Giáo án môn Sinh 7 tiết 11: Sán lá gan

I. Nơi sống, cấu tạo và di chuyển của sán lá gan.

 

 

1. Nơi sống: Sán lá gan kí sinh trong gan, mật trâu, bò.

2. Cấu tạo:

- Hình lá, dẹp, dài 2 - 5 cm, có đối xứng hai bên.

- Mắt, lông bơi: tiêu giảm.

- Có 2 giác bám phát triển.

 - Cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển.

3. Di chuyển: nhờ cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển, sán lá gan chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rút, luồn lách trong môi trường kí sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 11: Sán lá gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06 Ngày soạn: .. Tiết: 11 Ngày dạy: ... Chương 3 NGÀNH GIUN DẸP Bài 11 SÁN LÁ GAN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết sán lông còn sống tự do và mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp. - Mô tả được hình thái, cấu tạo của sán lá gan đại diện cho giun dẹp nhưng thích nghi với kí sinh. - Nêu được vòng đời của sán lá gan qua nhiều giai đoạn ấu trùng, kèm theo thay đổi vật chủ, thích nghi với đời sống kí sinh. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát. 3. Thái độ Giữ gìn vệ sinh môi trường. II. Phương pháp Quan sát + tìm tòi + thảo luận nhóm. III. Thiết bị dạy học - Tranh vẽ về sán lông – sán lá gan: cấu tạo ngoài, cấu tạo trong. - Bảng phụ. IV.Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Ngành Ruột khoang có đặc điểm chung như thế nào? - Nêu vai trò của ngành Ruột khoang? Làm gì để bảo vệ các loài ruột khoang? 3. Nội dung bài mới a. Giới thiệu: 1’ Trâu, bò và gia súc nói chung ở nước ta bị nhiễm bệnh sán lá nói chung, sán lá gan nói riêng rất nặng nề. Hiểu biết về san lá gan sẽ giúp con người biết cách giữ vệ sinh cho gia súc. Đây là một biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc. b. Phát triển bài Hoạt động 1: Tìm hiểu nơi sống, cấu tạo, di chuyển của sán lá gan. TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 13’ - Cho hs đọc thông tin ở mục I. - Cho hs quan sát tranh hình 11.1 - Sán lá gan sống ở đâu? - Cấu tạo và di chuyển như thế nào ? - Đọc thông tin SGK. - Quan sát tranh vẽ. - Sán lá gan kí sinh trong cơ thể trâu, bò . + Cấu tạo: hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu. Mắt, lông tiêu giảm, các giác bám phát triển. + Di chuyển: Chui rút, luồn lách trong môi trường kí sinh. I. Nơi sống, cấu tạo và di chuyển của sán lá gan. 1. Nơi sống: Sán lá gan kí sinh trong gan, mật trâu, bò. 2. Cấu tạo: Hình lá, dẹp, dài 2 - 5 cm, có đối xứng hai bên. - Mắt, lông bơi: tiêu giảm. Có 2 giác bám phát triển. - Cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển. 3. Di chuyển: nhờ cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển, sán lá gan chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rút, luồn lách trong môi trường kí sinh. Hoạt động 2: Tìm hiểu Dinh dưỡng của sán lá gan. 5’ - Cho Hs đọc tiếp thông tin mục II. - Sán lá gan dinh dưỡng như thế nào ? - Sán lá gan có hậu môn chưa? - Đọc thông tin ghi nhớ và phát biểu. + Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh. + Sán lá gan chưa có hậu môn. - Không có hậu môn. II. Dinh dưỡng - Dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. - Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng và đưa vào 2 nhánh ruột phần nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng. Hoạt động 3: Tìm hiểu sinh sản của sán lá gan 15’ - Cho HS