Chuyên đề Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới

MỤC LỤC

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU 2

DANH MỤC ĐỒ THỊ 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 7

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 7

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 7

1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn nhân lực 8

1.2. Những đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 9

1.2.1. Đặc điểm sinh học 9

1.2.2. Đặc điểm về số lượng 10

1.2.3. Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực 10

1.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực 12

1.3.1. Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực (thể chất, tinh thần) 12

1.3.2. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực 12

1.3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực 13

CHƯƠNG 2 – VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 15

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 15

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 15

2.1.1.1. Vị trí địa lý 15

2.1.1.2. Khí hậu 15

2.1.1.3. Tài nguyên đất và nguồn nước 15

2.1.1.4. Hệ thống giao thông 16

2.1.1.5. Về cảnh quan, di tích lịch sử 16

2.1.2. Điều kiện xã hội 17

2.1.2.1. Dân số, lao động 17

2.1.2.2. Một số nét cơ bản về làng nghề tỉnh Hà Tây (cũ) 17

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua. 17

2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế. 17

2.1.3.2. Tổng thu chi ngân sách 18

2.1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 19

2.1.3.4. Tổng vốn đầu tư thực hiện. 19

2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 – 2007. 20

2.2.1. Những yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nhân lực

2.2.1.1. Phát triển dân số và lao động. 20

2.2.1.2. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. 24

2.2.1.3. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần người lao động. 24

2.2.1.4. Mức sống dân cư. 25

2.2.1.5. Tăng trưởng kinh tế. 27

2.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. 28

2.2.2.1. Lực lượng lao động đang làm việc phân theo độ tuổi. 28

2.2.2.2. Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế. 29

2.2.2.3. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động phân theo giới tính. 30

2.2.2.4. Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế phân theo cấp quản l. 31

2.2.2.5. Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trong các loại hình kinh tế. 32

2.2.2.6. Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế phân theo ngành kinh tế. 34

2.2.2.7. Chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề của tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007. 55

2.2.2.8. Về phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay). 59

2.2.3. Một số tồn tại của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) qua nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực. 62

2.2.3.1. Những hạn chế của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ. 62

2.2.3.2. Nguyên nhân. 63

2.2.4. Quan điểm của tỉnh về phát triển kinh tế đến năm 2020. 64

2.2.4.1. Quan điểm. 64

2.2.4.2. Các mục tiêu phát triển. 65

2.2.4.3. Định hướng phát triển ngành kinh tế chủ yếu. 65

CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ TRONG THỜI GIAN TỚI. 68

3.1. Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao dân trí. 68

3.1.1. Đối với giáo dục phổ thông. 68

3.1.2. Phát triển hệ thống đào tạo nghề cho nguồn nhân lực và đào tạo

nguồn nhân lực có trình độ cao. 69

3.1.2.1. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề. 70

3.1.2.2. Phối hợp và liên kết tốt hơn giữa địa phương và các trường cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. 70

3.1.2.3. Có chính sách khuyến khích học tập, nghiên cứu khoa học; phát

hiện đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích sử dụng nhân tài. 71

3.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có nhất là nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và thợ lành nghề. 71

3.2.1. Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho lực lượng lao động đã qua

đào tạo có cơ hội làm việc rộng rãi. 71

3.2.2. Cần có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề. 71

3.2.3. Thu hút và sử dụng lao động đã qua đào tạo đến vùng nông thôn, nhất là các vùng còn khó khăn. 71

3.3. Nâng cao trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực (nâng cao thể lực). 72

3.3.1. Đối với tổ chức Nhà nước cần có chính sách điều kiện vĩ mô. 72

3.3.2. Đối với cộng đồng và cá nhân, gia đình. 72

3.4. Yếu tố phẩm chất, tâm lý xã hội của người lao động. 72

3.5. Tổ chức thực hiện. 73

KẾT LUẬN. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong khu vực Hành chính sự nghiệp của toàn tỉnh là 70907 người chiếm 81,03% lực lượng lao động khu vực Nhà nước. Trong khu vực Hành chính sự nghiệp này bao gồm: Quản lý Nhà nước chung, theo ngành, lĩnh vực chiếm 24,04%, các đơn vị sự nghiệp chiếm 75,96%; trong các đơn vị sự nghiệp thì sự nghiệp giáo dục là chủ yếu chiếm 82,83%, sự nghiệp y tế chiếm 11,47% lực lượng lao động của khu vực sự nghiệp. Biểu 2.18. Lực lượng lao động trong khu vực Hành chính sự nghiệp Năm 2007 Năm 2007 Chia ra Sự nghiệp chia ra Quản lý Nhà nước Sự nghiệp Giáo dục Y tế Văn hóa thể thao Khác Tổng số (người) Tỷ lệ (%) 70907 100,00 17046 24,04 53861 75,96 44613 82,83 6178 11,47 1045 1,94 2025 3,76 Đồ thị 2.5. Lực lượng lao động khu vực Hành chính, sự nghiệp năm 2007 Đồ thị 2.6. Cơ cấu ngành trong khu vực sự nghiệp năm 2007 2.2.2.6. Chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế phân theo ngành kinh tế a. Chất lượng nguồn nhân lực thuộc ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp Hà Tây (cũ) tuy gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng vẫn thu được thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt trên 2,3% / năm. Nông thôn ngày một được đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Biểu 2.19. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2005, 2007 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2005 Cơ cấu (%) Năm 2007 Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) 7050,6 100,00 10415,5 100,00 Ngành nông nghiệp -Trồng trọt -Chăn nuôi Ngành lâm nghiệp Ngành thủy sản 6632,9 3538,8 2986,7 44,5 373,2 94,1 53,3 45,0 0,6 5,3 9781,4 4618,9 4984,1 57,8 576,3 93,92 47,22 50,95 0,55 5,53 Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực tỷ trọng chăn nuôi tăng nhanh và trở thành ngành sản xuất chính, các mô hình kinh tế được phát triển nhanh, những cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ ha canh tác đang dần khẳng định hướng đi đúng đắn của nông nghiệp Hà Tây. Một vùng nông nghiệp ven đô được phát triển với hiệu quả kinh tế cao và bền vững, hướng vào các mục tiêu tăng khối lượng nông sản hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường sinh thái, tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Đến thời điểm 1/7/2006, Hà Tây có 271141 hộ Nông nghiệp chiếm 50,48% tổng số hộ nông thôn và hộ nông, lâm, thủy sản thành thị (năm 2001 là 70,4%). Về cơ cấu hộ theo nguồn thu nhập chính cũng có sự chuyển dịch tích cực, nếu 2001 thu nhập chính của các hộ từ nông, lâm, thủy sản là 66,18% thì đến thời điểm điều tra đã giảm xuống còn 46,24% cho thấy sự tham gia của lao động trong hộ nông nghiệp vào các ngành sản xuất khác ngày càng tăng, nhất là ở các địa phương có ngành nghề truyền thống cũng như những nơi đang phát triển ngành nghề kinh doanh, dịch vụ mới. Lực lượng lao động đang tham gia vào hoạt động thuộc các tổ chức ngành nông, lâm thủy sản năm 2007 là 673100 người chiếm 49,21% lực lượng lao động. Trong đó lao động các đơn vị sự nghiệp là 1141 người chiếm 0,17%, lao động trong các doanh nghiệp Nông, lâm, thủy sản là 5305 người chiếm 0,79%, lao động Nông, lâm, thủy sản của hộ Nông, lâm, thủy sản chiếm 99%. Nếu