Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ

Mục lục

Lời mở đầu 1

Chương I 3

Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu thuỷ sản 3

sang thị trường Mỹ. 3

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ. 3

1. Khái niệm về xuất khẩu 3

2. Lợi ích của xuất khẩu. 4

3. Nhiệm vụ của xuất khẩu. 5

II. Thị trường Mỹ và các nhân tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ. 6

1. Đặc điểm thị trường Mỹ nói chung và thị trường thuỷ sản Mỹ nói riêng. 6

2. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. 12

2.1 . Khó khăn. 12

2.2. Thuận lợi 19

Chương II 21

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 21

SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 21

I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 21

1. Tình hình phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam 21

2. Kết quả xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua. 28

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 34

1. Kim ngạch xuất khẩu 34

2. Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu: 35

III. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 37

1. Những thành tựu đạt được. 37

2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 42

Chương III 46

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 46

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 46

II. BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 47

1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Mỹ. 47

2. Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Mỹ. 48

3. Xây dựng và phát triển thương hiệu cho thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. 51

4. Các giải pháp hành chính - thủ tục từ phía Nhà nước. 52

5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên trong ngành thuỷ sản. 55

6. Nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản. 56

7. Quản lý tốt việc đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. 58

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, địa điểm đầu tư chưa thật tốt gây ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, làm chậm quá trình đầu tư. Mặt khác chất lượng tư vấn lập dự án và thiết kế, xây lắp chưa cao, việc thẩm định các dự án đầu tư vẫn chưa làm tốt dẫn tới báo cáo nghiên cứu khả thi chất lượng thấp, tổng dự toán nhiều, dự án cao hơn tổng mức đầu tư, công tác đấu thầu còn kém và thiếu kinh nghiệm. Từ đó dẫn đến việc triển khai một số dự án còn quá chậm, chi phí phát sinh lớn. Trong việc đóng mới và cải hoán tàu thuyền khai thác xa bờ còn tồn tại nhiều bất cập dẫn tới hiệu quả đầu tư không cao. Đó là những vấn đề mà ngành cần khắc phục trong những năm tới. Về công nghệ chế biến: Công nghệ chế biến là khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, nuôi trồng chế biến và kinh doanh thuỷ sản. Hoạt động chế biến trong 15 năm qua đã được đánh giá là có hiệu quả, góp phần tạo sự khởi sắc cho ngành thuỷ sản trong sự đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Nếu như năm 1986 cả nước có trên 40 nhà máy chế biến thuỷ sản với công suất chế biến 210 tấn thành phẩm/ngày thì sau 15 năm đổi mới, năm 2002 đã có khoảng 266 nhà máy ( tăng 86,64%, tăng bình quân 5,8%/năm)- với công suất chế biến hơn 1.500 thành phẩm/ngày. Trong đó có 77 nhà máy có thành phẩm xuất khẩu vào EU và có hơn 100 đơn vị áp dụng HACCP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ. Theo Thứ trưởng Bộ thuỷ sản- Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, trong 3 năm qua tổng đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản của Việt Nam là trên 2000 tỷ đồng, trong đó nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản của ta hiện đã ngang với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới. Nhờ đó mà trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản Việt Nam khá cao so với con số hiện thực năm 1996. Trong năm 2000, tổng sản lượng khai thác đạt 1.280.590 tấn tăng 33,05%, sản lượng nuôi trồng đạt 723.110 tấn tăng 75,94% với kim ngàch xuất khẩu đạt 1,475 tỷ USD tăng tới 120,14% so với năm 1996. Năm 2001 sản lượng khai thác đạt 1.347.800 