Đề tài Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

Kế hoạch dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, thời lượng dạy học từng môn. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với GV THCS, là một trong những hồ sơ chuyên môn của GV trong từng năm học. GV dựa vào chương trình dạy học, kế hoạch dạy học để thực thi hoạt động dạy học. Vì vậy, muốn đảm bảo được tiến độ thực hiện chương trình có hiệu quả, trước hết cần QL tốt việc lập kế hoạch của GV. Việc lập kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học, thông qua kế hoạch, HT nhà trường ký duyệt kế hoạch là một khâu rất quan trọng không thể coi nhẹ. Sau khi kế hoạch được phê duyệt các tổ trưởng chuyên môn cần giám sát việc thực thi kế hoạch, kiểm tra mức độ hoàn thành, kết quả, từ đó có những biện pháp bổ sung điều chỉnh kịp thời cho năm học sau.

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cống hiến cả tài và tâm cho HS. Nhìn chung đa số GV đánh giá việc phân công của các HT nhà trường là khá phù hợp và có tính hiệu quả. Song vẫn có những trường hợp bị bất cập: Một số GV còn trẻ tuổi vừa ra trường được phân công chủ nhiệm các lớp chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí gây khó khăn nhất định cho công tác chuyên môn của nhà trường. Có những GV có trình độ chuyên môn hạn chế, chưa đảm bảo được việc giảng dạy theo đổi mới phương pháp, điều đó khiến nhiều phụ huynh HS kiến nghị với HT nhà trường xin thay GV khác. Trong khi đó có nhiều GV có khả năng hơn, được đánh giá thông qua chất lượng dạy học, sự tiến bộ của HS hàng năm, nhưng chưa được Ban giám hiệu nhìn nhận, động viên đúng mức. Đây chính là một hạn chế trong việc sử dụng, bố trí đội ngũ GV nhà trường. * Thực trạng quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng giáo viên Bảng 2.8. Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp, công tác bồi dưỡng giáo viên. TT Mức độ Nội dung biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần Không cần Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ GV đạt tiêu chuẩn 111 37 2 2.73 2 100 35 15 2.57 1 2 Tự học, tự bồi dưỡng 86 53 11 2.50 4 80 35 35 2.30 4 3 Bồi dưỡng dài hạn nâng cao trình độ, nghiệp vụ 67 58 25 2.28 5 73 46 31 2.28 5 4 Tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề về chuyên môn 99 46 5 2.63 3 47 51 52 1.97 8 5 Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè 57 66 27 2.20 6 91 47 12 2.53 2 6 Bồi dưỡng các năng lực sư phạm qua các hội thao giảng dạy. 46 74 30 2.11 8 56 47 47 2.06 7 7 Bồi dưỡng qua dự giờ phân tích giảng dạy 53 68 29 2.16 7 69 51 30 2.26 6 8 Tham quan học hỏi kinh nghiệm các trường 30 78 42 1.92 9 35 57 58 1.85 9 9 Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy 138 12 0 2.92 1 85 39 26 2.39 3 Qua bảng 2.8, điều tra thực trạng về QL công tác bồi dưỡng GV THCS huyện Tam Đảo vài năm gần đây cho thấy. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV của Phòng GD-ĐT nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ GV trong các nhà trường hết sức được coi trọng ( =2,57-xếp thứ 1). Hàng năm lãnh đạo Phòng GD-ĐT đã tạo điều kiện cho GV các trường đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thông qua các lớp đại học tại chức tại các trường đại học, các trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, các lớp tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các trường tiên tiến trong tỉnh, một số cán bộ QL, giáo viên đã được tạo điều kiện đi đào tạo thạc sĩ. Kết quả qua trao đổi với cán bộ QL, nhất là GV trong các nhà trường, việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và năng lực sư phạm cho GV là rất quan trọng. Bởi lẽ đối với các thầy cô giáo đang công tác ở các huyện miền núi, việc tiếp cận thông tin đại chúng, báo chí, mạng internet là rất hạn chế. Các trang bị kỹ thuật hiện