theo độ tuổi thì lao động nông, lâm thủy sản từ 15 – 55 tuổi chiếm 88,96% tổng số, số lao động trên 60 tuổi vẫn tham gia các công việc về nông nghiệp chiếm 6,59% chủ yếu là ở trong các hộ nông, lâm nghiệp thủy sản là chính. b. Chất lượng nguồn nhân lực thuộc ngành Công nghiệp, xây dựng Ngành công nghiệp đang dần trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2000 ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh mới chiếm 32,36% thấp hơn ngành Nông, lâm, thủy sản (chiếm 38,02%) thì đến 2005 tỷ trọng của công nghiệp đã chiếm 38,57% và năm 2007 là 42,01% cao hơn so với ngành Nông, lâm, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm giai đoạn 2001 – 2005 đạt 22,32%. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cao này là do khu vực kinh tế Nhà nước tăng trưởng bình quân 14,9%/ năm, đặc biệt doanh nghiệp Nhà nước trung ương tăng bình quân 22,4%/ năm; khu vực ngoài Nhà nước đạt mức tăng 21,4%/ năm và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 26,8%/ năm. Về cơ cấu các khu vực kinh tế trong công nghiệp thì kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm dần và kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhanh. Năm 2000 trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp: khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 14,2%, kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 55,4% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30,4%. Đến năm 2005 kinh tế Nhà nước giảm xuống còn 7,97% và kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 70,34% và 21,69%. Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 20380,1 tỷ đồng tăng 25,59% so với năm 2006; trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 1416 tỷ đồng chiếm 6,95%, tăng 19,18% so với năm 2006; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 14369,1 tỷ đồng chiếm 70,50% tăng 26,29%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4595 tỷ đồng chiếm 22,55% tăng 25,55%. Đây là kết quả của chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian qua. Các ngành kinh tế chính trong sản xuất công nghiệp của tỉnh đều đạt tốc độ tăng trưởng khá cao như: sản xuất thực phẩm đồ uống tăng 20,5%, sản xuất gỗ, chế biến lâm sản tăng 20,4%, sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 55,2% ….. Năm 2007 toàn tỉnh có 79 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trong đó bao gồm: 30 cơ sở thuộc doanh nghiệp Nhà nước, 3 công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước 1 thành viên, 140 doanh nghiệp tư nhân, 481 công ty trách nhiệm hữu hạn, 144 công ty cổ phần, 30 cơ sở thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 64 hợp tác xã, 1180 làng có nghề trong đó có 240 làng được ủy ban nhân dân của tỉnh công nhận Làng nghề. Do quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nên số cơ sở cũng như số lao động của khu vực Nhà nước giảm dần qua các năm. Nhưng đối với khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Số cơ sở và lao động nằm chủ yếu ở một số ngành sau: ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống số cơ sở chiếm 18,3% và lao động chiếm 13,6% trong tổng số; ngành dệt số cơ sở chiếm 12,9% và lao động chiếm 10,24%; ngành sản xuất và chế biến gỗ số cơ sở chiếm 39,6% và số lao động chiếm 31,94%; ngành sản xuất giường, tủ, bàn ngế số cơ sở chiếm 11,7% và số lao động chiếm 11,63%. Qua kết quả khảo sát chất lượng lực lượng lao động đang tham gia hoạt động sản xuất trong khu vực công nghiệp, xây dựng cho thấy: Lực lượng lao động đang tham gia vào các hoạt động thuộc các tổ chức ngành công nghiệp, xây dựng là 451280 người chiếm 32,99% lực lượng lao động. Nếu theo độ tuổi thì lao động công nghiệp, xây dựng từ 15 – 55 tuổi là chính chiếm 96,71% tổng số, số lao động trên 60 tuổi vẫn tham gia sản xuất công nghiệp xây dựng chiếm 1,3%. Biểu 2.20. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động công nghiệp xây dựng năm 2007 Cơ cấu theo độ tuổi (%) Năm 2007 Chia ra Sự nghiệp Doanh nghiệp Cá thể (hộ gia đình) Tổng số (người) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ nữ (%) 451280 100,00 48,56 63 0,01 17,0 83938 18,6 55,0 367279 81,3 50,6 Từ 15 – 55 tuổi Từ 56 – 60 tuổi Trên 60 tuổi 96,71 1,96 1,33 93,62 2,13 4,25 97,73 2,11 0,16 96,48 1,93 1,59 Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo: Mặc dù lực lượng lao động đông đảo về số lượng nhưng về trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản có hệ thống chỉ chiếm 8% tức cứ 1000 lao động công nghiệp, xây dựng thì chỉ có 80 người được đào tạo cơ bản. Lực lượng lao động có trình độ cao từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ 1,38% tức là trong 1000 lao động thì có 13,8 người có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên. Lực lượng lao động trong các cơ sở sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chất lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 93,6% và 36,0%, còn trình độ lao động qua đào tạo ở trong khu vực cá thể (hộ gia đình) chiếm tỷ lệ rất thấp 2,0%. Biểu 2.21. Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của lao động Công nghiệp, Xây dựng năm 2007 Trình độ chuyên môn Năm 2007 Chia ra Sự nghiệp Doanh nghiệp Cá thể (hộ gia đình) Tiến sĩ Trong đó: nữ Thạc sĩ Trong đó: nữ Đại học Trong đó: nữ Cao đẳng Trung học chuyên nghiệp Dạy nghề dài hạn Đào tạo ngắn hạn và chưa qua đào tạo 0,005 6,25 0,025 21,59 1,37 33,51 0,81 1,75 4,13 91,91 0,00 0,00 4,26 0,00 72,34 8,82 17,02 0,00 0,00 6,38 0,03 6,25 0,14 22,09 7,24 33,65 4,08 8,84 15,67 64,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 40,91 0,06 0,12 1,47 98,34 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Như vậy, có thể thấy ngành công nghiệp xây dựng mặc dù đang trở thành ngành sản xuất chính của tỉnh nhưng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo một cách bài bản có hệ thống chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Chất lượng lực lượng lao động công nghiệp của tỉnh chủ yếu là qua hình thức truyền nghề, đào tạo ngắn hạn, lao động thủ công là chính. c. Chất lượng nguồn nhân lực thuộc nhóm ngành dịch vụ Trong những năm qua Đảng có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây (cũ) lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 – 2010) đã chỉ rõ: “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư phát triển mạnh hoạt động của các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế và khu vực. Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng để đảm bảo sự đồng bộ phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Trong những năm qua các ngành kinh tế trong khu vực thương mại, dịch vụ mới có nhiều đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ. Thị trường đa dạng, phong phú các thành phần kinh tế tham gia thương mại phát triển nhanh đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2007 đạt 23747,4 tỷ đồng tăng 25,98% so với năm 2006, tăng 130,07% so với năm 2005. Xuất khẩu hàng hóa năm 2007 đạt 114,2 triệu USD, tăng 1,69% so với năm 2006, tăng 32,48% so với năm 2005. Nhập khẩu hàng hóa năm 2007 là 215,5 triệu USD tăng 15,5% so với năm 2006, tăng 22,03% so với năm 2005. Hoạt động du lịch tỉnh Hà Tây (cũ) có nhiều khởi sắc tiếp tục duy trì được nhịp độ phát triển. Các chỉ tiêu về lượng khách, doanh thu, nộp ngân sách đều đạt khá và cao hơn so với kế hoạch đề ra: góp phần vào phát triển kinh tế của tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Năm 2007 lượng khách du lịch đạt 3,925 triệu người, tăng 24,6% so với năm 