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 879.100 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,75 tỷ USD tăng 19,32% so với năm 2000. Không những thế, tỷ trọng hàng chế biến có giá trị gia tăng cũng tăng lên đáng kể, đạt khoảng 19,75% gía trị xuất khẩu năm 2001. Tuy nhiên số lượng cơ sở chế biến chỉ chiếm khoảng 28,95% tổng số nhà máy chế biến thuỷ sản hiện nay ở Việt Nam. Mặt khác, cũng theo các nguồn tin từ Bộ thuỷ sản thì trong số 266 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu hiện nay, số nhà máy được xây dựng vào thập niên 90 chiếm vào khoảng 30%, số còn lại được xây dựng vào thập niên 80 và sớm hơn nên đều đã lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của các thị trường mới khó tính như thị trường Mỹ. Trước tình hình đó nên cuối năm 2000, Bộ thuỷ sản đã gấp rút tổ chức kiểm tra phân loại toàn bộ các xí nghiệp đông lạnh cả nước để phân loại có hướng xử lý, theo đó có 94 nhà máy đạt loại A và B đủ tiêu chuẩn chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay, số còn không đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, bắt đầu từ năm 2002, chắc chắn sẽ xuất hiện những khó khăn gay gắt về sự mất cân đối giữa yêu cầu xuất khẩu thuỷ sản ngày một tăng cao và cơ sở vật chất chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã xuống cấp không thay thế kịp. Như vậy theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc xây dựng những nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh mới với đầu tư trang thiết bị hiện đại đưa vào hạt động năm 2002 là rất lý tưởng và cần thiết, trở thành điều kiện cần để đưa ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt nam phát triển bền vững, có nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường và phát triển nhanh trước khi ngành xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt trạng thái cân bằng vào năm 2010. b. Những đóng góp của ngành thuỷ sản Việt Nam những năm đối với nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam với sự phát triển vượt bậc của mình đã đóng góp cho nền kinh tế quốc dân những lợi ích to lớn, xứng đáng là một trong những ngành chủ đạo của nền kinh tế nước ta ngành thuỷ sản phát triển, trước hết đã góp phần tích cực sử dụng lao động, giải quyết tình trạng việc làm trong toàn xã hội. Đặc trưng của ngành này là sử dụng nhiều lao động và tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi theo mùa vụ ở nông thôn, cơ cấu lao động đa dạng gồm cả lao động tay chân đơn thuần đến lao động có kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.. Chính vì vậy đã thu hút một lực lượng lao động đông đảo, góp phần to lớn đẩy lùi tình trạng dư thừa lao động trong xã hội, đặc biệt là ở khu vực nông thôn - một khu vực chiếm đến 80% lao động của nền kinh tế Việt Nam. Ngành thuỷ sản đã đem lại cho nền kinh tế quốc dân một nguồn thu to lớn. Theo số liệu từ Bộ thuỷ sản: năm 1999 tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng là 1.827.310 tấn, năm 2000 là 2.003.000 tấn năm 2001 là 2.310.000 tấn, năm 2002 là 2.769.000 tấn, năm 2003 là 3.286.000 tấn. Tưởng rằng với sự tăng lên về quy mô, sản lượng đó là sự tăng nhanh về số lượng người lao động trong ngành, cụ thể: năm 1999 có 3380 nghìn lao động thì đến năm 2000 là 3.400 nghìn lao động, năm 2001 là 3.650 nghìn lao động, năm 2002 là 3.689 nghìn lao động và năm 2003 ngành thuỷ sản đã có số lượng lao động lên tới 3.760 nghìn người. Chính sự phát triển của ngành thuỷ sản cũng đã đem lại hiệu quả to lớn trong việc đẩy lùi các vấn đề xã hội nóng bỏng hiện nay trong nông thôn như cờ bạc, rượu chè.. xuất phát từ nạn thất nghiệp và góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập nâng cao đời sống người dân. Ngành thuỷ sản trong những năm gần đây đã tận dụng tốt những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho nền kinh tế nước ta và phát huy cao độ những lợi thế đó phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nước ta có bờ biển dài 3.260 km với hơn 12 cửa sông, diện tích phần lục địa hơn 2 triệu km2 và mạng lưới kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Nếu không phát triển ngành thuỷ sản thì