch vụ giao nhận trong tiêu thụ sản phẩm 50

III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN CHO TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP 63

1/ Thành tựu chung 63

2/ Các hạn chế của công tác hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm 66

3/ Thế mạnh và điểm yếu của công ty 67

4/ Các nguyên nhân chủ yếu 69

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 70

I/ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY CHO CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN. 70

1/ Chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam. 70

1.1/ Một vài nét về thực trạng của ngành dệt may Việt Nam 70

1.2/ Chiến lược của ngành dệt may 71

2/ Phương hướng của tập đoàn dệt may Việt Nam trong 2008 73

2.1/ Phương hướng của tập đoàn dệt may Việt Nam 73

2.2/ Mục tiêu của tập đoàn dệt may Việt Nam 73

3/Phương hướng, mục tiêu kinh doanh của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội trong năm 2008 75

3.1/Phương hướng kinh doanh của công ty năm 2008 75

3.2/ Mục tiêu của công ty trong năm 2008 75

II/ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP 77

1/ Các giải pháp về mặt tổ chức 78

2./ Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp 81

3/ Các biện pháp về mặt marketing 82

3.1/ Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường 82

3.2/Giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm: 84

3.4/ Nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm 86

3.5/ Giải pháp tăng cường chính sách xúc tiến, khuyếch trương 87

3.6/ Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ marketing cho nhân viên kinh doanh 88

3.7/Nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu 88

*Một số biện pháp khác 90

1/ Đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ. 90

2/ Áp dụng các mô hình quản lý mới cho hoạt động này 90

III/CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI TẬP ĐOÀN DỆT MAY VÀ NHÀ NƯỚC 91