2006, tăng 43,77% so với năm 2005; doanh thu du lịch xã hội năm 2007 đạt 495 tỷ đồng, tăng 35,6% so với 2006, tăng 65% so với năm 2005. Ngành giao thông vận tải đã tích cực đầu tư, đổi mới phương thức vận chuyển nâng cao năng lực và chất lượng vận tải, mở thêm luồng, tuyến mới tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân. Khối lượng vận chuyển hành khách năm 2007 đạt 48,645 triệu lượt, luân chuyển 878,944 triệu hành khách.km, tăng 53,28% về vận chuyển và 52,47% về luân chuyển so với năm 2006. Khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2007 đạt 65,316 triệu tấn, luân chuyển 1745,302 triệu tấn.km, tăng 42,75% về vận chuyển và 22,63% về luân chuyển so với năm trước. Ngành Bưu chính, Viễn thông đã mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới thông tin liên lạc, các loại hình dịch vụ Bưu chính,Viễn thông phát triển đa dạng từng bước đáp ứng nhu cầu nhân dân. Đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có khoảng 1 triệu thuê bao điện thoại cố định và di động (tăng 67,8% so với 2006) đạt mật độ 39,1 máy/ 100 dân; phát triển 11650 thuê bao Internet tăng 120,8% so với năm 2006. Các ngành Tài chính, Ngân hàng, Tín dụng, Bảo hiểm phát triển mạnh mẽ hoạt động hiệu quả đảm bảo cho vay các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Ngành giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển về quy mô và đa dạng hóa các loại hình trường lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngành y tế được quan tâm đầu tư, công tác khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân được tăng cường. Ngành Văn hóa, Thông tin, Thể thao được đầu tư quan tâm về cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu thông tin, thể dục thể thao của nhân dân trong tỉnh. Lực lượng lao động đang tham gia vào hoạt động thuộc các tổ chức nhóm ngành dịch vụ là 243322 người chiếm 17,80% lực lượng lao động. Trong đó lao động các đơn vị quản lý Nhà nước chiếm 4,5%, đơn vị sự nghiệp chiếm 17,3%, các tổ chức đoàn thể, hiệp hội chiếm 3,0%, doanh nghiệp Thương mại, dịch vụ chiếm 7,9%, lao động của cá thể Thương mại, dịch vụ chiếm 67,3%. Nếu theo độ tuổi thì lực lượng lao động trong lĩnh vực này có sự tham gia của nhiều độ tuổi khác nhau hơn so với các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng. Nhóm tuổi từ 15 – 55 tuổi chiếm 82,90%, từ 55 – 60 tuổi chiếm 4,76% và trên 60 tuổi vẫn tham gia hoạt động dịch vụ chiếm 12,34% trong tổng số. Biểu 2.22. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động nhóm ngành Dịch vụ năm 2007 Cơ cấu theo độ tuổi (%) Năm 2007 Chia ra Quản lý Nhà nước Sự nghiệp Tổ chức, đoàn thể, hiệp hội Doanh nghiệp Cá thể (hộ gia đình) Tổng số(người) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ nữ (%) 243322 100,0 59,54 17057 7,01 47,87 53198 21,86 74,03 7215 2,97 53,65 22216 9,13 37,1 143636 59,03 59,33 Từ 15 – 55 tuổi Từ 56 – 60 tuổi Trên 60 tuổi 82,90 4,76 12,34 94,18 5,40 0,42 96,85 2,92 0,23 66,44 12,18 21,38 96,66 2,91 0,43 77,67 5,09 17,24 Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo: Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo một cách bài bản có hệ thống chiếm 31,7% tức là cứ 1000 lao động thì có 317 người đã được đào tạo cơ bản, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng. Lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ cao từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ 10,9% tức là trong 1000 lao động thì có 109 người có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên. Lực lượng lao động trong các đơn vị quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ chất lượng lao động đã qua đào tạo chiếm khá cao là 71,89%, 94,31%, 60,9% còn trình độ lao động qua đào tạo ở trong khu vực cá thể chiếm tỷ lệ thấp 