Đề tài Báo cáo: Môn Kĩ Thuật In - Chủ đề: Mì ống Panzani

Để thực hiện bình bản cho catolog cần thực hiện các bước sau:

+ bước 1: Thể hiện bằng kích thước khổ in trên phần mềm illustrator

+ bước 2 : Từ khổ thành phẩm xác định kích thước thiết kế

+ bước 3: Xác định khổ in và số tay in, vị trí các trang trên các tay ins

+ bước 4: Xác định các khoảng cách chừa lề và bắt nhíp

+ bước 5: Xác định vị trí cắt thành phẩm và đặt các thước dàn trang trên khổ in

+ bước 6: Xác định kiểu in và dàn các tờ thành phẩm lên khổ in.

+ bước 7: xuất phim

- Kích thước thiết kế: Dựa vào các yếu tố sau để xác định kích thước thiết kế

+ Kích thước thành phẩm 15cm x 21cm

+ Đóng gáy kim chiều 21cm, mở đôi theo chiều 15 cm thành kích thước 21cm x 30cm

+ Cộng thêm các khoảng cách giãn nền thành kích thước thiết kế thực tế là 21,5cm x 30,5cm

 

docx45 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo cáo: Môn Kĩ Thuật In - Chủ đề: Mì ống Panzani, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FPT POLYTECHNIC COLLEGE -----š›&š›----- ASSIGNMENT Báo cáo : Môn Kĩ Thuật In Chủ đề : Mì ống Panzani Supervisor: Lê Tuấn Lộc Name: Lê Huỳnh Minh Thư PK00898 Buôn Ma Thuôt - 19/8/2018 MỤC LỤC Giới thiệu Sinh viên thực hiện: Lê Huỳnh Minh Thư. Tôi là sinh viên cao đẳng FPT Tây Nguyên, và tôi đang theo học ngành thiết kế đồ họa kì thứ 3 ở ngôi trường này. Thiết kế đồ họa công nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng trong công nghiệp quảng cáo và truyền thông. Với sự hỗ trợ đắc lực của Công nghệ thông tin, việc thiết kế đồ họa trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần bạn có ý tưởng và được cung cấp các kiến thức cần thiết về đồ họa cùng kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế là có thể bắt đầu sáng tạo. Chúng tôi đã dần kết thúc học kì thứ 3 tại ngôi trường này, trong học kì này chúng tôi được hướng dẫn và thực hiện môn học kĩa thuật in ấn trong thiết kế. In ấn là một trong những nghành nghề quan trọng và không thể thiếu đối với một Designer, qua môn học này chúng tôi đã biết cách bình bản một sản phẩm nào đó cùng với kĩ thuật xuất phim cho in offset hay in laze, và cách tính giá thành một sản phẩm. Môn học này cũng bổ sung cho chúng tôi nhiều kiến thức bổ ích và hiểu thêm các kiến thức cơ bản về nghành nghề thiết kế. Đồng thời chúng tôi được biết thêm một khía cạnh khác của ngành học của mình và có thể có nhiều định hướng hơn trong tương lai hơn. Kĩ thật in là một môn học rất quan trọng với ngành thiết kế. Giúp chúng tôi hiểu hơn và đi sâu hơn vào ngành nghề này. Đặt vấn đề Yêu cầu môn học: Thiết kế và xuất phim 1 catologue –thương hiệu mì ống Panzani 16 trang Kích thước thành phẩm 15x21, đóng kim gáy chiều 21 In offset 4 màu Sau đó tính giá thành sản phẩm đã thực hiện ( giá giấy có thể tham khảo) biết số lượng là 3000 quyển Giải quyết vấn đề Phương pháp thiết kế một catologue + Bước 1 : Thu thập nội dung Đầu tiên hãy xác định các nội dung nào cần để vào catalog như: số lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mô tả sản phẩm, ý tưởng, màu sắc thiết kế, nói chung cần chắc chắn