Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .4

LỜI MỞ ĐẦU 5

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP .7

1.1. QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM .7

1.1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm .7

1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm .8

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm .9

1.1.4. Năng suất, chất lượng và chi phí .11

1.1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm .13

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG .13

1.2.1. Khái niệm, bản chất và nhiệm vụ của quản lý chất lượng .14

1.2.2. Những yêu cầu chủ yếu trong quản lý chất lượng 16

1.2.3. Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng .17

1.2.4. Một số hệ thống quản lý chất lượng .18

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NDT .21

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY .21

2.1.1. Tên, địa chỉ của Công ty .21

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty .21

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý .23

2.2. CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ CHUNG .28

2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing .28

2.2.2. Cơ cấu lao động của Công ty .31

2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty .32

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty .34

2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NDT 36

2.3.1. Khái quát công tác quản lý chất lượng của Công ty .36

2.3.2. Phân tích công tác quản lý chất lượng của Công ty .41

2.3.3. Những kết quả đã đạt được .46

2.3.4. Những vấn đề còn tồn tại .46

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NDT .48

3.1. Giải pháp 1 48

3.2. Giải pháp 2 51

3.3. Giải pháp 3 54

3.4. Giải pháp 4 55

3.5. Giải pháp 5 58

Kết luận 62

Tài liệu tham khảo .63

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Công ty. Bộ phận kỹ thuật: Tham mưu giúp Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch dài hạn, chủ trương, chính sách, biện pháp, quy định cụ thể về phát triển kỹ thuật. Thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư, xây dựng các công trình phát triển kỹ thuật. Đào tạo, tập huấn về kỹ thuật và an toàn kỹ thuật cho các đối tượng sử dụng, vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt và đặc thù về an toàn kỹ thuật. Kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn kỹ thuật. Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật. Bộ phận cơ điện: Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty về lĩnh vực cơ điện. Theo dõi giám sát các công trình, sản phẩm; thẩm định các hồ sơ thiết kế kỹ thuật; quản lý kỹ thuật đối với các công trình, sản phẩm gia công chế tạo mới, sửa chữa thuộc lĩnh vực cơ điện. Kiểm tra chất lượng các công trình, hướng dẫn đào tạo nâng cao và nâng bậc cho công nhân thuộc lĩnh vực cơ điện… Bộ phận môi trường: Thực hiện kiểm tra, giám sát môi trường, đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường, tổ chức thẩm định và đánh giá tác động của môi trường đối với các dự án. Giám định kỹ thuật đối với các công trình xử lý và bảo vệ môi trường. Kiểm tra các vấn đề về kỹ thuật môi trường theo đúng quy định của pháp luật và theo tiêu chuẩn đã định sẵn. Kiểm tra, giám sát các yêu cầu về hệ thống xử lý rác thải, nước thải, nhiệt độ, ánh sáng và các vấn đề liên quan đến môi trường của dự án. Bộ phận quản lý thực hiện dự án: Tổ chức, lập kế hoạch thực hiện dự án; quản lý thực hiện dự án; đánh giá dự án. Tạo động lực thúc đẩy và tập trung vào mục tiêu dự án, làm trung gian giữa cấp trên và cấp dưới, ra quyết định, phân bổ những nguồn lực có giá trị cho các mục đích sử dụng cao nhất, điều chỉnh lại nguồn lực để giải quyết những vấn đề phát sinh… Ngoài ra, bộ phận quản lý dự án phải kiểm tra và giám sát chặt chẽ lịch trình, ngân sách và các tiêu chuẩn chất lượng của tất cả các mục tiêu trong dự án. Bộ phận lắp đặt: Lập kế hoạch quản lý các đội lắp đặt hoàn thành công việc lắp đặt thiết bị đúng tiến độ và bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Khảo sát, lập dự toán và báo giá thi công đối với công việc lắp đặt. Báo cáo tiến trình thực hiện công việc với bộ phận quản lý thực hiện dự án. Bộ phận an toàn: Chịu trách nhiệm kiểm tra về kỹ thuật, quy trình công nghệ, kiểm tra chất lượng, đánh giá chất lượng công trình và chất lượng vật tư. Nghiệm thu dự án, công trình. Kiểm tra các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật trong các giai đoạn của quá trình lắp đặt. Đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, công trình. Bộ phận bảo hành: Lập kế hoạch bảo hành cho từng hạng mục dự án. Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì thiết bị, công trình. Tiếp nhận ý kiến, phản ánh của khách hàng và có hướng giải quyết thỏa đáng. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động bảo hành. Bộ phận nghiệp vụ: Tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lý về công tác tài chính, kế toán nói chung và về công tác tài chính - kế toán trong các chương trình, dự án; đề xuất về sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý; quản lý, theo dõi, thực hiện công tác lao động tiền lương, công tác nhân sự, quản lý lưu trữ hồ sơ; thực hiện các chính sách đối với người lao động; công tác bảo vệ nội bộ, thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ công nhân viên; công tác văn thư, đánh máy và phục vụ của văn phòng Công ty. Bộ phận kế toán: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, có chức năng cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của Công ty. Lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm tài chính. Thực hiện việc thanh quyết toán với cơ quan Nhà nước. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình tài chính, phân tích quyết toán thực trạng tài chính của Công ty. Bộ phận hành chính: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, xây dựng các nội quy, quy chế để tổ chức và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, có trách nhiệm quản lý nhân sự, thi hành các chính sách chế độ với CBCNV, thực hiện các thủ tục hành chính, đảm bảo công tác thi đua khen thưởng. Bộ phận kế hoạch dự án: Có nhiệm vụ tìm kiếm, ký kết các hợp đồng kinh tế, đề ra nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các kỳ tiếp theo; đánh giá hồ sơ dự án; rà soát đánh giá các hồ sơ thiết kế cơ sở, đánh giá hiện trạng các dự án, đề xuất các giải pháp bảo đảm sự phù hợp về mặt thiết kế công năng sử dụng và đẳng cấp công trình, dự án. Lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các công tác quản lý đầu tư dự án, công trình… Bộ phận kế hoạch: Tổ chức kế hoạch thực hiện hợp đồng với khách hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty. Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch dự trữ, lưu thông, kế hoạch nhập, xuất và các kế hoạch khác của Công ty trình Ban Giám đốc. Tổ chức quản lý công tác thông tin kinh tế, báo cáo thống kê trong toàn bộ Công ty để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên Ban Giám đốc hoặc báo cáo đột xuất khi Giám đốc yêu cầu. Bộ phận marketing: Lập và điều phối thực hiện các kế hoạch truyền thông, quảng cáo như: thiết lập mới và duy trì các mối quan hệ sẵn có của Công ty với các khách hàng và các cơ quan truyền thông, thực hiện những kế hoạch truyền thông, quảng cáo hiệu quả phù hợp với mục tiêu của Công ty. Định hướng chiến lược các hoạt động của Công ty. Thực hiện các kế hoạch nghiên cứu phát triển thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Thực hiện các kế hoạch chăm sóc khách hàng: quản lý thông tin khách hàng, chăm sóc khách hàng sau dự án. Bộ phận vật tư: Có nhiệm vụ lên kế hoạch về vật tư, cân đối vật tư, thực hiện cấp phát vật tư cho hoạt động kinh doanh. Cùng với phòng kế toán lập dự toán mua hàng, theo dõi việc thanh quyết toán