9,2%. Biểu 2.23. Cơ cấu trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của nhóm ngành Dịch vụ năm 2007 Đơn vị tính: % Trình độ chuyên môn Năm 2007 Chia ra Quản lý Nhà nước Sự nghiệp Tổ chức, đoàn thể, hiệp hội Doanh nghiệp Cá thể (hộ gia đình) Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 + Tiến sĩ trong đó: nữ + Thạc sĩ trong đó: nữ + Đại học trong đó: nữ + Cao đẳng + Trung học chuyên ngiệp + Dạy nghề dài hạn + Đào tạo ngắn hạn và chưa đào tạo 0,042 14,41 0,33 38,74 10,59 57,34 5,99 9,70 5,04 68,30 0,06 14,29 0,67 20,00 37,02 34,45 6,42 25,93 1,81 28,11 0,20 15,31 1,55 42,61 37,94 70,00 26,17 26,74 1,71 5,69 0,04 0,00 0,24 30,00 15,82 33,61 4,37 14,70 2,56 62,28 0,05 10,00 0,23 17,31 16,99 46,60 6,76 20,48 16,36 39,13 0,00 0,00 0,01 0,00 0,80 0,00 0,74 2,76 4,91 90,78 (Nguồn căn cứ vào kết quả điều tra lao động việc làm ngày 1/7 năm 2007) Qua trên cho thấy nhóm ngành Dịch vụ trực tiếp tác động đến nền kinh tế của tỉnh có lực lượng lao động đã qua đào tạo về trình độ chuyên môn một cách có bài bản, hệ thống chiếm tỷ lệ cao hơn các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và Công nghiệp, xây dựng. Cụ thể về chất lượng lao động trong các ngành thuộc nhóm ngành Dịch vụ năm 2007: Biểu 2.24. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động ngành Thương mại, khách sạn, nhà hàng; Ngành Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ; Ngành Bưu chính viễn thông; Ngành Tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản chia theo nhóm tuổi năm 2007 Chia theo nhóm tuổi Ngành Thương mại, khách sạn, nhà hàng Ngành Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ Ngành Bưu chính viễn thông Ngành Tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Dưới 15 tuổi Từ 15 – 55 tuổi Từ 55 – 60 tuổi Trên 60 tuổi 713 105704 4129 2579 0,63 93,44 3,65 2,28 18231 322 90 97,79 1,73 0,48 1721 92 3 94,76 5,07 0,17 6199 323 50 94,32 4,92 0,76 Tổng số 113125 100,00 18643 100,00 1816 100,00 6572 100,00 c.1. Thương mại, khách sạn, nhà hàng Lực lượng lao động đang tham gia vào hoạt động thuộc các tổ chức ngành Thương mại, khách sạn, nhà hàng năm 2007 là 113125 người chiếm 46,49% lực lượng lao động nhóm ngành Dịch vụ. Trong đó lao động các đơn vị doanh nghiệp chiếm 7,4%, lao động của cá thể chiếm 92,6%. Nếu theo độ tuổi thì lực lượng lao động trong lĩnh vực này có sự tham gia của nhiều độ tuổi khác nhau hơn so với các ngành kinh tế nông, lâm thủy sản, Công nghiệp xây dựng, gồm: Dưới 15 tuổi chiếm 0,63% lực lượng lao động nhóm ngành Dịch vụ. Từ 15 – 55 tuổi chiếm 93,44% lực lượng lao động nhóm ngành Dịch vụ Từ 55 – 60 tuổi chiếm 3,65% lực lượng lao động nhóm ngành Dịch vụ. Trên 60 tuổi chiếm 2,28% lực lượng lao động nhóm ngành Dịch vụ. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo một cách bài bản có hệ thống chiếm 9,6% tức là cứ 1000 lao động thì có 96 người đã được đào tạo cơ bản, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với bình quân chung của nhóm ngành Dịch vụ. Lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ cao từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ 1,55% tức là trong 1000 lao động thì có 15,5 người có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên. Lực lượng lao động trong các đơn vị doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, khách sạn, nhà hàng chất lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 58,3% còn trình độ lao động qua đào tạo ở trong khu vực cá thể chiếm tỷ lệ thấp 5,7%. Qua số liệu trên cho thấy lực lượng lao động hoạt động trong ngành này được đào tạo một cách có bài bản còn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là lao động cá thể hoạt động thương mại. Đây là nguyên nhân làm thương mại của tỉnh phát triển chậm, sự văn minh