rằng bạn đã có tất cả nội dung cần thiết để làm một thiết kế catalog quảng cáo trước khi bắt đầu các bước tiếp theo . + Bước 2 : Hình ảnh sản phẩm: Nếu bạn là một người mới không có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhiếp ảnh hãy thuê một người chụp ảnh chuyên nghiệp. Hình ảnh sản phẩm của công ty là một trong những phần quan trọng nhất của thiết kế catalog quảng cáo vì đây là những gì khách hàng nhìn thấy đầu tiên. Một hình ảnh hấp dẫn sẽ thu hút khách hàng đọc nội dung của catalog và khiến khách hàng quan tâm mua hàng. Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi tự chụp hình sản phẩm hơn và bạn cũng đang sở hữu một máy ảnh kỹ thuật số, hãy cài đặt máy ảnh với độ phân giải cao hơn 300 dpi và theo giao thức hình ảnh sản phẩm. Hãy chụp từng sản phẩm chứ đừng nhóm các sản phẩm lại với nhau để chụp. Cuối cùng bạn cần thuê người desgin những tấm ảnh đó sao cho đẹp và phù hợp với thiết kế catalog quảng cáo của công ty và hãy luôn nhớ độ phân giải của những tấm ảnh đó không được thấp hơn 300 dpi. + Bước 3 : Đặc tính sản phẩm: Hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ về từng sản phẩm và dịch vụ của catalog (nguồn gốc, thông số kỹ thuật, chất lượng,). Điều này sẽ giúp bạn viết mô tả sản phẩm một cách chính xác và thu hút. Bạn cũng có thể đưa ra giá cả cho các mặt bao gồm cả giá gốc và chiết khấu. Bạn nên ghi thêm các lợi ích có được khi khách hàng mua sản phẩm này, để giúp khách hàng chọn lựa dễ dàng hơn. 2) Tìm hiểu thương hiệu Giovanni Panzani sinh năm 1911 trong một gia đình bán pasta truyền thống và các món Ý đặc trưng. Ông đã trưởng thành trong cái nôi của nghề làm pasta và được những người thợ thủ công Ý giỏi nhất truyền nghiệp. Năm 1940, Giovanni Panzani quyết định tiếp quản nghề của bố mình. Ông đã mượn lại căn gác xép của bố vợ và đã bắt đầu làm pasta tươi theo cách truyền thống của Ý. Ông luôn làm mọi việc theo hướng hoàn hảo, như ông vẫn thường chia sẻ. Năm 1950, Giovanni Panzani ra mắt thương hiệu Pasta Panzani, tách biệt sản phẩm của mình với các đối thủ khác, và đó cũng là lúc ông tung ra thị trường loại bao bì giấy kính cho sản phẩm của mình! Điều này đã tạo một cuộc cách mạng nhỏ trong giới pasta vào thời điểm đó. Năm 1952, Panzani mở rộng lĩnh vực kinh doanh thông qua việc đưa ra sản phẩm sốt cà chua đóng hộp. Một ý tưởng đơn giản giúp pasta trở nên ngon miệng hơn!. Ra đời năm 1950, Panzani đã tạo ra một cuộc cách mạng nhỏ trong giới pasta. Vào năm 1973, tập đoàn Danone quyết định mua lại thương hiệu Panzani, thời điểm đó các sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu sang các nước khác. Hiện tại, các sản phẩm Panzani đang có mặt tại hơn 50 quốc gia và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Đặc biệt, năm 2015, Panzani đã chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm của khu vực châu Á. Chỉ sau 1 năm ra mắt tại thị trường Việt Nam, Panzani đã có mặt trên 18 hệ thống siêu thị lớn trên cả nước như Big C, MaxiMark, AEON, HaproMart, Coopmart, Metro, Familymart, Citimart, Vinmart, Lottemart, Centralmart, FoocoMart, Annam Gourmet