chúng ta đã đánh mất một nguồn lợi vô cùng to lớn. Ngành thuỷ sản phát triển đã thực sự kéo theo sự tăng trưởng của một loạt các ngành khác làm sống động nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu, công nghiệp đóng tàu, sản xuất phụ phẩm phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản là những ngành trực tiếp được “hưởng lợi” to lớn từ sự sống dậy của thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây. Có thể chứng minh điều này qua một vài số liệu cụ thể từ Bộ thuỷ sản Việt Nam: năm 2000 ngành thuỷ sản sử dụng số tàu thuyền là 79.769 chiếc, năm 2001 là 74900 chiếc, năm 2002 là 76.100 và năm 2003 là 78.860 chiếc. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thuỷ sản cũng tăng lên nhanh chóng hàng năm với hàng tỉ USD thu được từ lĩnh vực này và có triển vọng sẽ còn tiếp tục đạt được những con số lớn hơn khi nền kinh tế chúng ta hội nhập sâu rộng vào công cuộc khu vực hoá, quốc tế hoá với thị trường rộng mở trên toàn cầu. 2. Kết quả xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua. a. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Có thể nói rằng từ năm 2000, mặc dù tình hình kinh tế khu vực và thế giới có nhiều khó khăn, nhưng lĩnh vực xuất khẩu của nước ta đã đạt được những thành tựu khích lệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 14,3 tỷ USD, tăng 24% (kế hoạch tăng từ 11 đến 12%), đóng góp một phần không nhỏ vào thành công đó phải kể đến lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt qua ngưỡng xuất khẩu 1 tỷ USD, đạt 1,4 tỉ USD, bằng 127,45% so với kế hoạch và tăng 44,38% so với năm 1999. Có được những thành tựu đó là do 2 yếu tố chính sau: Sản phẩm xuất khẩu chủ lực ngày càng tăng 5 năm 1996 - 2000, ngành thuỷ sản đã thực hiện ba chương trình phát triển ngành được Chính phủ phê duyệt: đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ, phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2000, phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005. Đặc biệt là trong năm 2000 ngành thuỷ sản đã có những cố gắng đẩy mạnh đầu tư đi đôi với đề xuất một số chủ trương chính sách và biện pháp mới nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho ngư dân, doanh nghiệp phát huy khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; củng cố và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; kết hợp phát huy nội lực với chủ động mở rộng thị trường hộ nhập quốc tế. Với tổng sản lượng tăng bình quân mỗi năm là 5%, riêng năm 2000 tổng sản lượng đạt 1,9 triệu tấn, nuôi trồng thuỷ sản đạt 727.140 tấn với 640.000ha, xuất khẩu 1,35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu bình quân tăng 20%/năm, chiếm tỷ trọng 10%-11% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là một bước tiến quan trọng và kết quả phấn đấu bền bỉ, liên tục của hàng chục năm qua của lao động nghề cá nước ta trước những khó khăn, thử thách của thời tiết khắc nghiệt và thị trường đầy biến động. Công nghiệp chế biến thuỷ sản đang lớn mạnh với hệ thống hơn 200 Xí nghiệp đông lạnh; vùng nguyên liệu lớn đang hình thành. Hàng thuỷ sản chất lượng cao ngày càng tăng đã có mặt trong danh sách nhóm 1 các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU và ngày càng tăng: có 18 đơn vị năm 1998, 40 đơn vị năm 1999 và đến tháng 10/2000 là 50 đơn vị. Việc kiểm tra của cơ quan thực phẩm Mỹ với kết quả tốt, đã tạo uy tín, thế đứng vững vàng của hàng thuỷ sản nước ta đối với thị trường của nhiều nước khác. Trong sản xuất đã hình thành nhóm sản phẩm chủ lực cho xuất khẩu, đó là tôm sú, cá tra, cá basa, cá ngừ, bạch tuộc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Chỉ trong 5 năm qua giá xuất khẩu bình quân của sản phẩm tôm đã tăng gấp 2 lần. Hàng thuỷ sản đã có hàng trăm triệu nhãn hiệu có uy tín được thị trường quốc tế công nhận. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản ra đời đã phát huy tác dụng thúc đẩy hội nhập thị trường chế biến xuất khẩu thuỷ sản…. Nuôi trồng thuỷ sản trong 5 năm đã hình thành mô hình nuôi tôm thâm canh, quảng canh cải tiến và đã được áp dụng ở tất cả các vùng nước ven biển. Năng suất sản phẩm chủ lực với sản lượng công nghiệp như tôm sú, cá tra, cá basa, tôm càng… đóng góp phần chủ yếu cho phát triển xuất khẩu thuỷ sản. Một số chính sách đầu tư của ngành đã được ban hành: hỗ trợ sản xuất, giống, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thuỷ lợi… Tuy nhiên những thành tựu đã đạt được trong 5 năm qua 1996 - 2000 vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của đất nước, của ngành thuỷ sản. Sản phẩm xuất khẩu mới chỉ đạt được gần 15% tổng sản lượng. Sản xuất thuỷ sản vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển tự phát, yếm kém trong quy hoạch. Quản lý Nhà nước về thuỷ sản chuyển đổi chậm so với tình hình. Đó là những vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng hàng thuỷ sản. Ngành thuỷ sản cần phải nhanh chóng tiến hành kịp thời với nhiều biện pháp, đổi mới phương thức quản lý chất lượng hàng thuỷ sản, đổi mới quy trình công nghệ cho phù hợp với xu thế chung và nhu cầu thị trường. Mục tiêu hành động của thời kỳ 2001-2005 và đến 2010 Theo lời Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản năm 2003 là năm bản lề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. Phấn đấu đạt 2,3 tỷ USD xuất khẩu thuỷ sản cho năm 2003 và tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu; tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức mạnh cạnh tranh cao để xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cho ngư dân vùng biển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản. Nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế ngành thuỷ sản của đất nước với kinh tế thuỷ sản trong khu vực. Chỉ tiêu xuất khẩu và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 ngày càng tăng. Cụ thể năm 2001 xuất khẩu đạt 1,45 tỷ USD, năm 2003 đạt 2,3 tỷ USD, năm 2005; 3 tỷ USD, năm 2010: 5,5 tỷ USD. Phải đạt tăng trưởng bình quân 25% năm trở lên. Do đó cần đáp ứng các yêu cầu:cơ cấu chế biến xuất khẩu phải chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng các sản phẩm thuỷ sản chế biến, chú trọng các hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Bên cạnh đó phải quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu, sử dụng nguyên liệu khai thác, nuôi trồng tại chỗ, sử dụng nhiều lao động xã hội, vùng biển, hải đảo. Đồng thời khai thác mọi nguồi có khả năng xuất khẩu (kể cả nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu chế biến thành phẩm xuất khẩu). Chú trọng nâng cao giá trị gia công và chất lượng từng sản phẩm chế biến xuất khẩu; giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới; giảm gia công, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nguyên liệu khai thác, nuôi trồng có chất lượng cao cấp. Cải tiến hệ thống hạ tầng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng giống tôm, cá có sản lượng, chất lượng cao và công nghệ chế biến thích hợp đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trường. Cần hoàn chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho từng nhóm sản phẩm; quy trình quản lý sản xuất phải được tỏ chực lại khoa học, và tiết kiệm nhất; từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia cho các loại thuỷ hải sản xuất khẩu với nhãn hiệu sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản phải đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của thị trường thế giới. Đặc biệt yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hàng hoá. Mỗi hàng hoá phải hình thành được các thị trường chính, chủ lực và tập trung khả năng mở rộng các thị trường khác theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ buôn bán; phải có đối tác cụ thể với từng loại thị trường và từng bước giảm dần việc xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Định hướng chung là tận dụng mọi khả năng để duy trì tỷ trọng xuất khẩu hợp lý vào các thị trường đã có ở châu á, đặc biệt là thị trường Nhật, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn như: Mỹ, Tây Âu, thâm nhập tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Đông Âu, Nga, SNG và khu vực châu Phi, châu Mỹ… Công tác thị trường, xúc tiến thương mại trong ngành thuỷ sản có ý nghĩa rất quan trọng, phải được triển