Đề án Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của mặt hàng gạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

 MỤC LỤC

Lời nói đầu.1

Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh .

I. Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh . 2

1.Khái niệm 2

1.1.Cạnh tranh là gì ? 2

1.2.Khả năng cạnh tranh là gì ? 2

2. Cạnh tranh - Đặc trưng của nền kinh tế thị trường 2

II.Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá 3

III. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hoá 3

Chương II: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu

1. Cạnh tranh về giá cả 4

1.1.khái quát chung về tình hình giá gạo xuất khẩu trong thời gian qua 4

1.2.Quản lý chi phí và mức độ lợi nhuận 5

2.Cạnh tranh về cơ cấu sản xuất 13

II.Các đối thủ cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam 14

1.Trung Quốc và ấn Độ 14

2.Pakistan: 14

3.Mỹ : 14

4.Thái Lan : 15

III. Đánh giá về khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam.16

1. Những thành tự đã đạt được 16

2. Những hạn chế 18

3. Nguyên nhân của những hạn chế 18

4.Bài học thực tiễn.19Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu

I.Qui hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu 21

II.Tăng cường tín dụng ưu đãi 21

III.Xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo 22

IV Thực hiện đồng bộ các giải pháp KHKT trong sản xuất gạo xuất khẩu: 23

V. Hoàn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo và tiêu thụ thóc gạo 24

VI . Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong xuất khẩu gạo 24

VII. Dự trữ quốc gia , và đổi mới chính sách vĩ mô 25

Kết luận 26

Danh mục tài liệu tham khảo.27

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của mặt hàng gạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp đã thừa nhận. 1.2.Quản lý chi phí và mức độ lợi nhuận Chi phí trong sản xuất và lợi nhuận trong xuất khẩu là hai yếu tố quan trọng nhất của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam , Trong dự thảo chiến lược kinh tế 2001-2010 Đảng ta vẫn đề ra mục tiêu " phát triển sản lượng nông sản là chủ yếu ". Vì vậy , khi mà công nghiệp đang được đưa lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay thì cần phải có những chiến lược phát triển lâu dài vì sự kết hợp hoan hảo giứ nông nghiệp và công nghiệp mới là sự phát triển vững chắc nhất cho nền kinh tế Việt Nam hiện giờ . Đối với mặt hàng gạo xuất khẩu chính phủ cần phải đưa ra những chính sách và biện pháp đúng đắn nhằm góp phần khuyến khích phát triển sản xuất , bình ổn giá lúa gạo . Vì đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế cao ,góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam. Chi phí trong sản xuất là yếu tố quan trọng để hình thành lên giá thành sản phẩm và qua đó cũng xác định chính xác mức lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh này . Nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định chi phí nên: Ngày13/2/2006 tại thị xã Hưng Yên ban vật giá chính phủ đã tổ chức hội nghị với sở tài chính vật giá , sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ,báo cáo kết quả bước đầu về điều tra chi phí sản xuất lúa gạo tại các tỉnh : Hưng Yên , Thái Bình , Thanh Hoá , Nam Định , Tiền Giang , Cần Thơ , An Giang ,Đồng Tháp . Bảng2 : Năng suất lúa 2004-2005 Đơn vị ;kg/ha , đ/kg Tỉnh Lúa mùa Lúa đông xuân Lúa