Market. Giờ đây bạn chỉ cần vào siêu thị nào gần với bạn nhất và tìm đến kệ pasta, Panzani luôn sẵn sàng giúp bạn chuẩn bị những món ăn Ngon đúng Ý cho bữa cơm thêm mới mẻ! Trụ sở Việt Nam nằm ở tầng 5, toà nhà Viettel Complex, 285 Cách mạng tháng 8, phường 12, quận 10, TP.HCM. Sản Phẩm + Lịch sử: Đầu những năm 1940, Ngài Giovanni Panzani đã sáng lập công ty của mình theo phương pháp sản xuất Pasta truyền thống Ý. (a) + Nguồn gốc : Không chất bảo quản, màu thực phẩm hay bất kì phụ gia công nghiệp nào, Panzani tự hào mang đến những sản phẩm Pasta hoàn toàn từ thiên nhiên. (b) +Sức khỏe: Tôn trọng công thức nấu ăn truyền thống, các sản phẩm Panzani hoàn toàn không chứa chất phụ gia. Được làm từ 100% lúa mì cứng, Pasta Panzani chỉ bao gồm tinh bột và nhiều protein, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng tự nhiên. Đồng thời, nước sốt cà chua Panzani cũng chứa hàm lượng chất béo rất thấp (ít hơn 3g chất béo trong 100g sản phẩm). (c) +Sản phẩm: Với nhiều hình dạng khác nhau, Panzani mang đến nhiều lựa chọn về pasta cũng như cảm hứng nấu ăn nơi bạn! (d) +Nước Ý: Được bắt nguồn từ nước Ý, Panzani mang lại cho bạn những thông tin cơ bản về đất nước xinh đẹp đó. Đồng thời giúp bạn hiểu thêm về nước Ý (e) +Đối tác: Panzani hiện đã có mặt trên 18 hệ thống siêu thị lớn trên cả nước như Big C, MaxiMark, AEON, HaproMart, Coopmart, Metro, Familymart, Citimart, Vinmart, Lottemart. (f) +Bí quyết: Nấu ăn ngon còn cần yếu tố kỹ thuật, do đó Panzani muốn chia sẻ với bạn một số bí quyết để chuẩn bị một món pasta thật ngon miệng. (g) Tìm hiểu người sử dụng sản phẩm Với cột mốc 79 năm hình thành và phát triển, Panzani đang hướng đến một tương lai xa hơn và vẫn giữ được nét đặc trưng của sản phẩm nên: + Khách hàng: Nam/nữ đều dùng được +Định vị sản phẩm: Là một sản phẩm cao cấp với xuất xứ từ nước Ý, mang lại giá trị tinh thần cho khách hàng +Chia sẻ: Mỗi góc bếp ấm cúng đều chứa đựng những câu chuyện nho nhỏ, đầy hương vị về tình thân gia đình,các buổi họp mặt rôm rả và không khí quây quần bên nhau. (h) +Chiến lược áp dụng: Khác biệt hóa. Thể hiện qua khác biệt hóa về giá trị sử dụng (mang cả giá trị về vật chất và tinh thần) và khác biệt hóa về hệ thống phân phói sao cho tạo ra giá trị cao nhất cho khách hàng. +Với tiêu chí sức khỏe người tiêu dùng là hàng đầu, không chất bảo quản, màu thực phẩm hay bất kì phụ gia công nghiệp nào, Panzani tự hào mang đến những sản phẩm Pasta hoàn toàn từ thiên nhiên Bản tóm lược yêu cầu sáng tạo: +Thiết kế catologue 16 trang, kích thước thành phẩm 15x21cm, đóng kím gáy chiều 21cm và in ofset 4 màu, trong đó cần: + Catolouge phải thể hiện hết các nội dung của sản phẩm như nguồn gốc, lịch sử, nguyên liệu, kèm theo đó là công thức nấu ăn cũng như thông tin về nước Ý. + Từ (a) đến (h), chúng tôi sẽ thiết kế theo bảng như sau Số thứ tự Yêu cầu Ý tưởng Triển khai Mục đích 1 Lịch sử Với lịch sử bắt nguồn từ nước Ý, chúng ta hướng đến lối thiết kế mang phong cách đơn giản nhưng không kém phần cổ kính và tinh tế. Sử dụng hình ảnh mang màu sắc vintage để tạo cảm giác cổ kính, đồng thời nói lên được