vật tư, thiết bị trong Công ty. Ngoài ra còn có nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng, giám định vật tư. 2.2. CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ CHUNG 2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing: 2.2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm gần đây: Trong 3 năm qua (2008 – 2010) Công ty NDT đã trúng thầu và thực hiện thi công lắp đặt rất nhiều công trình lớn có giá trị trên phạm vi toàn quốc. Do đó đã tạo ra doanh thu và thu nhập cao, đó là kết quả khả quan của Công ty trong thời điểm hiện nay. Sau đây là một số dự án mà Công ty tham gia cung cấp và lắp đặt thiết bị: Bảng 1: Các dự án Công ty đã và đang thực hiện (Đơn vị : 1000 đ) Tên dự án Địa điểm Thời gian Chủ đầu tư FPT Building Hà Nội 2008 Cty CP Đầu tư & Phát triển Công nghệ FPT Tháp đôi Hoà Bình Hà Nội 2008 Cty TNHH Hoà Bình Hà Nội Nhà máy Uniden Việt Nam Hải Dương 2008 Cty THHH UNIDEN Việt Nam Toà nhà TTTM & Khách sạn Wooshu Thành phố Hồ Chí Minh 2008 Nhà máy Synztec Vietnam Hải Phòng 2008 Synztec Vietnam Nhà máy Honda 2 Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc 2008 Cty Honda Việt Nam Nhà máy thép Hòa Phát KCN Như Quỳnh, Hưng Yên 2008 Tập đoàn Hòa Phát Nhà máy xi măng Hòa Phát Thanh Liêm - Hà Nam 2008 Tập đoàn Hòa Phát Nhà máy Dutch Lady Hà Nam Hà Nam 2008 Cty Dutch Lady Việt Nam Trạm xử lý nước thải KCN Phúc Điền KCN Phúc Điền - Hải Dương 2008 Tập đoàn VID Phân xưởng lắp ráp công tơ số 2 KCN Đại Đồng - Bắc Ninh 2009 Tổng cty thiết bị điện Việt Nam Toà nhà Bảo Việt TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 2009 Tập đoàn Bảo Việt Toà nhà Bảo Việt Thái Nguyên Thành Phố Thái Nguyên 2009 Tập đoàn Bảo Việt Trụ sở giao dịch kết hợp văn phòng cho thuê C.E.O Hà Nội 2009 Cty CP Đầu tư C.E.O Làng du lịch sinh thái Vũ Hưng Hưng Yên 2009 Keagnam Tower Hà Nội 2010 Tập đoàn Keagnam Hàn Quốc Mỏ cửa lò Đông Vàng Danh Quảng Ninh 2010 Cty THHH một thành viên môi trường TKV Nhà máy Hitachi cable Bắc Ninh 2010 Tập toàn Hitachi Nhật Bản Nhà máy Polypopylene - Dung Quất KCN  Dung Quất - Quảng Ngãi 2010 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT) Trên đây là những công trình mà Công ty đã và đang thực hiện, nó đã đem đến một khối lượng công việc không nhỏ, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2.2.1.2. Công tác thu thập thông tin Marketing: Vì mới tham gia vào thị trường nên Công ty NDT đặc biệt chú trọng vào việc thu thập thông tin của khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh và coi đó là một công tác quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cạnh tranh sau này. Nguồn thông tin mà Công ty khai thác chủ yếu là: Các phương tiện thông tin đại chúng: truyền thanh, truyền hình, báo chí, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet… Thông tin từ bạn hàng, đối tác, chủ đầu tư, các cơ quan Nhà nước… Thông tin từ bạn bè và các mối quan hệ của CBCNV trong Công ty. Thông tin về những dự án, công trình dự định đầu tư trong tương lai. Tất cả những thông tin đó được Công ty sử dụng để lập kế hoạch và chính sách ngắn hạn cũng như dài hạn cho hoạt động Marketing. 2.2.1.3. Đối thủ cạnh tranh của Công ty: Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT là một Công ty chuyên về tư vấn, thiết kế, cung cấp, xây dựng và lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh cho các tòa nhà và các công trình công nghiệp. Chính vì loại hình kinh doanh như thế nên thị trường của Công ty là rất rộng lớn, từ Bắc vào Nam. Đối thủ cạnh tranh hiện nay của Công ty trên địa bàn cả nước là rất lớn về số lượng, không những thế, những công ty này còn lớn cả về quy mô, năng lực tài chính và thâm niên hoạt động. Ngoài lĩnh vực cơ điện công trình, các công ty này còn sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng khác nữa. Và những công ty này lại chủ yếu là Công ty cổ phần, một số công ty niêm yết trên thị trường cổ phiếu đã có