khai mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện môi trường quốc tế thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản. Tranh thủ ngoại giao, hỗ trợ ký kết các hiệp định khung, các thoả thuận và các hợp đồng dài hạn có giá trị lớn với các quốc gia, các tổ chức, quốc tế, các thị trường lớn để tạo đầu ra ổn định và từ đó có cơ sở cho đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị nội địa, giá trị gia tăng thuỷ hải sản xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu và những yêu cầu trên, ngành thuỷ sản các tỉnh, thành có nghề cá cần có kế hoạch phối hợp với các bộ ngành khác (Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…), xác định cơ cấu hàng và dịch vụ xuất nhập khẩu của từng doanh nghiệp các tổng Công ty, xuất khẩu có mục tiêu, trong đó xác định cụ thể năng lực sản xuất, chính sách, mặt hàng với mức tăng trưởng cụ thể và thị trường xuất khẩu để trong một thời gian ngắn, tạo được các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản có sức cạnh tranh. b. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Nhìn chung nhu cầu thuỷ sản thế giới ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu đặc biệt là thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nhìn chung đang ở trạng thái cầm chừng. Bộ thuỷ sản ước tính, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 4 tháng đầu năm đạt 575 triệu USD tăng hơn 2% so với cùng kỳ riêng tháng 4 tổng lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam đạt 227.000 tấn, trị giá xuất khẩu đạt 155 triệu USD giảm 5 triệu USD so với tháng trước so với các năm trước, 2001, 2002, 2003 thì năm nay tăng. Bộ Thương mại ngày 4 tháng 6 năm 2004 còn cho biết tháng 5 năm 2004 xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 180 triệu USD, bằng 92,8% so với cùng kỳ năm ngoài (2003) như vậy nâng tổng số giá trị kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam 5 tháng đầu năm sản lượng thuỷ sản đạt trên 800.000 tấn tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2003. Đạt 760 triệu USD bằng 102,5% so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 2,5%). Các chuyên gia kinh tế cho rằng trong tháng 5 mặt hàng cá tra, cá basa được tiêu thụ mạnh tại thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu với mức giá xuất khẩu tăng từ 30 - 40% so với đầu năm và ngày càng mở rộng thị trường; mặt hàng nhuyễn thể và giáp xác tiêu thụ mạnh tại thị trường Trung Quốc; mặt hàng tôm vào thị trường Mỹ đang ở trạng thái cầm chừng. Theo phân tích của Bộ Thuỷ sản nguyên nhân chính của thực trạng này là sự khó khăn về nguyên liệu. Do đang trái mùa, sản lượng khai thác cũng như nuôi trồng đạt thấp, đẩy giá nguyên liệu tăng cao.Giá tôm đang cao hơn 10-20% so với cuối năm ngoái. Riêng cá tra, cá basa tăng 40%. Cuối tháng 3 năm 2004 các doanh nghiệp chế biến của An Giang, Cần Thơđã nâng giá bán buôn cá tra, cá basa xuất khẩu lên 3,6 đến 3,7 USD/kg. Tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ giảm, trong khi xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Đức, Anh, Bỉ, Hàn Quốc và australia tăng. Nhưng giá kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường mới không bù đắp được giá trị xuất khẩu bị giảm tại các thị trường đã có. c. Cơ cấu hàng xuất khẩu thuỷ sản: Cơ cấu xuất khẩu còn hạn chế. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặt ra mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2010 bình quân từ 14-16%. Thế nhưng sau gần 3 năm thực hiện, tốc độc tăng trưởng xuất khẩu mới chỉ đạt bình quân 10,3%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Theo dự kiến tỷ trọng các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 đối với Châu á chiếm khoảng 45-46%; Châu Âu khoảng 27-30%; Châu Mỹ 20-25%; australia và Newzealand là 5-7%; các khu vực khác chiếm 2-3%. Tuy nhiên do các hiệu ứng tích cực của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ mục tiêu chuyển dịch thị trường xuất khẩu đã chuyển nhiều về khu vực Châu Mỹ. Tỷ trọng xuất khẩu sang khu vực thị trường này năm 2002 và năm 2003 đạt tới 27%. Trong khi xuất khẩu sang các khu vực thị trường khác lại không tăng nhanh như vậy, thậm chí có khu vực thị trường còn giảm đi. Theo thống kê của thời báo kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2004 thì sản lượng sản phẩm xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: mực khô chỉ bằng 39,52%; mực và bạch tuộc đông lạnh: 81,69%; thuỷ sản khác 77,8% (riêng tôm đông lạnh tăng 12,98%; các các loại tăng 1,6%). Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. 1. Kim ngạch xuất khẩu Nhu cầu thuỷ sản thế giới ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Với kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản hàng năm khoảng 10tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới, Mỹ trở thành một trong 3 thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Có thể nói trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay, Mỹ được đánh giá là thị trường đầy triển vọng, đứng thứ hai sau Nhật Bản.(Trong 3 tháng đầu năm 2003 chiếm 25,3% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam). Trong định hướng phát triển giai đoạn 2005 - 2010 của ngành thuỷ sản Việt Nam, thị trường Mỹ sẽ chiếm 25-28% vào năm 2010. Ngành thuỷ sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm 1994 với giá trị ban đầu còn thấp, chỉ gần 6 triệu USD. Từ đó giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng qua các năm. Năm 1999 lên tới 130 triệu USD (tăng gấp 21 lần 1994) và đưa Việt Nam lên vị trí thứ 19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Năm 2000 Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam 302,4 triệu USD. Năm 2002 là 579 triệu USD. Đến tháng 9 năm 2003 gần 430 triệu USD tăng 33,5% so với năm trước. Tại thị trường Mỹ cho đến nay tính từ năm 2004 Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam với giá trị đạt 194 triệu USD (giảm 6% so với cùng kỳ 2003) do những ảnh hưởng về vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường thuỷ sản Mỹ môt nguyên nhân nữa là sản lượng sản phẩm xuất khẩu một số mặt hàng giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước, mực khô chỉ bằng 39,52%, mực và bạch tuộc động lạnh: 81,69%. Thuỷ sản khác 77,8% (riêng tôm đông lạnh tăng 12,98%, cá các loại tăng 1,6%) 2. Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu: Cơ cấu hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ là tương đối đa dạng. Ta có thể thấy điều này qua một số điểm đáng chú ý sau: Hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là tôm đông lạnh, chiếm71,4% giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ. Năm 2000 giá trị xuất khẩu của tôm đông lạnh đạt 289,2 triệu USD chiếm vị trí thứ 3 trong các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ. Đến năm 2002 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Thái Lan. Tuy nhiên, hàng tôm đông lạnh Việt Nam vẫn chỉ giữ vị trí khiêm tốn trên thị trường Mỹ (chiếm 5,3% sản lượng tôm nhập khẩu của Mỹ, trong khi Thái Lan là 44,2%). Mặt hàng xuất khẩu thứ hai là cá ngừ tươi, đạt giá trị 19,6 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2003, tăng vượt bậc so với cùng kỳ năm 2002. Tiếp đó là các mặt hàng cá đông lạnh các loại: cá thu, cá basa, cá tra, philê… 3. Khả năng cạnh tranh hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Với số dân trên 280 triệu người, mục tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản thực phẩm trung bình hàng năm trên 15 pounds/người và nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản hàng năm khoảng 11 tỷ USD. Mỹ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 trên thế giới và cũng là thị trường tiêu thụ đa dạng về mặt hàng, giá trị và chất lượng. Hiện nay, khi Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực, quy chế Tối huệ quốc (MFN) đầy hấp dẫn này với sưu ưu đãi về mặt thuế suất thuế nhập khẩu MFN, chẳng hạn đối với thịt cua thuế suất MFN là 7,5%, phi MFN là 15%; ốc: thuế suất tương ứng là 5% và 20%; cá phi lê tươi và đông: 0% và 0-5.5cent/kg; cá khô 4-7% và 25-30%… Tuy nhiên, không phải tất cả các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đều được hưởng lợi trực tiếp từ việc giảm thuế nhập khẩu. Bởi vì một số mặt hàng thuỷ sản không có sự