Chuyên đề Quản lý thi công công trình của công ty Constrexim-Hod

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ CONSTREXIM 2

1.1. Những thông tin chung 2

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 6

1.3 Một số đặc điểm kinh - tế kỹ thuật của Công ty 7

1.3.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 7

1.3.2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 13

1.3.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị 14

1.4. Kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty 16

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY CONSTREXIM-HOD 18

2.1.Quản lý thi công công trình hiện nay của công ty 18

2.1.1. Quản lý chất lượng 18

2.1.2. Quản lý sử dụng nguyên vật liệu 18

2.1.3. Quản lý sử dụng thiết bị thi công 19

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thi công công trình ở Công ty 22

2.2.1. Nhân tố bên trong 22

2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý 22

2.2.1.2. Quy trình thi công 24

2.2.1.3. Nguồn nhân lực 27

2.2.1.4. Trình độ quản lý trang thiết bị 30

2.2.1.5.Trình độ quản lý nguyên vật liệu thi công 30

2.2.2. Nhân tố bên ngoài 31

2.2.2.1. Biến động về giá của nguyên vật liệu 31

2.2.2.2. Sức ép từ khách hàng và nhà cung ứng 32

2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh 33

2.2.2.4.Cơ chế chính sách của ngành và Nhà nước 34

2.3.Những thành tựu đạt được và những tồn tại cần lưu ý của công ty 34

2.3.1.Những thành tựu đạt được 34

2.3.2.Tồn tại 35

PHẦN 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH 37

3.1. Phương hướng phát triển của công ty 37

3.2.Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thi công công trình 41

3.2.1. Nâng cao chất lượng thiết kế tổ chức thi công 41

3.2.2. Sử dụng hợp lý hiệu quả máy móc trên công trường 44

3.2.3. Quản lý, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguyên vật liệu 45

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý thi công công trình của công ty Constrexim-Hod, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp sẵn sàng sửa chữa lại các thiết bị hư hỏng để có thể đáp ứng ngay cho quá trình thi công. Từng loại máy móc cũng được các kỹ sư lập ra kế hoạch hoạt động cụ thể trong quá trình thi công. Nó giúp cho các máy móc được sử dụng hiệu quả hơn. Bảng 6 : Công tác sử dụng máy móc thiết bị Stt Danh mục thiết bị Năm 2008 2009 Kế hoạch (ngày) Thực tế (ngày) Hệ số Kế hoạch (ngày) Thực tế (ngày) Hệ số 1 Xe tải nhỏ HYUNDAI 280 281 1.00 280 276 0.99 2 Xe tải nhỏ KIA 280 286 1.02 285 289 1.01 3 Xe tải nhỏ XANGXING 280 283 1.01 285 289 1.01 4 Xe ben tự nổ KAMAZ 280 283 1.01 280 281 1.00 5 Máy trộn vữa 280 278 0.99 275 278 1.01 6 Máy ủi KOMATSU 280 278 0.99 275 278 1.01 7 Cần trục tháp LIEBHER 285 290 1.02 290 293 1.01 8 Kích thủy lực 250 254 1.02 285 289 1.01 9 Máy phát điện KOBUTA 280 283 1.01 280 281 1.00 10 Xe ben tự đổ HUYNDAI 280 281 1.00 280 280 1.00 11 Kích thủy lực 250 254 1.02 250 246 0.98 12 Máy phát điện KOBUTA 270 275 1.02 270 273 1.01 ( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính ) Qua bảng trên ta thấy, máy móc thường được sử dụng với thời gian cao. Hệ số sử dụng luôn đạt xấp xỉ 100%. Nó cho ta thấy công tác thiết kế thi công công trình là rất tốt. Do số lượng còn ít nên số trang thiết bị luôn được sử dụng triệt để. Điều đó được thể hiện ở Bảng 7 : Hệ số sử dụng một số máy móc thiết bị của công ty Danh mục thiết bị Số lượng hiện có Số lượng sử dụng Hệ số sử dụng Máy cắt sắt 8 8 1 Máy uốn sắt 8 7 0.88 Máy hàn điện 10 9 0.99 Máy đầm cóc MIKASA 2 2 1 Máy đầm dùi 5 5 1 Máy đầm bàn 3 3 1 Máy bơm nước chạy bằng xăng 1 1 1 Máy bơm nước chạy bằng điện 1 1 1 Máy ren ống 1 1 1 Máy toàn đạc điện tử 1 1 1 Máy thủy chuẩn tự động 1 1 1 Máy toàn đạc điện tử 2 chế độ đo 1 1 1 ( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính ) Hiện nay công ty đang dần áp dụng máy móc thiết bị nhiều hơn trong quá trình thi công. Điều đó có nghĩa là công ty đang nâng cao hợp lý dần chi phí máy móc thiết bị, giảm bớt chi phí cho lao động thủ công. Nhờ đó chất lượng công trình dần được nâng cao hơn và hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tăng. Chi phí này được thể hiện trong bảng sau : Bảng 8 : Cơ cấu các loại chi phí trong giá thành công trình Năm 2007 2008 2009 Loại chi phí Tỷ lệ (%) Giá trị (Tr. Đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tr. Đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tr. Đ) Chi phí nguyên vật liệu 74.4 110.287 74.1 120.381 73.8 156.728 Chi phí lao động 15 22.235 14.8 24.044 14.5 30.793 Chi phí máy móc thiết bị 10.6 15.713 11.1 18.032 11.7 24.847 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thi công công trình ở Công ty 2.2.1. Nhân tố bên trong 2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Kế toán Thủ quỹ Constrexim-hod Chủ nhiệm công trình Phụ trách chung cốp pha Phụ trách cốt thép Phụ trách trắc đạc Tổ hoàn công Phụ trách VT +Kho Phụ trách tổ cơ điện Phụ trách tổ bảo vệ Phụ trách cốppha giáo an toàn Phụ trách cốppha,công nhật, vệ sinh CNghiệp Phụ trách cốp pha Phụ trách văn phòng Phụ trách an toàn - vệ sinh lao động Tính toán, bảo vệ khối lượng Thể hiện bản vẽ hoàn công ( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính ) Qua sơ đồ trên ta có thể thấy : nơi có quyết định cao nhất đối với mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình thi công công trình là công ty Constrexim-hod. Các vấn đề tại công trình đều được báo từng ngày về công ty, đặc biệt các vấn đề về thi công. Sau khi nhận được thông tin, các cán bộ trong các phòng chức năng của công ty sẽ phân tích đánh giá các nội dung thuộc lĩnh vực của mình rồi chuyển lên cho giám đốc đưa ra quyết định sau cùng. Ngoài ra, các công việc quan trọng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình tổ chức thi công như kế toán và phụ trách vật tư đều được công ty trực tiếp quản lý. Tại mỗi công trình, công ty thường giao trách nhiệm cho một đội xây dựng. Căn cứ vào tình hình thực tế tại công trình, công ty và đội xây dựng đó lại lập ra bộ máy quản lý điều hành công trường. Cơ cấu quản lý công trường như sau: Đứng đầu cơ cấu quản lý công trình là chủ nhiệm công trình. Là người được giám đốc giao nhiệm vụ và dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty, chịu trách nhiệm cao nhất với mọi hoạt động tại công trình. Người này có quyền kiểm tra giám sát các hoạt động từ kế toán, cốp pha, cốt thép, cơ điện đến an toàn vệ sinh lao động… Ngoài ra, người này còn phải phụ trách cả tiếp khách, làm việc với đối tác và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công công trình. Chủ nhiệm công trình phối hợp với những cán bộ có liên quan xây dựng lên những biện pháp cụ thể để quản lý các nhân tố như nguyên vật liệu, lao động, máy móc… nhằm quản lý hiệu quả hơn công tác thi công công trình. Giúp việc cho chủ nhiệm công trình có các nhân viên nghiệp vụ : Bộ phận kế hoạch kỹ thuật, quản lý chất lượng, an toàn lao động bao gồm : + Kỹ sư xây dựng, kỹ sư cấp thoát nước, kỹ sư điện có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra công việc thi công công trình. Ngoài ra còn chuẩn bị các tài liệu để nghiệm thu kỹ thuật các hạng mục và giai đoạn của công trình. Bộ phận vật tư, kho tàng, bảo vệ có trách nhiệm thu mua, chuyên chở vật tư thiết bị sản xuất theo kế hoạch, bảo quản cấp phát vật tư theo phiếu xuất đã được chủ nhiệm kí. + Cán bộ quản lý chất lượng có trách nhiệm thường xuyên ở công trường theo dõi chất lượng, tham gia vào ban nghiệm thu kỹ thuật giúp lãnh đạo công ty giám sát chất lượng công trình. + Cán bộ an toàn thường trực ở công trường cùng với an toàn viên, vệ sinh viên, hướng dẫn kiểm tra mọi người thực hiện nội quy an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Tổ hành chính chăm lo đời sống ăn ở của cho cán bộ công nhân viên toàn công trường, mua sắm các trang thiết bị như bếp nước lán trại để phục vụ ăn ở tại công trường. Cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe, phát thuốc, sơ cứu khi có tai nạn xảy ra, kiểm tra vệ sinh môi trường. Ngoài ra còn tổ chức khám sức khỏe định kì cho cán bộ công nhân viên. Kế toán, thủ quỹ tính toán lương, thống kê báo cáo khối lượng giá trị thực hiện, dự thảo hợp đồng… giúp chủ nhiệm công trình. Tổ hoàn công: gồm những kỹ sư trẻ phải thực hiện những bản vẽ hoàn công, tính toán bảo vệ khối lượng…và chịu sự quản lý trực tiếp từ chủ nhiệm công trình Tất cả mọi người đếu rất cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao. Thường xuyên đưa ra những phương thức làm được cải tiến giúp công việc được thực hiện nhanh chóng góp phần hoàn thiện công tác quản lý thi công công trình. 2.2.1.2. Quy trình thi công Sơ đồ 3 : Sơ đồ quy trình đấu thầu của công ty Tiếp nhận thông báo Chuẩn bị hồ sơ Nộp hồ sơ Đàm phán Ký kết hợp đồng kinh tế Tổ chức thực hiện Lưu hồ sơ Không trúng thầu Trúng thầu ( Nguồn : Phòng dự án ) Sau khi tiếp nhận thông báo mời thầu, công ty chuẩn bị hồ sơ dự thầu gồm 2 phần là thuyết minh tài chính và thuyết minh kỹ thuật. Nếu trúng thầu, công ty sẽ đến đàm phán với chủ đầu tư và kí kết hợp đồng. Sau đó, công ty sẽ tổ chức thực hiện theo quy trình công nghệ : Sơ đồ 4 : Quy trình công nghệ thi công Khảo sát và thăm dò Thiết kế Thi công phần nền móng công trình Thi công phần khung bê tông CT Bàn giao và quyết toán CT Kiểm tra và nghiệm thu Hoàn thiện công trình Lắp đặt hệ thống điện nước và các thiết bị khác Xây thô công trình ( Nguồn : Phòng dự án ) Sau khi kí hợp đồng, công ty sẽ cử những nhân viên giỏi giàu kinh nghiệm đi khảo sát và thăm dò tại nơi xây dựng công trình. Bao gồm các công việc như thăm dò địa điểm, khảo sát điều kiện địa chất, đo đạc công trình… Đây là bước có ý nghĩa rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến các bước tiếp theo và chất lượng của công trình. Vì vậy công ty rất chú trọng, lưu ý vào khâu này. Giai đoạn thiết kế có vai trò quyết định trong việc khái quát ý đồ của chủ đầu tư về dự án công trình cần xây dựng. Thiết kế nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng đến các bước tiếp theo sau đó. Một dự án có thiết kế tốt giúp chất lượng công trình được nâng cao và các khâu, hạng mục công trình được xác định cụ thể nhằm khai thác các nguồn lực hợp lý hơn. Bước này có thể do công ty thực hiện hoặc nhận thiết kế từ chủ đầu tư. Và công ty có trách nhiệm phải thực hiện đúng. Giai đoạn thi công phần nền móng có thể nói là giai đoạn tối quan trọng trong việc xây dựng nên một công trình. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như tiến độ của công trình, một móng tốt mới cho một công trình tốt. Khối lượng công việc trong giai đoạn này cũng rất nhiều như san lấp mặt bằng, khoan nhồi cọc, đổ bê tong.. đến làm các công trình ngầm. Do phần nền móng được thiết kế nằm sâu dưới đất, khi hoàn thành rất khó kiểm tra nên thường rất hay xảy ra tiêu cực trong khâu này. Trước đây công ty đã thất thoát rất nhiều nguyên vật liệu tại giai đoạn này. Ý thức được điều đó, hiện nay công ty luôn cử nhiều giám sát viên để quản lý, giám sát và kiểm tra từng bước của công tác làm móng công trình, giảm thiểu tối đa tình trạng trên. Giai đoạn thi công phần khung bê tông công trình là giai đoạn trực tiếp tạo ra hình dáng kiến trúc của công trình. Giai đoạn này tốn rất nhiều nguyên vật liệu, nhân công và máy móc thiết bị. Phần khung cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng công trình nên cũng được công ty đặc biệt chú ý giám sát giai đoạn này. Giai đoạn xây thô công trình : Trong giai đoạn này nguyên vật liệu chủ yếu là gạch, cát, xi măng. Khối lượng công việc trong giai đoạn này vẫn còn rất nhiều. Tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu xảy ra lớn nhất ở đây. Công ty đã không những phải quản lý chặt chẽ mà còn cải tiến nhiều phương pháp khi sử dụng các nguyên liệu kể trên. Giai đoạn lắp đặt hệ thống điện nước và các thiết bị khác : đây là giai đoạn có ảnh hưởng trực tiếp đến các tiện ích sử dụng trong tương lai. Vì vậy trước khi thực hiện giai đoạn này công ty luôn phải làm một kế hoạch cụ thể, chi tiết tránh những sai sót gây khó khăn khi công trình được hoàn thiện. Giai đoạn hoàn thiện công trình là giai đoạn quyết định tính thẩm mĩ của công trình. Nguyên liệu chủ yếu của giai đoạn này là sơn, gỗ ốp, gạch ốp, ngói…Đây cũng là những nguyên liệu có khả năng lãng phí cao do dễ vỡ, hỏng. Quản lý tốt giai đoạn này giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín chất lượng. Biết được tầm quan trọng của việc này, công ty luôn đưa ra những biện pháp sử dụng và bảo quản một cách hợp lí nhằm giảm mức lãng phí xuống tối đa. Giai đoạn kiểm tra và nghiệm thu là giai đoạn cuối cùng trước khi bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Trong giai đoạn này, công ty kiểm tra lại toàn bộ công trình theo đúng thiết kế ban đầu. Sau khi kiểm tra xong, công ty luôn mở một bữa liên hoan cho cán bộ công nhân viên toàn công ty đã tham gia xây dựng công trình này. Tạo cho mọi người một niềm vui nhỏ giúp họ làm việc hăng say, nhiệt huyết hơn cho các công trình sau. Giai đoạn bàn giao và quyết toán công trình là giai đoạn mà công ty bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Mặc dù giai đoạn này đơn giản hơn nhưng đôi khi cũng gặp một số khó khăn. Tuy nhiên công ty luôn cố gắng khắc phục, nâng cao uy tín và hình ảnh của mình trong mắt khách hàng. 2.2.1.3. Nguồn nhân lực Nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thi công công trình. Hiện tại công ty có tổng cộng 486 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 40 người là cán bộ quản lý chiếm 8.2% và 446 người là công nhân sản xuất trực tiếp chiếm 91.2%. Công nhân của công ty đa số là không qua đào tạo, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình. Nhưng trong công ty cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn để bổ khuyết