hè thu Năng suất Giá thành Năng suất Giá thành Năng suất Giá thành Hưng Yên 5245 1306 5487 1343 - - Thái Bình 5470 1260 5706 1237 - - Nam Định 5432 1345 6917 1179 - - Thanh Hoá 6006 1379 5560 1193 - - Quảng Ngãi - - 5000 1287 4800 1319 Phú Yên - - 5640 1096 5800 1085 Tiền Giang - - 5834 947 4297 1227 Vĩnh Long - - 5980 880 4330 1225 Cần Thơ - - 5670 890 3830 1157 An Giang - - 6430 848 4890 1135 Đồng Tháp - - 6107 812 4240 1267 Nguồn:Tạp chí - Nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ kết quả điều tra trên cho thấy : Một là , tỷ trọng chi phí vật chất và lao động trong tổng chi phí cho một đơn vị diện tích là khác nhau , song không có sự chênh lệch nhiều giữa các vụ . Lúa mùa năm 2005 tỷ trọng chi phí vật chất là 47% , chi phí lao động là 53% .Lúa chiêm năm 2006, tỷ trọng chi phí vật chất là 51% , chi phí lao động là 49%. Hai là , mặc dù giá lương thực ( chủ yếu là giá lúa ) năm 2005 giảm nhưng với mức giá cuối năm đã bù được chi phí sản xuất và có lãi ,hơn nữa khối lượng xuất khẩu của năm này đã đạt kỉ lục từ trước tới nay. Cụ thể hơn thì nhìn vào các bảng sau ta sẽ thấy rõ. Bảng3: Lúa vụ đông xuân năm 2005 Tỉnh Tính cho 1kg lúa Tính trên 1ha Giá bán Giá thành Lãi Năng suất (kg ) tổng lãi( ng đ ) Mức lãi tỷ lệ (%) Hưng Yên 1550 1343 201.0 14.9 5487 1103 Thái Bình 1500 1237 262.5 21.2 5706 1498 Nam Định 1520 1179 341.0 29.3 6917 2358 Thanh Hoá 1350 1193 157.0 13.0 5560 856 Quảng Ngãi 1600 1287 313.0 24.3 5000 1565 Phú Yên 1536 1096 440.0 40.14 5640 2482 Tiền Giang 1400 947 453.0 48.0 5834 2642 Vĩnh Long 1380 880 499.7 56.76 5 2988 Cần Thơ 1350 890 460.0 51.7 5670 2608 An Giang 1300 848 452.0 53.3 6430 2906 Đồng Tháp 1300 812 488.0 60.0 6107 2980 Bảng 4 :Lúa hè thu năm 2005 Tỉnh Tính cho 1kg lúa Tính trên 1ha Giá bán Giá thành Lãi Năng suất (kg ) tổng lãi( ng đ ) Mức lãi tỷ lệ (%) Quảng Ngãi 1640 1319 321 24.43 4800 1548 Phú Yên 1700 1085 626 58.28 5800 3631 Tiền Giang 1450 1227 223 18.00 4279 958 Vĩnh Long 1400 1225 175 14.28 4330 757 Cần Thơ 1350 1157 193 16.68 3830 739 An Giang 1350 1135 215 19.00 4890 1051 Đồng Tháp 1350 1264 86 6.70 4240 364 Bảng 5: Xuất khẩu gạo Việt Nam sang các vùng Đơn vị: Triệu tấn vùng 1.Châu á 34.9 23.8 23 26.2 61.4 30.1 30.1 70 2.Trung Đông 1 4.9 21.3 10.2 6.3 6.3 15 13 3.Châu Phi 23.3 43.4 23.5 23.9 18.4 18.4 42 10 4.Hoa Kỳ 36.2 18.496 22.2 36.9 13.76 13.76 9 2 5.EUvà các nước khác 6.7 9.6 9.8 2.8 6.2 6.2 3 5 Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang những thị trường lớn trên thế giới . Hầu hết , là xuất khẩu sang thị tưòng Châu á và Châu phi , tiếp đến là các thị trường Trung Đông , Mỹ , EU và các quốc gia khác . Như vậy , qua từng năm mặt hàng gạo Việt Nam ngày càng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường . Bảng 6: Một số quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua Tên nước 1.Inđônêxia 60 16 112 64 948 1142 285 116.7 2. Philippih - - 121 286 493 507 93 527.2 3. Singapo 173 164 217 316 424 685 39 151.8 4. Irắc - 25 91 257 308 375 553 217.4 5. Malaixa 41 154 153 197 137 149 258 169.1 6. Hồng Kông 170 98 277 100 118 52 241 37.6 7. Iran - 14 5 80 111 - 70 - 8.Thái Lan - 85 78 81 44 74 19 9.65 9. ấn Độ 5 82 20 33 10 31 - - 10. Trung Quốc - 77 209 14 - 19 2 1.5 11. Anh - - - 800 393 97 77 3.4 12. Niudilân - 14 58 334 157 349 110 - 13. Pháp 251 46 125 30 5 1 23 30 14. Mỹ - 248 140 305 154 22 61 