được một lượng vốn lớn. Tuy thế nhưng Công ty NDT không phải là không có cơ hội thể hiện và phát triển, vì trong điều kiện kinh tế phát triển và đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay, thị trường cần rất nhiều những công ty như NDT. 2.2.2. Cơ cấu lao động của Công ty: Đội ngũ kỹ sư và cán bộ của NDT có nhiều năm kinh nghiệm, đã từng tham gia vào nhiều dự án ở các vị trí khác nhau như: chủ nhiệm dự án, kỹ sư trưởng công trường, kỹ sư chỉ đạo thi công, chủ trì thiết kế. Với đội ngũ kỹ sư nhiều kinh nghiệm như thế, Công ty đã thực hiện được thành công nhiều dự án cơ điện công trình cho các nhà máy, các tòa nhà văn phòng cao cấp... trên toàn quốc. Bảng 2: Phân tích tình hình lao động (Đơn vị: Người) CHỈ TIÊU 08 09 10 SO SÁNH 2009/2008 2010/2009 T.ĐỐI TG.ĐỐI (%) T.ĐỐI TG.ĐỐI (%) Tổng số CBCNV 103 119 127 16 115,53 8 106,72 GIỚI TÍNH + Nam + Nữ 79 24 88 31 98 29 9 7 111,39 129,17 10 -2 111,36 93,55 TÍNH CHẤT + LĐ trực tiếp + LĐ gián tiếp 87 16 104 15 110 17 17 -1 119,54 93,75 6 2 105,77 113,33 ĐỘ TUỔI + Trên 45 + 45 – 35 + 35 – 25 + Dưới 25 12 27 24 15 15 39 42 23 14 33 51 29 3 12 18 8 125 144,44 175 153,33 -1 -6 9 6 93,33 84,62 121,43 126,1 TRÌNH ĐỘ + Trên ĐH + ĐH & CĐ + Trung cấp + LĐ phổ thông 2 38 23 40 2 38 27 52 3 35 32 57 0 0 4 12 100 100 117,39 130 1 -3 5 5 150 92,11 118,52 109,61 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Công ty NDT) Từ Bảng 2 ta thấy: Lực lượng lao động của Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT tăng dần từ năm 2008 đến năm 2010 do quy mô ngày càng lớn của Công ty. Tổng số lao động của Công ty tính đến năm 2010 là 127 người, trong đó bộ phận gián tiếp là 17 người, chiếm 13,4%, còn khối sản xuất trực tiếp là 110 người, tương đương với 86,6%. Tỷ lệ nữ chiếm 22,83% tổng số lao động, như thế là hợp lý với loại hình kinh doanh của Công ty. Độ tuổi lao động của Công ty chiếm một tỉ lệ lớn ở mức từ 25 – 45 tuổi (năm 2010 là 66,14% tổng số lao động). Hầu hết đội ngũ nhân viên của Công ty đều là những người trẻ, chính vì ưu điểm này nên Công ty NDT luôn hội tụ được những con người năng nổ, nhiệt tình và có sức sáng tạo, đem lại hiệu quả công việc cao. Tuy nhiên cũng vì đặc điểm đó mà Công ty cần phải tổ chức nhiều hơn nữa các khoá đào tạo nghiệp vụ cũng như tìm cách nâng cao trách nhiệm trong công việc cho nhân viên. Về trình độ chuyên môn, khối sản xuất gián tiếp có trình độ trên đại học 3 người, trình độ đại học 12 người, trung cấp, cao đẳng là 21 người. Do đặc thù của ngành, của công việc mà hiện nay số lao động phổ thông trong Công ty tương đối cao (chiếm 44,9%), nhưng trong tương lai, khi nhu cầu của công việc đòi hỏi cả về số lượng và hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao đối với nhân công thì Công ty rất có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Như vậy, Công ty cần phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động hơn nữa để có thể đáp ứng được những khối lượng công việc nhiều hơn, có độ phức tạp hơn. Đối với khối lao động gián tiếp, Công ty nên khuyến khích học cao học, đại học hoặc tự nghiên cứu thêm chuyên môn để có thể đáp ứng được nhu cầu về chuyên môn kỹ thuật, về quản lý, kinh doanh, điều hành doanh nghiệp khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty: 2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp, là loại vốn quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào, nó thể hiện một phần quy mô của doanh nghiệp. Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định: Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty NDT CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số tuyệt đối % 1. Doanh thu thuần (đ) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163 13,35 2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (đ) 95.103.896 464.368.057 369.264.161 388,2 3. Vốn cố định bình quân (đ) 8.103.413.574 8.379.914.378 276.500.804 3,41 4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = 1/3 (Lần) 4,64 5,09 0,45 9,69 5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định = 2/3 (Lần) 0,01 0,06 0,05 500 (Nguồn: Từ số liệu Báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 Công ty NDT) Từ Bảng 3 thấy được rằng năm 2009 một đồng vốn cố định đem lại 4,64 đồng doanh thu, thì đến năm 2010 cũng một đồng vốn cố định bình quân đã đem lại 5,09 đồng doanh thu, chứng tỏ Công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả. Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2010 tăng nhiều so với năm 2009. Nếu như một đồng vốn cố định bình quân đem lại 5,09 đồng doanh thu trong năm 2010 thì cũng một đồng đó đem lại 0,06 đồng lợi nhuận thuần của một đồng vốn cố định bình quân, từ đó cho thấy sức sinh lợi của tài sản cố định đã tăng lên (0,06đ so với 0,01đ của năm 2009). Tuy mức tăng này chưa cao nhưng cũng chứng tỏ Công ty đã không ngừng khai thác và kết hợp tối đa công suất của tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. 2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của Công ty, và là một chỉ số tài chính dùng để đo lường hiệu quả hoạt động cũng như năng lực tài chính trong ngắn hạn của Công ty. Bảng 4: Chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn lưu động CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số tuyệt đối % 1. Doanh thu thuần (đ) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163 13,35 2. Lợi nhuận thuần (đ) 95.103.896 464.368.057 369.264.161 388,2 3. Vốn lưu động bình quân (đ) 12.529.722.728 18.236.161.881 5.706.439.153 45,5 4. Số vòng quay vốn lưu động = 1/3 (Lần) 3 2,34 -0,06 - 22 5. Sức sinh lợi vốn lưu động = 2/3 (Lần) 0,01 0,03 0,02 200 6. Thời gian luân chuyển vốn lưu động (360/4 - Ngày) 120 153 33 27,5 (Nguồn: Từ số liệu Báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 Công ty NDT) Vòng quay vốn lưu động của Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT năm 2009 đạt 3 vòng, năm 2010 còn 2,43. Điều này dẫn tới tốc độ vòng quay vốn lưu động tăng. Năm 2009 để cho vốn lưu động quay được một vòng chỉ cần 120 ngày/vòng nhưng năm 2010 cần đến 153 ngày/vòng. Có nghĩa Công ty sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn năm 2009. Mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng lượng vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu kinh doanh trong năm lại tăng. Do đó khả năng sinh lời của vốn lưu động tuy có tăng nhưng không đáng kể. Để đánh giá khách quan ta thấy, do cạnh tranh và rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động, khả năng sinh lợi tăng rất ít không phải là điều ngạc nhiên. 2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty: 2.2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị: 1000 đ) CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Tăng/ Giảm Tỉ lệ (%) 1. Doanh thu thuần 37.611.954 42.636.728 5.024.774 13,35 2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 95.104 464.368 369.264 388,3 3. Lợi nhuận khác 19.485 28.953 9.468 48,59 4. Tổng lợi nhuận trước thuế 114.589 493.321 378.732 330,5 5. Tổng lợi nhuận sau thuế 96.919 419.731 322.812 333,1 (Nguồn: Từ số liệu Báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 Công ty NDT) So sánh năm 2009 với năm 2010 ta thấy kết quả kinh doanh có sự thay đổi theo xu hướng tăng, đây là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của Công ty. Doanh thu thuần của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5.024.774 (1000đ) tương ứng với 13,35%, đây là một con số khá lớn thể hiện sự tiến triển một cách rõ rệt, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng tăng lên rất cao (388,3%). Chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009. Tỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần năm 2009 là 0,26%, năm 2010 là 0,98%, tăng 0,72%. Dù vậy, ban lãnh đạo Công ty vẫn cần phải tìm các biện pháp để tăng tỉ số này. Tỉ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỉ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỉ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỉ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. 