Chuyên đề Xây dựng hệ tin học quản lý khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: Tổng quan về cơ sở thực tập 2

1.1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 2

1.1.1 Thông tin chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: 2

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.3 Định hướng phát triển 4

1.1.3 Sơ đồ tổ chức: 5

1.2. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long: 7

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: 7

1.2.2 Định hướng phát triển: 7

1.3. Quá trình hình thành và định hướng phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Thăng Long: 9

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ 10

1.3.3 Tổ chức bộ máy của trung tâm công nghệ thông tin 10

1.4. Lý do lựa chọn đề tài: 11

CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG 12

2.1 Tầm quan trọng của hệ thống thông tin trong quản lý khách hàng: 12

2.1.2. Hệ thống thông tin và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin 14

2.1.3. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin 15

2.2. Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp. 16

2.2.1. Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra 16

2.2.2. Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp 16

2.3 Các phương pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng. 16

2.4. Các giai đoạn phát triển một hệ thống thông tin quản lý khách hàng 17

2.4.1. Đánh giá yêu cầu 17

2.4.2. Phân tích chi tiết: 21

2.4.3. Thiết kế logic 24

2.4.4. Đề xuất các phương án của hệ thống thông tin mới 26

2.4.5. Thiết kế chi tiết vào/ ra 27

2.4.6. Triển khai kỹ thuật hệ thống 27

2.4.7. Cài đặt và khai thác hệ thống 28

2.5. Công cụ thực hiện đề tài: 29

CHƯƠNG III: 31

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG 31

3.1 Phân tích yêu cầu 31

3.1.1 Phân tích yêu cầu hệ thống: 31

3.1.1.1. Khảo sát thông tin khách hàng: 31

3.1.1.2 Các yêu cầu với hệ thống: 35

3.1.2 Các chức năng hoạt động của hệ thống 36

3.2. Mô hình hoá hệ thống: 36

3.2.1 Sơ đồ ngữ cảnh: 36

3.2.2.Sơ đồ chức năng của hệ thống 37

3.3.3. Sơ đồ DFD mức 0: 38

3.3.4 Sơ đồ mức 1: ứng với thông tin khách hàng 39

3.3.5 Sơ đồ DFD mức 1: ứng với thông tin giao dịch 40

3.3.6 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: chức năng quản lý thông tin khách hàng 41