KẾT LUẬN

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy quản lý công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH XÍ NGHIỆP MÀNH XÍ NGHIỆP MAY XÍ NGHIỆP VẢI KHÔNG DỆT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG SẢN XUẤT KDXNK PHÒNG CÔNG NGHỆ CHẤT LƯỢNG NGÀNH CƠ ĐIỆN Trong đó: - Giám đốc Công ty: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và là người chỉ đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty theo luật lao động của Nhà nước ban hành. Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp quản lý các bộ phận sau: - Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Sản xuất kinh doanh XNK - Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Công nghệ - Chất lượng - Ngành cơ điện - Xí nghiệp Mành - Xí nghiệp Vải không dệt - Phó giám đốc Công ty: + Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được phân công và ủy quyền, giúp giám đốc quản lý các mặt hoạt động và điều hành công tác nội bộ chính của Công ty. + Trực tiếp quản lý phòng Tổ chức - Hành chính và Xí nghiệp May. Các phòng chức năng - Phòng Tổ chức - Hành chính: + Chức năng : Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc thực hiện các chức năng về tổ chức cán bộ, Hành chính quản trị và kinh doanh dịch vụ (tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương). - Phòng Tài chính – Kế toán + Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất; hạch toán bằng tiền mọi hoạt động của công ty; giám sát tổ chức kiểm tra công tác Tài chính, kế toán. - Phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu + Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư. Thực hiện các nghiệp vụ tiếp thị, marketting, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hàng mẫu, quảng cáo thương hiệu hàng hoá. - Phòng Công nghệ - Chất lượng Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý chất lượng của hệ thống sản xuất toàn công ty và tham mưu để giải quyết các vấn đề khiếu nại, khiếu kiện tranh chấp liên quan đến chất lượng sản phẩm của công ty. - Ngành cơ điện: Chức năng Điều hành toàn bộ hệ thống điện - tự động hoá công ty, hệ thống thiết bị dây chuyền sản xuất vải mành, Vải không dệt và các thiết bị khác theo yêu cầu của công ty; 2.4/ Tiềm lực của công ty 2.4.1/ Tình hình về tài chính của công ty MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 2001- 2005 Đơn vị tính: 1000 VND CHỈ TIÊU Năm 2001 2002 2003 2004 Ước2005 1. Doanh thu 78.743.050 82.984.180 112.217.722 124.371.000 176.110.000 2.Ng vốn KD 15.912.000 16.365.000 15.774.565 12.571.450 11.519.000 2. Khấu hao 1.932.461 2.423.388 9.012.717 8.127.885 9.100.000 Mức min] 1.923.461 2.423.389 7.350.000 6.937.958 7.000.000 Mức max 11.350.000 11.224.954 11.304.000 4. Lợi nhuận 0 120 163.116 0 1.000.000 5.Thuế p.nộp 5.462.026 5.233.207 8.551.635 9.591.332 12.718.000 6. Nợ và vay dài hạn 21.494.789 89.414.484 78.835.539 73.715.040 75.930.604 7. Nợ và vay ngắn hạn 33.904.993 38.703.145 39.666.910 49.844.990 71.567.000 Nhìn chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả biểu hiện là doanh thu không ngừng tăng trong các năm( năm sau thường cao hơn năm trước), mức trích khấu hao ngày càng tăng nhằm mục đích trả nợ vay và đầu tư mới máy móc thiết bị thể hiện tỷ lệ tích lũy trên vốn ngày càng cao. Tuy nhiên khi doanh thu càng lớn thì công nợ ngày càng tăng. Do đó công tác tài chính càng gặp khó khăn, gian khổ. Phải vừa bán hàng lại vừa thu hồi công nợ để khỏi bị mất vốn, khỏi mất khách hàng, giảm lãi vay vốn lưu đông từ đó giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Nhu cầu về vốn ngày càng lớn tỷ lệ thuận vơi doanh số, song nguồn vốn của công ty còn rất nhỏ chỉ đáp ứng được 20% tổng số vốn cần thiết, vì vậy nguồn vốn chủ yếu là nguồn đi vay từ các tổ chức khác như các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các tổ chức khác. Đó là lý do giải thích vì sao lãi vay lại chiếm tỷ lệ ngày càng cao trên chi phí. BẢNG TỶ LỆ LÃI VAY/ CHI PHÍ TỪ 2001-2007 Năm Tỷ lệ lãi vay/ chi phí 2001 3.3 2002 3.5 2003 4.5 2004 4.0 2005 3.53 2006 3.82 2007 4.2 Biểu đồ thể hiện lãi vay/ chi phí giai đoạn 2001-2007 (Nguồn tại phòng kinh doanh XNK tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội Tỷ lệ lãi vay ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp không chủ động về nguồn vốn và điều này ảnh hưởng rất lớn đối với lợi ẹnhuận của doanh nghiệp vì hàng năm doanh nghiệp phải chi một khoản tiền lớn để trả cho các tổ chức tín dụng. Trước tình hình tài chính khó khăn như vậy doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp kế toán quản trị, công tác hạch toán của xí nghiệp thành viên cũng đạt được những thành tích đáng kể. Công ty ra quyết định khoán chi phí chế biến cho xí nghiệp vải 2001, xí nghiệp vải mành 2002 và khi dây chuyền vải không dệt đưa vào hoạt động cuối năm 2002 thì năm 2003 Công ty đã ra quyết đinh khoán chế biến xí nghiệp vải không dệt. Nhiệm vụ của các xí nghiệp này là phải báo cáo quyết toán thu, chi hàng tháng của các xí nghiệp. Đối với năm 2006, 2007: Mặc dù năm 2006 tình hình tài chính vẫn còn gặp nhiều khó khăn: vốn chưa lớn, vòng quay vốn kinh doanh còn thấp, đặc biệt là vải không dệt nợ đọng vốn lớn trong các công trình xây dựng cấp nhà nước, trong khi việc mua nguyên liệu chính của doanh nghiệp phải trả tiền ngay, vì vậy công tác thu hồi công nợ tạo vòng quay vốn được chú trọng đặc biệt . Phòng Tài chính kế toán luôn luôn phải tìm cách đảm bảo nhu cầu về vốn: Trả nợ ngân hàng, mở L/C nhập nguyên liệu cho sản xuât....Tuy nhiên doanh thu năm nay đạt 185,5 tỷ đồng so với năm 2005 là 176,11 tỷ đồng tăng 5.06% ( Trong đó đặc biệt công ty giảm mạnh kinh doanh mặt hàng Bông xơ từ 24,57 tỷ năm 2005 xuống 14,83 tỷ năm 2006 vì hiệu quả không cao. Ngoài ra đây là năm mức trích khấu hao lớn nhất là 11,5 tỷ so với năm 2005 trích khấu hao là 10,3 tỷ tăng gần 12%. Còn năm 2007 là năm sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thế giới WTO, là năm đầu tiên công ty hoạt động theo mô hình chuyển đổi cổ phần hóa mặc dù có nhiều khó khăn nhưng đây cũng là một năm thành công thể hiện doanh số 245 tỷ đồng, đạt 129% kế hoạch và tăn 32% so với năm 2006. 2.4.2/ Tiềm lực về con người Con người luôn luôn là một tiềm lực quan trọng trong mọi hoạt động. công ty có thể phát triển tốt hay không nó phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ công nhân viên của công ty.Một doanh nghiệp có đội ngũ công nhân viên hăng hái, nhiệt tình, có trình độ thì sớm hay muộn doanh nghiệp đó cũng sẽ thành công. Đặc biệt đối với lĩnh vực hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm thì yếu tố con người lại đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Vì chất lượng của dịch vụ hậu cần phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố con người. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2007 TT Phân loại Số lượng Trình độ Kinh nghiệm 1 Cán bộ quản lý 30 Đại học 5-7 năm 2 Cán bộ vận tải 10 Đại học 2-3 năm 3 Cán bộ kho hàng 5 Cao đẳng 4-5 năm 4 Nhân viên sản xuất 680 LĐ phổ thông Bậc thợ 5-7 5 Nhân viên kho hàng 20 LĐ phổ thông Bậc thợ 4 6 Nhân viên giao nhận 10 Đại học+ cao đẳng 3-4 năm ( Số liệu năm 2007 từ phòng tổ chức nhân sự tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội) . Cơ cấu lao động hiện có với trên 820 lao động gồm: -         Lao động