Chuyên đề Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 3

I. Khái quát chung về Bảo hiểm xe cơ giới 3

1. Sự cần thiết và tác dụng của Bảo hiểm xe cơ giới 3

1.1. Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của Bảo hiểm xe cơ giới 3

1.2. Tác dụng của Bảo hiểm xe cơ giới 4

2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 5

2.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm 5

2.1.1. Đối tượng bảo hiểm 5

2.1.2. Phạm vi bảo hiểm 8

2.2. Giá trị bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm 11

2.2.1. Giá trị bảo hiểm 11

2.2.2. Số tiền bảo hiểm 12

2.2.3. Phí bảo hiểm 13

2.3. Đề phòng và hạn chế tổn thất 17

2.4. Giám định và bồi thường tổn thất 18

2.4.1. Giám định tổn thất 18

2.4.2. Bồi thường tổn thất 20

II. Công tác khai thác Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 22

1. Vai trò của công tác khai thác trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới 23

2. Cơ sở khai thác Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 23

3. Quy trình khai thác Bảo hiểm xe cơ giới 26

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KHAI THÁC BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI) GIAI ĐOẠN 2002 – 2006 30

I. Vài nét về công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện 30

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 30

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 33

3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2006 37

4. Mục tiêu phương hướng hoạt động năm 2007 39

II. Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI giai đoạn 2002 – 2006 40

1. Quy trình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 40

1.1 Tìm kiếm khách hàng tham gia bảo hiểm 40

1.2. Thu thập, xử lý thông tin và đưa ra phương án bảo hiểm 41

2. Thực trạng khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 42

3. Đánh giá thực trạng trên 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI PTI TRONG THỜI GIAN TỚI 48

I. Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 48

1. Thuận lợi 48

1.1. Về thị trường Bảo hiểm Việt Nam 48

1.2. Về phía Công ty 49

2. Khó khăn 51

2.1. Về phía thị trường bảo hiểm Việt nam 51

2.2. Về phía công ty 52

II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI 53

1. Xây dựng chiến lược khai thác phù hợp, hiệu quả. 53

2. Công tác khai thác 53

3. Công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên 55

4. Một số công tác khác 56

III. Một số kiến nghị 57

1. Kiến nghị với Nhà nước 57

2. Kiến nghị với Hiệp hội bảo hiểm 58

3. Kiến nghị với Công ty 58

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3890 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện giai đoạn 2002 – 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất bộ phận bằng tỉ lệ giá trị tổng thành xe. - Trường hợp tổn thất toàn bộ Xe được coi là tổn thất bộ phận khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sữa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Thực tế, các công ty bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị thực tế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định nào đó (thường trên 80%) thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính. Tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỷ lệ cấu thành xe. Khi tính số tiền bồi thường phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau: + Những bộ phận thây thế mới khi bồi thường phải trừ khấu hao đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị của bộ phận được thay thế ngay trước lúc xảy ra tai nạn. +Trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm một số bộ phận hoặc tổng thành xe, số tiền bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại của bộ phận hay tổng thành đó. Và số tiền bồi thường cũng được giới hạn bởi bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe của bộ phận hay tổng thành tham gia bảo hiểm. 2. Công tác khai thác Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 2.1. Vai trò của công tác khai thác trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Xuất phát từ nguyên tắc chung của hoạt đông kinh doanh bảo hiểm là “lấy số đông bù số ít” nhằm tạo lập nguồn quỹ đủ lớn để dễ dàng san sẻ rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốt khâu khai thác. Khai thác bảo hiểm tức là bán các sản phẩm bảo hiểm. Mà trong kinh doanh việc bán được nhiều hay ít sản phẩm sẽ quyết định đến kết quả kinh doanh. Với sản phẩm bảo hiểm - sản phẩm vô hình thì khâu khai thác có ý nghĩa tới chất lượng sản phẩm, làm cho mọi người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp mình. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với công tác đề phòng và hạn chế tổn thất, giám định và bồi thường. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một nghiệp vụ phổ biến ở bất kỳ một công ty bảo hiểm phi nhân thọ nào. Đây là một sản phẩm rất thiết thực cho cuộc sống hàng ngày, liên quan đến tài sản hữu hình của người sử dụng đó là các phương tiện cơ giới. Tuy nhiên đây là một hình thức bảo hiểm tự nguyện, mọi người chưa thấy được lợi ích của nó. Do đó, vai trò của công tác khai thác ở đây là để cho mọi người hiểu được sản phẩn này và chấp nhận. Từ đó, có thể cạnh tranh được với các công ty khác. 2.2. Cơ sở khai thác Bảo hiểm vật chất xe cơ giới Xe cơ giới là phương tiện giao thông đường bộ vận hành bằng động cơ, là phương tiện chuyên trở nhanh gọn, thuận tiện. Tuy nhiên, xe cơ giới có thể di chuyển với tốc độ cao, dễ gây ra va chạm. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản - là sự cam kết của người bảo hiểm với người tham gia về việc bồi thường các thiệt hại vật chất đối với xe của mình khi có các rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Cũng như các sản phẩm bảo hiểm khác, bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng là một sản phẩm vô hình, giá trị của sản phẩm chỉ thấy được khi có rủi ro xảy ra với xe. Tuy nhiên, không chủ xe nào lại muốn xe mình bị hư hỏng để được bồi thường cả, Đối với khách hàng, Bảo hiểm vật chất xe cơ giới giống như “một tấm bùa hộ mệnh” cho xe của họ và cho cả bản thân họ. Điều đó không có nghĩa là: ra đường mọi người cứ phóng nhanh, vượt ẩu, khi có chuyệ gì xảy ra sẽ có bảo hiểm lo. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bảo hiểm chỉ bồi thường cho những tai nạn bất ngờ, không lường trước và phải đúng pháp luật. Đây là một chỗ dựa tinh thần cho các chủ xe, khi rủi ro xảy ra họ có thể an tâm là có nhà bảo hiểm đứng sau họ, giúp họ khắc phục tình trạng tổn thất đó. Khâu khai thác là quá trình bán sản phẩm thông qua giới thiệu, tuyên truyền, thuyết phục của các nhân viên khai thác để khách hàng biết về sản phẩm và sau đó có thể chấp nhận mua. Khách hàng tham gia bảo hiểm rất đa dạng và phức tạp, thường được phân làm hai nhóm: khách hàng là cá nhân và khách hàng là các tổ chức trong xã hội. Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới cả hai nhóm khách hàng này đều mong muốn bảo vệ cho chính bản thân các phương tiện đi lại của mình. Các cá nhân thường sử dụng phương tiện chủ yếu là xe máy, mô tô, với một số gia đình có thu nhập cao thì họ dùng ô tô. Đối với họ, đây là những tài sản rất có giá trị. Tong quá trình lưu hành, có thể xảy ra rủi ro gây thiệt hại cho chủ xe và cho người khác. Đôi khi những thiệt hại đó có giá trị cao hơn toàn bộ gia sản của họ. Vì vậy bảo hiểm vật chất xe cơ giới và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe rất được các cá nhân quan tâm.Với khách hàng là các tổ chức kinh tế xã hội như các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp... họ không chỉ sử dụng xe cơ giới để đi lại đơn thuần mà còn dùng để chuyên trở hàng hóa. Đối với họ, rủi ro xảy ra không chỉ làm hư hỏng xe mà bên cạnh đó còn gây thiệt hại cho hàng hóa trên xe, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nên khối lượng các phương tiện vận tải rất đa dạng và giá trị của chúng ngày càng lớn và thường tập trung nhiều ở các doanh nghiệp. Vì vậy, đây cũng là nhóm khách hàng sẽ cho doanh thu phí cao bởi vì giá trị bảo hiểm thường lớn. Sản phẩm bảo hiểm như đã nói ở trên là một sản phẩm dịch vụ, một sản phẩm vô hình, việc khai thác bảo hiểm ít đòi hỏi phương tiện vật chất. Yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác này là yếu tố con người. Một khai thác viên đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và hiểu biết xã hội. Bởi họ không chỉ đơn thuần là giới thiệu về sản phẩm, về công ty mà họ phải thuyết phục làm sao để khách hàng chấp nhận mua sản phẩm đó theo nhu cầu của họ. Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung, bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng, cơ sở khai thác thường dựa vào các mối quan hệ quen biết: + Những người thân trong gia đình: Đây là nhóm người sẵn sàng tham gia bảo hiểm mà không có yêu cầu gì. + Những bạn bè thân thiết: Với nhóm người này nếu họ chưa tham gia bảo hiểm thì cũng dễ dàng thuyết phục họ. Với hai nhóm trên việc khai thác sẽ rất thuận lợi, người khai thác viên chỉ cần giải thích và hướng dẫn cụ thể cho họ là được. + Nhóm người qua quen biết, giới thiệu: Với nhóm người này, việc gặp được họ không khó nhưng khó khăn là ở chỗ làm sao để họ chấp nhận sản phẩm. Đây là nguồn khách hàng dồi dào, có nhiều cơ hội khai thác. + Tự đi liên hệ, tìm hiểu: Với nhóm này thực sự đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự khéo léo của khai thác viên, bởi rất khó khăn để có cơ hội trình bày mục đích của mình với họ Với hai nhóm này, họ sẽ có sự so sánh giữa các công ty với nhau. Tuy nhiên, với sản phẩm bảo hiểm vật chất xe cơ giới, biểu phí được quy định bởi bộ tài chính. Do đó, sự chọn lựa ở đây là về chất lượng phục vụ, về uy tín của công ty. Người khai thác viên cần giải thích rõ ràng về sản phẩm, trả lời mọi thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm. Bên cạnh đó, để việc khai thác bảo hiểm xe cơ giới có hiệu quả hơn cần: - Huy động rộng rãi các kênh khai thác: Khai thác trực tiếp, khai thác qua đại lý, khai thác qua môi giới. - Sử dụng các công cụ xúc tiến hỗn hợp: Quảng cáo, quan hệ công chúng… 2.3. Quy trình khai thác Bảo hiểm xe cơ giới Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Tìm kiếm khách hàng: Đây là bước chính có tầm quan trọng chủ đạo trong toàn bộ khâu khai thác. Mục đích của bước này là đưa sản phẩm đến với khách hàng, giúp khách hàng biết và hiểu sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới mà công ty cung cấp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Việc tìm kiếm khách hàng dựa trên nguyên tắc cạnh tranh trung thực và đứng trên danh nghĩa Công ty chứ không phải là bất cứ cá nhân nào. Khai thác viên, cộng tác viên, đại lý phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người tham gia bảo hiểm như: Nghị định 115/1997/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc đối với Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, như