Đề tài Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua

Tuy nhiên về mặt ngôn ngữ, có nhiều mặt hạn chế (như rất ít các nguyên âm, phụ âm luôn đặt trước nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữ Kanji và chữ Katakana) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiện của bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ.

Ngược lại, đối với Việt Nam, nền văn hóa thuần chất nông nghiệp lúa nước, vì thế tư tưởng, văn hóa và nền kinh tế có nhiều sự khác biệt. Con người Việt Nam thường thụ động hơn trong cách xử lý tình huống và đối phó với các bất trắc. Họ coi trọng sự hiếu hòa và ít khi có những hành động gây hấn. Xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước, cuộc sống của người Việt Nam trọng tĩnh, thiên về định canh, định cư. Trong quan hệ giữa người với người thì trọng tình nghĩa, cả nể. Trong dân gian còn truyền tụng những câu ca dao như “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”, hay như “luật vua còn thua lệ làng”. Điều này phản ánh sự coi trọng tình cảm, không tuân thủ nghiêm các quy định luật lệ. Hệ quả là người lao động Việt Nam thiếu kỷ luật , thiếu tập trung cũng như sự nhiệt tình trong mọi việc làm.

Nền nông nghiệp lạc hậu chiếm tỷ trọng cao khiến cho tích lũy của nền kinh tế thấp. Cộng với việc nhà nước phải cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nên việc phát triển nền kinh tế thị trường còn rất nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu kỹ năng quản lý để thay đổi công nghệ, thay đổi mô hình kinh doanh và tiến tới xuất khẩu hàng hóa. Kỹ thuật chế biến nông lâm sản còn lạc hậu, phương thức canh tác thiếu khoa học khiến cho hàng Việt Nam dễ bị từ chối khi thâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5586 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A là Thủy sản (thuế suất giảm từ 5.4% xuống còn 1.31%), dệt may (từ thuế suất 7% xuống còn 0%). Tuy nhiên trong 2 năm 2009 và 2010 vừa qua, cán cân thương mại Việt Nam – Nhật Bản ngày càng bị thâm hụt trầm trọng, một mặt là do sự tăng lên của tỷ giá Yên, nhưng phần lớn cho chúng ta thấy được rằng giá trị nhập khẩu vượt quá xa so với giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau. Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này. Tuy nhiên, trong quan hệ ngoại thương với Nhật Bản, các DN Việt Nam chưa tận dụng hết được những lợi thế và ưu đãi mà các hiệp định thương mại, đầu tư song phương, đa phương giữa hai nước. Nguyên nhân chủ yếu là trình độ thấp kém của các DN hầu như chưa đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu khắt khe (thông qua các hàng rào kỹ thuật như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu, nhãn môi trường ecomark…) Biểu 2.2.2: Phân tích SWOT (chủ yếu về mặt văn hóa) đối với các DN Việt Nam Điểm mạnh Nhân công rẻ, giá đầu vào nguyên liệu chế biến giá thấp, dồi dào Có những ngành nghề truyền thống, mặt hàng xuất khẩu đặc trưng trên thị trường thế giới Ưu đãi của nhà nước đối với xuất khẩu (thuế suất xuất khẩu 0%, ưu đãi vay vốn sản xuất phục vụ xuất khẩu…) Điểm yếu Khả năng, trình độ quản lý yếu kém. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao. Năng lực cạnh tranh tài chính còn yếu Yếu kém về thương hiệu (chưa XD thương hiệu) Chưa đáp ứng và vượt qua được hàng rào phi thuế quan: chống bán phá giá, rào cản kỹ thuật (TBT) Cơ hội Hội nhập mở ra cơ hội tham gia phân công lao động quốc tế, học hỏi công nghệ và kinh nghiệm quản lý Có cơ hội đổi mới máy móc, trang thiết bị và nhận vốn đầu tư từ nước ngoài, mở rộng ngành nghề lĩnh vực xuất khẩu Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép tìm kiếm cơ hội kinh doanh nhiều hơn Thách thức Các nguồn lực thiên nhiên đang dần cạn kiệt vì thế các ngành xuất khẩu sản phẩm thô sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới Không đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, do vậy bị mất dần