nữ:                            75% -         Lao động quản lý:                      6,5% -         Lao động kỹ thuật:                    4,2% -         Lao động sản xuất phục vụ:        89,3% Trình độ chuyên môn: -         Đại học, trên đại học:  6.5% -         Trung cấp, Cao đẳng:  6,7% -         Thợ bậc 6 + 7:           11,6% -         Thợ bậc 5:                20,6% -         Thợ bậc 3 + 4:          17.2% Qua bảng số liệu trên cho ta thấy doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Lao động trong lĩnh vực quản lý hầu hết là những người có trình độ đại học trở lên, tuổi đời còn khá trẻ, kinh nghiệm từ 5-7 năm, điều này tạo ra cho doanh nghiệp một lợi thế vô cùng to lớn để vững bước mở rộng, và phát triển hoạt động kinh doanh. Về cán bộ kho hàng, vận tải giao nhận thì khá am hiểu nghiệp vụ của từng lĩnh vực, họ biết liên kết phối hợp với nhau để nâng cao hiệu quả trong công việc, tuy nhên nhân viên kho, nhân viên sản xuất thì chủ yếu là lao động phổ thông, khi mới là nhân viên thì chưa có kinh nghiệm gì, vì vậy doanh nghiệp phải tổ chức huấn luyện, đào tạo lại thì mới có khả năng làm việc được. Tóm lại là doanh nghiệp có đội ngũ người lao động đông đảo, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, đam mê trong công việc. Đây là một nguồn lực quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp, quyết định chất lượng của công tác dịch vụ hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm. 2.4/ Đặc điểm về dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm - Giai đoạn trước năm 1986: Trong giai đoạn này mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều do nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp không cần động não suy nghĩ về ba vấn đề lớn trong kinh doanh: cái gì , cho ai, bằng cách nào. Có thể nói doanh nghiệp lúc ấy như một “đứa con” có một “ người cha” lo cho doanh nghiệp mọi thứ, từ việc nguyên liệu lấy từ đâu, số lượng bao nhiêu, lấy của ai thì đều do một tay nhà nước làm và đồng thời là kiểm soát luôn. Từ đó dẫn đến sự bị động của các doanh nghiệp không có khả năng chủ động trong kinh doanh, mà thực tế họ khi ấy chúng ta thiếu tất cả mọi thứ, hàng hóa không đủ cung cấp cho người tiêu dùng còn nói gì đến là phải có các dịch vụ hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm. Công ty cổ phần dệt vải công nghiệp cũng không phải là một ngoại lệ, doanh nghiệp không có đủ sản phẩm cung ứng ra thì trường, kinh doanh thì lỗ nhà nước bù nên chẳng ai mấy quan tâm đến cái gọi là “ tính hiệu quả” trong kinh doanh. Mà khi doanh nghiệp không quan tâm đến tính hiệu quả trong kinh doanh thì người ta cũng chẳng quan tâm là mấy tới dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm. Có lẽ lúc ấy, người ta cũng chưa biết về cái gọi là dịch vụ hậu cần trong kinh doanh. Nên có thể nói dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm lúc ấy hầu như là chưa được doanh nghiệp quan tâm chứ chưa muốn nói đến là không. Còn nói về vận tải sao? Thực chất, nó chỉ là một phương tiện chuyên chở chứ không vì mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh và cũng không vì mục đích thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. -Giai đoạn sau năm 86 Đây là thời kỳ đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi quyết định trong kinh doanh là do doanh nghiệp quyết định, lỗ hay lãi đều do doanh nghiệp chịu trách nhiệm, khi đó cung cách làm ăn của hầu hết các doanh nghiệp đã dần thay đổi. Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty đã thấy được xu thế thay đổi của nền kinh tế, nắm bắt được cơ hội doanh nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức làm ăn. Doanh nghiệp đã xác định rõ phương châm “bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có” vì vậy tất cả các hoạt động kinh doanh đều nhằm thỏa mãn tôt nhất nhu cầu của khách hàng từ khâu lập chiến lược, kế hoạch, đến tổ chức thực hiện. Trong điều kiện mới, doanh nghiệp xác định được những khó khăn của doanh nghiệp, những cơ hội của doanh nghiệp. Khó khăn nhất của doanh nghiệp là trình độ quản lý của doanh nghiệp, và trình độ đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp vừa cồng kềnh và trình độ không cao. Về công tác dịch vụ hậu cần cũng gặp không ít khó khăn: Công tác giao nhận :Các loại hình dịch vụ giao nhận bao gồm: Tiếp nhận chứng từ hàng hóa Tiến hành các thủ tục kiểm nghiệm, kiểm nhận hàng hóa Vận tải nội địa Giao hàng cho người nhận Giải quyết các khiếu nại của khách hàng khi có mẫu thuẫn nảy sinh. Về mặt khách hàng: Đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp trong nước nên việc giao nhận tiến hành đơn giản hơn so với đối tượng là khách hàng nước ngoài. Đối với khách hàng trong nước như Công ty Cao su Miền Nam, Cao su Hải Phòng, Cao su Sao Vàng, Cao su Đà Nẵng, Cao su Biên Hoà…Công việc giao nhận chủ yếu tập trung vào giao nhận hàng hóa nội địa, chi phí giao nhận tính luôn vào trong giá thành của sản phẩm. Do tính chất của sản phẩm là cồng kềnh nên công ty thường thực hiện các hợp đồng chọn gói cho các đối tác của công ty ( tức là mang sản phẩm giao tại công trình). Chính vì thế đã lấy được niềm tin, sự tín nhiệm từ phía khách hàng, tuy nhiên một khó khăn là chi phí vận tải cao dẫn đến giá thành sản phẩm khá cao. Trước tình hình đó công ty cần phải giảm chi phí vận tải, làm cho giá thành sản phẩm có thể giảm xuống thì trong những năm gần đây công ty đã tiến hành đi thuê các công ty chuyên làm dịch vụ vận tải vì cước phí vận tải nhỏ hơn so với trước kia công ty tự làm. Mặt khác việc công ty thường xuyên thuê vận tải của các hãng quen thuộc cũng được hưởng những chế độ ưu đãi nhất định. Một mảng kinh doanh khác của doanh nghiệp là gia công hàng may mặc cho các công ty nước ngoài, vì vậy công tác giao nhận có phần khác đôi chút. Ở đây doanh nghiệp cũng thuê các hãng vận tải chuyên chở hàng hóa và còn thực hiện ủy quyền cho các hãng vận tải để tiến hành làm thủ tục hải quan, việc thuê trọn gói các công ty vận tải giúp công ty có thể giảm nhẹ bớt các công việc mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh. Dịch vụ kho bãi của doanh nghiệp Kho bãi có vai trò quan trọng đối với việc bảo quản, cất trữ hàng hóa; đó cũng là yêu cầu cần thiết trong kinh doanh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hàng hóa có được bảo quản tốt hay không lại tùy thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau như trình độ của người quản lý, trình độ của nhân viên kho, rồi cả cơ sở vật chất của hệ thống nhà kho, mà quan trọng là dịch vụ trong kho bãi. Các dịch vụ tại kho của doanh nghiệp: Phân loại, sắp xếp, làm đồng bộ các sản phẩm hoàn thành Sửa chữa nhỏ, thay thế các sản phẩm sai quy cách, Loại bỏ các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, các sản phẩm hỏng, sản phẩm bị sai quy cách, chủng loại. Dịch vụ vận tải theo yêu cầu của khách hàng ( doanh nghiệp tự tiến hành chuyên chở khi trước đây có phương tiện, còn hiện nay bất cư khi nào khách hàng có yêu cầu doanh nghiệp thường thuê phương tiện chuyên chở cho khách hàng của mình). Cuối cùng doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ kho bãi ( 2006-2007). Dịch vụ vận tải Giai đoạn trước 2003 doanh nghiệp có phương tiện vận tải chuyên chở, tự tiến hành vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có cả phương tiện vận tải cỡ lớn và phương tiện vận