3.3.7 Sơ đồ quan hệ thực thể: (ERD): 42

3.3.8 Sơ đồ cấu trúc dữ liệu 42

3.3.9.Các thuật toán chính trong chương trình 60

KẾT LUẬN 63

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng hệ tin học quản lý khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– chi nhánh Thăng Long” với mong muốn sẽ đóng góp phần nào trong công tác quản lý khách hàng tại ngân hàng. CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG 2.1 Tầm quan trọng của hệ thống thông tin trong quản lý khách hàng: Như chúng ta đã biết thông tin là đối tượng của quản lý. Chủ thể nhận thông tin từ môi trường và chính đối tượng của quản lý mình mà xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, bố trí cán bộ, chỉ huy, kiểm tra hoạt động của hệ thống. Cuối cùng là cán bộ quản lý ra các quyết định để tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu. Thông tin vừa là nguyên liệu đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống quản lý. Nếu không có tông tin thì không có hoạt động quản lý. Thông tin ra môi trường Thông tin từ môi trường Thông tin ra quyết định Đối tượng quản lý Thông tin tác nghiệp Hệ thống quản lý khách hàng Thông tin từ môi trường gồm thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, định hướng phát triển của ngân hàng trong xu thế cạnh tranh với ngân hàng khác. Và hơn nữa là thông tin của tổ chức xem xét lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, nguồn nhân lực, số vốn của ngân hàng. Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn là ngân hàng lớn nhất Việt nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối 2001, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn có 2.275 tỷ VNĐ vốn tự có (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến 7/02 vốn tự có là 3.775 tỷ VNĐ và đến tháng 1/2004 là 5.865 tỷ VNĐ); trên 70 ngàn tỷ VNĐ tổng tài sản có; 1568 chi nhánh toàn quốc; 24.000 CBNV và có quan hệ với trên 7.500 doanh nghiệp, 8 triệu hộ sản xuất kinh doanh và trên năm mươi triệu khách hàng giao dịch các loại. Là ngân hàng đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn đã kết nối trên diện rộng mạng máy tính từ trụ sở chính đến hơn 1.500 chi nhánh; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWÌT. Đến nay, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Là ngân hàng có mạng lưới ngân hàng đại lý lớn với trên 700 ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế ở gần 90 quốc gia khắp các châu lục. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông Nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (ẢPCA) và Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế(CICA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị ẢPCA năm 1996 và năm 1998, được đăng cai tổ chức Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA lần thứ 31, tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội. Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án của các tổ chức tài chính tín dụng ngân hàng quốc tế đặc biệt là các dự án của WB,ADB,ÀD... với 53 dự án, tổng số vốn 1.645 triệu USD. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. 2.1.2. Hệ thống thông tin và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu Thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc. Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục , dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học. Nguồn Kho dữ liệu Thu thập Xử lý và lưu giữ Phân phát Đích Mô hình hệ thống thông tin 2.1.3. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin Cùng một hệ thống thông tin có thể được mô tả khác nhau tuỳ theo quan điểm của người mô tả. Khái niệm mô hình này rất quan trọng nó tạo ra một trong những nền tảng của phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin. Có ba mô hình mô tả hệ thống thông tin : Mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong Mô hình logic (Góc nhìn quản lý) Mô hình quản lý ngoài (Góc nhình sử dụng) Mô hình vật lý trong ( Góc nhìn kĩ thuật) Mô hình ổn định nhất Cái gì? Để làm gì? Cái gì ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Mô hình hay thay đổi nhất Ba mô hình của một hệ thống thông tin Mô hình logic mô tả hệ thông làm gì: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và thông tin mà hệ thống sản sinh ra. Mô hình vật lý trong liên quan đến các khía cạnh vật lý của hệ thống tuy nhiên không phảỉ là cái nhìn của người sử dụng mà là của nhân viên kỹ thuật. Mô hình vật lý ngoài trả lời cho câu hỏi cái gì, ai, ở đâu. Đưa ra một số tương đối nhiều các mô hình vật lý ngoài có khả năng thoả mãn yêu cầu mô hình logic đã cho. 2.2. Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp. 2.2.1. Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra Hệ thống xử lý giao dịch, xử lý các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hàng, với nhà cung cấp, những người cho vay hoặc với nhân viên của nó. Các hệ thống xử lý giao dịch có nhiệm vụ tập hợp các dữ liệu cho phép theo dõi các hoạt động của tổ chức. 2.2.2. Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp Các thông tin trong một tổ chức được phân chia theo cấp quản lý và trong mỗi cấp quản lý chúng lại được chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ. 2.3 Các phương pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng. Phát triển hệ thống thông tin là có được một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, đảm bảo phù hợp với tổ chức đó, chính xác về mặt kỹ thuật, tuân thủ các giới hạn về tài chính và thời gian. Nó tuân thủ theo 3 nguyên tắc: Nguyên tắc 1: sử dụng mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong. Nguyên tắc 2: chuyển từ cái chung sang cái riêng tức là đơn giản hoá hệ thống thông tin. Nguyên tắc 3: chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình lô gic khi phân tích và từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế. 2.4. Các giai đoạn phát triển một hệ thống thông tin quản lý khách hàng 2.4.1. Đánh giá yêu cầu Mục đích của giai đoạn đánh giá yêu cầu: là cung cấp cho lãnh đạo dữ liệu xác thực để quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của dự án Đánh giá một yêu cầu gồm việc nêu vấn đề, ước đoán độ lớn của dự án và những thay đổi có thể, đánh giá tác động của những thay đổi đó, đánh giá tính khả thi của dự án và đưa ra những gợi ý cho những người chịu trách nhiệm ra quyết định. Giai đoạn này kéo theo nhiều chi phí và thời giờ. Một số chuyên gia ước tính rằng trong những trường hợp quy mô lớn thời gian đánh giá dự án chiếm 4 – 5 % tổng thời gian dành cho dự án. Đó là một nhiệm vụ rất phức tạp vì nó đòi hỏi người phân tích phải nhìn nhận nhanh và với sự nhạy bén cao, từ đó xác định những nguyên nhân có thể nhất và đề xuất các phương án giải pháp, xác định độ lớn về chi phí và thời hạn để đi đến giải pháp mới, đánh giá được tầm quan trọng của những biến đổi, dự báo được những ảnh hưởng của chúng. Nói tóm lại trong một thời gian ngắn phân tích viên phải thực hiện lướt qua toàn bộ các công đoạn của một quy trình phát triển hệ thông tin. Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi người ta thường giao công việc này cho những phân tích viên giầu kinh nghiệm. Các công đoạn của giai đoạn đánh giá yêu cầu: * Lập kế hoạch: Mỗi giai đoạn của giai đoạn phát triển hệ thống cần phải được lập kế hoạch cẩn thận. Mức độ hình thức hoá của kế hoạch này sẽ thay đổi theo quy mô của dự án và theo giai đoạn phân tích. Về cơ bản lập kế hoạch của giai đoạn thẩm định dự án là làm quen với hệ thống đang xét, xác định thông tin phải thu thập cũng như nguồn và phương pháp thu thập cần dùng. Số lượng và sự đa dạng của nguồn thông tin phụ thuộc vào kích cỡ và độ phức tạp của hệ thống nghiên cứu. Cụ thể trong trong giai đoạn lập kế hoạch cần phải làm rõ, làm rõ những công việc gì, thời gian thực hiện hết bao lâu, người thực hiện là ai, công cụ thực hiện, chi phí hết bao nhiêu. * Làm rõ yêu cầu: là làm cho phân tích viên hiểu đúng yêu cầu của người yêu cầu. Xác định chính xác đối tượng yêu cầu, thu thập những yếu tố cơ bản của môi trường hệ thống và xác định khung cảnh nghiên cứu. Làm sáng tỏ yêu cầu được thực hiện chủ yếu qua những cuộc gặp gỡ với những người yêu cầu sau đó là với những người quản lý chính mà bộ phận của họ bị tác động hoặc bị hệ thống nghiên cứu