thị trường (ví dụ như thủy sản) à Phá sản Khủng hoảng trong chuyển đổi nguồn lực hoặc tìm phải tìm hướng kinh doanh mới, lạc hâu nhanh về công nghệ sản xuất Nguồn: Tự tổng kết Khó khăn lớn nhất mà các DN xuất khẩu Việt Nam gặp phải khi kinh doanh tại thị trường này chính là việc vấp phải quá nhiều hàng rào phi thuế quan (đặc biệt là hàng rào kỹ thuật - TBT đối với các sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm…). Theo thống kê của tổ chức Copenhagen Economics hiện tại ở Nhật Bản có khoảng 104 biện pháp được áp dụng cho lĩnh vực sản xuất, số lượng TBT chiếm đa số (65/104) biện pháp. Hình 2.2.1: Thống kê các rào cản phi thuế quan áp dụng cho lĩnh vực sản xuất tại Nhật Bản trong thời gian qua Nguồn: Báo cáo của Copenhagen Economics Lấy ví dụ trong ngành sản xuất và chế biến thủy hải sản, theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad, Bộ NN&PTNT) trong năm 2010, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã cảnh báo 57/5.070 lô hàng thủy sản của Việt Nam do có các dư chất Trifluralin, Nitrofurans, Chloramphenicol. Riêng 7 tháng đầu năm nay, Nhật tiếp tục cảnh báo 49/2.939 lô hàng cao hơn so cùng kỳ năm 2010. Trong đó, lô hàng cảnh báo về chất Trifluralin chiếm 53%, còn Enrofloxacin chiếm 22%. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có khoảng 68 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị Bộ Y tế, Lao động và An sinh xã hội nước này cảnh báo dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép, chủ yếu là các mặt hàng tôm, mực ống, cá ngừ và cá hồi, trong đó tôm chiếm tỷ lệ cao nhất với 43 lô. Số lượng hàng bị trả về trong năm 2010 lên tới con số 275 lô hàng với gần 9.000 tấn sản phẩm thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, chủ yếu là sản phẩm cá tra, tôm, mực, bạch tuộc... Nhận thức về vấn đề an toàn thực phẩm và việc áp dụng quy trình, kỷ luật công nghiệp vào lĩnh vực chế biến và xuất khẩu vẫn chưa được người xuất khẩu Việt Nam chú trọng, một mặt là vì nền kinh tế của chúng ta đang phát triển ở trình độ thấp, mặt khác là do nhận thức về các giá trị tiêu dùng (chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tiêu chuẩn công nghiệp…) vẫn còn khá mới mẻ, khó nắm bắt đối với đa số người dân Việt – những người xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu. Ảnh hưởng của văn hóa trong hoạt động ngoại thương Việt Nam – Nhật Bản Những nét khác biệt trong văn hóa hai nước Nét khác biệt cơ bản trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản chính là nguồn gốc của văn hóa. Trong khi văn hóa Việt Nam được bắt nguồn từ nông nghiệp thì văn hóa Nhật Bản lại là sự pha trộn độc đáo giữa văn hóa du mục và văn hóa nông nghiệp. Vì thế mặc dù là một quốc gia châu Á nhưng Nhật Bản có nền công nghiệp hiện đại và tác phong công nghiệp không kém gì các quốc gia phương Tây. Sự khác biệt đó dẫn tới lối sống, cách suy nghĩ và tác phong làm việc khác nhau về căn bản. Bắt nguồn từ văn hóa du mục, người Nhật Bản có tính khắc nghiệt và hiếu chiến, thích sự cưỡng đoạt với óc độc tôn độc hữu. Tính hiếu thắng của người Nhật Bản được thể hiện rõ nhất vào cuộc cải cách Minh Trị. Sau thời gian dài “Bế quan tỏa cảng” Nhật Bản trở nên lạc hậu nhiều so với thế giới. Sự xâm lấn của tư bản Phương Tây khiến cho Minh trị Thiên Hoàng phải tiến hành cải cách nhằm đổi mới đất nước. Lúc này, phái đoàn Nhật Bản do đại thần Iwakyra Tomoni dẫn đầu đã đến thăm và học hỏi 12 nước Âu – Mỹ. Về sau, Nhật Bản tiến hành cách mạng công nghiệp thành công, một số thói quen của người Nhật Bản cũng được thay đổi cho phù hợp với cải cách này. Trong số đó, tính đúng giờ của người Nhật là điểm khá nổi bật. Người Nhật Bản luyện được tính đúng giờ là nhờ vào (i) việc sớm áp dụng hệ thống thời gian hiện đại của Phương Tây, (ii) áp dụng phương pháp quản lý khoa học của Mỹ. Tính chính xác về thời gian cũng ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội từ sản xuất tới sinh hoạt thường ngày. Hệ thống quản lý JIT (Just In Time) là một minh chứng tiêu biểu cho tính đúng giờ của người Nhật. JIT là triết lý quản lý được đề xuất bởi ông Taiichi Ohno – Nhà quản lý, đồng thời là Phó Chủ tịch Công ty Toyota. Hệ thống này hiện được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, và trở thành khuôn mẫu cho mọi mô hình sản xuất. Với đặc điểm địa lý bị chia cắt, văn hóa du mục phát triển đã giúp con người Nhật bản phát triển tư duy phân tích, tạo cơ hội phát triển các ngành công nghiệp chế tạo tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, lối sống du mục cũng tạo cho con người Nhật Bản đức tính lạc quan trước nghịch cảnh. Đối với một đất nước luôn phải chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần, trong khó khăn, người Nhật Bản vẫn đoàn kết, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau. Tinh thần này cũng rất được giới doanh nhân tôn trọng. Vì thế khi tiến theo mô hình kinh tế hai tầng, Nhật Bản đã sớm hình thành mô hình kinh tế độc đáo. Tại Nhật Bản, số lượng các DN lớn của Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các DN mà đại bộ phận là các DN vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả. Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ (loại lớn) nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ lớn của quốc tế. Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con (loại vừa và nhỏ) liên kết theo chiều dọc nhằm phát huy các lợi thế tương đối của các công ty thành viên, khai thác lợi thê tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ, và uyển chuyển thích nghi khi có biến động kinh tế. Sự liên kết đó thấy rất rõ qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự... Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh, đi trước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích. Cải tiến liên tục, ở từng người, từng bộ phận trong các doanh nhân Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh của doanh nhân và thỏa mãn khách hàng tốt hơn là điều rất nhiều người nước ngoài đã từng biết. Một cuộc điều tra khảo sát do tác giả tiến hành tại 23 doanh nghiệp của Việt Nam và 1 cơ quan Nhà Nước cho thấy, trong trao đổi và giao dịch với người Nhật điều trở ngại nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam chính là (1) Ngôn ngữ, (2) Chất lượng, tiếp sau đó là tới tính nguyên tắc và cứng nhắc, thái độ im lặng trong đàm phán và cuối cùng là thời gian để ra quyết định. Biểu 2.3.1: % Yếu tố cản trở giao dịch thương mại Việt Nam – Nhật Bản Nguồn: kết quả điều tra – Phụ Lục 02 Bên cạnh đó, lối sống du mục cũng giúp hình thành tư duy siêu hình, giúp con người Nhật Bản tư duy logic hơn. Tuy nhiên về mặt ngôn ngữ, có nhiều mặt hạn chế (như rất ít các nguyên âm, phụ âm luôn đặt trước nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữ Kanji và chữ Katakana) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiện của bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ. Ngược lại, đối với Việt Nam, nền văn hóa thuần chất nông nghiệp lúa nước, vì thế tư tưởng, văn hóa và nền kinh tế có nhiều sự khác biệt. Con người Việt Nam thường thụ động hơn trong cách xử lý tình huống và đối phó với các bất trắc. Họ coi trọng sự hiếu hòa và ít khi có những hành động gây hấn. Xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước, cuộc sống của người Việt Nam trọng tĩnh, thiên về định canh, định cư. Trong quan hệ giữa người với người thì trọng tình nghĩa, cả nể. Trong dân gian còn truyền tụng những câu ca dao như “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”, hay như “luật vua còn thua lệ làng”. Điều này phản ánh sự coi trọng tình cảm, không tuân thủ nghiêm các quy định luật lệ. Hệ quả là người lao động Việt Nam thiếu kỷ luật , thiếu tập trung cũng như sự nhiệt tình trong mọi việc làm. Nền nông nghiệp lạc hậu chiếm tỷ trọng cao khiến cho tích