trong thương mại còn kém. c.2. Ngành Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ Lực lượng lao động đang tham gia vào hoạt động thuộc các tổ chức ngành Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ năm 2007 là 18643 người chiếm 7,66% lực lượng lao động nhóm ngành Dịch vụ. Trong đó lao động các đơn vị doanh nghiệp chiếm 22,2%, lao động của cá thể chiếm 77,8%. Nếu xét theo độ tuổi thì lực lượng lao động trong lĩnh vực này có sự tham gia chủ yếu từ 15 – 55 tuổi chiếm 97,79%, từ 55 – 60 tuổi chiếm 1,73% và trên 60 tuổi vẫn tham gia hoạt động dịch vụ chiếm 0,48% trong tổng số. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo một cách bài bản có hệ thống chiếm 26% tức là cứ 1000 lao động thì có 260 người đã được đào tạo cơ bản, tỷ lệ này gần bằng bình quân chung của nhóm ngành Dịch vụ. Lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ cao từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ 1,32% tức là trong 1000 người lao động thì có 13,2 người có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Lực lượng lao động trong các đơn vị doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ chất lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 40,8% còn trình độ lao động đã qua đào tạo ở trong khu vực cá thể chiếm tỷ lệ 21,7%. c.3. Ngành Bưu chính viễn thông Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động thuộc các tổ chức ngành Bưu chính, Viễn thông hỗ trợ năm 2007 là 1816 người chiếm 0,75% lực lượng lao động nhóm ngành Dịch vụ. Trong đó lao động các đơn vị doanh nghiệp Viễn thông chiếm 55,7%, lao động trong đơn vị doanh nghiệp Bưu chính 44, 3%. Nếu theo độ tuổi lực lượng lao động trong lĩnh vực này có sự tham gia chủ yếu từ 15 – 55 tuổi chiếm 94,77%, từ 55 – 60 tuổi chiếm 5,07% và trên 60 tuổi chiếm 0,17% trong tổng số. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo một cách bài bản có hệ thống chiếm 86,4% tức là cứ 1000 lao động thì có 864 người đã được đào tạo cơ bản, tỷ lệ này cao gấp 2 lần bình quân chung của nhóm ngành Dịch vụ. Lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ cao từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ 14,5% tức là trong 1000 lao động có 145 người có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên. Lực lượng lao động trong các đơn vị doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông chất lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 99,4% còn trình độ lao động đã qua đào tạo ở doanh nghiệp Bưu chính chiếm tỷ lệ 70,1%. Ngành Bưu chính, Viễn thông là ngành có chất lượng nhân lực khá cao, được đào tạo bài bản có hệ thống. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây và áp dụng đổi mới công nghệ rất nhanh. Tuy nhiên trình độ lao động ở bậc cao như Thạc sĩ, Tiến sĩ còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của lĩnh vực này trong tương lai. c.4. Ngành Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Kinh doanh bất động sản Lực lượng lao động đang tham gia vào hoạt động thuộc các tổ chức ngành Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Kinh doanh bất động sản năm 2007 là 6572 người chiếm 2,7% lực lượng lao động nhóm ngành Thương mại, dịch vụ. Nếu theo độ tuổi lực lượng lao động trong lĩnh vực này có sự tham gia chủ yếu từ 15 – 55 tuổi chiếm 94,32%, từ 55 – 60 tuổi chiếm 4,92% và trên 60 tuổi chiếm 0,76% trong tổng số. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo một cách bài bản có hệ thống chiếm 91,4% tức là cứ 1000 lao động thì có 914 người đã được đào tạo cơ bản, tỷ lệ này cao gấp 3 lần bình quân chung của nhóm ngành Dịch vụ. Lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ cao từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ 46,4% tức là trong 1000 lao động có 464 người có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên, trong đó số lượng Thạc sĩ, Tiến sĩ chiếm 1,9%. Qua trên thể hiện đây là ngành có chất lượng nhân lực cao nhất được đào tạo bài bản có hệ thống đáp ứng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế hiện nay. Biểu 2.25. Lực lượng lao động của ngành Sự nghiệp chia theo nhóm tuổi năm 2007 Chia theo nhóm tuổi Ngành Giáo dục và Đào tạo Ngành Y tế Ngành Văn hóa, Thông tin, Thể thao Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Từ 15 – 55 tuổi Từ 55 – 60 tuổi Trên 60 tuổi 42119 1247 92 96,92 2,87 0,21 6623 176 25 97,06 2,58 0,36 2818 83 15 96,63 2,85 0,52 Tổng số 43458 100,00 6824 100,00 2916 100,00 c.5. Ngành Giáo dục và Đào tạo Lực lượng lao động đang tham gia vào hoạt động thuộc các tổ chức ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2007 là 43458 người chiếm 17,86% lực lượng lao động nhóm ngành Dịch vụ. Nếu theo độ tuổi lực lượng lao động trong lĩnh vực này có sự tham gia chủ yếu từ 15 – 55 tuổi chiếm 96,92%, từ 55 – 60 tuổi chiếm 2,87% và trên 60 tuổi chiếm 0,21% trong tổng số. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo một cách bài bản có hệ thống chiếm 95,4% tức là cứ 1000 lao động thì có 954 người đã được đào tạo cơ bản, tỷ lệ này cao gấp 3 lần bình quân chung của nhóm ngành Dịch vụ. Lực lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ cao từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ 42,1% tức là trong 1000 lao động có 421 người có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên, trong đó số lượng Thạc sĩ, Tiến sĩ chiếm 4,1%. Đây là ngành có chất lượng nhân lực cao được đào tạo bài bản, có hệ thống, là ngành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho toàn tỉnh, đào tạo nghề, nâng cao trình độ dân trí đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế quốc dân. c.5.1. Chất lượng lao động đang tham gia hoạt động thuộc nhóm ngành Giáo dục phổ thông năm 2007 Lực lượng lao động đang tham gia trong ngành giáo dục Phổ thông năm 2007 là 39677 người chiếm 91,3% tổng số lao động ngành Giáo dục và Đào tạo. Phân theo độ tuổi thì nhóm từ 15 – 55 tuổi chiếm 97,51%, từ 55 – 60 tuổi chiếm 2,36%, trên 60 tuổi chiếm 0,13% tổng số. Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo chiếm 96,3% trong tổng số. Số lượng lao động có trình độ Tiến sĩ chiếm 0,02%, trình độ Thạc sĩ chiếm 0,39%, trình độ Đại học chiếm 39,56%, trình độ Cao đẳng, Trung cấp, dạy nghề dài hạn chiếm 56,3% tổng số lao động. Cụ thể các lĩnh vực sau: Giáo dục Mầm non: Lực lượng lao động đang tham gia trong lĩnh vực giáo dục Mầm non là 8253 người chiếm 20,8% tổng số lao động ngành giáo dục phổ thông. Phân theo độ tuổi thì nhóm từ 15 – 55 tuổi chiếm đa số 99,38%, từ 56 – 60 tuổi chiếm 0,51%, trên 60 tuổi chiếm 0,11% tổng số lao động trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo chiếm 89% trong tổng số. Số lượng lao động có trình độ Đại học trở lên chiếm 7,35%, lao động có trình độ trung cấp là chính chiếm 71,54% tổng số lao động. Giáo dục Tiểu học: Lực lượng lao động đang tham gia trong lĩnh vực giáo dục Tiểu học là 13054 người chiếm 32,9% tổng số lao động ngành giáo dục phổ thông. Phân theo độ tuổi thì nhóm từ 15 – 55 tuổi chiếm đa số 97,3%, từ 56 – 60 tuổi chiếm 2,63%, trên 60 tuổi chiếm 0,07% tổng số. Về trình độ chuyên môn đã qua đào tạo chiếm 98,3% trong tổng số. Số lao động có trình độ Đại học trở lên chiếm 30,86%, lao động có trình độ Cao đẳng chiếm 51,16%, Trung cấp chiếm 16,2% tổng số lao động. Giáo dục Trung học cơ sở: Lực lượng lao động đang tham gia trong lĩnh vực giáo dục Trung học cơ sở là 12974 người chiếm 32,7% tổng số lao động ngành giáo dục phổ thông. Phân t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21767.doc
Tài liệu liên quan