vậy tất cả các chủ xe cơ giới tham gia giao thông đều phải mua bảo hiểm loại này nhưng vật chất xe cơ giới là hình thức tự nguyện, khách hàng không bắt buộc phải tham gia. - Quy tắc về nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp xe cơ giới: giải thích rõ về phạm vi bảo hiểm nếu khách hàng có yêu cầu. - Biểu phí cụ thể nghiệp vụ bảo hiểm mà khách hàng tham gia. - Các chi tiết khác nếu khách hàng có yêu cầu. Khai thác viên phải thực hiện tốt để đảm bảo đưa được thông tin chính xác đến với khách hàng trách những khiếu nại có thể xảy ra sau khi bán bảo hiểm. Bước 2: Cấp giấy yêu cầu bảo hiểm cho chủ xe: Giấy yêu cầu bảo hiểm vật chất xe ô tô được khai thác viên cung cấp cho chủ xe nhằm qua đó nắm được thông tin liên quan trực tiếp tới chiếc xe yêu cầu bảo hiểm như: tên, loại xe, năm sản xuất, trọng tải, số năm đã sử dụng, giá trị hiện tại, số tiền bảo hiểm… Giấy yêu cầu bảo hiểm được coi là bộ phận của hợp đồng bảo hiểm. Nếu như chỉ đơn giản là vấn đề chấp nhận mọi rủi ro thì hầu như không liên quan đến đơn yêu cầu bảo hiểm. Như vậy, hiển nhiên có mối liên hệ giữa đơn yêu cầu bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô. Để đi đến thoả thuận về các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, khai thác viên phải thu thập các liên quan đến chiếc xe mà chủ xe yêu cầu bảo hiểm như: Mục đích sử dụng xe Độ tuổi và giới tính của lái xe Loại xe Thông tin vùng đại lý hoạt động xe Bước 3: Bán bảo hiểm: Đây là bước ký kết thoả thuận xác định quyền, nghĩa vụ của 2 bên. Sau khi khai thác viên đánh giá rủi ro từ các thông tin thu thập được sẽ kết hợp với chủ xe để thoả thuận về các yếu tố liên quan đến hợp đồng bảo hiểm như: Những rủi ro được bảo hiểm Về các điều khoản mở rộng đặc biệt như + Bảo hiểm không khấu hao vật tư thay mới + Bảo hiểm có áp dụng mức miễn thường có khấu trừ hay không khấu trừ + Bảo hiểm thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (giới hạn trong phạm vi các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia). Từ tất cả các yếu tố trên, khai thác viên sẽ tính hành tính phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi chủ xe thanh toán phí bảo hiểm đúng thời hạn. Trong bước này phải thực hiện 2 việc: cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và thu phí bảo hiểm. Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm: Giấy chứng nhận phải ghi rõ mức trách nhiệm, phí bảo hiểm ở tất cả các mục mà khách hàng yêu cầu bảo hiểm, mục nào không tham gia thì phải gạch chéo để đảm bảo rõ ràng, không nhầm lẫn. Cán bộ bảo hiểm phải ký, ghi rõ họ tên vào mục “người bán bảo hiểm”. Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị thì trên giấy chứng nhân bảo hiểm phải thể hiện được giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm của xe. Bước 4: Thống kê báo cáo. Thống kê báo cáo là công việc cần thiết và quan trọng trong việc quản lý nghiệp vụ, là cơ sở xây dựng biểu phí cho phù hợp cũng như chính sách đối với khách hàng và lãnh đạo đơn vị thường xuyên quan tâm nhắc nhở cán bộ thống kê phải cập nhật đầy đủ số liệu theo quy định của Công ty. Định kỳ hàng tháng/quý phải có báo cáo theo những mẫu biếu thống kê về xe cơ giới theo quy định chung. Qua báo cáo thống kê này, công ty bảo hiểm sẽ nắm vững được tình hình hoạt động của khâu khai thác, đặc biệt là có thể nắm vững được danh sách khách hàng tham gia lâu dài với số lượng lớn để thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, tăng khả năm tái tục của hợp đồng của họ. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KHAI THÁC BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI) GIAI ĐOẠN 2002 – 2006 1. Vài nét về công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Thực hiện chủ trương đa dạng hoá thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngay khi Nghị định 100/CP của chính phủ ban hànhcác công ty bảo hiểm khác (ngoài hệ thống bảo hiểm cũ) đã nhanh chóng được thành lập và đóng góp tích cực vào việc phá bỏ kinh doanh độc quyền về bảo hiểm dã tồn tại hàng chục năm trước đây. Ngày 12/08/1998 theo quyết định số 3633/GP-UB củaUBND thành phố Hà Nội, Công ty Cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) được thành lập. Trong đó, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa là cổ đông chính (60%) vừa là khách hàng quan trọng của công ty. Các cổ đông sáng lập khác là: Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE), Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (BẢO