ảnh hưởng tới. Thêm vào đó, để nhằm tới nguyên nhân đẫn đến yêu cầu và xác định hệ thống có liên quan những cuộc gặp này phục vụ việc xây dựng lên bản phác hoạ đầu tiên về khung cảnh của hệ thống nghiên cứu. Khung cảnh hệ thống đựoc xem như là các nguồn và các đích của thông tin, cũng như các bộ phận, các chức năng và các cá nhân tham gia vào xử lý dữ liệu. Định nghĩa này về khung cảnh sẽ có một ảnh hưởng tới việc xác định tầm vóc của của dự án trong tương lai. Xác định khung cảnh hệ thống không phải là một công việc dễ dàng. Nếu phân tích viên xác định nó quá hẹp thì sẽ có nguy cơ là một số thành phần quan trọng của hệ thống sẽ bị bỏ qua không tính đến. Hệ thống kết quả của dự án có thể không đáp ứng tí gì với nhu cầu của tổ chức. Nó có thể tác động tới hoặc bị ảnh hưởng bởi một số cá nhân, một số bộ phận hoặc hệ thống mà người ta sẽ không tính đến trong quá trình phát triển hệ thống. Ví dụ trường hợp khi nghiên cứu một hệ thống lập hoá đơn mà lại không xem xét tới các hoạt động thu nhận đơn đặt hàng và gửi trả hàng cũng như chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Ngược lại xác định quá rộng khung cảnh cũng sẽ có những hậu quả tiêu cực, mặc dù nó đảm bảo cho nhà phân tích tính hết tới các yếu tố quan trọng của môi trường hệ thống những cái ảnh hưởng tới nó và những cái bị nó ảnh hưởng tới, nhưng một xác định rộng như vậy sẽ làm tăng thời gian và chi phí của dự án tương lai. Phân tích viên phải tận dụng những cuộc gặp gỡ, cũng như tham vấn từ các tài liệu khác nhau có trong tổ chức để thu thập thông tin về hệ thống và môi trường xác thực của nó. Những thông tin có liên quan tới các mặt kỹ thuật, tổ chức và tài chính rất cần cho việc tiến hành đánh giá khả năng thực thi của dự án. Trước hết, phân tích viên cần khảo sát sơ bộ môi trường và hệ thống thông tin hiện có bằng cách: thứ nhất: phỏng vấn các cán bộ làm việc tại môi trường cần nghiên cứu, thứ 2: quan sát môi trường và hệ thống thông tin tại đó và cuối cùng là xem xét các tài liệu về môi trường và hệ thống thông tin hiện có. Tiếp đó phân tích viên phải đưa ra các nguyên nhân và giải pháp để phát triển một hệ thống thông tin mới sau khi đã thực hiện khảo sát sơ bộ. Sau đó các phân tích viên phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến yêu cầu phát triển hệ thống thông tin. Cuối cùng phân tích viên phải viết lại yêu cầu chính xác sau khi đã làm rõ yêu cầu. * Viết dự án sơ bộ: Cần xác định những thông tin chung nhất về hệ thống thông tin nghiên cứu như: tên dự án, mục đích, cơ quan chủ trì, cơ quan tài trợ. Đồng thời trong dự án sơ bộ phải mô tả sơ bộ về tổ chức và hệ thống thông tin đang tồn tại, mô tả hoạt động của tổ chức thông qua các mô hình logic như sơ đồ BFD, DFD. * Đánh giá khả thi: - Khả thi về kinh tế: Trước hết về mặt tài chính đó là cơ quan tài trợ có tài trợ cho dự án được không sau đó về mặt kinh tế phải thấy hiệu quả kinh tế của việc phát triển hệ thống thông tin. - Khả thi về mặt kỹ thuật: Phải xem xét liệu có đáp ứng được yêu cầu đề xuất công nghệ của hệ thống tại thời điểm đó hay chưa, cụ thể là có phần cứng và phần mềm đáp ứng được yêu cầu của hệ thống mới không. - Khả thi về mặt tổ chức và con người: Đòi hỏi về mặt tổ chức là phải có sự hoà hợp giữa giải pháp dự kiến với môi trường tổ chức và về mặt con người đã đủ khả năng để vận hành, sử dụng hệ thống thông tin mới chưa. - Khả thi về mặt thời gian: Cần phải đánh giá thời gian phát triển hệ thống thông tin mới kéo dài trong bao lâu, có ảnh hưởng đến hoạt động của môi trường nghiên cứu. * Chuẩn bị và trình bày báo cáo: Phải tiến hành chuẩn bị tài liệu, công cụ trình bày báo cáo, thời gian báo cáo. Với hệ thống thông tin quản lý khách hàng khi tiến hành đánh giá yêu cầu phải đánh giá môi trường và hệ thống thông tin hiện có về quản lý khách hàng tại ngân hàng. Hiện tại ngân hàng đã có phần mềm rất ưu việt về quản lý khách hàng được viết bởi nhiều công cụ khác nhau: visual foxpro, visual basic, oracle. Bởi vậy, mục đích thực hiện đề tài “xây dựng hệ tin học quản lý khách hàng tại ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thăng Long” để đóng góp