cho điều này. Giúp cho các công nhân vững thêm tay nghề và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua hai bảng sau : Bảng 9 : Cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật Đơn vị : người STT Cán bộ quản lý,chuyên môn và kỹ thuật Số lượng Số năm kinh nghiệm <5 năm >=5 năm >=10 năm >=15 năm I Đại học và trên đại học 1. Thạc sỹ 03 02 01 2. Kỹ sư xây dựng 10 02 02 05 01 3. Kiến trúc sư 05 01 01 01 4. Kỹ sư điện 01 01 5. Kỹ sư giao thông 01 01 6. Kỹ sư vật liệu xây dựng 01 01 7. Kỹ sư kinh tế xây dựng 03 03 8. Kỹ sư cấp thoát nước 01 01 9. Kỹ sư đo đạc,trắc đạc 02 01 01 10. Cử nhân kinh tế 05 01 02 01 01 11. Cử nhân ngoại thương 01 01 12. Cử nhân tài chính-kế toán 03 02 01 13. Kỹ sư ngành khác 02 01 01 14. Cao đẳng + trung cấp các ngành 02 02 Tổng cộng 40 ( Nguồn : Hồ sơ năng lực công ty Constrexim-hod 2008 ) Bảng 10 : Công nhân kỹ thuật đã ký hợp đồng lao động với Công ty Đơn vị : người STT Công nhân kỹ thuật Số lượng Bậc 2/7 Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 1 Công nhân vận hành máy XD 15 2 4 5 4 2 Công nhân lắp máy 2 1 1 3 Công nhân điện 5 2 1 1 1 4 Công nhân cơ khí 30 6 7 10 5 2 5 Công nhân hàn 6 3 1 2 6 CN lắp đặt thiết bị đường ống 12 5 3 4 7 CN lắp đặt TB cơ điện lạnh 5 4 1 8 Công nhân nề 125 25 47 32 12 11 9 Công nhân bê tông 30 8 7 9 6 10 Công nhân sắt 45 9 7 15 9 5 11 Công nhân cốp pha 50 13 7 6 20 4 12 Công nhân mộc 20 10 3 5 2 13 Công nhân trắc đạc 5 3 2 14 Công nhân sản xuất VLXD 15 Công nhân kỹ thuật khác 40 2 20 13 5 16 Lái xe 6 3 1 2 17 Lao động phổ thông 50 Tổng cộng 446 ( Nguồn : Hồ sơ năng lực công ty Constrexim-hod 2008 ) Công ty có 18 người là nữ chiếm 3.7% bao gồm 11 nhân viên văn phòng và 7 người là phục vụ vệ sinh và nấu nướng, nam có 468 người chiếm 96.3%. Sơ đồ 5 : Cơ cấu công ty theo giới tính Đơn vị % 3.7% 96.3% Nam N ? Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy lượng công nhân viên nữ là rất ít, chiếm 3.7%. Do đặc thù công ty chủ yếu là xây dựng nên điều này cũng dễ hiểu. Công ty có lực lượng lao động tương đối trẻ. Số lượng công nhân viên có độ tuổi 20-35 chiếm đại đa số vào khoảng 77%. Sơ đồ 6 : Sơ đồ cơ cấu công nhân theo độ tuổi Đơn vị: % Với sức trẻ của thanh niên, công ty có một sức sống rất dồi dào. Đây cũng là một điều kiện để công ty có thể tận dụng tăng khả năng cạnh tranh nhờ tăng sức sản xuất của mình. Công ty mới thành lập chưa lâu nên số lượng công nhân của công ty còn chưa nhiều. Mà công ty lại nhận được rất nhiều công trình nên ở nhiều công trình để kịp tiến độ, công ty đã thuê thêm lao động địa phương. Để đảm bảo chất lượng công trình, công ty luôn duy trì tỉ lệ công nhân của công ty so với công nhân thuê ngoài rất lớn. Ví dụ tại dự án “Khu dân cư hồ Mật Sơn” : Sơ đồ 7 : Tỉ lệ CN công ty và CN thuê ngoài Đơn vị : % Trước khi tham gia thi công, những công nhân được thuê sẽ phải kiểm tra trình độ tay nghề và chịu sự giám sát của các cán bộ kỹ thuật. Việc thuê lao động bên ngoài tạo cho công ty thêm một lực lượng đáng kể nhưng lại gây cho công ty khó khăn trong việc quản lý nhân sự. 2.2.1.4. Trình độ quản lý trang thiết bị Trang thiết bị là một yếu tố không thể thiếu trong thi công. Vì vậy trình độ quản lý trang thiết bị thi công là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý thi công công trình. Các loại máy móc trang thiết bị trước khi được đưa vào công trường thì đều phải thông báo cho các ban quản lý dự án về đầy đủ các thông tin như tên máy, chủng loại máy, tính năng và tác dụng của máy, các thông số kỹ thuật…Và máy cũng sẽ được chạy thử nghiệm để đảm bảo đủ tiêu chuẩn thi công công trình. Ví dụ như máy ép cọc thì lực ép mã là bao nhiêu, tốc độ ép là bao nhiêu, công suất là bao nhiêu…Máy đầm nện thì có tần số đầm là bao nhiêu, đường kính chày đầm là bao nhiêu, độ cao rơi của chày, khối lượng chày… Công ty Constrexim-hod có rất nhiều máy móc, đa dạng về chủng loại nên việc quản lý máy móc phục vụ thi công công trình đều không dễ dàng. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học công nghệ đang rất phát triển, rất nhiều loại máy móc mới trong lĩnh vực xây dựng ra đời. Vì vậy công ty luôn phải theo dõi biến động các trang thiết bị trên thị trường để biết công nưng tác dụng lớn nhất của máy móc giúp kiểm soát tiến độ và chất lượng thi công. 2.2.1.5.Trình độ quản lý nguyên vật liệu thi công Yếu tố nguyên vật liệu chiếm nhiều nhất trong giá thành sản phẩm. Vì vậy quản lý tốt nguyên liệu thi công giúp công ty hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của mình. Tại công ty, nguyên vật liệu được kiểm tra giám sát hết sức chặt chẽ, đặc biệt là những nguyên liệu dễ lãng phí như sơn, xi măng, gạch ốp… hay những vật liệu dễ bị mất mát như sắt, thép…Trước khi thi công, công ty đều đem mẫu nguyên vật liệu thử nghiệm trước chủ đầu tư để họ tự xem xét. Nếu phù hợp sẽ tiến hành xây dựng để có thể đáp ứng đúng yêu cầu của nhà đầu tư. Hao hụt trong thi công là không thể tránh khỏi, nhưng công ty luôn tìm mọi cách để giảm thiểu tối đa hao hụt đó. Ví dụ như công ty dựa trên hệ thống định mức của Nhà nước để xây dựng một hệ thống định mức phù hợp với mình. Nhờ vậy công ty đã tiết kiệm rất nhiều nguyên vật liệu. Điều đó được thể hiện trong bảng sau: Bảng 11 : Tỉ lệ hao hụt một số nguyên vật liệu Các loại nguyên vật liệu Tỷ lệ hao hụt 2007 2008 2009 Bê tông thương phẩm 0.22 0.21 0.206 Thép xây dựng 0.24 0.235 0.2 Ximăng 0.21 0.16 0.15 Gạch lát, ốp 0.46 0.41 0.4 Sơn 0.32 0.3 0.29 Từ bản trên ta thấy mặc dù tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu còn khá cao nhất là một số nguyên vật liệu như gạch lát, ốp; sơn đều ở mức 0.3 đến hơn 0,4 % nhưng chúng ta cũng thấy lượng hao hụt qua các năm có xu hướng giảm rõ rệt. Điều đó cho thấy định mức của công ty là rất hợp lý. 2.2.2. Nhân tố bên ngoài 2.2.2.1. Biến động về giá của nguyên vật liệu Trong các năm qua tất cả các mặt hàng trên thị trường đều tăng giá trong đó có cả giá của nguyên vật liệu. Chiếm một tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên sự biến động về giá gây rất nhiều khó khăn cho công ty. Bảng 12 : Giá một số nguyên vật liệu qua các năm Tên vật liệu Đơn vị Đơn giá trung bình từng năm 2007 2008 2009 Thép xây dựng Đ/kg 10900 11050 11200 Cát Đồng/m3 82000 83200 84500 Gạch xây Đ/viên 550 590 610 Gạch lát Đ/hộp 60900 62000 63250 Sơn Đ/lít 32400 33200 34800 ( Nguồn : Phòng tài chính kế toán ) Vì vậy công ty luôn luôn phải nghiên cứu để dưa ra những biện pháp nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu, đưa ra những chương trình sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm giảm ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới giá cả công trình.Nhằm giảm tối đa sự tác động của giá cả, công ty còn tìm một phương pháp rất hữu hiệu đó là luôn tìm nhiều nhà cung ứng cho mỗi loại nguyên vật liệu. Hiện tại, công ty nhập nguyên vật liệu cả ở trong nước lần nước ngoài. Giá cả tại hai nơi