MINH), Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HACC), Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (VIPBANK), Công ty xuất nhập khẩu vật tư bưu điện I (COKYVINA). Tên công ty: Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện Tên tiếng Anh: Post & Telecommunication Joint Stock Insurance Company Tên viết tắt: PTI Vốn điều lệ: 70.000.000.000 đồng Hình thức sở hữu: công ty cổ phần Trụ sở giao dịch: Tầng 8 Toà nhà số 4A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Email: ptioffice@fmail.vnn.vn Hội sở giao dịch: 100 Thái Thịnh - Đống Đa – Hà Nội Ngành nghề kinh doanh a). Kinh doanh bảo hiểm trực tiếp Công ty có gần 40 sản phẩm được triển khai rộng khắp trong phạm vi cả nướcthông qua các chi nhánh và hệ thống văn phòng khu vực và đại lý tại 64 tỉnh thành. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI đã đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng, duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong số các nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao của PTI phải kể đến bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới. Tăng trưởng về doanh thu bảo hiểm gốc hàng năm đạt trung bình 30% năm. b). Kinh doanh tái bảo hiểm Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho các công ty bảo hiểm – tái bảo hiểm trong và ngoài nước. PTI có quan hệ hợp tác lâu dài và đã kí kết những hợp đồng tái bảo hiểm cố định với hầu hết các công ty, tập đoàn tái bảo hiểm có uy tín và năng lực tài chính hàng đầu trên thế giới. Nhờ đó, hiện nay PTI có khả năng nhận và thu xếp tái bảo hiểm ra thị trường quốc tếcác dịch vụ bảo hiểm có giá trị lên tới hàng trăm triệu USD, đặc biệt là các dự án xây dựng quy mô lớn như: thuỷ điện, xi măng, cầu, đường… Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm hàng năm đạt hơn 15 tỷ đồng. c). Giám định và giải quyết bồi thường PTI rất chú trọng tới công tác bồi thường cho khách hàng, đặt mục tiêu lợi ích của khách hàng lên trên hết, nhằm đưa công tác giám định bồi thường lên tính chuyên nghiệp. PTI đã thành lập phòng giám định bồi thường, chuyên xử lý giải quyết các vụ tổn thất, bên cạnh đó là sự hợp tác với các Công ty giám định độc lập uy tín trong và ngoài nước để giải quyết những vụ tổn thất lớn, phức tạp. Do vậy công tác giám định bồi thường đảm bảo được tính chính xác, khách quan, trung thực và đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Nhằm đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã có quan hệ hợp đồng với nhiều công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như: Công ty tái bảo hiểm SwissRe (Thụy Sỹ), MunichRe (Đức), Sumitomo (Nhật), VinaRe…PTI có quan hệ mật thiết với các Công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: Cunningham Lindsey, Crawford…Và nhận được sự cộng tác hiệu quả của các Công ty này trong việc giám định đánh giá rủi ro và giải quyết khiếu nại. Năm 2004 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của công ty, đó là việc hoàn thành sớm kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 2001 – 2005. Năm 2005 công ty đã có những thay đổi lớn về mặt mô hình tổ chức bộ máy, thành lập hội sở giao dịch Hà Nội trên cơ sở tách riêng bộ phận kinh doanh trực tiếp ra khỏi văn phòng công ty; tổ chức lại mô hình quản lý tại văn phòng công ty theo nghiệp vụ bảo hiểm, từng bước chuyên môn hoá bộ máy quản lý nhằm đảm bảo cho công ty có thể mở rộng và phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Những biến động mạnh về tổ chức làm giảm tốc độ tăng trưởng của đơn vị với mục tiêu. Năm 2006, Công ty đã mở rộng thêm hệ thống các chi nhánh, hiện nay Công ty có 21 chi nhánh và 1 hội sở. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của PTI Hệ thống tổ chức quản lý tại PTI được áp dụng theo mô hình công ty cổ phần. Mô hình này cho phép người lãnh đạo có toàn quyền quản lý, chỉ đạo và phát huy chức năng của các phòng ban trực thuộc. Chức năng cao nhất là Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc. Các phòng ban tiến hành nghiên cứu theo nhiệm vụ và chức năng của mình, sau đó đề xuất ý kiến để Ban giám đốc đưa ra quyết định cuối cùng. Héi ®ång qu¶n trÞ Ban tæng gi¸m ®èc Ban kiÓm so¸t HÖ thèng giao dÞch vµ hÖ thèng c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn HÖ thèng tæng ®¹i lý, ®¹i lý vµ v¨n phßng ®¹i diÖn t¹i 64 tØnh, thµnh phè Phßng bh Tµi s¶n Kü thuËt Phßng bh Hµng h¶i Phßng bh Xe c¬ giíi Phßng Bh Con ng­êi Phßng T¸i b¶o hiÓm Phßng Qu¶n lý ®¹i lý Phßng Tccb -l®tl Phßng Tæng hîp Phßng KÕ ho¹ch ®Çu t­ Phßng Hµnh chÝnh qu¶n trÞ Phßng Tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng C«ng nghÖ th«ng tin Các phòng ban trong Công ty có nhiệm vụ và chức năng sau: Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ragồm 5 thành viên, có nhiệm kỳ 4 năm và có toàn quyền nhân danh công ty dể quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: kiểm tra, giám sát tất cả hoạt động quản lý và điều hành công ty. Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời là người quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Phó tổng giám đốc: giúp giám đốc điều hành các hoạt động của công ty và có ý kiến tham mưu trong việc ra các quyết định các hoạt động vủa công ty. Các phòng kinh doanh bảo hiểm: có nhiệm vụ khai thác cac nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Phòng tái bảo hiểm: có nhiệm vụ nhận và nhượng tái bảo hiểm. Phòng kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; xây dựng các cơ chế, chính sách, xác định các định mức chi phí và phân bổ cho các bộ phận kinh doanh; hướng dẫn các bộ phạn trực thuộc công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh, thực hiện các công việc liên quan đến đầu tư. Phòng tài chính kế toán: tổ chức các hoạt động về kế hoạch tài chính và công tác theo pháp luật mà nhà nước quy định.Cụ thể là trung tâm sổ sách tài khoản của công ty, là nơi thực hiện quản lý, kiểm tra tài chính. Mở sổ sách kế toán và hoạch toán dể theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng hợp số liệu kế toán toàn công ty, kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện chế độ kế toán tài chính và công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc, đồng thời cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ chính xác cho Ban giám đốc để điều hành mọi hoạt động của công ty. Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ thu thập, quản lý và cung cấp thông tin cho các bộ phận kinh doanh, thực hiện chức năng thư kýcho Ban giám đốc, thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo cho công ty. Phòng tổ chức cán bộ: chuyên thực hiện mọi công việc về nhân sự, quản lý cán bộ, xây dựng các chế độ tuyển dụng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công ty. Ngoài ra, hiện nay Công ty có 21 chi nhánh, các văn phòng đại diện trong phạm vi toàn quốc nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù mỗi phòng ban có nhiệm vụ chức năng khác nhau nhưng lại bổ sung liên kết với nhau thành một khối thống nhất. Chức năng và nhiệm vụ Nhiệm vụ chính, nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình hoạt động của công ty là kinh doanh dịch vụ bảo hiểm với sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định của pháp luật. Công ty thực hiện các chức năng sau: Chức năng đầu tiên mà công ty đã vạch ra cho mình ngay từ khi thành lập đó là kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm phổ biến cho mọi đối tượng khách hàng nhằm giúp cho mọi người kịp thời giải quyết những lúc không may gặp rủi ro, tạo tâm lý an toàn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong cuộc sống góp phần nâng cao đời sống dân trí cả về mặt vật chất cũng như tinh thần. Bên cạnh đó, cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm khác, PTI tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong các hoạt động kinh tế, xã hội, sử dụng vốn nhàn rỗi đưa vào lưu thông,tạo thêm việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Ngoài ra, PTI còn phân phối lại thu nhập trong xã hội. Chức năng này được cụ thể hoá thông qua các hoạt động sau: Sử dụng ngân quỹ của số đông người tài trợ bù đắp cho số ít rủi ro thông qua hoạt động rủi ro, nhằm chia sẻ và tích cực đề cao tinh thần nhân bản như một giải pháp, một công cụ tài chính giúp cho doanh nghiệp có một sự hỗ trợ cho công tác quản lý, chính sách nhân sự đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn về tài chính. Một chức năng khác của PTI trong hoạt động của mình đó là tư vấn, quản lý rủi ro cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc tư vấn và quản lý rủi ro này đã làm cho uy tín và chất lượng dịch vụ của công ty tăng lên so với trước. Hơn nữa PTI còn làm đại lý về giám định, bồi thường và giải quyết tổn thất. Cuối cùng, PTI nhận và nhượng tái bảo hiểm trên phạm vi toàn quốc và quốc tế. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 1: Báo các kết quả kinh doanh của PTI (2003 – 2005) Đơn vị: tỷ đồng TT Nội dung 2003 2004 2005 2006 1 Doanh thu phí bảo hiểm gốc 154.926 208.420 258.194 227.101 2 Thu kinh doanh bảo hiểm 135.426 198.671 230.885 301.418 3 Chi kinh doanh bảo hiểm 119.291 177.171 216,613 248.098 4 Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh 16.135 21.500 14,272 53.320 5 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh khác 17.410 16.671 21.000 23.021 6 Tổng lợi nhuân trước thuế thu nhập 33.550 38.171 35.272 30.299 7 Thuế thu nhập doanh nghiệp 11.611 17.081 9.876 11.532 8 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 21.939 21.090 25,396 18.767 9 Lợi nhuận chia cổ đông 9.016 10.555 10.555 10.575 Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán Kết quả kinh doanh năm 2006 Năm 2006, một năm được đánh giá là tình hình kinh doanh khó khăn. Tổng doanh thu thực hiện của toàn Công ty đạt 326.143 tr.đ, bằng 93,2% kế hoạch của Hội đồng quản trị giao, bằng 94% kế hoạch giao đơn vị, tăng trưởng 7,5% so với năm 2005, trong đó: Doanh thu bảo hiểm gốc thực hiện 277.101 tr.đ, bằng 92% kế hoạch giao đơn vị, tăng trưởng 7% so với năm trứơc. Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm thực hiện là 24.317 tr.đ, đạt 103% kế hoạch, tăng 18% so với năm trước, trong đó nghiệp vụ Kỹ thuật, Dầu khí, và P&I tăng đột biến: Kỹ thuật đạt 131%, Dầu khí đạt 126%, P&I đạt 119%. Số tiền đầu tư là 328.720 tr.đ. Trong đó: Đầu tư ngắn hạn là 261.400 tr.đ, Đầu tư dài hạn 67.320 tr.đ.Trong năm tổng lãi từ hoạt động đầu tư của công ty đạt 24.725 tr.đ, bằng 104% kế hoạch, tăng 19% so với năm 2005. Tổng số tiền chi cho hoạt động kinh doanh năm 2006 khoảng 248.098 tr.đ, bằng 95% kế hoạch, tăng 10% so với năm 2005.Trong đó: Chuyển nhượng phí tái bảo hiểm đạt 74.591 tr.đ, chiếm tỷ lệ 51% doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm phải tái, đạt 100% kế hoạch, tăng 7% so với năm trước. Bồi thường bảo hiểm 107.883 tr.đ, tăng 58% so với năm trước chiếm tỷ lệ 35,8% doanh thu bảo hiểm. Chi đề phòng hạn chế tổn thất là 4.178 tr.đ, tăng 7% so với năm trước, bằng 1,5% doanh thu bảo hiểm gốc. Chi quản lý chưa bao gồm lương hiệu quả là 85.253 tr.đ, tăng 24% so với năm 2005, chiếm 28,3% doanh thu bảo hiểm gốc. Chi bán hàng 6.131 tr.đ, chiếm tỷ trọng 2% tổng doanh thu các nghiệp vụ, chiếm 6,4% doanh thu ngoài ngành nghiệp vụ Xe cơ giới. Chi trích lập dự phòng nghiệp vụ: Tổng dự phòng hoàn nhập trong năm là 159.428 tr.đ, tổng dự phòng nghiệp vụ trích lập trong năm là 187.037 tr.đ, bằng 82,5% phí giữ lại. Năm 2006, thu nhập trước lương hiệu quả của Công ty là 30.299 tr.đ, thu nhập trước thuế là 25.754 tr.đ, bằng 76% kế hoạch, giảm 21% so với năm trước. Thu nhập thực hiện của Công ty giảm so với kế hoạch do ảnh hưởng của việc tăng chi quản lý 9.946 tr.đ Thu nhập sau thuế là 18.767 tr.đ, bằng 77% kế hoạch, giảm 21% so với năm trước. Với mức lợi nhuận sau thuế này, Công ty đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2006 là 15% như kế hoạch của Hội đồng quản trị, tương đương số tiền phải trả là 10.575 tr.đ. 1.4. Mục tiêu phương hướng hoạt động năm 2007 Mục tiêu: Quyết tâm phấn đấu thực hiện tôt nhiệm vụ năm 2007 Xây dựng chất lượng cuộc sống, vật chất tinh thần của người lao động, đoang kết cùng vượt qua mọi thử thách, khó khăn hoàn thiện nhiệm vụ được giao. Xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn và đoàn Thanh niên cùng gây dựng phong trào nhằm gắn kết mối quan hệ giữa các đồng nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh. Phương hướng Phấn đấu đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm của Công ty 10%; hoạt động đầu tư tăng 15%. Quán triệt tổ chức thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo của Công ty trong công tác kế hoạch phát triển kinh doanh. Phát huy nội lực, cùng hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm khác để nâng cao chất lượng kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao hiệu quả công tác của phòng kế toán, kế hoạch đầu tư, tổng hợp, giám định bồi thường. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, xây dựng quy chế phân phối thu nhập hợp lý nhằm khuyến khích, động viên kịp thời cán bộ nhân viên trong Công ty. Xây dựng thương hiệu của Công ty Bảo hiểm Bưu điện, đảm bảo tiếp tục giữ vững thị phần trong tập đoàn Bưu chính viễn thông. Đẩy nhanh v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31953.doc
Tài liệu liên quan