Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

I. Quan niệm về TMĐT và lợi ích của nó

1. Khái niệm TMĐT

2. Đặc trưng của TMĐT

3. Lợi ích của TMĐT

II. Hình thức hoạt động TMĐT

1.Giao dịch TMĐT

2. Các loại giao dịch TMĐT

3. Hình thức hoạt động của TMĐT

III. Cơ sở đảm bảo hoạt động của TMĐT ở nước ta

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TMĐT Ở VIỆT NAM

 I. Môi trường phát triển TMĐT

1.Nhận thức và nguồn nhân lực cho TMĐT

1.1.Nhận thức xã hội đối với TMĐT

1.2.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT

2.Chính sách và pháp luật cho phát triển TMĐT

2.1. Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc triển khai TMĐT

2.2. Các yêu cầu pháp lý cho việc phát triển TMĐT

2.3.Một số chính sách liên quan tới TMĐT

2.4.Pháp luật

3.Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ TMĐT

3.1.Công nghệ thông tin (CNTT)

3.2. Viễn thông và Internet

3.3. Thanh toàn điện tử

II. Một số loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến

1.Tình hình phát triển chung

1.1. Mở ra một hướng đi mới cho các doang nghiệp (DN)

1.2. Phát triển sôi động nhưng thiếu cân đối

1.3. Định hướng phát triển

2. Các dịch vụ công

3. Quảng cáo trực tuyến

4. Giải trí trực tuyến

5. Đào tạo trực tuyến

6. Các loại hình kinh doanh giá trị giá trị gia tăng trực tuyến khác

6.1. Báo điện tử khẳng định vị thế

6.2. Dịch vụ gia tăng cho mạng điện thoại di động

III. Tình hình ứng dụng TMĐT trong DN

1.Tình hình ứng dụng TMĐT trong DN

2.Tình hình kinh doanh TMĐT

2.1. B2B

2.2. B2C và C2C

3.Ứng dụng TMĐT với DN xuất khẩu

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM (VN)

I.Phương hướng phát triển TMĐT ở VN

II.Một số giải pháp cho phát triển TMĐT ở VN

 

