Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH BẮC GIANG 2

1.1. Khái quát về tình hình thu hút đầu tư và hoạt động của cơ quan xúc tiến đâu tư tỉnh Bắc Giang. 2

1.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bắc Giang 2

1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 2

1.1.1.2 Tiềm năng và nguồn lực 6

1.1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội 13

1.1.2. Khái quát về tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm qua 18

1.1.2.1. Tổng quan về đầu tư 18

1.1.2.2. Thực trạng về đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 23

1.1.2.3.Thực trạng về thu hút các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 25

1.1.2.4. Thực trạng các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGOs) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 25

1.1.3. Khái quát chung về trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Giang. 26

1.1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm xúc tiến đầu tư Bắc Giang 26

1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm xúc tiến đầu tư Bắc Giang 28

1.1.3.3. Công tác lập kế hoạch của Trung tâm xúc tiến đầu tư Tỉnh Bắc Giang. 33

1.2. Phân tích thực trạng xúc tiến đầu tư tại trung tâm xúc tiến đầu tư Bắc Giang 35

1.2.1. Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia 35

1.2.2. Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Bắc Giang 36

1.2.3. Thực trạng xúc tiến đầu tư theo chương trình Xúc tiến đầu tư của quốc gia và của tỉnh. 52

1.2.3.1.Phân tích mô hình SWOT của tỉnh Bắc Giang 52

1.2.3.2.Thực trạng xay dựng chiến lược xúc tiến đầu tư. 53

1.2.3.2. Thực trạng xây dựng các mối quan hệ với đối tác hiệu quả 73

1.2.3.3. Công cụ sử dụng cho công tác xúc tiến đầu tư 76

1.2.3.4. Các chính sách ưu đãi đầu tư 76

1.3. Đánh giá thực trạng xúc tiến đầu tư 82

1.3.1. Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Giang 82

1.3.2. Đánh giá thực trạng xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Giang 87

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư ở Bắc Giang 89

1.3.3.1. Hệ thống luật pháp và chính sách đầu tư 89

1.3.3.2.Công tác quy hoạch 89

1.3.3.3. Cở sở hạ tầng 90

1.3.3.4. Nguồn nhân lực 90

1.3.3.5. Công tác giải phóng mặt bằng 91

1.3.3.6. Năng lực của các đối tác 92

1.3.3.7. Năng lực của cơ quan xúc tiến đầu tư 92

CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH BẮC GIANG 94

2.1. Định hướng phát triển và đầu tư của tỉnh Bắc Giang đến năm 2006-2010 94

2.1.1.Công nghiệp: 94

2.1.2. Nông-lâm nghiệp- thuỷ sản: 94

2.1.3.Thu hút đầu tư: 95

2.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Giang 95

2.2.1. Các giải pháp của tỉnh Bắc Giang 95

2.2.1.1. Công tác cải cách thủ tục hành chính 95

2.2.1.2. Về công tác quy hoạch 96

2.2.1.3. Về thị trường lao động 96

2.2.1.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu 97

2.2.1.5. Về thị trường vốn 98

2.2.1.6. Về thị trường đất đai khu vực sản xuất kinh doanh 98

2.2.1.7. Về thị trường công nghệ 98

2.2.1.8. Về tiêu thụ sản phẩm 99

2.2.1.9. Công tác tuyên truyền 99

2.2.2. Thực hiện xúc tiến đầu tư 99

2.2.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động XTĐT 99

2.2.2.2. Xây dựng hình ảnh địa phương 100

2.2.2.3. Xây dựng quan hệ 101

2.2.2.4. Thực hiện vận động thu hút đầu tư 101

2.2.2.5. Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho nhà đầu tư 102

2.2.3. Giải pháp về phía nhà nước và các cơ quan trung ương. 103

2.2.3.1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách thu hút đầu tư 103

2.2.3.2.Mở rộng hình thức thu hút vốn ĐTTTNN 103

2.2.3.3.Nới lỏng quy định về thời hạn hoạt động của DNCVĐTNN. 105

2.2.3.4. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai phục vụ cho các dự án có vốn ĐTNN. 105