lịch sử. Dễ dàng tiếp cận với khách hàng đồng thời tạo sự tin cậy của sản phẩm. 2 Nguồn gốc Với sản phẩm hoàn toàn dùng các nguyên liệu từ thiên nhiên, cần phải thiết kế sao cho tinh tế và sạch sẽ. Sử dụng hình ảnh là các nguyên liệu thiên nhiên. Tạo cảm giác tin tưởng cũng như hiểu rõ hơn về các nguyên liệu. 3 Sức khỏe Đối với sức khỏe, chúng ta đặt lên hàng đầu nên thiết một số các công thức nấu ăn. Sử dụng hình ảnh món ăn, cùng các hình khối và viền. Khiến khách hàng có thể yên tâm hơn về nguồn gốc cũng như giúp cho gia đình bạn có thêm một bữa ăn ngon. 4 Sản Phẩm Với nhiều hình dạng khác nhau, chúng ta thiết kế sao cho dễ nhìn, gọn gàng. Sử dụng những đường viền nét đứt. Giúp dễ nhìn hơn cũng như góp phần nhận dạng sản phẩm 5 Nước Ý Nguồn gốc của Pasta là từ Ý, vậy nên chúng ta hướng đến cách thiết kế các thông tin cơ bản về nước Ý. Sử dụng những hình ảnh được xem như là biểu tượng của nước Ý. Góp phần giúp khách hàng hiểu thêm về nước Ý. 6 Đối tác Thiết kế rõ ràng, nói lên được các đối tác cũng như địa điểm. Sử dụng các logo của đối tác cũng như hình khối. Tạo cảm giác tin tưởng và dễ dàng nhận ra địa điểm có thể mua sản phẩm. 7 Bí quyết Thiết kế dễ nhìn, màu sắc trong sáng Sử dụng hình ảnh kí hiệu hướng dẫn. hình ảnh món ăn. Bổ sung thêm các bí quyết nấu ăn, tiện hơn trong việc nấu nướng. 8 Chia sẻ Mỗi góc bếp đều có 1 câu chuyện nhỏ, chúng ta thiết kế hướng theo lối kể chuyện. Sử dụng background là hình ảnh nước Ý, cùng với các câu chuyện có thật đặt trong giấy ghi chú Tạo cảm giác ấm cúng, dễ chịu cho người nhìn. Kết quả s Bình bản Để thực hiện bình bản cho catolog cần thực hiện các bước sau: + bước 1: Thể hiện bằng kích thước khổ in trên phần mềm illustrator + bước 2 : Từ khổ thành phẩm xác định kích thước thiết kế + bước 3: Xác định khổ in và số tay in, vị trí các trang trên các tay ins + bước 4: Xác định các khoảng cách chừa lề và bắt nhíp + bước 5: Xác định vị trí cắt thành phẩm và đặt các thước dàn trang trên khổ in + bước 6: Xác định kiểu in và dàn các tờ thành phẩm lên khổ in. + bước 7: xuất phim Kích thước thiết kế: Dựa vào các yếu tố sau để xác định kích thước thiết kế + Kích thước thành phẩm 15cm x 21cm + Đóng gáy kim chiều 21cm, mở đôi theo chiều 15 cm thành kích thước 21cm x 30cm + Cộng thêm các khoảng cách giãn nền thành kích thước thiết kế thực tế là 21,5cm x 30,5cm  Xác định khổ in: Khổ thành phẩm yêu cầu là 21.5cm x 30 cm, dựa vào các yếu tố sau để xác định khổ in + Các yếu tố an toàn trong quá trình in và thành phẩm + Các yếu tố tiết kiệm phim in, công in cũng như thời gian sản xuất + Các khổ giấy in và máy in hiện có trên thị trường + Yếu tố số lượng thành phẩm được sản xuất + Số trang in cho sản phẩm + Xác định khổ in tối ưu trong trường hợp này là khổ 54.5cm x 79 cm và khổ 54,5cm x39,5cm Xác định số tay in: Kích thước thành phẩm catalogue sau khi trải rộng là 21.5cm x 30.5cm, dựa vào các yếu tố sau: + Mỗi tờ 21.5cm x 30.5cm in được bốn trang + Catalogue cần 16 trang cả bìa (bìa và ruột khác loại giấy ), cần 4 tờ 21,5cm x 30.5cm + Khổ in được xác định là khổ 54,5cm x 79cm và khổ 39,5 x54.5 cm, mỗi tờ in được 4 tờ 21.5cm x 30.5cm + Xác định catalogue sẽ được in bằng 3 tay in: Tay in 1 in ở khổ 54,5 x79cm. Tay in 2 ,3 in ở khổ 39.5cm x 79cm( vì bìa khác loại giấy nên cần 3 tay in) Xác định các khoảng cách chừa lề trên tay in 1: Khổ in được chia các khoảng cách chừa lề như sau: + Trên khổ in chiều 54.5cm dàn hai tờ thành phẩm theo chiều 21.5cm, dư 11.5cm chừa lề mỗi lề 5cm và khoảng cách 1.5cm giữa hai tờ thành phẩm + Trên khổ in chiều 79cm dàn hai tờ thành phẩm theo chiều 30.5cm, dư 18cm chừa lề mỗi khoảng cách 8cm và 2cm cho khoảng cách giữa hai tờ thành phẩm Xác định chiều nhíp và kiểu in trên tay in 1 + Một tay in khổ 54.5cm x 79 cm in được bốn tờ thành phẩm (21.5cm x 30.5cm) + Mỗi quyển catalogue xác định là chiều 79cm + Xác định kiểu in của tay in 1 là in trở, không trở nhíp cần 2 tờ thành phẩm nên tay in 1 in được phần ruột cho hai quyển catalogue. Xác định các thước cắt thành phẩm trên tay in 1 + Xác lập các thước cắt thành phẩm sau khi hoàn thành công đoạn in cho tay in 1 + Các thước cắt thành phẩm trùng với kích thước thành phẩm của sản phẩm + Sau khi xác định vị trí các thước cắt thành phẩm, đặt các ký hiệu cắt thành phẩm trên tay in 1 Xác định vị trí, chiều và hướng các trang catalogue trên tay in 1 + Kích thước thành phẩm yêu cầu là 21cm x 30cm + Kích thước thiết kế sau khi giãn nền được xác định là 21.5cm x 30.5cm + Khổ in được xác định là khổ 54.5cm x79cm + Chiều bắt nhíp là chiều 79cm và kiểu in được xác định là in trở không trở nhíp + Thực hiện thao tác xếp giấy và lồng các tay giấy đã xếp để định số trang + Chú ý: Mỗi tay in in được 16 trang và tờ bìa (được in trên tay 2) lồng phía bên ngoài + Xác định được vị trí, chiều và hướng các trang dàn trên tay in 1 như Xác định vị trí đặt thước dàn trang trên tay in 1 + Do kích thước thiết kế giãn rộng hơn khổ thành phẩm 0.5cm, xác định lại vị trí đặt các thước để dàn trang + Giãn rộng thước cắt thành phẩm về hai chiều mỗi chiều 0.25cm Dàn các trang đã thiết kế lên tay in 1 + Đặt các trang đã thiết kế lên tay in 1 theo đúng số trang, vị trí, chiều và hướng các trang  như đã xác định Xác định các khoảng cách chừa lề trên tay in 2 + Khổ in của tay in 2 được xác định là khổ 39.5cm x 54.5cm + Mỗi tay in 2 in được hai tờ ruột + Trên chiều 54.5cm chừa lề tương tự như trên tay in 1 + Trên chiều 39.5cm dàn một tờ thành phầm theo chiều 30.5cm. Dư 9cm, chừa hai lề mỗi lề 4.5cm khoảng giữa 2 thành phẩm là 1.5 cm Xác định chiều bắt nhíp và kiểu in trên tay in 2 + Một tay in khổ 39.5cm x 54.5cm in được hai tờ tuột + Chiều bắt nhíp được xác định là chiều 39.5cm + Xác định kiểu in của tay in 2 là in trở, có trở nhíp Xác định thước cắt thành phẩm trên tay in 2,3 + Xác lập các thước cắt thành phẩm sau khi hoàn thành công đoạn in cho tay in 2,3 + Các thước cắt thành phẩm trùng với kích thước thành phẩm của sản phẩm + Sau khi xác định vị trí các thước cắt thành phẩm, đặt các ký hiệu cắt thành phẩm trên tay in 2,3  Xác định vị trí thước dàn trang trên tay in 2 + Do kích thước thiết kế giãn rộng hơn khổ thành phẩm 0.5cm, xác định lại vị trí đặt các thước để