đại, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy còn rất thiếu thốn. Đặc biệt là các GV giảng dạy môn tiếng anh, việc mai một kiến thức qua các năm là điều khó tránh khỏi khi công tác tại các vùng như Tam Đảo, nếu không thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức. Hiện nay ở huyện Tam Đảo bộ phận các thầy cô GV có độ tuổi cao là rất lớn, chủ yếu giảng dạy theo phương pháp cũ: Đọc chép, chậm cải tiến phương pháp giảng dạy, có tâm lý “ngại thay đổi”, chưa bắt kịp với yêu cầu giáo dục và sự phát triển của giới trẻ hiện nay. Đặc biệt là với việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, đối với các thầy cô đã có tuổi cao là hết sức khó khăn. Điều này gây những khó khăn không nhỏ trong quá trình QL hoạt động dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp hiện nay của Bộ GD-ĐT. Một bộ phận nhỏ GV trẻ vừa được tuyển vào các trường tuy kiến thức được đào tạo khá cơ bản, mức độ nắm bắt công nghệ dạy học mới khá nhanh, song kinh nghiệm giảng dạy còn ít, hoặc một số GV còn chưa yên tâm công tác, được tuyển vào biên chế chỉ một vài năm lại chuyển về xuôi, nên hiệu quả giảng dạy còn chưa cao. Tổng số GV trong biên chế hiện nay ở huyện Tam Đảo chưa thực sự ổn định, do vậy việc cử GV đi học các lớp nâng cao trình độ, đào tạo đại học..vv, GV vừa đi học vừa tham gia giảng dạy nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và việc bố trí thời khóa biểu trong các nhà trường. Trình độ, năng lực, sự tâm huyết nghề nghiệp của GV quyết định lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đối với GV THCS thì những yêu cầu đó cần đòi hỏi cao hơn. Có nhiều hình thức bồi dưỡng GV: Qua đào tạo dài hạn (đào tạo đại học, cao học), ngắn hạn (bồi dưỡng theo chuyên đề); cũng có thể thông qua các hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, dự giờ rút kinh nghiệm, thông qua bản thân mỗi GV tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ..vv. Những biện pháp này thực tế đã được tổ chức ở huyện Tam Đảo, song còn ít và hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự quan tâm chỉ đạo của đội ngũ cán bộ QL chưa thực sự sát sao, chưa đồng bộ, nhiều khi còn nặng về hình thức, thậm chí có những trường làm chỉ vì nhiệm vụ, không mang tính chủ động, không có kế hoạch chiến lược dài hạn. Đối với công tác bồi dưỡng GV, nhà trường cần động viên, khích lệ phong trào tự học, tự bồi dưỡng. Có chính sách ưu tiên cho những GV có tinh thần tự học tự bồi dưỡng cao. Như: Hỗ trợ kinh phí đi học, tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần, có chính sách động viên kịp thời, giao công việc tốt hơn khi hoàn thành việc học tập. Bên cạnh đó một số GV có sức ì lớn, không tích cực và chưa có thái độ học tập tích cực nâng cao trình độ, kiến thức ngày càng mai một. Do việc kiểm tra, đánh giá kết quả hàng năm đối với GV chưa thường xuyên nên việc tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV chưa cao. * Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên Chương trình giảng dạy THCS là văn bản pháp quy có tính thống nhất trên cả nước do Bộ GD-ĐT ban hành. Chương trình giảng dạy quy định rõ vị trí, mục tiêu, phạm vi và nội dung từng môn học, quy định số tiết tương ứng cho từng môn học, cụ thể cho từng bài, từng tiết học. Kế hoạch dạy học là sự cụ thể hóa chương trình dạy học, quy định về trình tự nội dung môn học, cụ thể tới từng chương và kế hoạch thực hiện từng nội dung đó. Đây là căn cứ để GV tiến hành tổ chức hoạt động dạy học. Kế hoạch dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, thời lượng dạy học từng môn. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với GV THCS, là một trong những hồ sơ chuyên môn của GV trong từng năm học. GV dựa vào chương trình dạy học, kế hoạch dạy học để thực thi hoạt động dạy học. Vì vậy, muốn đảm bảo được tiến độ thực hiện chương trình có hiệu quả, trước hết cần QL tốt việc lập kế hoạch của GV. Việc lập kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học, thông qua kế hoạch, HT nhà trường ký duyệt kế hoạch là một khâu rất quan trọng không thể coi nhẹ. Sau khi kế hoạch được phê duyệt các tổ trưởng chuyên môn cần giám sát việc thực thi kế hoạch, kiểm tra mức độ hoàn thành, kết quả, từ đó có những biện pháp bổ sung điều chỉnh kịp thời cho năm học sau. Để đánh giá về tầm quan trọng và mức độ thực hiện việc lập kế hoạch dạy học ở các trường THCS huyện Tam Đảo, chúng tôi tiến hành điều tra lấy ý kiến 150 người: 14 chuyên viên Phòng GD-ĐT, cán bộ QL, GV các trường trong toàn huyện, kết quả tổng hợp cho bảng dưới đây: Bảng 2.9. Đánh giá việc quản lý lập kế hoạch, thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở huyện Tam Đảo. TT Mức độ Nội dung biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần Không cần Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1 Quy định cụ thể về việc lập kế hoạch, thực hiện chương trình giảng dạy 121 29 0 2.81 1 102 38 10 2.61 1 2 Thông qua kế hoạch trước tổ bộ môn, HT duyệt kế hoạch. 90 48 12 2.52 4 93 43 14 2.53 2 3 Đánh giá mức độ đạt được so với kế hoạch, bổ sung vào kế hoạch cho năm sau. 88 46 16 2.48 5 46 57 47 1.99 7 4 Tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy của GV 115 35 0 2.77 2 77 48 25 2.35 4 5 Kiểm tra sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài lớp học, vở ghi chép HS để nắm tiến độ thực hiện chương trình của giáo viên 98 45 7 2.61 6 82 47 21 2.41 3 6 Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm việc thực hiện chương trình giảng dạy 113 31 6 2.71 3 65 55 30 2.23 5 7 Căn cứ vào báo cáo của GV, tổ chuyên môn về tiến độ thực hiện chương trình 62 63 25 2.25 7 51 80 19 2.21 6 Qua bảng 2.9 cho thấy, khi xem xét về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy, các chuyên viên Phòng GD-ĐT, cán bộ QL, GV các trường đều thống nhất cao, cho rằng việc quy định cụ thể về thực hiện kế hoạch(1), chương trình giảng dạy, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch(2), chương trình giảng dạy của GV là hết sức cần thiết ( =2,61-xếp thứ 1; =2,35-xếp thứ 4). Có nhiều ý kiến khẳng định: Các tổ chuyên môn cần chi tiết hóa chương trình, GV phải lập kế hoạch cụ thể giảng dạy cho từng khối lớp được phân công. Chương trình của Bộ GD-ĐT đã cụ thể cho từng môn học, chi tiết tới từng bài dạy, yêu cầu các Sở, Phòng GD-ĐT chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc, không được cắt xén, dồn ép chương trình hoặc dạy sai lệch chương trình quy định. Căn cứ vào phân phối chương trình BGH nhà trường đôn đốc, theo dõi, giám sát việc thực hiện chương trình của GV ở các tổ, nhóm chuyên môn. Riêng trường THCS Tam Đảo (trường chất lượng cao) Phòng GD-ĐT yêu cầu có kế hoạch riêng phù hợp với đặc điểm HS chuyên. Dựa vào phân phối chương trình của Bộ, các tổ chuyên môn lập kế hoạch giảng dạy, báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Phần lớn việc theo dõi thực hiện kế hoạch của GV thông qua hồ sơ kế hoạch đã được duyệt của GV, hoặc thông qua kiểm tra sổ đầu bài của BGH, vì vậy vẫn mang nặng tính hành chính pháp quy. Biện pháp dựa vào kết quả học tập của HS chưa được HT các nhà trường quan tâm thích đáng nên vẫn còn tình trạng GV thực hiện không đúng kế hoạch đã được duyệt hoặc không hoàn thành kế hoạch. Có những bài không đạt được kế hoạch đề ra nhưng GV không có biện pháp khắc phục, bồi dưỡng thêm kiến thức cho HS hoặc bổ sung thêm vào kế hoạch rút kinh nghiệm cho năm học sau ( =1,99-xếp thứ 7). Bên cạnh đó tại một số nhà trường, các tổ còn sợ mất thành tích thi đua nên không báo cáo thực hoặc kiểm tra không sát sao việc thực hiện kế hoạch của GV. Điều đó dẫn đến tình trạng GV làm kế hoạch một đằng nhưng thực hiện một nẻo. Trong các buổi giao ban đầu tuần, sinh