chênh lệch về thuế khi được hưởng MFN và khi không được hưởng MFN, nhưng sẽ có lợi ích gián tiếp. Đó là khi Hiệp định có hiệu lực, số lượng khách hàng quan tâm dến hàng hoá Việt Nam chắc chắn sẽ tăng lên và các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nói trên chắc chắn sẽ có nhiều lựa chọn cạnh tranh hơn so với trước đây. Tiếp đó, việc thực thi Hiệp định cũng sẽ khuyến khích việc tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại giữa hai nước như hội chợ, triển lãm, trao đổi các phái đoàn và hội thảo thương mại tại lãnh thổ hai nước, cho phép các công dân và Công ty hai nước quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ bằng các thảo thuận trực tiếp với các tổ chức thông tin quảng cáo… Mỗi bên cũng cho phép liên hệ và bán trực tiếp hàng hoá dịch vụ giữa các công dân và Công ty của bên kia tới người sử dụng cuối cùng. Đây là cơ hội cho cả doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ có điều kiện hiểu sâu về thị trường của nhau để mở rộng hoạt động buôn bán. Mặc dù Hiệp định thương mại đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những thuận lợi về chính sách, cơ chế xuất khẩu hàng hoá và thuế nhập khẩu, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, đó là: - Việc được hưởng quy chế MFN chưa phải là điểm quyết định để làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam, vì Mỹ đã áp dụng quy chế Tối huệ quốc với 136 nước thành viên WTO, ngoài ra còn có ưu đãi đặc biệt với các nước chậm và đang phát triển, nhưng Việt Nam chưa được hưởng chế độ này. - Sự cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng quyết liệt. Hiện nay, có hơn 100 nước xuất khẩu đủ loại hàng thuỷ sản vào Mỹ, trong đó có rất nhiều nước truyền thống lâu đời trong buôn bán thuỷ sản với Mỹ như Thái Lan (tôm sú đông, đồ hộp thuỷ sản), Trung Quốc (tôm đông, cá rô phi philê), Canada (tôm hùm, cua)… - Trong hơn 100 mặt hàng thuỷ sản thực phẩm nhập khẩu, Mỹ có nhu cầu cao về các hàng cao cấp tinh chế (tôm luộc, tôm bao bột, tôm hùm, cáphilê, hộp thuỷ sản…) nhưng hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng sơ chế, tỉ lệ sản phẩm giá trị gia tăng thấp (chỉ chiếm khoảng 19,75% giá trị xuất khẩu của Việt Nam). Cụ thể với mặt hàng cá ngừ hiện nay Việt Nam mới chỉ xuất khẩu phần lớn cá ngừ tươi hoặc đông vào Mỹ (95% giá trị xuất khẩu cá ngừ) trong khi cá ngừ đóng hộp là hàng thuỷ sản tiêu thụ nhiều ở Mỹ thì giá trị xuất của Việt Nam không đáng kể (5%). Mỹ coi trọng cả nhập khẩu thuỷ sản phi thực phẩm bao gồm các sản phẩm hoá hoặc gốc thuỷ sản, ngọc trai, cá cảnh… (giá trị nhập khẩu năm 2000 đạt 9 tỷ USD, chỉ kém hàng thuỷ sản thực phẩm 1 tỷ USD; 12,7 tỷ cho năm 2003) nhưng ta mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu thuỷ sản thực phẩm. - Thị trường Mỹ là một thị trường thuỷ sản “khó tính” của thế giới. Hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA0 theo các tiêu chuẩn HACCP. - Một khó khăn trong lĩnh vực tiếp thị là hầu như chưa có doanh nghiệp nào của ta mở được văn phòng đại diện tại nước Mỹ. Hệ thống luật của Mỹ khá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. III. Những kết luận rút ra qua nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. 1. Những thành tựu đạt được. Trước hết phải nói đến những bước tiến tích cực trong quan hệ ngoại giao và thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Việt Nam và Mỹ cùng hướng tới mục đích xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng mang tính chất bổ sung lẫn nhau. Phía Mỹ cũng như phía Việt Nam, rất quan tâm đến việc mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư cũng như các mặt khác giữa hai nước với nhau. Ngay từ năm 1996, Bộ thương mại Mỹ đã đặt Việt Nam vào một trong số "10 thị trường trỗi dậy" trong thập kỷ tới. Với bằng chứng ngày 26/3/1998 Chính phủ Mỹ đã ký hiệp định của OPIC tại Việt Nam, đặt cơ sở pháp lý khuyến khích hoạt động kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Việt Nam. Ngày 9/12/1999 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng với US EximBank ký hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ.doc
Tài liệu liên quan