Đề án Đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI tại Viêt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

 MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương I : Cơ sở lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 5

1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp có vốn FDI 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Các đặc trưng cơ bản của khối doanh nghiệp FDI 5

2. Quá trình hình thành hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài và phân loại doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam 6

2.1 Quá trình hình thành hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài 6

2.2 Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI 8

2.3 Phân biệt doanh nghiệp có vốn FDI với nhau và với các doanh nghiệp trong nước 10

Chương II : Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI từ 1988_ 2008 của Việt Nam 12

1. Tổng quan FDI vào Việt Nam 12

1.1 Số lượng các dự án, số vốn cam kết, số vốn giải ngân thực tế 12

1.2 Phân chia FDI theo hình thức đầu tư 12

1.3 Cơ cấu FDI theo khu vực, nước đầu tư 13

1.4 Phân bổ FDI theo ngành kinh tế 13

1.5 Phân bổ FDI theo địa phương 15

2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án ĐTNN 17

2.1 Vốn giải ngân ĐTNN từ 1988 đến 2007 17

2.2 Triển khai hoạt động sản xuất-kinh doanh của dự án ĐTNN 18

2.3 Rút Giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn 19

3. Khái quát vai trò của khu vực FDI 20

3.1 FDI đối với đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế 20

3.2 FDI với nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. 21

3.3 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực 23

3.4 FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước 24

3.5 ĐTNN góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế 24

4. Mặt hạn chế của khu vực FDI 25

4.1 Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ 25

4.2 Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 25

4.3 Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ 26

Chương III : Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút , thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI giai đoạn ( 2009-2010) 27