2.2.3.5.Tăng hoặc bổ sung mức độ ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như: 106

2.2.3.6.Tiếp tục hoàn thiện chính sách lao động và tiền lương 107

2.2.3.7. Tiếp tục phát triển đồng bộ và hoàn thiện chính sách thị trường, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và vận động đầu tư 109

2.2.3.8.Tiếp tục hoàn thiện chính sách về chuyển giao công nghệ 109

2.2.4. Các giải pháp khác 110

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iang - Đầu tư các khu du lịch, có quy mô lớn vào Hồ Cấm Sơn và Tây Yên Tử. Khu vui chơi giải trí tại đồi Quảng Phúc TP Bắc Giang. Xây dựng sân Golf, khu nghỉ dưỡng cuối tuần tại các huyện Xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị Kêu gọi đầu tư một số dự án: - Các tuyến đường và cầu nối khu vực phía Nam tỉnh Bắc Giang với các tỉnh: Quảng Ninh và Hải Dương, Bắc Ninh ( đầu tư BOT ). - Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu đô thị mới ( theo quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh ). - Xây dựng nhà máy nhiệt điện khu vực Mỏ than Nước Vàng – Lục Nam. - Xây dựng nhà máy nước phục vụ các KCN. Nông – Lâm – Thủy Sản Kêu gọi đầu tư các dự án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm: - Dự án bảo quản, chế biến sau thu hoạch. - Dự án trồng rau sạch, hoa xuất khẩu áp dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng vải thiều. - Dự án cung cấp giống cây, con chất lượng. - Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản theo hình thức công nghiệp, có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến. Hình 1.3.Bản đồ phát triển hạ tầng đô thị - công nghiệp Bắc Giang 2006- 2020 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang b> Xu hướng đầu tư trên thế giới và Việt Nam Theo Hội nghị liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên phạm vi toàn cầu sẽ giảm mạnh vào năm tới. Trong báo cáo mới đây, UNCTAD cho biết năm 2008, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tổng vốn FDI xuyên quốc gia trên toàn thế giới có khả năng sẽ giảm khoảng 10% so với mức FDI 1,883 tỷ USD năm 2007. Dự báo nguồn vốn này sẽ giảm khoảng 15% vào năm 2009. Vừa qua, Hiệp hội các Tổ chức thúc đẩy đầu tư thế giới (WAIPA) cũng đưa ra dự báo tương tự, theo đó, FDI trên phạm vi toàn cầu trong năm 2009 có thể giảm mạnh, ở mức 12-15% so với năm 2008. Ông Alessandro Teixeira, Chủ tịch WAIPA – cơ quan xúc đẩy đầu tư xuyên biên giới toàn cầu và đại diện cho các thực thể từ 156 quốc gia và vùng lãnh thổ cho rằng, sự sụt giảm này phản ánh giá trị vốn vay giảm, giá cổ phiếu thấp và tình trạng rút vốn đầu tư trên quy mô lớn nhằm tránh rủi ro. Thị phần FDI của các nền kinh tế đang nổi đã tăng lên 27% từ mức gần 20% trong thập kỷ qua. Trong khi đó, thị phần FDI của Châu Âu đã giảm từ 49% xuống 43%; của Mỹ giảm từ 17% xuống còn 13%, ông Teixeira nhận định và cho biết thêm, thời gian tới, chính phủ nhiều nước có thể không tăng thuế do khủng hoảng, nhưng một số nước sẽ đưa ra các rào cản phi thuế quan, có tác dụng kép đối với các nhà đầu tư xuyên quốc gia. Như vậy, hoạt động FDI trong năm 2008 diễn biến trái với năm 2007. Năm 2007, bất chấp tác động của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong nửa năm, luồng vốn FDI vẫn tăng 30% so với năm 2006. Tuy nhiên, luồng vốn này giảm đã giảm đáng kể trong năm 2008 chủ yếu do hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A)- yếu tố chính định hướng sự tăng giảm lượng vốn này- giảm mạnh. Luồng vốn FDI tới các nước đang phát triển khá ổn định. Điểm đáng chú ý trong năm 2008 là sự sụt giảm trong hoạt động M&A, tổng thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi đã cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn báo giới. Theo thống kê của UNCTAD, tổng giá trị các vụ M&A xuyên quốc gia, tập trung chủ yếu giữa các nước đang phát triển trong 6 tháng đầu năm 2008 giảm 29% so với 6 tháng cuối năm 2007. Trong năm 2007, tổng giá trị các vụ M&A là 1.640 tỷ USD. Kết quả khảo sát những người đứng đầu tại 226 công ty quốc gia lớn nhất thế giới của UNCTAD cho thấy, trước khi chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính 21% số người được hỏi hy vọng rằng, tổng vốn FDI trên toàn thế giới sẽ tăng khá trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 32% trong cuộc khảo sát tương tự cách đây 1 năm. Kết quả khảo sát của UNCTAD còn cho thấy, các lãnh đạo công ty lớn trên thế giớ đều cho rằng Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ , Nga và Brazil vẫn sẽ là những thị trường thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất. Năm ngoái , các nước đang phát triển tiếp tục thu hút phần lớn vốn FDI trên toàn thế giới. Trong số này đứng đầu là Mỹ. Tiếp đến là Anh, Pháp, Canada và Hà Lan. Năm 2007, Mỹ cũng là nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất. Trong cùng thời gian trên, vốn FDI vào các nước đang phát triển là 500 tỷ USD, trong đó Châu Phi thu hút lượng vốn kỷ lục: 53 tỷ USD (theo báo chí nước ngoài) Đối với Việt Nam: Đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu. Riêng năm 2008, số vốn đăng ký đạt xấp xỉ 800 triệu USD, trong đó vốn thực hiện lên đến hơn 50%. Đây là tín hiệu đáng mừng của đầu tư Việt Nam. Đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tiếp cận gần khách hàng hơn; tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ; tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá...Nhận thức vai trò của ĐTRNN nên Việt Nam đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 317 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,5 tỷ USD, vốn thực hiện đạt trên 1,3 tỷ USD, chiếm 67% về số dự án và 54% về số vốn đăng ký ; Châu Phi chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư; Châu Âu có 37 dự án, tổng vốn đầu tư là 463, 84 triệu USD, chiếm 14,6% về số dự án. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2008 đã có 52 dự án do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký (kể cả cấp mới và tăng vốn) trên 502,7 triệu USD. Quy mô vốn đầu tư trung bình đạt 9,66 triệu USD/dự án. Trong đó, các dự án đầu tư ra nước ngoài tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp với 24 dự án, tổng vốn đầu tư là 239 triệu USD, chiếm 46,1% số dự án và 75,5% tổng vốn đầu tư. Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết qua từng giai đoạn quy mô vốn đầu tư đã thay đổi theo chiều hướng tăng dần từ 6 triệu USD/dự án (2007) đến nay, quy mô vốn đầu tư đầu tư bình quân đạt 7.5 triệu USD/dự án. Điều này cho thấy tác động tích cực của các chính sách, nhất là những tiến bộ trong cải cách hành chính đối với hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như sự tích cực, chủ động tham gia hội nhập vào nền kinh tế của nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, trong đó phải nói tới tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trong số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đang được xem là trọng điểm, với hơn 50% tổng vốn ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Việt nam hiện là nhà đầu tư thứ 3 tại Lào, sau Thái Lan và Trung Quốc, với 123 dự án đầu tư trực tiếp có tổng số vốn đăng trên 1,28 tỷ USD, trong đó đặc biệt phải kể đến dự án lớn như Thủy điện Xekaman 3 với 247 triệu USD; Dự án của Công ty Cổ phần Hợp tác kinh tế Việt Lào đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Nậm Mô (Lào) với tổng số vốn đầu tư 142,9 triệu USD... Các