tải loại nhỏ với . Nhưng mấy năm gần đây doanh nghiệp đã tiến hành thanh lý các phương tiện này đi, một phần do chi phí sửa chữa khá là tốn kém và công suất vận tải cũng kém, không còn hiệu quả như trước. Mặt khác, việc xuất hiện các công ty chuyên vận tải có cước phí rẻ hơn nên công ty quyết định chuyển sang thuê các công ty vận tải thực hiện chuyên chở cho công ty. III/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP 1/ Tình hình phát triển các dịch vụ hậu cần cho tiêu thụ sản phẩm 1.1/Hoạt động dịch vụ giao nhận trong tiêu thụ sản phẩm Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ không thể thiếu của doanh nghiệp, nó bao gổm các công việc như tiếp nhận thành phẩm, dịch vụ bao gói, lên nhãn mác và cuối cùng là dịch vụ giao bán thành phẩm, sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng. *Hoạt động tiếp nhận thành phẩm Sau khi sản phẩm được hoàn thành, công ty tiến hành tiếp nhận thành phẩm nhập kho. Việc tiếp nhận thành phẩm có nhiều công việc khác nhau bao gồm: - Chuẩn bị công cụ, dụng cụ, phương tiện tiếp nhận - Chuẩn bị kho để tiếp nhận - Chuẩn bị nhân lực tiếp nhận (bao gồm nhân viên giao nhận, nhân viên kho, cán bộ kiểm nhận, kiểm nghiệm, thủ kho). - Sau khi chuẩn bị các điều kiện cơ bản đầy đủ thì tiền hành tiếp nhận thành phẩm. Việc tiếp nhận thành phẩm bao gồm: Tiếp nhận về mặt số lượng (doanh nghiệp thường dùng phương pháp kiểm tra trực tiếp, kiểm tra theo mẫu) Tiếp nhận về mặt số lượng ( doanh nghiệp thường dùng phương pháp kiểm tra theo mẫu) Khi đó nhân viên kiểm nghiệm sẽ lấy một lô hàng bất kỳ và kiểm tra chất lượng sản phẩm xem xét liệu lô sản phẩm có đạt tiêu chuẩn không, tỷ lệ sản phẩm hỏnglà bao nhiêu, sản phẩm lỗi có thể sửa chữa được là bao nhiêu từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời và có những đề nghị lên ban lãnh đạo. Tiếp đó cán bộ kiểm nhận, kiểm nghiệm cùng với thủ kho sẽ tiến hành xác định lại số thực nhập với số nghi trên hóa đơn. Cuối cùng thành phẩm sẽ được nhanh chóng đưa vào nhập kho. *Hoạt động bao gói, lên nhãn mác Bao giờ cũng vậy sản phẩm trước khi đem bán cho khách hàng đều được lên nhãn mác, bao gói thành các lô sản phẩm theo từng chủng loại, mặt hàng riêng biệt, thì sau đó mới được chuyên chở đến công trình. Tưởng chừng công việc đó rất đơn giản và không có gì quan trọng nhưng thực tế nếu sản phẩm không được bao gói thì khi đến nơi sử dụng nó sẽ bị giảm đi một phần chất lượng của nó. Trên bao bì sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp sẽ có logo của doanh nghiệp, cùng rất nhiều thông tin về sản phẩm, địa chỉ doanh nghiệp. Và thực tế khi làm tốt điều này là doanh nghiệp đang quảng bá tên tuổi, hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy công việc này được doanh nghiệp khá chú trọng và đã làm rất tốt. *Hoạt động giao bán thành phẩm, hàng hóa Là một doanh nghiệp sản xuất, Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội có nhiều sản phẩm hàng hóa được tiến hành giao nhận, bán trên khắp các thị trường cả thì trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, nhưng chủ yếu là giao nhận trong nước. Trước hết là giao nhận theo mặt hàng thì doanh nghiệp có 5 mặt hàng được tiến hành giao nhận là vải mành, vải không dệt, vải bạt các loại, may mặc, xăng dầu. Tuy nhiên, trong 5 mặt hàng này thì có 2 mặt hàng có khối lượng, số lượng giao nhận chủ yếu đó là vải không dệt, vải mành. Điều đó được thể hiện qua bảng sau TÌNH HÌNH GIAO NHẬN THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2004 2005 2006 2007 1.Vải mành 1000Tấn 984 1369 1190 2,305 2.Vải không dệt 1000m2 7563 9976 11127 11348 3. Vải bạt các loại 1000m2 2456 3517 4529 6536 4. May