1. Định hướng thu hút vốn đầu tư 27

1.1 Thu hút vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực 27

1.2 Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng 28

2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của khu vực ĐTNN 29

2.1 Nguyên nhân của những thành tựu 29

2.2 Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 29

3. Bài học kinh nghiệm 30

4. Các giải pháp chủ yếu 31

4.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch 31

4.2 Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách 32

4.3 Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư 32

4.4 Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng 33

4.5 Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương 34

4.6 Nhóm giải pháp về cải cách hành chính 34

4.7 Một số giải pháp khác 35

KẾT LUẬN 36

Tài liệu tham khảo 38

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI tại Viêt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hộ 189 19,361,686,326 5,735,689,586 XD hạ tầng KCN KCX 36 1,780,515,658 558,735,597 III Nông lâm nghiệp 976 4,792,791,569 2,290,827,787 Nông-lâm nghiệp 838 4,322,791,540 2,024,892,567 Thủy sản 138 470,000,029 265,935,220 Tổng số 9,803 149,774,721,399 52,014,038,372 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biểu 2.1 : Tỷ trọng vốn FDI trong các ngành kinh tế Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phân bổ FDI theo địa phương Cơ cấu đầu tư theo địa bàn có sự dịch chuyển tích cực hơn. Bên cạnh các địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam(TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An) nguồn vốn FDI thời gian gần đây đã dịch chuyển đáng kể sang một số địa bàn khác thuộc các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Yên, Ninh Thuận, Kiên Giang, Hậu Giang… Tuy có sự chuyển biến tích cực trong việc dòng vốn FDI được phân bổ ở nhiều khu vực vùng miền hơn nhưng thực tế thì số vốn đầu tư thường nhỏ lẹ. Dòng vốn vẫn chủ yếu tập trung hết vào các vùng địa phương trọng điểm. Cụ thể 20 địa phương dẫn đấu về vốn đầu tư đã chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tổng vốn đầu tư cả nước. Bốn địa phương dẫn đầu cả nước về đầu tư lần lượt bao gồm TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai có tổng số vốn đầu tư chiếm tỷ trọng gần 50 % tổng vốn đầu tư của cả nước tính từ thời điểm năm 1988 đến năm 2008, là những địa phương luôn dẫn đầu về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ỏ nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Mặt khác do cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển lại càng tạo thuận lợi trong việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài đặc biệt là các dự án về lĩnh vực ngành nghề dịch vụ. Các địa phương chậm phát triển thường đi đôi với khó khăn đó là cơ sỏ hạ tầng chưa phát triển, chưa có kinh nghiệm trong việc kêu goi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở địa phương mặc dù có thể địa phương có lợi thế tương đối về tài nguyên thiên nhiên. Công tác giải phóng mặ bằng còn nhiều bất cập cộng với các thủ tục hành chính phức tạp nhiêu khê chập trễ …là những nguyên nhân chính chưa thu hút được dòng vốn FDI vào các khu vực còn lại. Hiện nay đã có những chính sách thu hút khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các vùng kinh tế mới, các vùng còn gặp khó khăn nhằm xây dựng phát triển kinh tế vùng miền đồng đều hơn, tránh tình trạng phát triển ồ ạt quá nóng ở một số vùng trọng điểm trong khi đấy ở những vùng còn lại thì kinh tế lại trì trệ chậm phát triển gây ra những hiệu ứng không tích cực đối với cả kinh tế chính trị an sinh xã hội. Bảng 2.4: Các địa phương, khu vực có vốn FDI trên 1 tỷ USD STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ 1 TP HCM 2834 26,266,686,160 9,362,483,703 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 161 15,556,779,896 5,244,663,861 3 Hà Nội 1308 17,549,421,744 7,025,252,680 4 Đồng Nai 960 13,528,649,779 6,401,187,017 5 Ninh Thuận 19 9,967,716,566 841,817,678 6 Bình Dương 1720 9,628,703,085 3,840,130,207 7 Hà Tĩnh 11 7,920,755,000 2,718,460,000 8 Thanh Hóa 35 6,963,212,144 448,721,987 9 Phú Yên 40 6,321,446,438 1,428,858,655 10 Quãng Ngãi 16 3,594,028,689 574,883,000 11 Hải Phòng 304 3,027,597,521 1,301,263,820 12 Long An 259 2,897,385,092 1,194,867,540 13 Kiên Giang 14 2,772,730,857 1,195,170,082 14 Đà Nẵng 129 2,554,172,950 1,005,641,689 15 Hải Dương 221 2,295,383,881 821,308,321 16 Vĩnh Phúc 170 2,235,597,756 753,176,192 17 Dầu khí 39 2,158,441,815 1,801,441,815 18 Bắc Ninh 137 1,920,872,241 570,216,235 19 Thừa Thiên Huế 53 1,891,343,235 414,403,114 20 Quảng Ninh 107 1,172,665,685 480,740,872 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988-2008 đã có 20 địa phương có tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD tính tới thời điểm 19/12/2008 Trong 3 năm gần đây 2006 – 2008, cả nước có 63 địa phương thu hút được dự án đầu tư nước ngoài trong đó 10 địa phương dẫn đầu là TP HCM chiếm 13,7% tổng vốn đăng ký, Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm 13,2% , Ninh Thuận chiếm 10,3% ,Hà Tính chiếm 8,1% , Hà Nội chiếm 6,8% , Thanh Hóa chiếm 6,5% , Phú Yên chiếm 6,3% , Đồng Nai chiếm 5,5% , Bình Dương chiếm 4,9% và Kiên Giang chiếm 2,4% . Các địa phương còn lại chiếm một tỉ lệ vô cùng khiêm tốn, chưa đến 1 % tổng số vốn đầu tư vào cả nước. Với những lợi thế nhất định như tình trạng tốc độ đô thị hóa, cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, khung pháp lý về đầu tư ở địa phương được hoàn thiện hơn thì dòng vốn vẫn tập trung ở các vùng địa phương kinh tế trọng điểm với số vốn chiếm tỷ trọng đa phần. Biểu 2.2 : Tỷ trọng vốn FDI đầu tư vào các địa phương Nguồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam 2008-2009 Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án ĐTNN Vốn giải ngân ĐTNN từ 1988 đến 2007 Trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đô la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện, các dự án ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra. Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới ( bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và sẽ là tiền đề cho việc giải ngân của 2 năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lớn. Triển khai hoạt động sản xuất-kinh doanh của dự án ĐTNN Trong hơn 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực ĐTNN đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (15%). Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp trên 17% GDP. Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN cũng gia tăng nhanh chóng. Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 1,2 tỷ USD, nhưng đã tăng lên 10,5 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000, gấp hơn 8 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, giá trị trên đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước, năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt 19,7 triệu USD, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu là 27,3 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Tuy những năm đầu thi hành Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng cũng đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 2005 (đạt 1,29 tỷ USD, tăng 39,5% so với năm trước và chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (10%). Giai đoạn 1991-1995 do chính sách ưu đãi, khuyến khích ĐTNN của Nhà nước ta nên các doanh nghiệp ĐTNN đóng góp ngân sách còn hạn chế 115 triệu USD, nhưng con số này đã tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1996-2000 (đạt 1,49 tỷ USD). Lý do một số doanh nghiệp ĐTNN đã qua thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai đoạn 2001-2005 khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,4 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000. Năm 2007, dự kiến thu ngân sách đạt 1,576 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước. Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1988 đến cuối 2007 có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ĐTNN cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên. Trong 2 năm 2006 và 2007 do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng lao động trong khu vực ĐTNN tính đến cuối 2 năm này đã tăng 9,9% và 12% so với cuối năm 2005. Rút Giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn Tính đến hết năm 2007, đã có 38 dự án ĐTNN kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký 658 triệu USD. Các dự án kết thúc đúng thời hạn chủ yếu là các dự án đầu tư trong những lĩnh vực đặc thù như trục vớt tàu đắm, thăm dò và khai thác dầu, khí, nuôi trồng thuỷ sản... Đồng thời, đã có 1.359 dự án ĐTNN bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký giải thể khoảng 15,5 tỷ USD, trong đó, vốn giải thể chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 50%, lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm 42,3%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp thuộc dịch vụ không vượt qua được khó khăn, trở ngại trong hoạt động. Trong các dự án ĐTNN bị giải thể, số dự án hoạt động theo hình thức liên doanh chiếm đa số (56% về số dự án và 67,2% về tổng vốn đăng ký), tiếp theo là hình thức Hợp doanh (10,2% về số dự án và 15,5% về tổng vốn đăng ký). Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 13,1% về số dự án và 15,5% về tổng vốn đăng ký. Khái quát vai trò của khu vực FDI Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa), tạo việc làm cho một bộ phận lao động. FDI đối với đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế Biểu 2.3: Tỷ trọng vốn FDI trên tổng vốn đầu tư xã hội qua các năm 0 5 10 15 20 25 30 35 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ trọng vốn FDI trên tổng vốn đầu tư xã hội (%) Nguồn : Niên giám thống kê hàng năm của Việt Nam Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thường của nguồn vốn này, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước. Năm 1995, tỷ trọng của FDI trong đầu tư xã hội lên tới 30,4%, là mức cao nhất cho đến nay. Tỷ lệ này giảm dần và tới năm 2004 , FDI thực hiện ước chiếm 14,2% tổng đầu tư xã hội, mức thấp nhất trong các năm qua. Năm 2005, do chính sách ưu tiên của chính phủ đối với khu vực FDI, lượng vốn FDI thực hiện đã tăng nhanh qua các năm và tới năm 2008, lượng vốn này chiếm khoảng 29,8% trong tổng vốn đầu tư xã hội. Trong suốt những năm qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Năm 2008, khu vực FDI đóng góp khoảng 20,1% vào GDP so với tỷ lệ đóng góp 6,1% năm 1995. Biểu 2.4: Tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP 0 5 10 15 20 25 1995 1997 1998 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP (%) Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất, tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực này luôn cao hơn mức trung bình của cả nước. FDI với nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng... Đây là các ngành nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư nhất của dòng vốn FDI chảy vào nước ta trong thời gian qua. Những lĩnh vực ngành nghề này được các nhà đầu tư đánh giá cao về khả năng mang lại lợi nhuận. Năm 1995, khu vực FDI đóng góp 25,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, thì đến năm 2000 tỷ lệ này đã là 41,3%. Tỷ lệ này luôn duy trì ở mức trên 40% từ năm 2000 đến nay và năm 2008 tỷ lệ này đã là 44,5%. Biểu 2.5: Tỷ trọng FDI trong công nghiệp 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ trọng của FDI trong công nghiệp (%) Nguồn : Niên giám thống kê hàng năm của Việt Nam Trong hơn một thập kỷ qua, tỷ trọng của khu vực FDI trong xuất khẩu ngày càng lớn. Năm 1995 tỷ lệ này là 27% thì đến năm 2002 tỷ lệ này đã là 47,1%. Từ năm 2003 đến nay, tỷ trọng này luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, năm 2008 tỷ lệ này là 55,9%. Biểu 2.6: Tỷ trọng FDI trong xuất khẩu qua các năm 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Khu vực kinh tế trong nước Khu vực FDI Mặc dù FDI có tỷ trọng xuất khẩu ngày càng cao song giá trị xuất khẩu ròng của khu vực này lại ko cao. Sở dĩ như vậy vì các dự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực Biểu 2.7: Tỷ trọng của khu vực FDI trong tạo việc làm 0 1 2 3 4 5 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ trọng của khu vực FDI trong tạo việc làm (%) Nguồn : Niên giám thống kê hàng năm của Việt Nam Hiện tại, các dự án có vốn FDI tại Việt Nam đang sử dụng 1,831 triệu lao động, chỉ chiếm khoảng 4,0% tổng số lao động có việc làm tại Việt Nam, so với tỷ lệ này năm 2000 là 0,99%. Điều đó cho thấy FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao động có trình độ kỹ năng cao. Đó cũng là lý giải cho mức thu nhập trung bình của lao động trong khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo tính toán của tổng cục thống kê, tính riêng giai đoạn 1996 – 2002, khu vực này đóng góp vào ngân sách trung bình ở mức khoảng 6%, năm 2008 là khoảng 8% Tỷ trọng đóng góp nhỏ là do các doanh nghiệp FDI được hưởng chính sách khuyến khích của chính phủ thông qua giảm thuế thu nhập trong những năm đầu hoạt động. ĐTNN tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu... ĐTNN góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007. ĐTNN chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% dầu khí, 84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc… Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới. Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, ĐTNN đã tạo ra nhiều khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4, 5 sao cũng như các khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ. Mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cũng như giá trị kinh tế từ ngành công nghiệp không khói này. Bên cạnh đó, ĐTNN còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. ĐTNN đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Nước ta cũng đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện trên cả phương diện kinh tế lẫn chính trị văn hóa. Mặt hạn chế của khu vực FDI Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động ĐTNN tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau: Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Điều đó đã được minh chứng bới việc đa phần các dự án đầu tư nước ngoài đều tập trung hầu hết vào lĩnh vực ngành Công nghiệp Xây dựng, Nông nghiệp chưa được quan tâm đầu tư. Các nhà ĐTNN trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án ĐTNN nhất. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý, những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được ĐTNN nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án ĐTNN, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Hố ngăn cách giàu nghèo càng được nới rộng giữa các vùng miền, đời sống thu nhập của người dân có sự chênh lệch lớn. Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà ĐTNN chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà ĐTNN. Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp. ĐTNN ở nước ta đã thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp của các nước và vũng lãnh thổ khắp thế giới. Điều đó cho thấy tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện tính đa dạng của các nền văn hóa trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp ĐTNN. Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp ĐTNN thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Đó thường là các công nghệ chuyển giao từ các nền kinh tế phát triển hoặc là công nghệ máy móc nhập khẩu trực tiếp Tuy vậy, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao hàm lượng giá trị tập trung chủ yếu ở chất xám bản quyền sáng chế ẩn chứa trong máy móc công nghệ. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Chương III : Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút , thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI giai đoạn ( 2009-2010) Định hướng thu hút vốn đầu tư Thu hút vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực Ngành Công nghiệp-Xây dựng Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm: công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22038.doc
Tài liệu liên quan