dự án của Việt Nam ở Lào tập trung và các lĩnh vực thuỷ điện, thăm dò và khai thác khoáng sản, sản xuất dược phẩm, trồng cây công nghiệp... Lĩnh vực thuỷ điện chiếm 54,7% tổng vốn đăng ký của Việt Nam sang Lào; trồng cây công nghiệp chiếm 29,9%; thăm dò khoáng sản 8%; các lĩnh vực khác như chế biến gỗ, công nghiệp, dược phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ... Đặc biệt đối với các dự án công nghiệp mà chủ yếu là cây cao su được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện dự án nhanh, 35% vốn giải ngân của Việt Nam thuộc vào dự án này. Châu Phi cũng là một trong những thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam như: nông sản, dệt may, giày dép, hạt tiêu, cao su, sản phẩm điện - điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ em, mỳ ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp... Đây cũng chính là thế mạnh để các doanh Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vào các dự án nông nghiệp tại châu lục này nhằm mở rộng thị trường; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tiếp cận gần khách hàng hơn; tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ; tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có hai dự án thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí gas; 1 dự án tai Madagasca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan. Xu hướng ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục sôi động, ngày càng có nhiều doanh nghiệp có khả năng tài chính mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc ĐTRNN nhằm phát huy hiệu quả của hội nhập quốc tế. Trong thời gian qua, ĐTRNN đã chuyển từ dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản sang các dự án quy mô lớn vào các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao, thăm dò và khai thác dầu khí. Tuy nhiên, theo Cục Đầu tư Nước ngoài, ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua còn nhiều hạn chế do luật pháp chính sách, quản lý của Nhà nước chưa phù hợp, cũng như do tiềm lực của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động riêng lẻ, manh mún, không có cơ chế liên kết để nâng cao khả năng cạnh tranh tại nước sở tại. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Để thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cần có các cơ chế khuyến khích, ưu đãi của nhà nước Việt Nam ra nước ngoài nói chung và đặc thù vói một số nền kinh tế (Lào, Campuchia, Liên bang Nga), những chính sách ưu đãi của phía Việt Nam phải được sự ủng hộ và tạo thuận lợi từ phía bạn thông qua thoả thuận hợp tác song phương giữa các Chính phủ liên quan đến thúc đẩy đầu tư lẫn nhau; tăng cường hợp tác trao đổi thông tin thường xuyên, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước... c> Tiềm năng và cơ hội khi đầu tư vào Bắc Giang. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: Vị trí địa lý: Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông; nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh có 9 huyện và thành phố Bắc Giang, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao, với 231 xã, phường, thị trấn. Vị trí của tỉnh nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. TP Bắc Giang (thủ phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân-Quảng Ninh 130 km. Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hình 1.4.Bản đồ vị trí tỉnh Bắc Giang trong vùng Đông Bắc Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang Địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ, tạo ra nhiều cảnh đẹp và đa dạng sinh học. Do chủ yếu là trung du và miền núi nên địa chất của tỉnh được đánh giá tương đối tốt, phù hợp với việc xây dựng các khu công nghiệp lớn.       Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 23 - 240C, nhiệt độ thấp nhất: 40C, nhiệt độ cao nhất 390C. Độ ẩm không khí trung bình 83%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.650mm. Bắc Giang ít bị ảnh hưởng của thiên tai (bão tố, động đất). Với địa hình dốc ở miền núi và dốc nhẹ ở vùng trung du, Bắc Giang có ít vùng bị ngập nước, thuỷ văn được đánh giá tương đối tốt cho phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp. Tài nguyên đất đai Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 382,7 ngàn ha, trong đó có 127,2 ngàn ha đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; 133,4 ngàn ha đất lâm nghiệp; 122,1 ngàn ha đất ở, đất chuyên dùng và đồi núi trọc. Đây là thế của tỉnh trong việc thu hút đầu tư các khu công nghiệp lớn, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá và nuôi trồng thuỷ sản. Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp và đô thị nằm liền kề với các trục giao thông quan trọng, thuận tiện cho việc thông thương và đi lại. Do địa hình đa dạng phong phú, Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái như: hồ Cấm Sơn; hồ Khuôn Thần; Khu bảo tồn Tây Yên Tử; Suối Mỡ. Ngoài ra có thể xây dựng các sân gôn, khu nghỉ dưỡng... Tài nguyên nước Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài là 347 km, có nước quanh năm. Ngoài ra, còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm, đặc biệt có Hồ Cấm Sơn diện tích mặt nước 29 ngàn ha, dung tích hữu ích 270.00.000m3. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt. Tài nguyên rừng Rừng của Bắc Giang có hệ động thực vật phong phú, nhiều nguồn gen quý; có vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Trữ lượng gỗ khoảng 3,5 triệu m3 và 500 triệu cây tre, nứa. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI: Nguồn nhân lực: Hiện Bắc Giang có dân số khoảng hơn 1,61 triệu người, với 25 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 90%. Tổng số lao động xã hội hơn 1,0 triệu người (chiếm 63% tổng dân số), chủ yếu là lao động trẻ, đây là tiềm năng lớn của tỉnh. Bắc Giang được đánh giá là địa phương có hoạt động giáo dục phát triển vào loại khá trong cả nước, toàn tỉnh có 801 trường học, với 43 vạn học sinh từ mẫu giáo đến cao đẳng (chiếm 27% dân số). Năm 2007 toàn tỉnh có trên 8.300 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, xếp thứ 14 toàn quốc. Hình 1.5. Trường THPH Yên Dũng I Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang Hiện có 2 trường Cao đẳng đào tạo, 1 trường cao đẳng nghề, 1 trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, 1 trung tâm ngoại ngữ tin học, 4 trường trung cấp nghề và 56 cơ sở dạy nghề... đáp ứng phần lớn nhu cầu nguồn nhân lực cho các khu, cụm công nghiệp tại địa phương. Đang tiếp nhận thủ tục đầu tư 2 trường đại học (Bắc Đô và Sông Thương), 1 trường cao đẳng nghề vốn ODA Hàn Quốc; nâng cấp Trường Cao đẳng sư phạm thành trường cao đẳng đa ngành; nâng cấp Trường Trung học kỹ thuật công nghiệp thành trường cao đẳng nghề. Hình 1.6. Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự - Bắc Giang Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang Hình 1.7. Nguồn nhân lực Bắc Giang Nguồn : Sở Y tế Bắc Giang Truyền thống văn hoá: Nằm trong vùng Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá, Bắc Giang được đánh giá là địa danh có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Có 175 điểm di tích văn hoá được xếp hạng như: khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, chùa Đức La, chùa Bổ Đà, khu di tích Đình chùa và cây Dã Hương ngàn năm tuổi Tiên Lục vv... những điểm này rất hấp dẫn khách tham quan và nghiên cứu. Hàng năm có nhiều lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Con người Bắc Giang hiền hậu, mến khách, trọng nghĩa tình, luôn khát khao phát triển KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI Hình 1.8. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2007 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang Hệ thống giao thông: Bắc Giang là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng với 3 loại hình: đường bộ, đường sông và đường sắt được phân bố hợp lý. Hệ thống đường bộ: gồm Quốc lộ (5 tuyến - 278 km), đường tỉnh (18 tuyến - 390 km), đường huyện (71 tuyến - 562 km), đường đô thị (29 tuyến - 32,47 km), đường xã (2.190 km). Quốc lộ 1A mới đã hoàn thành, nối với nhiều tuyến nội tỉnh, tạo ra những vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Trong tương lai gần, QL-1A, đoạn Lạng Sơn - Bắc Giang- Bắc Ninh sẽ được xây dựng thành đường cao tốc, tạo cơ sở phát triển cho hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội -Hải Phòng. Hệ thống đường sắt: Bắc Giang có 2 tuyến đường sắt quan trọng chạy qua, đó là tuyến Hà Nội- Lạng Sơn (thuộc tuyến đường sắt Bắc- Nam, thông thương sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan) và tuyến Lưu Xá - Kép - Quảng Ninh (thuộc tuyến Thái nguyên - Quảng Ninh) nối các tỉnh nội địa với các cảng biển. Hệ thống đường sông: Ba con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh là sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam - nằm trong hệ thống sông Thái Bình, tạo nên một mạng lưới giao thông thuỷ thuận tiện. Bắc Giang có hệ thống cảng phục vụ tương đối tốt, đang triển khai xây dựng cảng container Đồng Sơn (cách TP Bắc Giang khoảng 6km) và một số kho ngoại quan, cảng nội địa tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu. Cùng với vị trí thuận lợi, ba hệ thống giao thông tạo cho Bắc Giang có lợi thế nổi trội trong việc liên kết vùng, từ Bắc Giang có thể dễ dàng thông thương với các vùng kinh tế trọng điểm trong nước và quốc tế. Hình 1.9.Hệ thống giao thông Bắc Giang Nguồn: Sở Giao thông Vận tải Bắc Giang Hệ thống cấp điện, nước, thông tin. Hệ thống lưới điện Quốc gia được kéo đến từng xã, bao gồm các cấp điện áp 220, 110, 35, và 22KV, theo quy hoạch, đang chuẩn bị đầu tư xây dựng thêm các trạm biến áp. Hiện nay, Bắc Giang hoàn thiện nhà máy nhiệt điện Sơn Động – 220MW và chuẩn bị khởi công nhà máy nhiệt điện Bố Hạ - 50 MW. Hệ thống điện lực đảm bảo phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Hệ thống cấp nước sạch đã được đầu tư và đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho các khu đô thị, khu công nghiệp... Hệ thống Bưu chính Viễn thông được chú trọng đầu tư và không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin. Hiện tại, sóng điện thoại di động đã được phủ hầu hết địa bàn tỉnh, điện thoại cố định kết nối được đến tất cả các xã; dịch vụ Internet tốc độ cao (ADSL) đảm bảo cung cấp đến 2/3 số xã; dịch vụ kênh thuê riêng (Leased Line) đảm bảo cung cấp đến trung tâm các huyện, thành phố, các khu cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung. 100% xã, phường, thị trấn có điểm bưu điện phục vụ. Các dịch vụ bưu chính như: dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế; bưu chính uỷ thác; bưu phẩm không địa chỉ; điện hoa; dịch vụ chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện vv... được mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Hệ thống Thương mại - Dịch vụ - Y tế: Hệ thống thương mại nội tỉnh phân bố đều khắp đến huyện và đến các xã, góp phần đẩy nhanh lưu thông hàng hoá. Hệ thống tín dụng ngân hàng, bảo hiểm đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn tỉnh có 16 bệnh viện, trong đó tuyến tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa và 5 bệnh viện chuyên khoa bao gồm: phụ sản, y học cổ truyền, tâm thần, lao và bệnh phổi, điều dưỡng và phục hồi chức năng, còn lại 9 bệnh viên đa khoa tuyến huyện. 