lũy của nền kinh tế thấp. Cộng với việc nhà nước phải cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nên việc phát triển nền kinh tế thị trường còn rất nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu kỹ năng quản lý để thay đổi công nghệ, thay đổi mô hình kinh doanh và tiến tới xuất khẩu hàng hóa. Kỹ thuật chế biến nông lâm sản còn lạc hậu, phương thức canh tác thiếu khoa học khiến cho hàng Việt Nam dễ bị từ chối khi thâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Tâm lý thời bình “đèn nhà ai nhà nấy rạng” cũng ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp kinh doanh cùng một ngành, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với nhau mà quên đi thái độ hợp tác để cùng phát triển, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ở Việt Nam, vai trò của các hiệp hội ngành nghề vì vậy chưa thực sự rõ nét, chưa có tiếng nói quyết định, hạn chế việc hình thành những thế lực mạnh, những đối trọng với doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường cả trong và ngoài nước. Những nét tương đồng trong văn hóa hai nước Văn hóa Nhật Bản là sự pha trộn giữa một bên là văn hóa nông nghiệp, một bên là văn hóa du mục. Vì vậy mà trong tương quan với văn hóa Việt Nam, hai nền văn hóa này có sự giao thoa với nhau. Điểm tương đồng lớn nhất đó chính là việc chú trọng tới tính tổng thể của vấn đề, phân tích vấn đề một cách tổng hợp. Cả người Việt Nam và người Nhật Bản đều rất xem trọng mối quan hệ với tập thể, họ luôn cố gắng giữ thể diện cho tập thể. Các công ty Nhật đã chú trọng tới công tác quản trị từ rất lâu, vì thế họ luôn xây dựng mô hình công ty như những cộng đồng thu nhỏ. Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm. . Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của những người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt. Trong nhiều chục năm chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội bộ đã làm sâu sắc thêm điều này. Tại Việt Nam, tuy công tác quản trị chưa thực sự được chú trọng, nhưng các công ty cũng nhấn mạnh việc nhân viên đối xử với nhau như người trong gia đình, quan hệ công việc như vậy mới phát sinh ra sự “nhờ vả”. Người Việt Nam cũng có tinh thần gắn bó với công ty, ngại sự thay đổi, chuyển việc. Tôn ti trật tự trong gia đình và xã hội luôn được chú trọng tại hai nước này. Trong công ty, tinh thần tập thể của người Nhật biểu hiện rất cao. Người ta so sánh một người nước ngoài có thể làm hơn một người Nhật, nhưng ba người nước ngoài sẽ làm thua người Nhật. Khi làm việc tập thể, người Nhật rất tôn trọng ý kiến tập thể. Một cá nhân thường không quyết định thay cho công ty dù cho là những người đứng đầu công ty như shachou hay buchou mà đều phải thông qua tất cả ý kiến của nhân viên trong hội họp. Do đó, mọi công việc thường được tiến hành rất tốt đẹp. Hơn nữa, các cá nhân đều có ý thức làm việc cho tập thể, cộng đồng. Họ luôn sẵn sàng hi sinh cá nhân vì tập thể, hướng tới lợi ích chung của cộng đồng. Từ tính tập thể này mà người Nhật thường dễ dung hòa tránh xung đột, mâu thuẫn trong tập thể. Quan điểm này cũng được quán triệt trong đời sống của đại bộ phận người Việt. Tư tưởng “dĩ hòa vi quý” hay “một điều nhịn chín điều lành” cho thấy người Việt trọng tinh thần hòa hảo. Tinh thần đoàn kết dân tộc của người Việt luôn được thể hiện cao độ, nhất là khi đất nước gặp phải những thách thức lớn (ví dụ như trong kháng chiến chống thực dân xâm lược trước đây). Ảnh hưởng của văn hóa tới hoạt động ngoại thương giữa hai nước Ảnh hưởng tích cực Theo những lý thuyết cơ bản về Marketing, sự tương đồng văn hóa giữa hai nước sẽ làm giảm những yếu tố bài trừ, sự bất hòa về văn hóa. Trong hệ thống các giá trị văn hoá, các giá trị văn hoá tinh thần, văn hoá phi vật thể có tác động mạnh mẽ và phổ biến đến hoạt động marketing thông qua rất nhiều các biến số khác nhau. Ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá lên hoạt động marketing của DN là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà hoạt động thị trường. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các biện pháp marketing mà họ thực hiện. Theo đó sự tương đồng văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản thể hiện rõ nhất là trong: Lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực để thực hiện thương mại quốc tế. Phương pháp lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh với Nhật Bản chủ yếu dựa vào sở thích, tâm lý tiêu dùng tương đồng giữa hai nền văn hóa. Theo thống kê trong lịch sử, những loại hình kinh doanh mà các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn để giao thương với Nhật Bản thường là các ngành thủ công nghiệp truyền thống (đồ gỗ mỹ nghệ, các đồ chế tác truyền thống…), các mặt hàng nông thủy sản và may mặc, gia công hàng điện tử, xuất khẩu dây cáp điện… Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, các lĩnh vực truyền thống của Nhật cũng rất phát triển, tuy nhiên với tâm lý yêu thích những đồ tinh xảo, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, gốm sứ của Việt Nam vẫn chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Nhật Bản vốn có gu thẩm mỹ cao và tâm hồn yêu cái đẹp. Trong thời gian gần đây, Nhật Bản là thị trường lớn nhất nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu 11 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có 5 loại chính là đồ gốm mỹ thuật, hàng mây song, hàng thêu ren, hàng gỗ mỹ thuật và hàng thảm. Hàng năm, Nhật Bản nhập của Việt Nam khoảng 60 triệu USD đồ dùng gia đình, trong đó chủ yếu là gỗ. Nhu cầu gốm sứ của thị trường này cũng rất lớn và người tiêu dùng khá yêu thích đồ gốm sứ của Việt Nam. Một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang tìm được chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản là quạt Chàng Sơn. Đây là sản phẩm truyền thống của Việt Nam có từ hàng trăm năm nay, được làm theo lối truyền thống vừa cầu kỳ vừa bền đẹp. Quạt Chàng Sơn được trang trí bằng phong cảnh đất nước, thơ văn, câu đối... Vì thế, mặc dù người Nhật cũng có nghề làm quạt truyền thống lâu đời, nhưng vẫn ưa thích quạt Việt Nam. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam cũng được thị trường này đón nhận. Theo thống kê, năm 2009, Việt Nam xếp hàng thứ 7 trong tốp 10 nước có lượng thủy hải sản xuất khẩu vào Nhật Bản và đứng thứ 8 về kim ngạch. Những mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường này phải kể đến là tôm, tôm đông lạnh, mực đông lạnh, mực khô, mực ngâm muối và các loại cá File động lạnh như cá kiếm, cá răng cưa… Bảng 2.3.3.1.1: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản (2006 – 2009) Tên mặt hàng Mã HS Kim ngạch xuất khẩu (USD) 2009 2008 2007 2006 Tôm Shrimps và tôm Pan-đan đông lạnh 030613 380.663.715 396.657.094 416.141.154 486.155.781 Mực nang và mực ống đông lạnh, khô hoặc ngâm muối 030749 48.027.528 57.181.217 58.883.416 62.858.626 Cá Filê đông lạnh (không gồm cá kiếm, cá răng cưa) 030420 39.204.756 53.320.356 25.127.754 23.048.985 Cá chế biến dạng khác nhóm 0304 (không gồm cá kiếm, cá răng cưa) 030490 29.837.774 57.058.712 42.147.271 25.830.772 Bạch tuộc đông lạnh, khô hoặc ngâm muối 030759 16.566.114 28.479.780 21.798.736 23.410.093 Cá đông lạnh loại khác nhóm 0303 030379 7.407.589 9.113.002 7.382.409 7.333.857 Sản phẩm chế biến đông lạnh dạng bột mịn, bột thô, bột viên của động vật thủy sinh không xương sống 030791 6.215.498 3.968.852 2.933.848 Nguồn: Bộ công thương Thị trường Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng dệt-may lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt-may Việt Nam. Hiện tại, mặt hàng này của Việt Nam đứng thứ ba sau hàng của Trung Quốc và Ý. Nhóm hàng dệt kim như các loại quần áo dệt kim mặc ngoài và áo len Việt Nam xếp thứ năm tại thị trường này. Tìm kiếm sự hợp tác kinh doanh thông qua