38.1 15. Cuba 14 142 160 - - - - - 16. Nhật Bản 60 58 21 4 11 12 12 25.4 Như vậy , gạo Việt Nam đã có mặt ở khắp các châu lục và nhiều quốc gia trên thế giới . . Nguyên nhân là do sự bội thu lúa gạo ở cả những nước nhập khẩu và những nước xuất khẩu ,cũng do việc Việt Nam đã xóa bỏ rào cản xuất khẩu gạo. Do vậy vấn đề về tìm đầu ra cho gạo xuất khẩu vẫn được các doanh nghiệp xuất khẩu lưu tâm và nghiên cứu . Ngoài những thị trường truyền thống , các doanh nghiệp xuất khẩu càn phải thâm nhập vào những thị trường tiềm năng. hiện nay thị trường của Indonesia là một thị trường màu mỡ mà ta nên khai thác bởi ngày 14/2/2007 , tại nước này đã mở thầu thêm 500.000 tấn gạo trong tháng 3 hoặc tháng 4 nhằm ngăn chặn tình trạng giá cả các mặt hàng thiết yếu leo thang, mà cho dến nay Indonesia mới nhập khẩu được 150.000 tấn gạo, một cơ hội có tiềm năng rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Giới thiệu một số thị trường tiềm năng : -Angieri: quốc gia này không sản xuất lúa gạo mà chỉ nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ . Đối thủ cạnh tranh chính là Tây Ban Nha -Xênêgan: Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường này từ năm 2000 với sản lượng xuất khẩu là 106,458 tấn .Đối thủ cạnh tranh chính là Thái Lan . -Nam Phi: Trong năm 2007,dự tính nhập khẩu là 545,000 tấn .Nhu cầu nhập khẩu trong nứoc tăng kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng trong vài năm gần đây. Thái lan và ấn Độ là hai đối thủ cạnh tranh chính . -ảrập-xêút: Quốc gia này không sản xuất lúa gạo , nhu cầu tăng hàng năm . Chính phủ không đánh thuế nhập khẩu . ấn Độ là đối thủ cạnh tranh chính tại thị trường này . -Siri: Quốc gia này cũng không sản xuất lúa gạo . Tất cả nhu cầu đều được đáp ứng bằng gạo nhập khẩu .thuế nhập khẩu 7%.Đối thủ cạnh tranh chính là Thái Lan và Ai Cập . Như vậy,các thị trường tiềm năng trên đều rất khả quan .Việc thâm nhập được vào thị trường này sẽ góp phàn làm tăng uy tín của gạo Việt nam trên thị trường quốc tế. Mặt khác sẽ giúp Việt Nam giữ vững đựoc danh hiệu đứng đầu trong xuất khẩu gạo . Vạy nên , cần phải có các chiến lược tiếp cận thị trường hợp lý. 2.Cạnh tranh về cơ cấu sản xuất Cơ cấu sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm tăng năng suất của lúa gạo . Do vậy nó cũng là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế . Cho nên , quản lý tốt cơ cấu sản xuất là gián tiếp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam .Hiện nay , nguồn lúa gạo dùng cho xuát khẩu chủ yếu lấy từ vựa lúa của đồng bằng SCL. Nhà nước đã quan tâm rất nhiều tới vựa lúa này với mong muốn thu được hiệu quả kinh tế cao. Đồng bằng SCLlà vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta , gần 100% sản lượng gạo xuất khẩu được lấy từ đây . Do vậy ,việc nhà nước đầu tư lớn cho vựa lúa này là hoàn toàn đúng đắn và tối cần thiết , sản lượng lúa của đồng bằng SCL liên tục phát triển cả về sản lượng lẫn chất lượng . Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 10.5%/ năm trên sản lượng bình quân cả nước là 7.35%/ năm . Nhờ quản lý tốt trong lĩnh vực làm thuỷ lợi , khai hoang , tiêu úng ,xổ phèn , cải tạo đất đã biến các vùng Đồng Tháp Mười , Tứ Giác Long Xuyên và vùng tây sông Hậu thành những vùng đất có hai vụ lúa ăn chắc . Cơ cấu đất trồng được thay đổi đáng kể , từ đất trồng chủ yếu 1vụ/năm sang 2-3vụ/ năm . Tăng vụ chuyển vụ không chỉ làm tăng thêm diện tích mà còn tạo điều kiện cho việc thay đổi cơ cấu giống lúa , đổi mới qui trình sản xuất và thực hiện thâm canh làm cho năng suất lúa từng vụ và từng vùng tăng lên Như vậy nhờ quản lý tốt cơ cấu sản xuất mà sau 25 năm sản lượng lúa của vùng này tăng lên 12 triêụ tấn, nên đã góp phần quyết định chuyển từ cơ cấu cơ chế phân phối bao cấp sang cơ chế mậu dịch tự do vè lương thực theo cung cầu và giá cả thị trường . Góp phần bảo đảm cho an ninh lương thực quốc gia trở nên vững chắc và dư thừa gạo để xuất khẩu , bảo đảm được vị trí xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ 2 trên toàn thế giới. II. Các đối thủ cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam 1. Trung Quốc và ấn Độ Đây là hai quốc gia mất nhiều thị phần nhất trong những năm qua . - Trung Quốc : Năm 2006/07, Trung Quốc là một nước có khối lượng gạo dự trữ lớn nhất thế giới( 36,58 triệu tấn trên tổng 79,07 triệu tấn), lượng tiêu thụ gạo lại đứng thứ 2 thế giới ( 127,8 triệu tấn trên tổng 417,73 triệu tấn)và sản lượng sản xuất gạo hiện được dự báo đứng hàng đầu thế giới( 128 triệu tấn trên tổng 414,95 triệu tấn). Do đó đây là một đối thủ mà Việt Nam cần lưu ý và dè chừng. - ấn Độ : Xuất khẩu gạo của nước này đứng thứ 3 thế giới. Bộ nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượn gạo ấn Độ năm 2006/2007 đạt 90,5 triệu tấn, và xuất khẩu gạo nước này năm 2006 đạt 4 triệu tấn. Gạo ấn Độ nhất là gạo đồ , tiếp tục cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới , làm tăng mạnh lượng xuất khẩu.. 2. Pakistan: Đang nỗ lực phát triển những gióng lúa lai mới từ những giống lúa Basmati hiện nay để tăng năng suất lúa, nhằm tăng sản lượng xuất khẩu. Bộ nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Pakĩtan năm marketing 2006/07 sẽ đạt 5,6 triệu tấn, trong đó 2,9 triệu tấn sẽ được xuất khẩu. 3. Mỹ : Hiện nay đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 4 thế giới. Các nhà xuất khẩu gạo của Mỹ đang tìm cách giành lại thị trường EU. tính đến thời điểm này tong vụ 2006/07 , xuất khẩu gạo của mỹ ước giảm gần 20%, chủ yếu do xuất khẩu sang EU giảm mạnh sau khi EU phát hiện ra một số lô hàng xuất khẩu từ Mỹ có chứa loại gạo biến đổi gien LL601, đây là một khó khăn lớn cho hoạt động xuất khẩu gạo của Mỹ sang thị trường EU và các nước khác, và đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của mình. 4.Thái Lan : Tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan chiếm 24.2-28%tổng sản lượng mua bán của thế giới , dẫn đầu các nước xuất khẩu gạo. Thái Lan có thị trường ở trên khắp thế giới , mạnh nhất là Châu á ,Trung Đông , EU và Mỹ . Gạo Thái Lan có nhiều lợi thế cạnh tranh do có mặt lâu trên thị trường ,chất lượng gạo được thử thách bởi người tiêu dùng khắp nơi .Có thị trường ổn định, điều kiện hậu cần tốt do xuất khẩu vững chắc Thái Lan đã cạnh tranh hữu hiệu với Mỹ ở thị trường phẩm chất cao , với ấn Độ ,Việt Nam .trung Quốc ..