Đề kiểm tra bán kỳ II môn Ngữ Văn 7

Câu 11: Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động

A. Mọi người rất yêu mến em tôi

B. Năm 2004, người ta xây dựng lại ngôi trường này

C. Cô khen tôi D. Tôi ăn cơm

Câu 12: Câu nào dưới đây không phải câu đặc biệt?

A. Mùa xuân! B. Một hồi còi.

C. Trời đang mưa. D. Dòng sông quê anh.

Phần II: Tự luận

Câu 1 (2 điểm):

a.Thế nào là câu đặc biệt? Trình bày tác dụng của câu đặc biệt?

b.Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau:

Chim sâu hỏi chiếc lá:

 - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

 - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra bán kỳ II môn Ngữ Văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra bán kỳ II môn Ngữ Văn Phần I: Trắc nghiệm Cho đoạn văn sau: "...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!” (HDH Ngữ văn 7 - Tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt C. Ý nghĩa văn chương D. Đức tính giản dị của Bác Hồ Câu 2: Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm Câu 3: Vì sao em chọn phương thức biểu đạt trên? A. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc B. Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự việc C. Vì đoạn văn nêu lên ý kiến đánh giá, bàn luận D. Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc Câu 4: Tính chất nào phù hợp với bài viết “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” ? A.Tranh luận     B. So sánh     C. Ngợi ca.       D. Phê phán Câu 5: Chứng cứ nào không được dùng để chứng minh sự giản dị trong nơi ở của Bác ? A. Các vật dụng đầy đủ . B. Nhà sàn vẻn vẹn vài ba phòng . C. Ngôi nhà lộng gió và ánh sáng . D. Ngôi nhà phảng phất hương thơm của hoa vườn . Câu 6: Chứng cứ nào không được dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác ? A. Chỉ vài ba món giản đơn. B. Những món ăn được nấu công phu. C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm. D. Đồ ăn còn lại được sắp xếp tươm tất Câu 7: Văn bản nào được xem là mẫu mực của kiểu văn lập luận chứng minh? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Đức tính giản dị của Bác Hồ C. Ý nghĩa của văn chương D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Câu 8: Trong những câu sau câu nào không phải là câu rút gọn? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Chim hót. C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. D. Có công mài sắt có ngày nên kim. Câu 9: Em hiểu thế nào là tục ngữ ? Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. Những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân. Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ta trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Là những câu hát dân gian Câu 10: Câu chủ động là: Câu có chủ ngữ chỉ người vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác. Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào. Câu không cấu tạo theo mô hình C-V. Câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ. Câu 11: Câu nào sau đây không thể chuyển thành câu bị động A. Mọi người rất yêu mến em tôi B. Năm 2004, người ta xây dựng lại ngôi trường này C. Cô khen tôi D. Tôi ăn cơm Câu 12: Câu nào dưới đây không phải câu đặc biệt? A. Mùa xuân! B. Một hồi còi. C. Trời đang mưa. D. Dòng sông quê anh. Phần II: Tự luận Câu 1 (2 điểm): a.Thế nào là câu đặc biệt? Trình bày tác dụng của câu đặc biệt? b.Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau: Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. Câu 2: (5 điểm) Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập mà không hiểu ra tầm quan trọng của việc học. Em hãy viết một bài văn chứng minh để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. * Đáp án Phần I: Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D A C C A B B B C A D C Phần II: Tự luận Câu 1 ( 2 đ) a. Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. (0,5) - Tác dụng: (1,0) + Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng + Bộc lộ cảm xúc + Gọi đáp b. Xác định đúng câu đặc biệt là: Lá ơi!(0,5) Câu 2: Tập làm văn (5đ): Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau: A. Yêu cầu chung *Kiến thức: Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận cách làm bài văn lập luận chứng minh. - Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận- vận dụng vào bài tập thực hành * Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điể m tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. * Thái độ: Có ý thức tìm tòi để tự rèn luyện kĩ năng cho bản thân.Ø B. Dàn bài gợi ý a.Mở bài -Nêu tầm quan trọng của việc học tập trong cuộc sống, đây là một công việc cần phải thực hiện khi còn trẻ và cả những lúc sau này. b.Thân bài - Lí lẽ: *Lí lẽ 1:Tìm hiểu từ “học tập” vừa tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo vừa thực tập liên hệ với “học hỏi, học hành”. *Lí lẽ 2:Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ nhỏ như giọt nước. *Lí lẽ 3: Mỗi giây phút trôi qua thì trên hành tinh của chúng ta lại có một phát mình ra đời vì thế chúng ta không bao giờ học hết được - Dẫn chứng - Những người có tinh thần học hỏi đều thành công *Dẫn chứng 1: dẫn chứng thời xưa (Trạng nguyên Nguyễn Hiền) *Dẫn chứng 2: dẫn chứng thời nay thì có tấm gương của Bác Hồ. -Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn mà tưỡng chừng ta không thể nào vượt qua được *Dẫn chứng 3: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay. *Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn “Học để làm người. biết điều hơn thiệt biết lời thị phi” “Thương con cho bạc cho tiền Không bằng cho bút cho nghiên học hành” -Ngoài ra Khổng Tử còn có câu: “Học nhi bất yếm” Hay“Một rương vàng không bằng một nang chữ” c. Kết bài: -Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích . C-Biểu điểm: - Điểm 5 -4: Bố cục rõ ràng, cân đối , diễn đạt trôi chảy, ý văn mạch lạc , giàu cảm xúc , không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ, chữ viết đẹp, đúng chuẩn. - Điểm 2-3: Nắm thể loại, hoàn thành các yêu cầu về nội dung, bố cục rõ , văn viết tự nhiên ,diễn đạt suôn sẻ , mắc 3-4 lỗi chính tả, chữ viết rõ. - Điểm 1 - 2: Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng lời văn còn vụng về , thiếu dẫn chứng , mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Vẫn hình thành được bố cục ba phần nhưng sơ sài ( khoảng 15 dòng ). -Điểm 0 : bỏ trắng , không làm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề kiểm tra bán kỳ II môn Ngữ Văn.doc
Tài liệu liên quan