dàn trang + Giãn rộng thước cắt thành phẩm về hai chiều mỗi chiều 0.25cm Dàn các trang đã thiết kế lên tay in 2 + Đặt các trang đã thiết kế lên tay in 2 theo đúng số trang, vị trí, chiều và hướng các trang  như đã xác định Thực hiện dàn trang bình bản đới với bìa Vì tay in số 3 thực hiện giống tay in số 2 nên chúng tôi thực hiện các bước tương tự như tay in số 2 Xác định vị trí, chiều và hướng các trang trên tay in 3 + Thực hiện tương tự như đã làm trên tay in 1 + Chú ý: Mỗi tay in in được 16 trang và tờ bìa (được in trên tay 2) lồng phía bên ngoài + Xác định được vị trí, chiều và hướng các trang dàn trên tay in 1 như sau + Đặt các trang đã thiết kế lên tay in 3 theo đúng số trang, vị trí, chiều và hướng các trang như đã xác định Tính giá thành sản phẩm - Thể hiện giá thành catalogue ở số lượng 3000 sản phẩm - Tính các loại tiền gồm: Tiền giấy, tiền phim, tiền công in, tiền công thiết kế, tiền thành phẩm...vv - Dựa vào các yếu tố cho sẵn để tính giá thành từng sản phẩm. Loại giấy Định lượng giấy Khổ giấy Giá VNĐ Couché 120gms ( 500 tờ ) 60cm x 84cm 530.000 65cm x 84cm 537.000 65cm x 86cm 547.000 79cm x 109cm 672.000 Couché 170gms ( 500 tờ ) 60cm x 84cm 760.000 65cm x 84cm 768.000 65cm x 86cm 786.000 79cm x 109cm 990.000 Giá phim : + Tính trên khổ thực in với giá 100đ/1cm2 Công in : + 300.000đ/1kẽm in (khổ in 60cm x 84cm) : cho kiểu in trở + 250.000đ/ikẽm in (khổ in 42cm x 60cm : cho kiểu in trở + 45đ/1vòng in (số lượng trên 3000 tờ in) : cho kiểu in AB Công thiết kế : + 50đ/1cm2 (tính trên khổ thực thiết kế ) Tiền công thành phẩm : + Giá cán màng mờ 3đ/1cm2 (tính trên khổ thực cán) + Công thành phẩm 400đ/1sản phẩm (tính trên số lượng 5000) Hệ số lời : + Hệ số lời tính 13% (hệ số này chỉ có tính chất tương đối – tùy vào doanh nghiệp) Tính tiền giấy: Sản phẩm được in bằng ba tay in và tiền giấy được tính như sau: - Tay in 1: Tiền giấy thực in + Lượng giấy bù hao = ((1344x1500) + 0.5%x(1344x1500))/2= 1 013 040 đ - Tay in 2: Tiền giấy thực in + Lượng giấy bù hao = ((1344x1500) + 0.5%x(1344x1500))/4= 506 520 đ - Tay in 3: Tiền giấy thực in + Lượng giấy bù hao = ((1980x1500)+0.5%x(1980x1500))/4 = 746212.5 đ Tổng cộng = ( 1) 2 265 772,5 đ ( giấy bù hao là khi in lỗi : do kỹ thuật máy móc , cúp điện thông thường khoảng 0.5%) Tay in 1 : In trở 1500 tờ (54.5x79 loại 120) Tay in 2: In trở 1500 tờ (54.5x39.5 loại 120) Tay in 3: In trở 1500 tờ (54.5x39.5 loại 170)   Tính tiền phim: Tay in 1 in trên khổ 54.5cm x 79cm, dạng in trở. Tay in 2 in trên khổ 54.5cm x 39.5cm, dạng in trở. Tay in 3 in trên khổ 54.5cm x 39.5cm, dạng in trở. Tiền phim được tính như sau: - Tay in 1: 54.5cm x 79cm x 4(phim) x (giá phim) = 54.5x79x4x100 =1 722 200 đ - Tay in 2: 54.5cm x 39.5cm x 4(phim) x (giá phim) = 54.5x39.5x4x100= 861 100 đ - Tay in 3: 54.5cm x 39.5cm x 4(phim) x (giá phim) = 54.5x39.5x4x100= 861 100 đ Cộng = (2) 3 444 400 đ Tính công in: Tay in 1 số lượng thực in là 1500 tờ, tay in 2 số lượng thực in là 1500 tờ, tay in 3 số lượng thực in là 1500 tờ. Tiền công in được tính như sau: Giá công in tham khảo: 300.000đ/1kẽm in (khổ in 79cm