KẾT LUẬN

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9553 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là thành viên của tổ chức Visa international và Master Card. Ở ngân hàng Ngoại thương đã triển khai dịch vụ TMĐT có tên gọi “Vietcombank Cyber Bill Payment” có thể sử dụng mạng Internet để thực hiện các giao dịch thanh toán cước phí điện thoại, chuyển tiền. Ngân hàng Á Châu đã thực hiện rất nhiều các giao dịch qua mạng như Phone - banking, Mobile - banking, Internet - banking và đã có một số lượng khách hàng lớn. Trung tuần tháng 8 năm 2007, ngân hàng Techcombank chính thức triển khai cổng thanh toán điện tử F@st VietPay. Đây là giải pháp thanh toán trên cơ sở hợp tác giữa Techcombank và Asia Pay, một đối tác chuyên cung cấp các giải pháp thanh toán qua mạng Internet và có trụ sở tại Hồng Kông. Với giải pháp này, khách hàng có thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, Master… có thể thực hiện các giao dịch mua sắm trực tuyến trên các trang web bán hàng qua mạng trong và ngoài nước, tương tự như phương thức mua hàng qua các trang web TMĐT nổi tiếng trên thế giới như Amazon.com, Alibaba.com, eBay.com. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán vẫn còn rất lớn, chiếm từ 20-30% tổng các phương tiện thanh toán, trong khi thanh toán bằng thẻ mới chỉ chiếm 2% trong tổng các phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, con số này đã là kết quả của nhiều tiến bộ mang tính đột biến trong vài năm gần đây của thị trường thanh toán thẻ tại Việt Nam. _Kênh giao dịch tự động (ATM) cũng được các ngân hàng chú trọng phát triển. Bắt đầu từ năm 2002 khi mỗi ngân hàng chỉ có vài chục máy, đến nay số lượng ATM trên thị trường đã lên tới hơn 2.500 máy tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Riêng trong năm 2006 có hơn 600 máy được lắp đặt thêm. Tuy nhiên, mức độ kết nối cũng như phối hợp chia sẻ nguồn lực giữa các ngân hàng trong khi phát triển mạng lưới ATM còn rất thấp, dẫn đến sự phân tán thị trường và bất tiện cho người sử dụng khi thẻ của ngân hàng này không thể sử dụng ở máy ATM của ngân hàng khác. _Các dịch vụ ngân hàng điện tử : Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều đã có website và một số bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến để khách hàng gửi thắc mắc, góp ý cũng như xem tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm, số dư tài khoản, liệt kê giao dịch phát sinh và hướng tới thực hiện chuyển khoản, thanh toán hoá đơn, v.v… Tuy nhiên, các tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử hiện còn nhiều hạn chế. Khách hàng mở tài khoản trong Internet Banking chỉ xem được số tiền hiện có, việc chuyển khoản, thanh toán chi phí điện, nước, điện thoại đa phần vẫn chưa thực hiện được. Ngoài Internet Banking, một số dịch vụ khác như Phone Banking, SMS Banking, Mobile Banking và Home Banking cũng bắt đầu được các ngân hàng thử nghiệm triển khai ở những mức độ khác nhau. * Thanh toán qua mạng tại VN: Trong môi trường làm ăn cạnh tranh như hiện nay DN rất cần có những công cụ giao dịch hiệu quả hỗ trợ việc kinh doanh như thanh toán qua mạng, trong khi đó DN lại không thể chủ động hoạt động trong lĩnh vực này. Ở VN hiện có một số phương thức thanh toán đang được áp dụng đó là trả tiền mặt khi giao hàng, mở tài khoản ở nước ngoài để nhận tiền trả bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản qua Ngân hàng, gửi tiền qua Bưu điện, chuyển qua hệ thống chuyển tiền quốc tế, phát hành thẻ trả trước. Với chừng ấy phương thức thanh toán, vẫn chưa đủ khi thiếu hình thức thanh toán trực tuyến. Đáng chú ý hơn, nếu không có biện pháp quản lý Nhà nước có thể bị thất thu thuế tiền tỷ nếu DN chọn giải pháp nhờ người trung gian mở tài khoản ở nước ngoài. Ngoài ra, khai thông thương trường TMĐT cũng là cách khẳng định vị thế của thương hiệu VN, hòa mình vào sân chơi toàn cầu. *Một số bước tiến mới của dịch vụ ngân hàng điện tử _Từ ngày 1/8/2006, hơn 800.000 chủ thẻ Đa năng của Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) đều có thể chuyển tiền qua điện thoại di động. _TMĐT Việt Nam 2008: Xuất hiện dịch vụ thanh toán bằng Thẻ : Khi mua hàng tại ChợĐiệnTử từ bất kỳ đâu trên thế giới