ở thị trường phẩm chất thấp .Cụ thể năm vừa qua diễn biến như sau: Bảng 7: Diễn biến gạo tấm 5% của Việt Nam và Thái Lan Đơn vị tính:USD/tấn FOB Tháng ,năm Thái Lan Việt Nam Tháng 12/2005 276-280 257-270 Tháng 1/2006 282-294 260-276 Tháng 2/2006 293-300 258-267 Tháng3/2006 300-303 250-255 Tháng 4/2006 298-310 245-250 Tháng 5/2006 300-310 250-265 Tháng 6/2006 312-315 263-267 Tháng 7/2006 313-316 251-265 Tháng 8/2006 310-318 260-270 Tháng 9/2006 307-312 268-275 Tháng 10/2006 296-307 270-285 Tháng 11/2006 295-308 289-302 Tháng 12/2006 307-315 20-285 Nguồn : Tạp chí Thị trường giá cả Qua những phân tích trên ta thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam, bởi nước ta dang có lợi thế rất mạnh về mặt hàng này, việc đuổi kịp Thái Lan không chỉ còn là vấn đề về thời gian mà ở đây cần phải có sự nỗ lực cố gắng của tất cả mọi người liên quan , hơn nữa Đảng và Nhà nước có những chính sách hỗ trợ hợp lý tạo nên một nguồn thu quan trọng cho nước nhà, cải thiện được đời sống của người nông dân nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung. Bảng 8: Mậu dịch gạo thế giới xếp hạng một số quốc gia q: sản lượng, r: thứ tự xếp hạng, 1000tấn Tên nước 2002 2003 2004 2005 2006 q r q r q r q r q r 1.Achentina 530 9 589 8 654 9 500 9 250 10 2.Oxtralia 641 7 542 9 661 8 575 8 625 8 3.Miama 15 12 94 12 57 12 300 11 250 10 4.Trung Quốc 938 6 3734 4 2708 3 320 2 3200 4 5.Gaiana 286 11 250 2 300 11 300 11 275 9 6.ấn Độ 1954 6 4491 5 2554 5 1300 4 1300 3 7Pakistan 1982 4 1800 1 1837 6 1850 5 1800 5 8.Thái Lan 5216 1 6367 7 6679 1 6300 1 6300 1 9.Urugoay 640 8 639 3 685 7 650 7 700 7 10.Việt Nam 3327 2 3776 2 4555 2 5200 2 5000 2 11. EU 372 10 346 11 348 10 350 10 350 12 12.Mỹ 2304 3 3156 5 2648 4 2750 4 2650 5 Nguồn: Tạp chí thị trường giá cả III. Đánh giá về khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu ở Việt Nam 1. Những thành công. Đến nay trên 70% diện tích trồng lúa ở ĐBSCL đã được thu hoạch. Sản lượng ước khoảng 8,3 triệu tấn thóc, giá lúa tăng và đứng ở mức cao, ngay cả khi thu rộ: 1.900- 2000 đồng/kg lúa xuất khẩu,2.700-2.900 đồng /kg lúa thơm.Bộ thương mại dự tính tiếp tục trong thời gian tới , giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng, do nhu cầu nhập khẩu gạo từ một số nướ châu á và Châu Phi tăng mạnh trong khi nguồn cung lại giảm dần. Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt nam đã tăng từ 4-6USD/tấn. Giá gạo 5% tấm đứng ở mức 268- 270 USD /tấn và loại 25%tấm là 244-248 USD/ tấn. Trong tháng 8/2006, Việt Nam đã xuất khẩu được 500 tấn gạo , nâng tổng sản lượng xuất khẩu gạo trong 8 tháng của năm 2006 lên tới mức 3,8 triệu tấn . Gía gạo trong năm 2006 ổn định ở mức giá cao, đặc biệt gạo Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách về giá với gạo Thái Lan , chỉ còn chênh lệch từ 4-5 USD/ tấn. Trong nửa đầu tháng 3 , Việt Nam xuất khẩu trên 140000 tấn gạo, kim ngạch đạt 43,5 triệu USD. Trong tháng 2 xuất khẩu gạo cả nước đạt 63triệu USD với sản lượng 193.000 tấn, tăng 201% về giá trị và 193% về sản lượng so với tháng 1 /2007, nhưng giảm 30% về trị giá và 40% về lượng so với cùng kì năm 2006, đưa kim nghạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm lên toiứ 84 triệu USD với sản luơnựg 259,5 nghìn tấn, giảm 50% về trị giá và 57% về lượng so với cùng kì năm 2007. đáng chú ý là trong tháng 2/2007, Việt Nam xuất khẩu được 11 chủng loại gạo, tăng 1 chủng loại so với thàn1/2007 nhưng lại giảm 6 chủng loại so với cùng kì năm ngoái. trong đó gạo 15% tấm, gạo 25% tấm và gạo nếp 10% tấm là những chủng loại được xuất khẩu chủ yếu , lần lượt chiếm 80%,5% và 11% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước trong thời gian này. Thông tin mới nhất cho biết các doanh nghiệp đã kí được các hợp đồng xuất khẩu gạo gần 600.000 tấn dến hết