x 54.5cm) (in trở) 250.000đ/1;0kẽm in (khổ in 39.5cm x 54.5cm) - Tay in 1: = 4x300 000= 1 200 000 đ - Tay in 2: 4 (kẽm) x (giá in) = 4x250 000= 1 000 000 đ - Tay in 3: 4 (kẽm) x (giá in) = 4x 250 000 = 1 000 000 đ Cộng = ( 3 ) 3 200 000 đ Tính công thiết kế: Loại tiền này phụ thuộc vào cách tính của từng doanh nghiệp. - 15cm x 21cm x 4 (số màu) x 16 (số trang) x (giá thiết kế) = ( 4 ) = 15x21x4x16x50= 1 008 000   Tính công thành phẩm Công thành phẩm gồm các công đoạn hoàn thiện ấn phẩm sau in, giá tính các công đoạn này phụ thuộc vào số lượng thành phẩm và các doanh nghiệp thành phẩm. - Tiền cán được tính như sau: 21cm x30cm x3000 (số lượng thành phẩm) x (giá cán mảng mờ) = 21x40x3000x3= 5 670 000đ -  Tiền thành phẩm được tính như sau: 3000 (số lượng thành phẩm) x (giá thành phẩm) = 3000x400= 1 200 000 đ Cộng = ( 5 ) 5 670 000 +1 200 000=6 870 000 đs 5) Tính giá thành sản phẩm - Tổng số các tiền đã tính: (1) + ( 2 ) + ( 3 ) + ( 4 ) + ( 5 ) = 2265775.5+3444440+3200000+1008000+6870000=16 788 212.5 đ - Dựa vào hệ số lời cho sẵn để tính được tổng số tiền mới là 88 212.5 + (16 788 212.5 x 13%) = 18 970 680 đ Giá thành mỗi sản phẩm X : 3000 (tổng số sản phẩm) = /mổi sản phẩm= 6323.56 đ Giá thành trên đã được làm tròn và chưa tính thuế VAT:   6323.56 + 6323.56 x25%= 7904.45 đ Xuất phim Bước 1 : Mở file PDF đã được bình bản của tay in 1 trên phần mềm Photoshop Tại mục Thumbnail size chọn Fit Page à OK Bước 2 : Tiến hành ép phẳng Vào Layer chọn Flatten Image Bước 3 : Chuyển đổi hệ màu từ RGB thành CMYK Vào Image àModeà CMYK Color Bước 4 : Phân chia kênh màu Vào Channels à Click chọn biểu tượng à Split Channels Bước 5 : Tiến hành Trame hóa trên từng kênh màu Vào Image à Mode à Bitmap Điều chỉnh các thông số theo bảng dưới đây Bấm OK để tiếp tục sau đó điều chỉnh thông số theo bảng sau Sau đó vào File à Save As và lưu dưới dạng file PDF, vậy là ta đã hoàn thành quá trình xuất phim Làm theo các bước như trên đối với các kênh và tay in còn lại Phim sau khi trame hóa Tay in 1 Black Yellow Cyan Magenta Tay in 2: Black Yellow Cyan Magenta Tay in 3: Black Yellow Cyan Magenta Lời kết Sau khi hoàn thành hai môn học này, chúng tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm để rèn luyện tay nghề thiết kế, đồng thời bổ sung thêm nhiều kiến thức mới và những điều cơ bản trong môn học này, như biết được cách bình bản một sản phẩm, cách xuất phim, cách làm catologue, biết tính giá thành cho sản phẩm mà mình thiết kế, kỹ năng làm báo cáo, hơn hết là biết làm bảng tóm lược ý tưởng sáng tạo, khi chúng tôi học những môn mới, bảng ý tưởng sáng tạo sẽ giúp chúng tôi có được những sản phẩm hoàn hảo hơn. Bên cạnh những điều mới học được còn có những khuyết điểm, tôi sẽ cố gắng khắc phục để sản phẩm hoàn thiện hơn cũng như rèn luyện tay nghề thiết kế. Quan trọng hơn là rút ra được những kinh nghiệm cho dự án sắp tới, học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tế, để làm ra sản phẩm tốt nhất có thể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuong I Bai 3 To chuc thong tin trong may tinh_12404298.docx
Tài liệu liên quan