100% xã, phường của tỉnh đã có trạm y tế, với quy mô mỗi trạm có 4-6 cán bộ. Giới thiệu các khu công nghiệp trong tỉnh Khu công nghiệp Đình Trám: Diện tích: 100ha Vị trí: Nằm giữa QL 1A mới, Quốc lộ 1A cũ, Quốc lộ 37 Cách Thành phố Bắc Giang 10km, thủ đô Hà Nội 40km, sân bay quốc tế Nội Bài 40km, cảng Hải Phòng 110km, cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120km Chủ đầu tư: Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Bắc Giang. Khu công nghiệp Quang Châu: Diện tích: 426ha có khu quy hoạch khu đô thị liền kề diện tích 150ha. Vị trí: Nằm sát QL 1A mới và sông cầu Cách thành phố Bắc Giang 15km, thủ đô Hà Nội 33km, sân bay quốc tế Nội Bài 33km, cách cảng Hải Phòng 110km, cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 125km Chủ đầu tư: Công ty cổ phần công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang. Khu công nghiệp Vân Trung Diện tích: 433ha Vị trí: Nằm sát QL 1A mới Cách thành phố Bắc Giang 10km, thủ đô Hà Nội 40km, cảng Hải Phòng 110km, sân bay quốc tế Nội Bài 40km, cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120km. Chủ đầu tư: Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải, Đài Loan (Foxcomn). Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng Diện tích: 180ha (Giai đoạn 2 mở rộng lên trên 340ha) Vị trí: Nằm sát QL 1A mới Cách thành phố Bắc Giang 5km, thủ đô Hà Nội 45km, sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cảng Hải Phòng 115km, cửa khẩu Hữu Nghị Quan 115km Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh Hoàng Hải Khu công nghiệp Việt Hàn Diện tích: Quy hoạch 100ha giai đoạn 2 mở rộng lên 200ha Vị trí: Nằm sát QL1A mới Cách thành phố Bắc Giang 10km, cách thủ đô Hà Nội 40km, sân bay quốc tế Nội Bài 40km, cảng Hải Phòng 110km, cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120km Chủ đầu tư: Tập đoàn đất đai Hàn Quốc. Bảng 1.5. Danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 – 2010 STT Tên dự án Địa điểm Dự kiến quy mô dự án Tổng vốn đầu tư dự kiến ( tỷ đồng ) nguồn vốn đầu tư dự kiến I Lĩnh vực công nghiệp 1 Cơ khí, chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy KCN Quang Châu Quy mô theo dự án 750 ( 45 triệu USD) FDI, DNTN 2 Sản xuất điện tử, điện lạnh dân dụng KCN Quang Châu Quy mô theo dự án 800 ( 50 triệu USD) FDI, DNTN 3 Sản xuất thiết bị thông tin truyền thông KCN Quang Châu Quy mô theo dự án 1.600 ( 100 triệu USD) FDI, DNTN 4 Sản xuất máy tính, điện thoại di động, thiết bị kết nối thông tin và điện tử khác KCN Vân Trung Quy mô theo dự án 4.800 (300 triệu USD) FDI, DNTN 5 Sản xuất thiết bị phụ trợ phục vụ cho lắp ráp ô tô KCN Quang Châu Quy mô theo dự án 1.600 (100 triệu USD) FDI, DNTN 6 Sản xuất các linh kiện phụ trợ cho lắp ráp các sản phẩm thuộc lĩnh vực điện tử-tin học KCN Quang Châu Quy mô theo dự án 1.600 (100 triệu USD) FDI, DNTN II Lĩnh vực dịch vụ 1 Khu du lịch sinh thái hồ Cấm Sơn . Huyện Lục Ngạn 1.000 – 2.300ha 2.000 ( 120 triệu USD) FDI, DNTN 2 Hệ thống siêu thị Thành phố Bắc Giang Quy mô theo dự án 250 ( 15 triệu USD) FDI, DNTN 3 Bệnh viện Đa khoa chất lượng cao Thành phố Bắc Giang 800 giường quy mô 10 ha 900 ( 55 triệu USD) FDI, DNTN 4 Trường đại học công nghệ Thành phố Bắc Giang, hoặc huyện Lạng Giang Quy mô theo dự án 450 ( 27 triệu USD) FDI, DNTN 5 Trường dạy nghề công nghệ cao Thành phố Bắc Giang, hoặc huyện Yên Dũng Quy mô theo dự án 200 ( 12 triệu USD) FDI, DNTN 6 Khu vui chơi nghỉ dưỡng cuối tuần Đồi Quảng Phúc - Thành phố Bắc Giang 50 ha 300 ( 20 