mặc 1000sp 325 568 632 2,014 5. Xăng dầu 1000l 1998 2273 (Nguồn tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần Dệt vải công nghiệp Hà Nội) Đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty sản xuất lốp ô tô, xe máy, xe đạp các loại và do đặc điêm tính chất của mặt hàng này nên nó được tính bằng đơn vị là tấn chử không phải là m2 như các loại vải thông thường, việc giao nhận chủ yếu tiến hành đối với các doanh nghiệp trong nước. Đối với san phẩm vải không dệt là loại có khối lượng giao nhận lớn nhất, nó bao gồm vải địa kỹ thuật, vải lót giầy thể thao, vải thảm, bấc thấm, nó có mặt ở hầu hết các công trình lơn như đường cao tốc Sài Gòn- Trung Lương, đường Trung Lương- Mỹ Thuận, các dự án Sác- Cần Giờ....Ngoài ra năm 2005 doanh nghiệp còn xây dựng được đại lý vải không dệt ở cả thị trường nước ngoài đó là các đại lý độc quyền như Úc, Singapore, Philippine...và đang tiến hành thử nghiệm tại một số đại lý khác. Năm 2006 tiêu thụ được 11127 nghìn m2 vải không dệt tăng so với năm 2005 là 11,53% tăng so với năm 2004 là 47%. Đối với sản phẩm may mặc thì giao nhận cũng được thực hiện cả trong nước và ngoài nước nhưng nhìn chung là đóng góp doanh thu của mặt hàng này là còn thấp. Nhưng năm 2007 là một năm xuất khẩu thành công sản phẩm may mặc của công ty bởi lẽ đây là năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO, điều đó không chỉ có lợi cho nhiều ngành kinh tế mà đặc biệt hơn cả là đối với dệt may, và nó sẽ ảnh hưởng có lợi đến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng dệt may, công ty cũng được hưởng những lợi ích đó. Có thể nói năm 2007 sản phẩm may mặc xuất khẩu là 644 nghìn sản phẩm so với năm 2006 là 217 nghìn sản phẩm tăng 297%, mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Còn về xăng dầu, đây là một mặt hàng kinh doanh mới của công ty, nhưng nó cũng khá là triển vọng, tuy nhiên điều đáng nói là năm 2007 là năm tình hình giá cả xăng dầu diễn biến khá phức tạp, giá cả leo thang nên kinh doanh cũng có phần gặp khó khăn hơn, lợi nhuận thu về giảm so với kế hoạch dự kiến ban đầu. Tình hình giao nhận theo phương thức vận tải. Trước kia doanh nghiệp có hệ thống phương tiện chuyên chở cho doanh nghiệp với khoảng 4 chiếc có trọng tải 4-5 tấn, và 7 chiếc với trọng tải 1.2 đến 2.3 tấn thì việc tiến hành chuyên chở (tự doanh nghiệp đảm nhận). Nhưng tình hình đã thực sự thay đổi vào năm 2006, 2007 doanh nghiệp tiến hành thanh lý toàn bộ phương tiện vận tải quá cũ kỹ, chuyển sang hình thức đi thuê trọn gói với các hãng vận tải chuyên dụng có chi phí rất hợp lý. Nhưng nhìn chung là việc giao nhận chủ yếu được tiến hành bằng đường bộ, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ theo các phương tiện chuyên chở đến từng công trình. KHỐI LƯỢNG GIAO NHẬN THEO PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 2005 2006 2007 Giao nhận băng đường bộ 1000 tấn 42,528 58,356 64,664 75,325 Giao nhận bằng đường biển 1000 tấn 1,233 5,344 6,897 ( Nguồn tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội) Như vậy nếu xét về giao nhận theo phương tiện vận tải thì phương thức vận tải phổ biến là vận tải bằng đường bộ, còn vận tải biển chỉ chiếm vị trí thứ yếu. Rõ ràng là khối lượng vận tải luôn tăng lên theo các năm chứng tỏ doanh nghiệp bán ngày càng nhiều đơn hàng, ký kết được nhiều đơn hàng lớn. Vận tải đường bộ chiếm vị trí chủ yếu chứng tỏ khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là trong nước, các bạn hàng nước ngoài còn hạn chế ( nếu có thì chủ yếu là đối với sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu cho đối tác nước ngoài, giá trị gia tăng thấp, lợi nhuận thấp). Vì vậy, trong thời gian