bạn có thể thanh toán bằng thẻ Tín dụng (Credit) hoặc Ghi nợ (Debit) Quốc tế với các thương hiệu VISA, MASTER, JCB, AMEX, DINERS và có tác dụng ngay sau khi người mua đặt lệnh thanh toán.Dịch vụ chính thức bắt đầu từ ngày 01/01/2008, là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Ngân hàng VietComBank và Công ty OnePay. Sự kiện này đã chính thức gỡ bỏ hoàn toàn những rào cản kỹ thuật phức tạp nhất đối với việc giao dịch mua bán qua mạng Internet. Dự báo dịch vụ thanh toán trực tuyến sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Thương Mại Điện Tử Việt Nam kể từ năm 2008. II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN 1 . Tình hình phát triển chung Trong vòng 7 năm trở lại đây, kinh doanh dịch vụ trực tuyến bắt đầu sôi động trên thế giới, đặc biệt là các nước có hạ tầng CNTT và viễn thông phát triển. Ở Việt Nam, hình thức kinh doanh này được hình thành từ những năm 90 nhưng thực sự có bước ghi nhận trong 3 năm gần đây. Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, là nước thuộc khu vực năng động nhất thế giới về CNTT, sẽ được thừa hưởng các thành tựu khoa học trong ngành. Ngoài ra, số người sử dụng Internet tăng nhanh, cùng với khả năng thích ứng tốt các công nghệ mới trên thế giới và khu vực đã góp phần giúp các đối tượng trong xã hội tham gia các dịch vụ có tiềm năng phát triển này. Năm 2006 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến. Các dịch vụ kinh doanh trực tuyến đều thuộc ngành Công nghiệp nội dung số, ngành có tổng doanh thu toàn cầu dự kiến đạt khoảng 430 tỷ USD trong năm 2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân 30% năm. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU đã xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến. Không nằm ngoài xu hướng phát triển đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam cũng đã hình thành và bắt đầu phát triển. Tổng doanh số các hoạt động phát triển nội dung cho Internet, nội dung mạng di dộng, trò chơi điện tử, đào tạo trực tuyến, y tế điện tử, phát triển kho dữ liệu số, phim số và đa phương tiện số trong năm 2005 đạt khoảng 76 triệu USD. Tuy con số này còn khiêm tốn trên bình diện cạnh tranh quốc tế nhưng được đánh giá là sự khởi đầu tốt đẹp cho ngành kinh doanh dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam 1.1. Mở ra một hướng đi mới cho các DN Xét trong bối cảnh hiện tại, công nghệ thông tin toàn cầu đang tăng trưởng mạnh, Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, là nước thuộc khu vực năng động nhất thế giới về công nghệ thông tin, sẽ được thừa hưởng các thành tựu khoa học trong ngành. Ngoài ra, số người sử dụng Internet tăng nhanh, cùng với khả năng thích ứng tốt các công nghệ mới trên thế giới và khu vực cũng giúp doanh nghiệp trong nước có những lợi thế nhất định khi tham gia kinh doanh các dịch vụ có tiềm năng phát triển nhanh này. Nhiều doanh nghiệp trong nước tỏ ra khá nhạy bén trong việc tiếp cận và khai thác ngành kinh doanh mới. Theo thống kê ban đầu của công ty Nghiên cứu và Tư vấn Markcom, hiện có khoảng hơn 200 DN tham gia kinh doanh dịch vụ trực tuyến, tập trung chủ yếu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đa phần đều là những doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới tham gia hoạt động trong ngành này. Tuổi đời của doanh nghiệp được chia thành 3 nhóm: nhóm từ 1-3 năm, nhóm từ 3-5 năm và nhóm trên 6 năm; trong đó nhóm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (xấp xỉ 40%). Kết quả này cho thấy kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam thực sự chỉ mới bắt đầu và thị trường còn đang trong giai đoạn hình thành. Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, thì đến nay con số này đã tăng lên gấp 6 lần tức khoảng 19,3 triệu người, chiếm tỷ lệ 22,96% dân số cả nước.Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. Theo thống kê của Vụ TMĐT thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 20.000 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền.vn (như .com.vn,.net.vn...) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004). Những năm 2003, 2004 các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C... đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo... Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng... Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp. Thậm chí việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết đến cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quả, bằng chứng là có nhiều website có số lượng người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều năm, và đa số các website giới thiệu thông tin, sản phẩm này của doanh nghiệp được Alexa xếp hạng rất “lớn” (trên 500.000). Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưa được định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước. Để phát triển một hướng kinh doanh mới, doanh nghiệp luôn đối mặt với nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn là phải cạnh tranh khốc liệt với DN trong khu vực, đặc biệt là DN Trung Quốc, trong việc thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển ngành. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực yếu, chất lượng Internet chưa cao cũng tạo trở ngại cho doanh nghiệp triển khai kinh doanh trực tuyến. Các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài chưa đem lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp. Tuy khó khăn còn nhiều, nhưng với sự năng động của mình và sức hút từ những lợi ích có thể có được, doanh nghiệp trong nước đang tích cực khai thác lợi thế của loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến. 1.2. Phát triển sôi động nhưng thiếu cân đối Số lượng doanh nghiệp và doanh thu từ kinh doanh dịch vụ trực tuyến đang có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, cơ cấu doanh nghiệp trong từng loại hình dịch vụ trực tuyến lại có sự chênh lệch rõ nét.Các loại hình dịch vụ trực tuyến được phân chia thành hai nhóm khá rõ ràng. Nhóm thứ nhất là nhóm mới hình thành, bắt đầu phát triển. Nhóm thứ hai là nhóm đang phát triển với tốc độ khá ổn định. Trong tương quan giữa số lượng DN cung cấp dịch vụ và doanh thu đạt được, nội dung cho điện thoại di động và trò chơi trực tuyến là hai loại hình dịch vụ có tiềm năng phát triển cao. Giá trị doanh thu lớn trong khi số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường còn tương đối thấp sẽ là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của những lĩnh vực kinh doanh này trong vài năm tới. 1.3.Định hướng phát triển Nhà nước ta đang hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận TMĐT : − Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học tập và ứng dụng internet trong nhà trường, các vùng nông thôn, trong thanh niên − Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin ở các mức độ khác nhau − Xây dựng chính phủ điện tử, cải cách hành chính để từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao tiếp với người dân − Xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT − Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ − Xây dựng các dự án điểm, các công thông tin để các doanh nghiệp từng bước tiếp cận đến TMĐT − Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng cho hàng hoá và dịch vụ. *Theo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg), thì mục tiêu của Việt Nam trong việc phát triển TMĐT đến năm 2010 như sau: (i) Khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2B. (ii) Khoảng 80% có quy mô vừa và nhỏ tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2C hoặc B2B. (iii) Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT loại hình C2B hoặc C2C. (iv) Các chào thầu mua sắm Chính phủ được công bố trên các trang tin của các cơ quan Chính phủ và ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua sắm Chính phủ. 2.Các dịch vụ công Một trong những nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, bao gồm các bộ ngành ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương, là cung cấp các dịch vụ công. Dịch vụ công là tất cả những hoạt động giao tiếp giữa cơ quan hành chính với các tổ chức, cá nhân trong xã hội mà kết quả cuối cùng là đáp ứng, giải quyết một nhu cầu của tổ chức, cá nhân đó. Dịch vụ công là kết quả của hoạt động xây dựng chính sách và được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Dịch vụ công là một đặc thù của cơ quan hành chính, có nghĩa là chỉ có cơ quan hành chính (hoặc tổ chức được cơ quan hành chính ủy quyền) mới được trao thẩm quyền để cung cấp dịch vụ, ví dụ: chỉ có cơ quan công an được phép cấp hộ chiếu phổ thông, chỉ có các Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này khác với các dịch vụ thông thường có thể do các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp. Trong số các đối tượng sử dụng dịch vụ công thì doanh nghiệp chiếm 1 tỷ lệ cao. Đồng thời số lượng các dịch vụ công do các cơ quan hành chính cung cấp rất lớn. Hiện nay đang có khoảng gần 40 dịch vụ công ở Việt Nam. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Trong bối cảnh Internet đã trở nên phổ cập, hình thức phổ biến nhất là cơ quan hành chính sử dụng website để cung cấp thông tin và giao dịch với doanh nghiệp và người dân. Tính đến nay, theo báo cáo TMĐT 2006 của Bộ Thương mại thì tất cả các Bộ ngành và 58/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có website, trong đó, một số website đã bước đầu thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, cho phép truy xuất các thông tin về kinh doanh, tải các mẫu đơn, gia hạn giấy phép, đăng ký kinh doanh, xin cấp phép và nộp thuế, v.v…Một số cơ quan nhà nước đã nỗ lực trong việc đưa các dịch vụ công lên mạng, điển hình là Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng cục Hải quan. Một số dịch vụ công trực tuyến tiêu biểu như khai báo thuế, đăng ký kinh doanh qua mạng, khai hải quan điện tử, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử,v.v...được các bộ ngành và địa phương quan tâm triển khai. Có 35 website công khai quy trình, thủ tục, hồ sơ, cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết, thời hạn và lệ phí,... Các website cũng cung cấp biểu mẫu hồ sơ đối với những loại thủ tục cần phải kê khai theo biểu mẫu quy định. Đây là hình thức đơn giản đầu tiên của hoạt động cung cấp dịch vụ công trên các website hành chính hiện nay tại Việt Nam. Một số website đã bước đầu cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh, khai hải quan điện tử, quản lý các trạm xăng dầu, đăng ký kiểm định phương tiện đo lường,… Đăng ký kinh doanh và khai hải quan là hai dịch vụ công điển hình được cung cấp trên mạng. 3. Quảng cáo trực tuyến Việc quảng cáo trên website hiện vẫn vướng mắc về mặt pháp lý. Điều 19.1.a của Nghị định 24/2003/NDD/CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo quy định : “Quảng cáo trên mạng thông tin máy tính phải gửi sản phẩm quảng cáo đến Bộ văn hóa – Thông tin trước khi thực hiện quảng cáo ít nhất mười ngày làm việc”.Đây là một quy định khó khá thi vì số lượng sản phẩm quảng cáo phải gửi về Bộ Văn hóa – Thông tin quá nhiều và thời gian chờ đợi mười ngày có khả năng làm mất tính thời điểm - một yếu tố rất quan trọng trong quảng cáo. a.Quảng cáo trực tuyến xác định chỗ đứng : Ở Việt Nam, theo một số đánh giá không chính thức, thì doanh thu của thị trường này vào năm 2006 là 64 tỷ VNĐ và trong những năm tới sẽ tăng trưởng 100% để đạt tới con số 500 tỷ VNĐ vào năm 2010. Quảng cáo trực tuyến của Việt Nam gần như đang bỏ ngỏ cho hai đại gia Yahoo! và Google khai thác. Không kể các chủ trang web tự khai thác quảng cáo trên các web site của mình, thì hiện tại Việt Nam chỉ có Công ty cổ phần trực tuyến 24H là hãng chuyên nghiệp đầu tiên đang có kế hoạch cạnh tranh với Yahoo! và Google. Bên cạnh các công ty lớn, chuyên nghiệp mang tầm quốc tế, những tiến bộ của doanh nghiệp trong nước cũng khá rõ nét. Phần lớn các website hiện nay của Việt Nam đều cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Số lượng doanh nghiệp cung cấp website tin tức và báo điện tử tham gia kinh doanh quảng cáo trực tuyến ngày một tăng. Hầu hết báo điện tử có được một phần doanh thu thương mại từ cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Ngoài ra, dịch vụ quảng cáo cũng đa dạng hơn, giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn kiểu quảng cáo trực tuyến phù hợp với năng lực của đơn vị mình. Hình thức quảng cáo đặt banner vẫn là phổ biến nhất nhưng được biến thể theo nhiều dạng với mức chi phí khác nhau. Ngoài ra, quảng cáo bằng cách đặt logo dẫn đến trang thông tin riêng của doanh nghiệp cũng là một phương thức mới. *Một số hình thức quảng cáo trực tuyến ra đời đầu tiên: - Quảng cáo banner truyền thống: dạng hình chữ nhật, chứa những đoạn văn bản ngắn, có hình động (animated pictures). - In-line : định dạng trong một cột đặt ở dưới bên trái hoặc bên phải của website. - Pop-up: một màn hình riêng chứa nội dung quảng cáo xuất hiện khi người dùng nhấn chuột để vào một trang tin khác. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển cũng như nhu cầu của xã hội, ngày nay các công ty đã chú ý đến yếu tố công nghệ và đưa ra nhiều lựa chọn đa dạng như cung cấp miễn phí bản tin (newsletter), quảng cáo qua các tập tin nội dung đa phương tiện (multimedia), qua các tập tin âm thanh, hình ảnh truyền phát trực tiếp, đặt logo kết nối tới website doanh nghiệp, … b.Doanh thu chưa cao nhưng tiềm năng phát triển lớn Theo ước tính của các chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến (QCTT) thì thị phần của ngành này năm 2007 chiếm khoảng 1,5% tổng ngành quảng cáo. So với con số từ 5-12% của các nước phát triển thì tiềm năng của QCTT ở VN rất sáng sủa. Số lượng người sử dụng Internet đông đảo và tăng trưởng nhanh (năm 2007 có thêm 4 triệu người sử dụng so với 2006) là một môi trường tiềm tàng để khai thác QCTT. Tuy nhiên, QCTT ở Việt Nam mới đang thời kỳ mới khai phá và hình thành. Theo số liệu của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA), trên 80% thị phần quảng cáo trong nước thuộc về các đài truyền hình, sau đó là quảng cáo trên ấn phẩm báo chí. Thị phần QCTT chỉ chiếm hơn 1% tổng thị trường quảng cáo. Còn theo ước tính của các chuyên gia về QCTT, doanh thu của thị trường QCTT ở Việt Nam vào năm 2006 là 64 tỉ VND, năm 2007 khoảng 160 tỉ VND và trong những năm tới sẽ tăng trưởng 100% để đạt tới con số 500 tỉ VND vào năm 2010. Tuy nhiên doanh thu của QCTT trên tổng ngành QC tại VN ở mức khoảng 1,5% (2007). Internet tốc độ cao (ADSL) trở nên phổ biến hơn cũng là lúc thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam chuyển động. Tuy nhiên, số website và báo điện tử có nguồn thu hoàn toàn dựa vào quảng cáo còn khá ít. Bảng 3: Các website lớn cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến ở VN STT Tên Địa chỉ 1 Báo điện tử Vnexpress 2 Báo điện tử Vietnamnet 3 Báo điện tử Thanh niên www.thanhnien.com.vn 4 Báo điện tử Dân trí www.dantri.com 5 Báo điện tử Lao động www.laodong.com.vn 6 Báo điện tử Ngôi sao 7 Công ty Cổ phần Quảng cáo dịch vụ trực tuyến www.24h.com.vn Các địa chỉ thu hút quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam vẫn chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở các báo điện tử lớn như VnExpress, VietnamNet, Tuổi trẻ, Dân trí và một số website tin tức như 24h.com.vn. Trên các website tin tức và một số báo điện tử trong nước, khách hàng quảng cáo trực tuyến thường xuyên và chiếm diện tích lớn nhất chính là các công ty đa quốc gia như Ford, Toyota, Nokia, Samsung, LG hoặc các công ty lớn trong lĩnh vực viễn thông như Tổng công ty Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Cổ phần Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn (S-Fone). Mặc dù đối tượng tham gia quảng cáo trực tuyến hiện nay chủ yếu là các công ty lớn nhưng với sự đa dạng cũng như những ưu điểm của mình, quảng cáo trực tuyến sẽ ngày càng được phổ cập. Hơn thế nữa, với nhu cầu quảng cáo ngày một lớn trong thời đại hội nhập kinh tế sâu rộng, số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham gia sử dụng quảng cáo trực tuyến sẽ ngày một tăng nhanh. _ Ở Việt Nam, quảng cáo trực tuyến vẫn bị đánh đồng với các phương tiện quảng cáo truyền thông như quảng cáo tấm lớn (billboard), mà chưa được nhìn nhận theo đúng nghĩa của nó. Cách đây 5 năm, các website Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyến như một phương tiện quảng cáo mới, thông qua việc đặt trên trang  web các “banner”, “logo” với các hình ảnh động có liên kết với nội dung quảng cáo. Tuy nhiên, không ít công ty, tổ chức thất bại trong việc quảng cáo sản phẩm của mình trên phương tiện này. Lý do thất bại là họ vẫn coi quảng cáo trực tuyến như một phương tiện truyền thống.  