quý I năm nay, trong đó thị trường Philippiné đã kí đến 342.500 tấn. Hiện nay , xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thái Lan, đạt sản lượng và chất lượng tốt nhất từ trước tới nay.Song song với sản lượng đó chính là sự thành công trong lĩnh vực tăng chất lượng gạo xuất khẩu. Các loại lúa có chất lượng cao như : IR64, OM1490, OM2031, VND95-20 đã dần chiếm được ưu thế trên thị trường quốc tế. Điều này đã góp phần cải thiện giá cả lúa gạo ở nước ta . Việc quản lý tốt cơ cấu sản xuất góp phần nâng cao năng xuất lúa của ta, hơn nữa, do áp dụng một số khoa học công nghệ vào trong sản xuất và chế biến nên quá trình chế biến được rút ngắn hơn, bao bì , mẫu mã ,đóng gói đẹp hơn đã đáp ứng dược thị hiếu về thẩm mỹ của người tiêu dùng. Hạt gạo Việt Nam ngày càng dẻo hơn, thơm ngon hơn, sạch sẽ hơn phù hợp với nhu cầu về ăn ngon của người tiêu dùng . 2. Những hạn chế Bên cạnh những thành công mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua , hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam còn gặp phải những khó khăn trở ngại như: Dự kiến năm 2007 , xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ ở 4- 4,6 tr tấn gạo, 2 tháng đầu năm mới xuất khẩu được 316.000 tấn gạo, đạt 101 triệu USD, như vậy tốc độ xuất khẩu gạo cũng rất cầm chừng. Tổng mức đầu tư còn thấp, tỉ lệ vốn đầu tư gày càng giảm và không tương xứng với vị trí mà nông nghiệp Việt Nam đã đặt được qua hoạt động xuất khẩu gạo . Về phân bón và thuốc trừ sâu của ta không đạt chất lượng cao nên ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng lúa gạo. Mặt khác, đất nước Việt Nam thường xuyên gặp phải thiên tai những vùng trồng lúa chính nên năng suất hàng năm cũng giảm đi rõ rệt. So với các quốc gia xuất khẩu khác thì chất lượng gạo của ta vẫn còn kém, đặc biệt là mặt hàng gạo cao cấp cho nên hạn chế sự thu hút đối với các khách hàng quốc tế . Công tác tiếp thị còn yếu kém nên cũng hạn chế rất nhiều đến sản lượng gạo xuất ra. Như vậy , những hạn chế trên, đã làm cho gạo xuất khẩu Việt Nam chưa có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. 3. Nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam Do sự biến động về sản lượng lúa gạo trên thị trường thế giới trong những năm gần đây, tăng từ 59,5 triệu tấn năm 2005 tới 63,5 triệu tấn năm 2006 ( tăng 0,8% ) và dự kiến năm 2007 này sẽ tăng khoảng 0,9 triệu tấn nữa . Điều này làm cho thị trường gạo thế giới ngày càng sôi động hơn , cạnh tranh về giá cả và chất lượng ngày càng gay gắt hơn. Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp trên còn có một số nguyên nhân gián tiếp như: Thứ nhất Hiện nay Việt Nam vừa mới rỡ bỏ rào cản xuất khẩu gạo,tuy đây là một điều đáng mừng nhưng nó còn quá mới mẻ đối với nước ta , chúng ta chưa thích ứng nhanh được. Do đó chưa đưa ra được những chiến lược về thị trường , chiến lược về sản phẩm, và chưa xác lập được một hệ thống thị trường và bán hàng ổn định . Tình trạng “bán tấm, bán món”vẫn còn xảy ra Thứ hai Việc sản xuất lúa gạo còn thiếu sự qui hoạch Thứ ba Hệ thống chế biến, bảo quản phục vụ sản xuất vẫn còn nhiều yếu kém, lại phân bố thiếu hợp lý, chất lượng chế biến gạo không cao và chi phí sản xuất tăng. Thứ tư Mạng lưới thu mua , vận chuyển , chế biến phục vụ xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào tư thương làm tăng chi phí trung gian và gây tình trạng lưu thông chồng