triệu USD) FDI, DNTN III Lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật – đô thị 1 Nhà máy nước phục vụ các khu CN Thành phố Bắc Giang, Huyện Việt Yên 50.000m3/ ngày đêm 400 (24 triệu USD) BOT 2 Nhà máy xử lý rác thải Thành phố Bắc Giang, 500 tấn/năm 200 (12 triệu USD) FDI, DNTN 3 Nhà máy nhiệt điện Huyện Lục Nam 110MW 1.900 (110 triệu USD) DNTN IV Lĩnh vực nông nghiệp –PTNT 1 Dự án bảo quản và chế biến nông sản H. Lục Ngạn, H. Tân Yên Quy mô theo dự án 200 (12 triệu USD) FDI, DNTN 2 Trồng rau sạch, hoa xuất khẩu H. Yên Dũng, H.Lạng Giang, H. Tân Yên Quy mô theo dự án 200 (12 triệu USD) FDI, DNTN Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bắc Giang 1.2.3.2. Thực trạng xây dựng các mối quan hệ với đối tác hiệu quả Bắc Giang đã tạo dựng được mối quan hệ với các Bộ, ngành, địa phương hết sức chặt chẽ trong việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh nhà. Cùng với đó, Bắc Giang luôn coi trọng việc quan hệ với các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Với những chính sách thông thoáng, cởi mở trong việc thu hút đầu tư tính đến nay Bắc Giang đã có quan hệ với 4 quốc gia và vùng lãnh thổ về đầu tư và 11 dự án trong và ngoài nước đã và đang đầu tư vào Bắc Giang tiêu biểu như các dự án sau: Bảng 1.6.Các nhà đầu tư nước ngoài đang thực hiện đầu tư tại Bắc Giang: STT Nhà đầu tư Dự án Vốn Quốc Gia 1 Tập đoàn Hồng Hải Khu công nghiệp, đô thị dịch vụ và sân Golf Vân Trung 5 tỷ đồng Trung Quốc 2 Công ty TNHH Yoojin Vina Sản xuất bao bì nhựa tại Khu Công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng- Yên Dũng 8,5 tỷ đồng Hàn Quốc 3 Tập đoàn Sanyo Dự án nhà máy sản xuất mắt thần quang học tại Khu công nghiệp Quang Châu – Việt Yên 6,8 tỷ đồng Nhật Bản 4 Công ty TAWANG Sản xuất linh kiện điện tử 3tỷ đồng Đài Loan Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bắc Giang Để tạo dựng được các mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài. Trung tâm Xúc tiến đầu tư còn có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan nhà nước, các tổ chức tư nhân trong việc xây dựng hình ảnh, truyền bá quảng cáo địa phương thu hút đầu tư, giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, thị trường đầu ra.... Sở dĩ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Giang xây dựng mối quan hệ với các đối tác vì nguồn nhân lực của trung tâm còn rất hạn chế không thể đáp ứng mọi mặt của nhà đầu tư, mặt khác quyền lực của trung tâm rất hạn chế. Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc sự quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra xây dựng mối quan hệ đối tác cũng phần nào nâng cao năng lực cho trung tâm, tiếp cận với mọi lĩnh vực, thu thập thông tin, xây dựng mối quan hệ rộng rãi tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Trong đó quan hệ đối tác để phát triển sản phẩm, Trung tâm xúc tiến đầu tư luôn tập trung cung cấp và đảm bảo các điều kiện để các nhà đầu tư có thể thuận lợi, nhanh chóng khi đến đầu tư tại Bắc Giang. Trung tâm xúc tiến đầu tư phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang và các sở ban ngành có liên quan cùng sự giúp đỡ tạo điều kiện trực tiếp của UNBD tỉnh xây dựng mặt bằng các KCN, cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông giúp cho việc đầu tư vào Bắc Giang của các nhà đầu tư có tiềm năng được nhanh chóng. Cung cấp cho các nhà đầu tư lực lượng lao động có kỹ năng có tay nghề phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất của nhà đầu tư, đào tạo các công nhân có trình độ chuyên môn. Hướng dẫn chi tiết các thủ tục hải quan, tháo gỡ những vướng mắc cho các nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21759.doc
Tài liệu liên quan