đọc tiếp thông tin mục III. - Sán lá gan sinh sản bằng hình thức nào? - Cơ quan sinh dục gồm những phần nào? - Cho HS đọc thông tin trong SGK. - Giới thiệu sơ đồ về vòng đời , đặc điểm của 1 số giai đoạn ấu trùng. - Yêu cầu hs thảo luận tìm ra đặc điểm thích nghi của sán lá gan. - Cho biết vòng đời của sán lá gan? - Y/c HS thực hiện lệnh tr.42. - Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào? - Vì sao trâu bò nước ta bị bệnh sán lá gan nhiều? - Thông tin thêm: Trâu, bò ở nước ta mắc bệnh sán lá gan với tỉ lệ rất cao, vì chúng làm việc trong môi trường đất ngập nước. Trong môi trường đó có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan. Thêm nữa trâu bò nước ta ăn cây cỏ ven bờ ao, ven bờ ruộng( có các kén sán bám ở đó rất nhiều) mà ít được cung cấp tức ăn tinh chế nên khả năng nhiễm bệnh rất cao. - Có. Sau khoảng 6 - 12 tuần khi sán lá gan xâm nhập, người bệnh có biểu hiện hay gặp nhất là: đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn. Có khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị nên dễ nhầm với các bệnh về gan mật hoặc dạ dày. Khi sán lá gan đã khu trú lâu trong cơ thể, gây áp xe có mủ, hủy hoại dần bộ phận gan. Bệnh có thể dẫn đến tử vong do vỡ bao gan, xuất huyết hoặc sốc nhiễm trùng vì viêm phúc mạc - Đọc thông tin ở mục III. - Bằng hình thức lưỡng tính. - Gồm: Cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái, với tuyến noãn hoàn. - Cơ quan: có cấu tạo dạng ống, phát triển chằng chịt. - Chia nhóm thảo luận. - Phát biểu - Thay đổi vật chủ qua nhiều gia đoạn ấu trùng. - Thực hiện lệnh. - Trứng phát triển ngoài môi trường, thông qua vật chủ và đẻ nhiều trứng. - Vì trâu, bò ăn cây cỏ ven bờ ao, bờ ruộng mà ít được cung cấp thức ăn tinh chế nên khả năng nhiễm bệnh rất cao. - Tình huống chuyên môn – liên hệ thức tế: con người có mắc bệnh sán lá gan không? III. Sinh sản: 1. Cơ quan sinh dục: Sán lá gan sinh sản lưỡng tính, cơ quan sinh dục phát triển (dạng ống, phân nhánh) chằng chịt. 2. Vòng đời - Sơ đồ vòng đời sán lá gan. (Trang 4) - Vòng đời phát triển của sán lá gan: + Sán lá gan đẻ nhiều trứng. + Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. + Ấu trùng chui vào kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. + Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, trở thành kén sán. + Khi trâu, bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan. Sán lá gan trưởng thành trứng sán ấu trùng lông (Trâu, bò) (sống trong nước) Kén sán ấu trùng có đuôi ấu trùng trong ốc (bám vào rau, bèo, ) (sống trong nước) (sống trong ốc) Bảng. Đặc điểm cấu tạo của sán lông và sán lá gan STT Đại diện Đặc điểm Sán lông Sán lá gan Ý nghĩa thích nghi 1 Mắt Phát triển Tiêu giảm Thích nghi với kí sinh 2 Lông bơi Phát triển Tiêu giảm Do kí sinh, không di chuyển 3 Giác quan Phát triển Để bám vào vật chủ 4 Cơ quan tiêu hóa (nhánh ruột) Bình thường Phát triển Đồng hóa nhiều chất dinh dưỡng 5 Cơ quan sinh dục Bình thường Phát triển Đẻ nhiều theo quy luật của số lớn động vật kí sinh 4. Củng cố: 1’ Gọi học sinh đọc khung kết luận. 5. Kiểm tra đánh giá: 3’ - Đặc điểm vòng đời của sán lá gan là gì? Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng khác nhau. - Hãy trình bày vòng đời sán lá gan 6. Dặn dò và nhận xét: 1’ - Học bài, làm bài tập - Xem bài 12: “ Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp” V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11B.doc