cũng rất khác nhau, thông thường giá của nhà cung ứng nước ngoài đắt hơn nhà cung ứng trong nước từ hai đến ba lần. Vì vậy, công ty chỉ nhập một số nguyên liệu mà trong nước không có hay chất lượng không đảm bảo, còn lại đa số là công ty thu mua trong nước. Công ty có lợi thế là có công ty mẹ có nhiều xí nghiệp trực thuộc như nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất gạch Terazzo, nhà máy sản xuất đồ gỗ, nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm…nên giá nguyên vật liệu tuy tăng nhưng cũng rẻ hơn ngoài thị trường. Ngoài ra công ty cũng chọn nhiều nhà cung ứng để khi cần mua nhiều nguyên vật liệu cũng không phải bị họ ép giá. Điều này cũng giúp công ty không bị gián đoạn trong thi công. 2.2.2.2. Sức ép từ khách hàng và nhà cung ứng Sức ép từ khách hàng Khách hàng là một yếu tố không thể thiếu trong sự tồn tại của mỗi công ty. Thế nên khách hàng là thượng đế cũng là phương châm hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng đây cũng là lực lượng tạo ra rất nhiều áp lực vì họ luôn đòi giảm giá và yêu cầu chất lượng cao hơn. Do mới được thành lập nên việc làm hài lòng khách hàng là rất quan trọng đối với công ty. Nhất là khách hàng của công ty có rất nhiều khách hàng lớn nên công ty luôn tìm cách thỏa mãn cao nhất đối với họ. Đây cũng là cách quảng cáo tốt nhất cho hình ảnh của công ty nhằm thu hút khách hàng và mở rộng thị trường. Sức ép từ nhà cung ứng Máy móc thiết bị là một yếu tố quan trọng trong thi công công trình. Mặc dù khoa học công nghệ tại Việt Nam đang rất phát triển nhưng một số thiết bị thi công vẫn chưa sản xuất được, phải nhập từ nước ngoài. Điều này gây khó khăn rất nhiều không chỉ cho công ty mà còn cả ngành xây dựng nữa. Công ty mới thành lập nên phải mua sắm nhiều trang thiết bị, lại phải mua từ bên ngoài chịu sức ép lớn từ các nhà cung ứng nên công ty phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Ngoài máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cũng càng không thể thiếu trong thi công công trình. Nhận biết điều này nên các nhà cung ứng nguyên vật liệu lại càng gây áp lực lên công ty. Các nhà cung ứng này đe dọa tăng giá nguyên vật liệu hoặc có thể cung cấp những sản phẩm với chất lượng không đảm bảo. Đặc biệt các nguyên vật liệu chính mà chỉ nhập được từ ít nhà cung ứng sẽ càng tăng khả năng bị ép giá. Vì vậy công ty luôn quan tâm tìm nhiều mối cung ứng để giảm áp lực này xuống thấp nhất. Áp lực sẽ làm một con người cũng như một công ty có khả năng sụp đổ nhưng cũng khiến nó ngày càng biết hoàn thiện hơn về mình. Constrexim-hod cũng vậy, luôn luôn cải tiến các phương pháp để tăng khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường. Để làm được điều đó, công ty phải không ngừng hoàn thiện trình độ tổ chức quản lý thi công của mình. 2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh Trong nền kinh tế kế hoạch, các doanh nghiệp gần như hoàn toàn là của Nhà nước, chỉ thực hiện các công việc được trên giao. Không phải lo đến đầu vào nguyên vật liệu hay đầu ra của sản phẩm nên các doanh nghiệp không có động lực để cạnh tranh. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải lo tất cả từ yếu tố đầu vào, thị trường, khách hàng…nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn. Không còn nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước, các công ty yếu kém liền bị các công ty mạnh hơn đánh bật. Hiện nay, các doanh nghiệp còn tồn tại trong ngành xây dựng đều là những doanh nghiệp lớn, mạnh. Các công ty này hầu hết đều có công ty mẹ trực thuộc Nhà nước như Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Vinaconex, Thăng Long…Với uy tín và trình độ công nghệ, trang thiết bị, nhân lực… các công ty này đều là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Constrexim-hod. Xây dựng là một ngành đang rất có nhiều tiềm năng, nhiều công ty tập đoàn ở các ngành khác cũng đang rất muốn nhảy vào lĩnh vực này, tạo thành những đối thủ tiềm năng của công ty. Nhất là trong thời kì hiện nay, đất nước đang trong giai đoạn đi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đổi mới xây dựng rất nhiều cơ sở hạ tầng. Đây là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và các doanh nghiệp khác muốn gia nhập ngành. Đồng thời, Việt Nam đã gia nhập WTO càng có nhiều công ty nước ngoài hay có vốn đầu tư nước ngoài xâm nhập thị trường này thì áp lực lên công ty ngày càng lớn. Tuy vậy có những rào cản nhất định chặn bớt sự gia nhập của các doanh nghiệp khác như rào cản về uy tín, chất lượng, công nghệ, thương hiệu…Ý thức được điều này công ty luôn nâng cao những lợi thế của mình nhằm gây khó khăn hơn cho các đối thủ tiềm năng. Nâng cao trình độ quản lý thi công công trình cũng là yếu tố để tăng uy tín, thương hiệu, khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. 2.2.2.4.Cơ chế chính sách của ngành và Nhà nước Trong cơ chế thị trường mặc dù có nhiều thành phần kinh tế nhưng tất cả đều phải tuân theo sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước đưa ra những hướng dẫn chung cho tất cả các ngành nghề trong đó có cả ngành xây dựng. Tất cả những công ty trong ngành đều phải tuân thủ theo đúng những chính sách cơ chế mà Nhà nước đưa ra. Đó là các văn bản pháp luật như : Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu, Luật xây dựng…, ngoải ra còn có cả các nghị định về định mức nguyên vật liệu…Nhà nước đưa ra những quy định đó nhằm tạo ra cho các công ty sự cạnh tranh bình đẳng trong thị trường. Là công ty có uy tín và thương hiệu lớn, Constrexim-hod luôn luôn tuân thủ theo đúng những gì Nhà nước đề ra. Tuy nhiên đôi khi những yêu cầu của Nhà nước lại gây cho công ty rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó công ty luôn nỗ lực đưa ra các phương pháp cải tiến tốt nhất cho mọi lĩnh vực. Và quản lý thi công công trình cũng là một yếu tố được công ty quan tâm nhiều nhất. 2.3.Những thành tựu đạt được và những tồn tại cần lưu ý của công ty 2.3.1.Những thành tựu đạt được Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã được hơn ba năm tuổi, trong hơn ba năm đó công ty không ngừng phấn đấu nỗ lực hoàn thiện mình, tạo ra cho chủ đầu tư những công trình có chất lượng tốt nhất cùng thời gian hoàn thành sớm nhất. Điều này mang lại nhiều lợi ích thiết thực không chỉ cho chủ đầu tư mà còn cả toàn xã hội. Trong thời gian thi công công trình của mình công ty luôn luôn cố gắng sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu và thực tế lượng nguyên vật liệu hao phí của công ty qua các năm đã có xu hướng giảm đi rõ rệt. Máy móc thiết bị cũng được công ty sử dụng hiệu quả. Nhờ chăm chỉ tìm hiểu thông tin về khoa học công nghệ mà công ty luôn biết cách nâng cấp máy móc lên thêm hiện đại hơn và đưa ra nhiều phương pháp thi công tiên tiến nhằm hoàn thiện, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý thi công công trình của công ty Constrexim-hod.DOC
Tài liệu liên quan