tới doanh nghiệp cần cố gắng tiếp cận thị trường thế giới, tăng cường sử dụng hình thức vận tải đường biển, vận tải đa phương tiện. 1.2/Hoạt động kho bãi trong tiêu thụ sản phẩm Là một doanh nghiệp sản xuất thì kho bãi có một vị trí rất quan trọng, để hoạt động tiêu thụ được hiệu quả, tiết kiệm thì dịch vụ kho bãi lại có vị trí rất quan trọng. Vậy, doanh nghiệp đã thực hiện các dịch vụ kho bãi ra sao? - Phân loại, sắp xếp, làm đồng bộ các sản phẩm hoàn thành. Doanh nghiệp sẽ tổ chức nghiên cứu và sắp xếp kho hàng theo phân hệ phân định hàng hóa hàng luân chuyển nhanh, hàng luân chuyển chậm, phân định hàng hóa theo nhóm sản phẩm (vải mành, vải không dệt, xăng dầu, may mặc), hàng dành cho hoạt động quảng cáo – khuyến mại. Sửa chữa nhỏ, thay thế các sản phẩm sai quy cách. Vì là một doanh nghiệp sản xuất nên việc sản xuất ra sản phẩm không thể tránh khỏi những sản phẩm hỏng, sản phẩm sai quy cách. Việc kiểm tra này là rất cần thiết vì nó còn thể hiện uy tín của doanh nghiệp, thể hiện chất lượng của sản phẩm, doanh nghiệp không thể để một vài sản phẩm hỏng, sai quy cách mà ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc kiểm tra này vẫn tiến hành theo phương pháp kiểm nhận, kiểm nghiệm truyền thống nên đôi khi hơi mất thời gian. Dịch vụ vận tải theo yêu cầu của khách hàng ( doanh nghiệp tự tiến hành chuyên chở khi trước đây có phương tiện, còn hiện nay bất cư khi nào khách hàng có yêu cầu doanh nghiệp thường thuê phương tiện chuyên chở cho khách hàng của mình). Lắp đặt giá kệ và hệ thống chiếu sáng kho hàng. Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp là gì mà sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống giá kệ khác nhau, đảm bảo đủ ánh sáng để không làm sản phẩm bị hỏng, đảm bảo nhiệt độ thích hợp để sản phẩm không bị mốc, có vết ố hoặc những tác hại khác của sản phẩm. Thiết kế và lắp đặt hệ thống thông tin nội bộ trong kho hàng. Để tránh các bất trắc có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần lắp đặt hệ thống thông tin nội bộ, hệ thống camera quan sát, hệ thống báo động giúp giám sát kho hàng, kiểm soát tốt công việc xuất nhập Cuối cùng là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh kho bãi. Sở hữu diện tích mặt bằng khoảng 20.000m2 vị trí thuận lợi cho việc lưu giữ và phân phối hàng hóa năm 2006, 2007 công ty đã cung cấp dịch vụ kinh doah kho bãi *Hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi của doanh nghiệp Doanh nghiệp có tổng là 5 kho chủ yếu là nhà kiên cố với tổng diện tích là 5000 m2, bằng việc tận dụng diện tích kho chưa sử dụng đến doanh nghiệp tiến hành cho các đơn vị kinh doanh khác thuê để làm kho chứa hoặc thuê diện tích mặt bằng để chứa hàng. Sau đây là tên một số doanh nghiệp đã thuê kho bãi của doanh nghiệp. TÊN MỘT SỐ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHO CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2007 STT Tên khách hàng Diện tích thuê Số Tiền 1 CTTNHH Tấn Thành 745,67 78.295.350 2 CTTNHHTM Xuân Quý 300 34.200.000 3 CT hóa dầu và thiết bị công nghiệp Hà Nội 144 14.688.000 4 CTCP đầu tư và TM Kim Long 496 52.080.000 5 CTTNHH TM Vạn An 374 39.270.000 6 CTCP ô tô Ân Mỹ 1048 121.840.000 7 CTTNHH Thanh Huyền 260 27.300.000 (Nguồn tại phòng Tài chính- Kế toán của Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội) Qua bảng số liệu trên cho thấy đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ kho bãi của doanh nghiệp là khách hàng nhỏ, họ thường chỉ thuê một phần rất nhỏ của nhà kho để chứa hàng và đây cũng là mục tiêu chủ yếu của khách hàng, hầu như rất ít khách h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20571.doc
Tài liệu liên quan