một phần nào trong công tác quản lý. 2.4.2. Phân tích chi tiết: Mục đích của phân tich chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Những mục đích chính của phân tich chi tiết là hiểu rõ vấn đề của hệ thống nghiên cứu, xác định những đòi hỏi và những ràng bụôc áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới phải đạt được. Giai đoạn này bao gồm các công việc sau: Lập kế hoạch phân tich chi tiết : Trước khi giai đoạn phân tích chi tiết thực sự bắt đầu thì người chịu trách nhiệm của giai đoạn này phải lập kế hoạch về các nhiệm vụ phải thực hiện. Đây cũng là trình tự thực hiện của chúng: sau khi lập kế hoạch, thu thập một lượng lớn thông tin về hệ thống đang tồn tại và về môi trường của nó. Khi có một lượng lớn thông tin, phân tích viên đưa ra chẩn đoán tức là xác định vấn đề và nguyên nhân, và đánh giá lại tính khả thi. Rất có thể một số yếu tố mới không được nêu ra trong khi đánh giá yêu cầu sẽ xuất hiện và làm thay đổi mức khả thi của dự án. Những yếu tố này cũng có thể khẳng định lại việc đánh giá tính khả thi của giai đoạn đi trước. Do có những yếu tố mới này mà đề xuất của dự án trong báo cáo về đánh giá yêu cầu sẽ phải thay đổi, dữ liệu chính xác hơn về mục tiêu cần đạt được, về thời hạn về chi phí và lợi ích phải được chuẩn bị và trình bày cho những người có trách nhiệm quyết định. Thành lập đội ngũ : Kết cấu cuối cùng của đội ngũ phân tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tầm quy mô của hệ thống, kích cỡ của tổ chức, cách thức quản lý dự án trong tổ chức, kinh nghiệm của các thành viên tham gia. Lựa chọn phương pháp và công cụ : phân tích chi tiết bao gồm các công việc chủ yếu là thu thập thông tin, chỉnh đốn thông tin, xây dựng lên các mô hình hệ thống nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu về các mô hình đó, đưa ra chuẩn đoán và các yều tố giải pháp. Xác định thời gian: phân tích viên hay người chịu trách nhiệm về dự án phải đảm bảo đúng thời gian cần thiết cho mỗi công việc cần phải thực hiện và để tuân thủ thời hạn đã ấn định. Nghiên cứu môi trường của hệ thống Môi trường ngoài: Khi nghiên cứu môi trường ngoài của hệ thống đang tồn tại cần xem tổ chức hoạt động ở ngành gì? Lĩnh vực nào? Làm ra sản phẩm hay dịch vụ gì? Môi trường cạnh tranh, xu thế phát triển công nghệ của ngành đó, bộ luật chỉ thị của ngành đó phải tuân thủ. Môi trường tổ chức: Cần nghiên cứu nhiệm vụ chức năng của tổ chức, lịch sử hình thành và phát triển, tổng số vốn, thị trường năng lực thiết bị, đội ngũ khách hàng, cấu trúc của tổ chức, mục tiêu kế hoạch. Môi trường vật lý: Nghiên cứu phân bố của người sử dụng, khách hàng. Môi trường kỹ thuật: Phần cứng, phần mềm cho sử lý số liệu. Nghiên cứu hệ thống hiện tại: Cần thu thập thông tin về hệ thống thông tin hiện có, chức năng và hoạt động chung. Các dữ liệu vào gồm có tên, nội dung, khuôn mẫu của tài liệu, các thiết bị nhập, nguồn từ đâu, tần suất hay khối lượng và chi phí. Dữ liệu ra gồm tên, nội dung khuôn mẫu, thiết bị đưa ra, đích đến, tần suất, chi phí và khối lượng. Nghiên cứu hệ thống hiện tại được biểu diễn bởi các mô hình IFD, DFD. Mô hình hoá IFD: Sơ đồ luồng thông tin IFD được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý , việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau: Xử lý Thủ công Thao tác người và máy Tin học hoá toàn phần Kho dữ liệu Thủ công Tin học hoá Tài liệu Dòng thông tin Dòng thông tin Điều khiển Mô hình hoá logic DFD: Sơ đồ luồng dữ liệu DFD dùng để mô tả chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên cơ sở trừu tượng. Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu, luồngđữ liệu và dòng dữ liệu. Kho dữ liệu Tên tệp dữ liệu Tiến trình xử lý Tên tiến trình xử ký Dòng dữ liệu Tên dòng dữ liệu Nguồn hoặc đích Tên người/ bộ phận phát/ Nhận Các ký pháp cơ bản của DFD 2.4.3. Thiết kế logic Mục đích của thiết kế logic nhằm xác định tất cả các thành phần logic của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sản sinh ra, nội dung của cơ sở dữ liệu, các xử lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện và các dữ liệu sẽ được nhập vào. Mô hình logic sẽ được người sử dụng xem xét và chuẩn y. Thiết kế cơ sở dữ liệu là yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Phương pháp sử dụng là phương pháp nguyên mẫu: tức là phải xem xét cơ sở dữ liệu của tổ chức cùng loại sau đó tiến hành hiệu chỉnh cho phù hợp với công ty của mình. Song song với việc tiến hành hiệu chỉnh phải điều tra những người sử dụng xem họ cần những thông tin gì? cuối cùng mô hình hoá quan hệ thực thể ERD hoạt động từ đó xuất ra cơ sở dữ liệu. Thiết kế xử lý : Các sơ đồ logic của xử lý chỉ làm rõ những quan hệ có tính chất ngữ nghĩa của dữ liệu và không quan tâm đến những yếu tố mang tính tổ chức như : ai thực hiện xử lý? Ở đâu? Khi nào? và như thế nào? Do đó phần thiết kế sử lý chỉ bàn đến các mô hình ngoài. Hợp thức hoá mô hình logic: xác định hợp lệ hoá dữ liệu nhập vào hệ thống, có hướng dẫn nhập liệu, kiểm soát quy cách, miền giá trị, phân nhóm kí tự dữ liệu nhập, kiểm tra logic nội tại, dùng số liệu thống kê để thông báo, hợp lý về mặt văn cảnh, các tài liệu gốc, kiểm tra và xác nhận sự thống nhất dữ liệu đã nhập và dữ liệu in ra. Chuẩn bị trình bày báo cáo về mô hình logic: Sản phẩm của giai đoạn thiết kế logic bao gồm sơ đồ DFD tổng thể cho hệ thống thông tin, kết quả phân tích tra cứu cho tất cả các đầu ra của hệ thống thông tin, bảng sự kiện cập nhật, bảng báo cáo về mô hình và quyết định chấp nhận mô hình logic. 2.4.4. Đề xuất các phương án của hệ thống thông tin mới Mục đích dự án sau khi đã được chấp nhận phân tích viên phải trình bày một số phương án để nhà quản lý lựa chọn sao cho tính đế việc tối ưu hệ thống theo thời gian. Đồng thời khắc hoạ hệ thống thông tin nhìn thấy được. Cách thức xây dựng phương án : Xác định các ràng buộc: Ràng buộc về mặt tổ chức: + Về mặt tài chính cần xem xét khả năng chi cho việc phát triển hệ thống và chi cho việc vận hành hệ thống + Nhân lực của hệ thống số lượng người sử dụng là bao nhiêu và trình độ tin học của người sử dụng. + Địa bàn hoạt động của tổ chức Ràng buộc về mặt kỹ thuật: gồm các ràng buộc về mặt phần cứng, phần mềm. Các bước xây dựng phương án : Bước 1: xác định giới hạn phần tin học hoá của hệ thống thông tin : Sử dụng sơ đồ DFD Với các đường biên giới khác nhau có phương án ban đầu khác nhau Bước 2: Xác định phương pháp xử lý sau khi phân tích viên đã xác định cách thức xử lý về biên giới tin học hoá thì sẽ phải xác định cách thức xử lý tức là phải lựa chọn cách thức xử lý theo lô, thời gian thực hay hỗn hợp. Đồng thời phân tích viên phải quyết định lựa chọn thiết bị ngoại vi để nhập dữ liệu và đưa kết quả ra Bước 3 : Viết chi tiết dự án cho từng phương án: sau khi các phương án được thông qua nó sẽ được chi tiết hoá cho từng giải pháp. Các nhà phân tích sẽ tiền hành các phương án đã được đề ra, phân tích chi phí lợi ích sẽ đạt được *Thiết kế vật lý ngoài: - Mục tiêu: mô tả chi tiết các yếu tố nhìn thấy được của hệ thống thông tin như phần cứng giao diện, báo cáo - Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài: Phân tích viên phải lựa chọn phương tiện và cách thức thực hiện phù hợp. Phân bố thời gian và lập danh mục các sản phẩm . - Nguyên tắc: thực hiện đảm bảo người sử dụng luôn luôn kiểm soát được hệ thống , thiết kế hệ thống theo thói quen và kinh nghiệm của người sử dụng. 2.4.5. Thiết kế chi tiết vào/ ra * Thiết kế vật lý đầu ra: có hai nhiệm vụ là lựa chọn vật mang tin và sắp đặt các thông tin trên đầu ra. Lựa chọn vật mang tin: có 4 vật mang tin là giấy tờ, màn hình, tiếng nói và các thiết bị nhớ. * Thiết kế vào: phương tiện nhập là từ văn bản gốc qua bàn phím và màn hình, nhập trực tiếp qua bàn phím và màn hình và nhập bằng thiết bị tự động. Nguyên tắc để nhập : giống như tài liệu gốc trật tự hợp lý, không nhập những thông tin có thể tính toán được. * Thiết kế giao tác: Bao gồm thiết kế giao tác thông qua lệnh, thông qua bàn phím, thông qua biểu tượng. 