đàm phán kinh doanh Những giá trị chung trong cơ cấu tổ chức, phong cách làm việc và quan hệ với tập thể khiến cho các doanh nghiệp hai nước dễ tìm đến tiếng nói chung trong mở rộng cơ hội giao thương và đàm phán ký kết các hợp đồng. Trong tiếp xúc kinh doanh, cả người Nhật và người Việt Nam đều cố tránh những tình huống phải đối đầu trực tiếp, vì vậy họ thường tìm cách nói giảm, nói tránh hoặc sử dụng những đối tác trung gian để nói ra mong muốn thực sự của mình. Tuy sự tương đồng văn hóa có thể giảm bớt những xung đột văn hóa, nhưng chính sự khác biệt trong văn hóa giữa hai nước mới là động lực chính để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại theo hướng bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Do quá tập trung phát triển công nghiệp trong các cuộc cách mạng công nghiệp, cải tổ kinh tế, hiện nay, cơ cấu nền kinh tế của Nhật Bản có sự mất cân đối giữa một nền công nghiệp hiện đại, với một bên là nền nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển. Đặc biệt sự khắc nghiệt của thiên nhiên, địa hình bị chia cắt, diện tích đồng bằng ít đặt Nhật Bản vào khó khăn trong vấn đề đảm bảo nền lương thực cho quốc gia cũng như thiếu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ công nghiệp. Sự khan hiếm các nguồn lực kinh tế bắt buộc Nhật Bản phải tiến hành nhập khẩu để đảm bảo cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm duy trì hoạt động và trở nên càng hiệu quả hơn, giảm chi phí chờ đợi trong sản xuất. Việt Nam là một thị trường yếu tố sản xuất giá cả cạnh tranh mà các nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm. Trong khi đó, Việt Nam lại được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và nền nông nghiệp phong phú. Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào cho phép sản xuất các mặt hàng với chi phí nhân công rẻ. Vì vậy gia công (outsourcing) trở thành một lợi thế cho Việt Nam khi tham gia phân công lao động quốc tế. Chính sự khác biệt này thúc đẩy hướng phát triển thương mại quốc tế giữa hai nước bằng việc mỗi nền kinh tế tận dụng lợi thế so sánh quốc gia, tập trung sản xuất những mặt hàng lợi thế của mình. Nhật Bản sẽ nhập khẩu những mặt hàng nông thủy sản, nguyên nhiên liệu… còn Việt Nam có thể nhập khẩu các thiết bị máy móc… của Nhật Bản. Hình 2.3.3.1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản 2010 KN XK sang Nhật Bản 2010 (Tổng KN: 7,727,659,550 USD) KN NK từ Nhật Bản 2010 (Tổng KN: 9,016,084,835 USD) Nguồn: Tổng hợp từ VCCI Ảnh hưởng tiêu cực Để có thể thâm nhập thành công thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện và đáp ứng đầy đủ quy trình sau đây: Hình 2.3.3.2.1: Quy trình tiếp cận và thâm nhập thị trường Nguồn: tự tổng hợp theo lý thuyết marketing Tuy nhiên, hiện tại mọi khâu trong quá trình này, các doanh nghiệp Việt Nam đều tỏ ra yếu kém, phụ thuộc phần lớn vào các tổ chức xúc tiến thương mại của Chính Phủ. Nền văn hóa nông nghiệp lạc hậu, lại phải gánh chịu nhiều thiệt hại trong chiến tranh, trì trệ trong giai đoạn kinh tế tập trung vì thế các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm quen và áp dụng rộng rãi phong cách làm việc công nghiệp. Về nguồn nhân lực: vừa thiếu vừa yếu. Nhân viên Việt Nam giỏi lý thuyết nhưng thực hành kém. Trình độ đào tạo thấp khiến cho họ khó có thể tiếp thu các phương thức sản xuất, làm việc mới cũng như khó thích ứng, sử dụng các thiết bị KH – KT công nghệ cao Về quản lý: trình độ quản lý của cấp lãnh đạo còn khá thấp, thường chỉ chú trọng tới mục tiêu trước mắt mà chưa có tầm nhìn lâu dài. Các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng tới công tác quản trị, đặc biệt là quản trị sản xuất và quản trị nguồn nhân lực. Điều này khiến lãng phí nguồn tài nguyên cũng như lãng phí một bộ phận nguồn nhân lực của công ty. Việc quản lý công ty còn nặng về tính hình thức, nặng về tình cảm mà thiếu đi yếu tố logic, do