2.2.4.2. Tình hình lợi nhuận: Bảng 6: Tình hình lợi nhuận của Công ty CP Phát Triển Kỹ Thuật NDT CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 1. Doanh thu thuần (đ) 37.611.954.976 42.636.728.139 5.024.773.163 2. Tổng nguồn vốn hay tài sản bình quân (đ) 21.220.905.313 26.700.897.259 5.479.991.946 3. Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân (đ) 2.868.688.291 3.063.866.532 195.478.241 4. Tổng lợi nhuận trước thuế (đ) 114.589.109 493.321.025 378.731.916 5. Doanh lợi doanh thu (Lần) 0,003 0,01 0,007 6. Doanh lợi vốn hay tài sản cố định (Lần) 0,005 0,02 0,015 7. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (Lần) 0,04 0,16 0,12 (Nguồn: Từ số liệu Báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 Công ty NDT) Kết quả trên cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của một đồng doanh thu tăng. Điều này chủ yếu là do năm 2010 Công ty thực hiện tốt giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. Hơn nữa, các chỉ tiêu doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu đều tăng. Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2010 tốt hơn năm 2009. Tuy mức tăng không cao nhưng điều này cũng cho thấy rằng tình hình sử dụng tài chính đang có xu hướng tốt. 2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NDT 2.3.1. Khái quát công tác quản lý chất lượng của Công ty: Nhận thức được chất lượng là vũ khí cạnh tranh số một trong thời điểm hiện nay, là điều kiện quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của Công ty, nên ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng cho Công ty một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp. Với những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong năm 2008, tháng 1 năm 2009 Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT đã chính thức được cấp chứng chỉ về việc áp dụng thành công hệ thống ISO 9001:2000. Đây là một thành công lớn giúp Công ty thuận lợi hơn trong đối ngoại, đảm bảo các yêu cầu theo hợp đồng với khách hàng. Mặt khác, việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 giúp Công ty xây dựng được một hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, từ đó có thể tăng cường chất lượng, nâng cao năng suất, giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2.3.1.1. Hình thức tổ chức sản xuất và chức năng của các bộ phận: Đấu thầu Nghiệm thu Hoàn thiện Thi công Nhận thầu Lập dự toán Thanh quyết toán Bàn giao Ký hợp đồng Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty NDT Sản phẩm của Công ty là các dự án cơ điện công trình mà Công ty đã trúng thầu hoặc được thuê. Bộ phận kế hoạch dự án đánh giá hồ sơ dự án và hiện trạng các dự án, dựa vào mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển của Công ty để quyết định việc đấu thầu và ký hợp đồng với khách hàng. Bộ phận kế hoạch, bộ phận vật tư cùng với bộ phận kế toán kết hợp lập dự toán về vật tư, tài chính cho dự án, công trình. Qui trình công nghệ là căn cứ cơ bản để xác định đối tượng, tập hợp chi phí, lựa chọn phương pháp phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hoạt động thi công dự án, công trình, đảm bảo hiệu quả và tăng lợi nhuận cho Công ty. Đội trưởng bộ phận quản lý thực hiện dự án hoạt động như một giám đốc điều hành dự án công trình, chịu trách nhiệm mọi mặt về tiến độ, chất lượng, kinh tế, an toàn lao động trên công trình, dự án theo qui định của Nhà nước và qui chế của Công ty. Công ty đã thành lập các đội chuyên sâu như đội lắp đặt thiết bị, đội lắp đặt ống gió, đội lắp đặt ống nước, đội lắp đặt điện, cùng một đội ngũ kỹ sư quản lý các mặt. Công ty chỉ đạo, bàn giao hàng ngày, hàng tuần, kịp thời giải quyết mọi yêu cầu phục vụ cho tiến độ công việc hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong quá trình thi công, bộ phận lắp đặt với chức năng chính và quan trong nhất phải tuân thủ nghiêm ngặt sự kiểm tra, giám sát và chỉ đạo thi công của bộ phận cơ điện và bộ phân môi trường để bảo đảm chất lượng kỹ thuật và môi trường tốt nhất. Trong giai đoạn hoàn thiện, lắp ráp xong thiết bị, tiến hành việc vận hành thử, đảm bảo cho khách hàng có thể sử dụng thiết bị vào hoạt động phục vụ sản xuất, kinh doanh của họ. Cung ứng cho khách hàng đầy đủ, kịp thời và đúng chất lượng, đủ số lượng cần thiết theo hợp đồng những vật tư, phụ tùng phục vụ cho việc lắp ráp hoàn chỉnh thiết bị máy móc hay nhu cầu sử dụng. Khi tổ chức vận hành thử, phải có mặt khách hàng và đầy đủ các bộ phận có liên quan. Kiểm tra trước việc lắp ráp, cùng tham gia vận hành thử và bàn giao cho khách hàng sau khi bộ phận an toàn kiểm tra về kỹ thuật, quy trình công nghệ, kiểm tra chất lượng, đánh giá chất lượng dự án và bộ phận bảo hành trao sổ bảo hành chi tiết cho khách hàng. Khách hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ thanh quyết toán với bộ phận kế toán. 2.3.1.2. Công tác triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và nâng cao nhận thức về chất lượng Công ty đã xây dựng, thiết kế văn bản và duy trì hệ thống quản lý chất lượng làm phương tiện để đảm bảo rằng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phù hợp với yêu cầu và chính sách chất lượng của Công ty. Hệ thống chất lượng gồm các tài liệu về sổ tay chất lượng, các quy trình hướng dẫn công việc nhằm quản lý nội bộ toàn Công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn yêu cầu khách hàng để tạo lòng tin với khách hàng, đánh giá chất lượng để hệ thống được duy trì. Hệ thống quản lý chất lượng quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận và hướng dẫn công việc cụ thể trong từng bộ phận của Công ty. Cấu trúc hệ thống chất lượng bao gồm ba phần được biểu diễn theo sơ đồ sau: Tầng I STCL Quy trình Tầng II Hướng dẫn công việc Hồ sơ chất lượng Tầng III Sơ đồ 4: Cấu trúc hệ thống tài liệu chất lượng của Công ty Hệ thống văn bản của Công ty gồm 3 tầng: Tầng I: Sổ tay chất lượng: Chính sách chất lượng, các mục tiêu chất lượng, tổ chức quản lý chất lượng, phân công trách nhiệm quyền hạn, mô tả chung các yếu tố của hệ chất lượng. Tầng II: Các quy trình chất lượng: thể hiện các biện pháp kiểm soát và điều phối hoạt động có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty. Tầng III: Các hướng dẫn công việc: các quy định cho người làm việc thực hiện gồm: các kế hoạch chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cụ thể quy trình thao tác, các tài liệu để tra cứu biểu mẫu. Hồ sơ chất lượng: các báo cáo thử nghiệm các biểu mẫu đã được thực hiện và các báo cáo khác. Công ty đã tiến hành xây dựng triển khai khai chính sách chất lượng đến toàn Công ty, huy động mọi thành viên trong Công ty tham gia vào công tác quản lý chất lượng. Chính sách chất lượng là tấm gương phản chiếu sự đổi mới nhận thức của ban lãnh đạo về chất lượng sản phẩm. Chính sách chất lượng của Công ty là: “Chất lượng cao là tạo uy tín và sức mạnh cạnh tranh” Song song với việc xây dựng, triển khai hệ thống văn bản chất lượng Công ty còn in ra cấp phát cho cán bộ công nhân viên trong Công ty để đảm bảo chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Công ty được hiểu thấu đáo. Công ty đã tập chung nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới và nâng cấp hệ thống máy móc, phương tiện, trang thiết bị cho các phòng ban, các đội thi công. Bảng 7: Danh mục các quy trình chất lượng của Công ty NDT Tên tài liệu Ngày ban hành 1. QT kiểm soát tài liệu nội bộ 3/2/2009 2. QT kiểm soát HSCL 3/2/2009 3. QT xử lý sản phẩm không phù hợp 15/2/2009 4. QT kỹ thuật thống kê 10/4/2009 5. QT lưu kho - bảo quản vật tư, thiết bị 1/2/2009 6. QT khắc p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT.doc
Tài liệu liên quan