chéo , vận chuyển vòng vèo , phá giá , tranh mua tranh bán làm mất ổn định thị trường và gây thiệt hại cho cả người sản xuất và người tiêu dùng . Thứ năm Việc điều hành xuất khẩu hiện nay vẫn còn nhiều lúng túng , nhiều lúc không kịp thời gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc chủ động nguồn hàng và ký kết hợp đồng. Ngoài ra còn do nguyên nhân khách quan đó là Chính Phủ Thái Lan tiếp tục thực hiện chương trình can thiệp vào thị trường lúa gạo nội địa , thêm vào đó đồng Bath Thái Lan tăng giá so với đồng đôla Mỹ. 4. Bài học từ thực tiễn Cần xác định nguồn hàng , xây dựng chiến lược kinh doanh là cực kì quan trọng đối với quản lý, nhà kinh doanh: gạo là mặt hàng đặc biệt , có ý nghĩa rất nhạy cảm về kinh tế –xã hội. đặc biệt là do cung cầu về giá cả gạo thế giới , rất nhạy cảm với giá trong nước .Nhiều năm qua thị trường cung chủ yếu là Thái Lan , Việt Nam , Mỹ, ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan. thị trường cầu chủ yếu ( ăn gạo Việt Nam) là Indonesia, Malaysia, Philippinse, Iraq và Châu phi. Ngay cả thị trường cung và cầu ta cũng phải bằng mọi cách nắm cân đối lương thực của các nước trên, để xác định cung- cầu của họ trong từng mùa vụ, từ đó các doanh nghiệp quyết định ký kết hợp đồng và ấn định lượng, giá , thời điểm giao hàng, nhằm hạn chế bán “ hớ “ để rồi thua lỗ. Kinh nghiệm nhiều năm qua , cứ vào thời điểm cuối năm trước , đầu năm sau, các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài “xâm nhập” , tìm mua gạo Việt Nam với số lượng lớn. Tạo giao dịch thị trường sôi động thì y như rằng năm đó giá gạo thế giới ngày càng tăng, kéo tăng giá gạo trong nước. Ngược lại, cuối năm 2006, đầu năm 2007 cung cầu , giá cả lúa gạo thé giới diễn biến theo chiều thuận. Có lợi cho nhà nông, cho nhà doanh nghiệp. Song đáng tiếc là các doanh nghiệp của ta lại nóng vội, ký kết một số hợp đồng xuất khẩu gạo với giá thấp so với hiện nay. Chung uy cũng tại không nắm vững thông tin, thiếu phân tích tình hình xây dựng kế hoạch thu mua xuất khẩu. Lưu thông gạo nhiều năm qua đã tự do cạn tranh. Hạt lúa, hạt gạo của ta nay đã có “ Vạn người bán, vạn người mua.” Để hạn chế cạnh tranh “ vô Chính Phủ” , phát huy cạnh tranh lành mạnh. Có sự điều tiết của Nhà Nước ,vai trò của chính Phủ, các tổng công ty lương thực, hiệp hội xuất khẩu gạo ở Việt Nam là hết sức quan trọng. Việc quản lý hoạt động kinh doanh, giá cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần tham gia xuất khẩu gạo vừa qua ta còn yếu kém. Về đối phó thị trường ngoại , từ quý 4 năm 2006 đến nay , giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn ta từ 4-6 USD /tấn ( những năm trước giá gạo 25% tấm , giá của 2 nước sát nhau) . Những phiên đấu thầu gạo bán cho Philippinse gần đây, Thái Lan và các nước khác không mặn mà tranh chấp quyết liệt với ta , cứ để ta bán trước , giá thấp, họ bán sau, cuối năm giá cao để kiếm lời. Để bù đắp khó khăn đã qua,tránh rủi ro kinh tế , các nhà quản lý , các doanh nghiệp xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm trước tình hình thị trường ,giá cả trong nước và thế giới còn diễn biến rất phức tạp, cần bình tĩnh, nắm chắc tình hình , không nóng vội. Điều đáng mừng là : cung –cầu ,giá cả gạo thế giới đang có lợi cho nhà sản xuất. Hàng triệu hộ nông dân ở ĐBSCL sản xuất lúa đông xuân năm nay đang rất phẩn khởi vì trúng mùa, trúng giá, làm tăng thu nhập so với đông xuân năm ngoái không dưới 15.000 tỷ đồng. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu ở việt nam Hơn 20 năm qua Việt Nam đã xuất khẩu được 26 nước trên thế giới trong đó có 15 thị trường ổn định và tập trung , hạt gạo Việt Nam đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nhà nước . Tuy nhiên giữ vững nhịp độ sản xuất nông nghiệp , bảo đảm an ninh lương thực ,và tiếp tục xuất khẩu gạo đạt kết quả ngày càng cao vãn luôn là bài toán khó . Tình trạng thu gom lúa của nông dân luôn bị đông do giá cả nên xuống thất thường . Đa phần người trồng lúa thường xuyên thiếu vốn cho sản xuất nên đã hạn chế khả năng mở rộng diện tích trồng lúa xuất khẩu . Vùng xuất khẩu gạo chưa được qui hoạch cụ thẻ và chưa có chế độ ưu tiên để khuyến khích nông dân sản xuất gạo xuất khẩu . Chúng ta cũng chưa có chế độ tín dụng ưu đãi nhằm củng cố đủ số lượng , đúng thời gian cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo . Từ những thực trạng xuất khẩu gạo thời gian qua , để chấn chỉnh những yếu kêm đưa thế vị hạt gạo Việt Nam lên tầm cao thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp : I.Qui hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu Đây là một trong những điều kiện quan trọng để đáp ứng tôt nhât với thị trường nước nhoài về số lượng và chất lượng . Công cụ cạnh tranh số một nhằm nâng cao chữ “tín” trên thị trường quốc tế . Qui hoạch vùng sản xuất khẩu là cơ sở để nhà nứơc giao và quản lí hạn ngạch xuất khẩu . Đó cũng là căn cứ để nhà nước có thể phân công thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có hướng đầu tư đúng đắn và triển khai các thành tựu khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất . Qui hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu sẽ đảm bảo sự phân phối đồng bộ các hoạt động sản xuất , chế biến ,vận chuyển , bảo quản từ người sản xuất đến khâu góp phần lầm giảm chi phí , tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế . II.Tăng cường tín dụng ưu đãi Khá đông những người trồng lúa ở nước ta thuộc tầng lớp ngheò thường xuyên thiếu vốn cho sản xuất . Trong điềù kiện hiện nay để có sản phẩm lúa gạo xuất khẩu tốt trong quá trình chế biến đòi hỏi phải tuân thủ quá trình kỹ thuật ngặt nghèo và tốn kém , đặc biệt là các loại lúa đạt sản lượng cao . Trong tình hình đó cần phải có sự hỗ trợ cho nông dân từ phía nhà nước , hình thức tín dụnh vốn có nhiều ưu điểm hơn cả . Tính bắt buộc phải hoàn trả vốn lầm cho người vay phải sáng tạo để kinh doanh đạt hiệu quả cao . Hỗ trợ nông dân dưới hình thức tín dụng nhưng phải là tín dụng ưu đãi . Trong tưong lai để tăng thêm nguồn vay đến các hộ nông dân , nhà nước cần phải có những qui chế đối với các ngân hàng thương mại phải dành một tỷ lệ vốn vay cho người nông dân . III.Xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo Trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp , hệ thống thuỷ lợi là một trong những trọng tâm hàng đầu . Để nâng cao hiệu quả khai thác và không ngừng tiếng hành tu bổ nâng cấp hệ thống thuỷ lợi đã có nên tiến hành tư nhân hoá các công trình thuỷ lợi . Hình thức phổ biến mà các địa phương áp dụng là tổ chức đấu thầu các công trình thuỷ lợi nhỏ . Quá trình đó sẽ phục vụ hoạt động tưới tiêu tốt hơn , ngăn chặn tình trạng xuống cấp c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35873.doc
Tài liệu liên quan