2.4.6. Triển khai kỹ thuật hệ thống Mục tiêu của giai đoạn này nhằm xây dựng một hệ thống hoạt động tốt. Lập kế hoạch thực hiện: Lựa chọn các công cụ cho hoạt động thiết kế vật lý trong cũng như trong hoạt động lập trình sau này. Phân phối công việc cho các thành viên, xây dựng tiến trình thực hiện và chi phí cũng như yêu cầu vật tư kỹ thuật cho giai đoạn triển khai hệ thống Thiết kế vật lý trong: Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý trong: đảm bảo vừa đủ tạo ra các thông tin cần thiết cho hệ thống. Thiết kế sơ đồ liên kết module lập trình: là chương trình máy tính mà chúng ta thiết kế để cho người lập trình bắt đầu thực hiện bằng viết lệnh. Lập trình: là quá trình chuyển đổi các thiết kế vật lý của nhà phân tích thành phần mềm do các lập trình viên đảm nhận. - Thử nghiệm phần mềm: một số kỹ thuật thử nghiệm chương trình như rà soát lỗi đặc trưng, kĩ thuật kiểm tra logic, kỹ thuật thử nghiệm thủ công, kỹ thuật kiểm tra cú pháp. 2.4.7. Cài đặt và khai thác hệ thống Các phương pháp cài đặt hệ thống : Cài đặt trực tiếp: dừng hoạt động của hệ thống cũ và đưa ngay hệ thống mới vào hoạt động. Cài đặt song song: cả hai hệ thống mới và cũ cùng hoạt động cho tới khi dừng hệ thống cũ lại. Cài đặt thí điểm cục bộ: chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới tại một hoặc một vài bộ phận. Chuyển đổi theo giai đoạn: chuyển đổi hệ thống cũ sang hệ thống mới một cách dần dần, bắt đầu bằng một hoặc một vài module và sau đó mở rộng dần việc chuyển đổi sang toàn bộ hệ thống mới. Khai thác hệ thống : Sau khi hệ thống mới đã được cài đặt hoàn chỉnh hệ thống thông tin mới được đưa vào sử dụng do đó hệ thống mới cần phải thực hiện hoạt động chuỷên đổi dữ liệu. Trong quá trình cài đặt hệ thống mới cho tổ chức nhân viên sẽ hướng dẫn sử dụng trực tiếp hệ thống mới. Bảo trì hệ thống : Quy trình bảo trì: thu nhận yêu cầu bảo trì, chuyển đổi yêu cầu, thiết kế, triển khai. Đánh giá sau cài đặt: Đánh giá dự án: so sánh thời gian thực sự để có được hệ thống mới với thời gian dự kiến và xác định xem dự án có tuân thủ ngân sách đã xác định hay không. Đánh gía hệ thống : xem xét hệ thống có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không. 2.5. Công cụ thực hiện đề tài: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft access: là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đầy đủ tính năng để quản lý khối lượng dữ liệu lớn. Access có rất nhiều chức năng để đáp ứng nhu cầu khác nhau về CSDL. Có thể dùng access để phát triển những ứng dụng phổ biến nhất như: ứng dụng cá nhân, ứng dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng dụng trong nội bộ từng phòng ban, ứng dụng cho toàn công ty.vì vậy em lựa chọn hệ quản trị microsoft access để thực hiện đề tài. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG 3.1 Phân tích yêu cầu 3.1.1 Phân tích yêu cầu hệ thống: 3.1.1.1. Khảo sát thông tin khách hàng: a. Khách hàng được chia làm 03 loại chính: Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, ). Tuy nhiên thông tin cơ bản chung của các khách hàng là giống nhau và bao gồm thông tin: mã khách hàng, loại khách hàng, thuộc thành phần kinh tế, tên, địa chỉ, ngày giao dịch, ngày kết thúc,. Loại khách hàng: thông thường khách hàng là những người trực tiếp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tuy nhiên ngoài những khách hàng có quan hệ ở các góc độ khác như: tiền gửi, bảo lãnh,. Đối với khách hàng là tổ hoặc nhóm thì mỗi cá nhân trong đó phải được đăng ký thông tin một cách đầy đủ hoặc có người đại diện đứng ra bảo lãnh. Các thông tin chung nhất: Loại hình khách hàng: bao gồm các loại + cá nhân (bao gồm cả người Việt Nam và nước ngoài) + Công ty tư nhân do cá nhân làm chủ + Hộ gia đình + Công ty cổ phần + Công ty TNHH + Công ty hợp doanh + Công ty có vốn đầu tư nước ngoài + Doanh nghiệp nhà nước + Các tổ chức tài chính + Các tổ chức phi chính phủ + Các cơ quan nhà nước hoặc chính quyền địa phương + Khác Loại khách hàng: Khách hàng - người có quan hệ tín dụng với ngân hàng; người bảo lãnh- người bảo lãnh cho khách hàng vay vốn. Người bảo lãnh có thể là ngân hàng hoặc người thứ 3 Tên khách hàng: khách hàng có đầy đủ tên chính thức đang sử dụng theo quyết định thành lập (hoặc tên trên chứng minh thư đối với thể nhân) Tên viết tắt : tên vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7939.doc
Tài liệu liên quan