vậy, không thể phát huy tối đa sức mạnh tổ chức, không tạo được văn hóa bền vững cho doanh nghiệp. Về trang bị KH – CN trong sản xuất, kinh doanh còn dừng ở mức độ thấp, chưa chuyên sâu và chưa đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu. Chúng ta có thể thấy rằng, trong 2 năm trở lại đây, việc gia tăng ngày càng nhiều hàng rào kỹ thuật đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Nhật Bản đang khiến thị trường này dần thu hẹp đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Lý do chính là các hàng rào kỹ thuật quá cao, trong khi nhận thức và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam quá thấp, vì vậy, lần lượt các ngành xuất khẩu chính sang thị trường này đang dần giảm kim ngạch như: dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản. Hình 2.3.3.2.2: Kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử 11 tháng (2009-2010) Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng Cục Hải Quan Lấy ví dụ đối với ngành dệt may của Việt Nam, hiện nay kim ngạch XK vào thị trường Nhật Bản đạt mức 17,5% tổng kim ngạch dệt may của Việt Nam. Hình 2.3.3.2.3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may 11 tháng (2009 – 2010) Nguồn: Tổng hợp số liệu Tổng Cục Hải Quan Tuy nhiên, dệt may Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa Trung Quốc và Ý bởi Những thách thức khách quan: Xu hướng mua sắm quần áo của người Nhật rất khác biệt. Họ quan tâm tới chất lượng, tính thời trang, và tính đặc trưng văn hóa. Trong khi đó, hàng hóa dệt may của Việt Nam khá ít mẫu mã, chất lượng chỉ phục vụ tầng lớp trung cấp hoặc cấp thấp Do kết cấu xã hội của Nhật là dân số già, và có xu hướng tăng lên đã làm thay đổi mạnh mẽ cách thức tiêu dùng hàng hóa. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia Tổ chức Thương mại Hải ngoại Nhật Bản (JETRO) cho biết, có đến 78% người tiêu dùng Nhật Bản chọn hàng may mặc dựa theo kiểu dáng, 46% khách hàng lựa chọn theo chất lượng, 43% lựa chọn theo nhãn mác và 27% lựa chọn theo giá cả. Người Nhật sẵn sàng bỏ tiền để mua được những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn JIS, ISO 9000, ISO 14000, SA 8000. Bên cạnh đó, họ chịu ảnh hưởng nhiều của các phương tiện truyền thông: tạp chí, phim ảnh… Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc và Ý về cả giá cả, chất lượng, mẫu mã, chất lượng ổn định Theo điều tra tại 24 doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đối với 130 người, tác giả nhận thấy rằng, hầu hết những nhân viên của các doanh nghiệp được điều tra cảm thấy nghi ngại khi tiến hành xâm nhập thị trường Nhật Bản. Những lý do được thống kê trong biểu đồ số 2.3.3.2.4 dưới đây: Biêu 2.3.3.2.4: Lý do DN Việt Nam khó tiếp cận thị trường Nhật Bản Nguồn: Điều tra thực tế - Phụ lục 02 Nguyên nhân chủ quan Các thương nhân Việt Nam chưa thực sự xây dựng chiến lược bền vững đối với thị trường này. Hiện tại, những sản phẩm may mặc được đầu tư là những sản phẩm yêu cầu vốn đầu tư thấp, quay vòng nhanh, chế tác đơn giản, giá trị thấp như sản phẩm dệt thoi. Trong khi đó, sản phẩm dệt kim sẽ ngốn của doanh nghiệp vốn đầu tư lớn hơn, chi phí sản xuất cao hơn, yêu cầu lao động kỹ thuật cao, khó tiêu thụ hơn. Biểu 2.3.3.2.5: Lợi thế cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam Nguồn: Kết quả điều tra – Phụ lục 02 Xuất khẩu của Việt Nam còn mang tính tự phát, chưa thực sự có một chiến lược phát triển đầy đủ mang tính chất hiệp hội, ngành nghề. Vì vậy, các doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu kiến thức thị trường, thiếu khả năng quản lý và kinh doanh. Trong quá trình phân tích thị trường, đánh giá năng lực, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu công cụ đánh giá, thiếu thông tin và hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của văn hóa nhật bản tới hoạt động xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua.doc
Tài liệu liên quan