Không ít nhà quản trị cho rằng, quảng cáo trực tuyến vẫn phải truyền tải toàn bộ nội dung và hình ảnh trên banner như là trình bày một quảng cáo lớn ngoài trời, từ tên công ty, chương trình cần quảng cáo, đến thời gian, địa điểm…Vì thế, thông điệp cần truyền tải đến khách hàng trở lên quá nhiều và loãng, không thu hút được sự quan tâm của khách hàng.  _Một trong những lợi thế quảng cáo trực tuyến, đó là tính tương tác, song thuộc tính này thường bị các nhà quản trị bỏ qua. Tính tương tác của quảng cáo trực tuyến chính là sự liên kết. Mỗi banner quảng cáo đều có thể liên kết với một trang thông tin chứa thông điệp cần truyền tải đến khách hàng và được mở ra sau cú click chuột. Vì vậy, vấn đề quan trọng của quảng cáo trực tuyến là phải làm sao sáng tạo được các banner “hút” click chứ không phải trình bày nội dung chiến dịch quảng cáo lên đó. Quảng cáo bằng banner theo kiểu VN còn lạc hậu ở chỗ tính định hướng của nó rất thấp, theo nhận định của giới chuyên gia quảng cáo. Các banner chỉ được "treo" lên cố định ở một chỗ, theo từng chuyên mục của website và nằm yên đó, không thay đổi dù nhiều khi bài viết nằm dưới nó liên quan rất ít, thậm chí chẳng liên quan gì đến sản phẩm được quảng cáo. Nhược điểm này đã được các công nghệ quảng cáo quốc tế khắc phục từ rất lâu. _Một yếu tố khác khiến quảng cáo trực tuyến VN "thua chị kém em" là sự nghèo nàn, đơn điệu về hình thức. Ngoài banner và pop-up, hầu như không thể tìm thấy loại hình quảng cáo nào khác. Trong khi đó trên thế giới, nguồn thu chính trong quảng cáo trực tuyến lại là dịch vụ tìm kiếm. Sự đa dạng trong công nghệ quảng cáo cũng cho phép khách hàng có được nhiều lựa chọn khác ngoài "treo banner" như: web video, điều tra trực tuyến (online survey), quảng cáo bằng các nội dung đa phương tiện (rich media) lồng ghép như quảng cáo trong trò chơi điện tử (in-game ads), quảng cáo trong các tập tin âm thanh và hình ảnh truyền phát trực tiếp (in-streaming ads)... Tại một thị trường mới mẻ và phát triển nhanh như Việt Nam, các nhà chuyên gia đều khẳng định rằng quảng cáo trực tuyến sẽ làm nên một cuộc “cách mạng mới” từ năm 2007. 4. Giải trí trực tuyến 4.1. Trò chơi trực tuyến Xuất hiện ở VN chưa lâu, nhưng game online đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Từ đầu năm 2003, trò chơi trực tuyến bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam với tên gọi MU khi đó các phiên bản vẫn còn sơ khai nhưng đã được lưu hành rộng rãi trong giới trẻ. Bằng chứng là các dịch vụ mọc lên như nấm ở khắp nơi. Nhiều cửa hàng Internet cũng kiêm thêm dịch vụ game online hoặc chuyển hẳn sang kinh doanh loại hình này. Trong khi đó, số lượng nhà cung cấp dịch vụ chính thức cũng chỉ mới có vài ba cái tên như FPT, VASC, VinaGame... Dưới con mắt của các chuyên gia, Việt Nam chỉ đang đứng ở ngưỡng cửa của ngành công nghiệp mới này. Họ cho rằng nhịp độ sống ở VN rất thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp game. Theo kết quả một cuộc điều tra xã hội học tiến hành vào tháng 4 trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và TPHCM thì cứ 500 người được hỏi lại có tới 350 người đã từng sử dụng hoặc biết đến các dịch vụ giải trí trực tuyến, các bạn trẻ với độ tuổi từ 16-20 chiếm tới 70% trong số này. Theo điều tra của VASC, hiện nay người chơi game online Việt Nam tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 14-35. VASC nhận định: trò chơi trực tuyến đang là loại hình giải trí được giới trẻ ưa thích và đang chiếm ưu thế trước những phương tiện truyền thông hiện đại khác. Những trò chơi trực tuyến thu hút sự quan tâm của giới trẻ thời gian qua là: MU Online, Lineage II, Lineage I, Risk Your Life, Ragnarok, World of Warcraft, Legion of Mir, Ever Quest. Đa phần các trò chơi phải chơi kết nối với các máy chủ đặt tại nước ngoài. Các nhà cung cấp dịch vụ dự báo ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến sẽ đem lại cho VN doanh số 10 -15 triệu USD trong năm 2006 và có thể đạt mức tăng trưởng từ 300 đến 400% mỗi năm. Theo Vụ Công nghiệp và Công nghệ thông tin - Bộ Bưu chính Viễn thông, doanh số của FPT trong năm 2005 từ trò chơi trực tuyến đạt 5 triệu USD, VASC đạt khoảng 2 triệu USD. Ước tính, tổng doanh thu của ngành trong năm 2006 đạt khoảng 10-15 tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11261.doc
Tài liệu liên quan