hoạt chuyên môn theo tổ, HT nhà trường đều có báo cáo phản hồi từ các tổ về tiến độ thực hiện chương trình, điều chỉnh kịp thời, bố trí dạy bù các tiết chưa hoàn thành chương trình do nhiều lý do khác nhau. Để QL tốt việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy của GV, nhất thiết BGH nhà trường phải có sự quan tâm thích đáng kết hợp sử dụng nhiều biện pháp phù hợp, sử dụng nhiều kênh thông tin để có thông tin phản hồi chính xác, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời. Điều đó mới có thể khắc phục được tình trạng GV thực hiện theo đúng kế hoạch dạy học đã đề ra, chất lượng dạy học mới thực sự được nâng cao. * Quản lý bài soạn của giáo viên Hoạt động giảng dạy là phần việc quan trọng nhất của người GV, đầu tư cho một giờ lên lớp của GV chiếm phần lớn thời gian trong các hoạt động chuyên môn của một nhà giáo, để thực hiện thành công một tiết dạy thì việc soạn bài trước khi lên lớp của GV là một công việc hết sức quan trọng, bài soạn quyết định đến chất lượng giờ dạy. Giảng dạy là một hoạt động nhằm tổ chức quá trình nhận thức cho người học. Dưới sự hướng dẫn, kích thích, gợi mở của người GV, người học sẽ chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc khám phá lĩnh hội tri thức mới. Bài soạn của GV là sự cụ thể hóa chương trình học tập, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng HS, thể hiện phương pháp dạy phù hợp cho từng bài, từng phần kiến thức trong chương trình, sự phân bố thời gian hợp lý sao cho người thầy chủ động dẫn dắt HS lĩnh hội hết kiến thức, chương trình cần truyền tải. Do vậy việc đầu tư thích đáng cho một bài soạn là rất cần thiết. Bài soạn còn là một trong những cơ sở pháp lý để khẳng định GV đã thực hiện chương trình một cách khoa học và HS hoàn thành khối lượng kiến thức cần phải lĩnh hội qua từng lớp, cấp học. Phòng GD-ĐT Tam Đảo rất chú trọng đến công tác soạn bài của GV và đã có nhiều biện pháp QL việc soạn bài của GV trước khi lên lớp, chúng tôi đã tiến hành điều tra về mức độ thực hiện của GV và cán bộ QL để khẳng định tính phù hợp của các biện pháp mà Phòng GD-ĐT đang thực hiện, kết quả cho bởi bảng 2.10 dưới đây: Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc soạn bài của giáo viên trước khi lên lớp TT Mức độ Nội dung biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần Không cần Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1 Có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong toàn huyện 130 17 3 2.85 1 102 38 10 2.61 1 2 Kiểm tra giáo án từng tuần, tổ trưởng ký duyệt 125 14 11 2.76 2 81 45 24 2.38 4 3 Kiểm tra đột xuất bài soạn của GV 106 44 0 2.71 3 90 41 19 2.47 3 4 Bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về giáo án và sử dụng các phương tiện dạy học theo phương pháp mới 87 49 14 2.49 4 67 55 28 2.26 5 5 Tổ chức soạn giáo án mẫu các tiết dạy hay, khó. 58 73 19 2.26 6 41 56 53 1.92 6 6 Trong tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV. 68 69 13 2.37 5 98 37 15 2.55 2 Qua kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy, các đối tượng tham gia đánh giá về mức độ cần thiết cho rằng nên có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong toàn huyện, có điểm trung bình cao nhất (=2,85- xếp thứ 1), điều này là một thuận lợi lớn cho cán bộ QL trong công tác kiểm tra hồ sơ của giáo viên trong toàn huyện. Việc kiểm tra giáo án từng tuần, tổ trưởng ký duyệt, kiểm tra đột xuất bài soạn của GV cũng được các đối tượng tham gia đánh giá cho rằng rất cần thiết để quản lý bài soạn của giáo viên trước khi lên lớp (xếp thứ 2, 3). Việc tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các giáo viên là một biện pháp có hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, tuy nhiên lại không được sự nhìn nhận thích đáng của đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy. Điều tra về mức độ thực hiện các biện pháp trên, biện pháp 1 có quy định cụ thể, thống nhất mẫu giáo án trong toàn huyện được đánh giá là đang được thực hiện tốt tại các nhà trường (=2,61-xếp thứ 1), đây là một điều thuận lợi cho công tác quản lý trong các nhà trường, lấy đó làm căn cứ pháp lý để đánh giá, kiểm tra hồ sơ giáo viên. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình cũng đòi hỏi người GV phải sang tạo hơn, linh hoạt trong các khâu của một tiến trình lên lớp, vì vậy chúng ta không nên cứng nhắc đánh giá về mặt hình thức của giáo án mà phải đi sâu vào chất lượng bài giảng trên lớp, tránh tình trạng GV sao chép giáo án của các năm học trước chỉ để đối phó kiểm tra của cấp trên. Biện pháp trong tổ bộ môn tổ chức kiểm tra chéo giáo án giữa các GV hiện đang được các nhà trường thực hiện rất tốt (=2,55-xếp thứ 2), biện pháp này có ưu điểm tốn ít thời gian cho người QL, các GV cùng bộ môn khi kiểm tra chéo sẽ phát hiện được lỗi trong các giáo án và yêu cầu sửa kịp thời, đây là một trong những điểm mạnh trong việc quản lý nề nếp soạn bài của GV. Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về soạn giáo án và sử dụng các phương tiện dạy học theo phương pháp mới (=2,26-xếp thứ 5), tổ chức soạn giáo án mẫu các tiết dạy hay, khó (=1,92-xếp thứ 6) chưa được các trường quan tâm thực hiện đúng mức, điều này khiến nhiều giáo viên lúng túng trong việc áp dụng phương pháp mới, sử dụng đồ dùng dạy học vào từng tiết học khó, thậm chí có những giáo viên chưa biết là bài dạy nào có thiết bị trong phòng thiết bị, những tiết học khó dạy giáo viên thường lúng túng dẫn đến kết quả dạy học không cao. Thực tế các trường THCS trong huyện Tam Đảo, cán bộ QL, GV nhận thức rõ tầm quan trọng của việc soạn bài trước khi lên lớp; quy định rõ ràng về ngày soạn, ngày giảng, các bước soạn giáo án, phương tiện, đồ dùng sử dụng trong tiết dạy đó phải được thể hiện rõ trong bài soạn. BGH các nhà trường, lãnh đạo Phòng GD- ĐT thường xuyên quán triệt các GV bắt buộc phải có bài soạn trước khi lên lớp, tránh tình trạng “dạy chay”. Phòng GD-ĐT thống nhất mẫu giáo án chung trong toàn huyện, các tổ chuyên môn thống nhất cách soạn cho từng tiết học, hướng dẫn GV mới nhận công tác các soạn bài theo mẫu quy định. Giáo án là bản thiết kế cơ bản cho bài dạy. Trong đó thể hiện đầy đủ các bước lên lớp: Tổ chức lớp, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, bài mới, củng cố, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo. Nội dung bài giảng được trình bày đảm bảo tính khoa học, chính xác về kiến thức, phân phối thời gian hợp lý cho từng phần. Đặc biệt giáo án phải thể hiện rõ phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học sử dụng trong tiết dạy và được tổ trưởng chuyên môn ký duyệt (theo từng tuần). Các quy định trên được GV bộ môn thực hiện hàng ngày lên lớp. BGH thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở. Mỗi tháng một lần các tổ chuyên môn cho kiểm tra chéo giáo án giữa các GV trong từng tổ bộ môn, nhắc nhở bổ sung những thiếu sót, khuyết điểm. Bên cạnh đó HT thường xuyên kiểm tra đột xuất giáo án của GV trước giờ lên lớp hoặc trong khi GV đang lên lớp. Phòng GD- ĐT kiểm tra toàn diện, đột xuất. Những biện pháp trên đã có tác dụng tốt, nhắc nhở để GV các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều giáo án soạn chất lượng chưa cao, mang tính chống đối, soạn để cho đủ hồ sơ chuyên môn, sao chép từ năm nọ sang năm kia, không có sự bổ sung thay đổi. Tình trạng dạy học không sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học còn diễn ra khá phổ biến, một số GV chỉ sử dụng khi có đoàn kiểm tra hoặc trong các tiết dự giờ đánh giá xếp loại giờ dạy. Tình trạng bài soạn chép lại, soạn chống đối dẫn đến tình trạng soạn một đằng, dạy một nẻo vẫn còn diễn ra ở nhiều trường. * Thực trạng quản lý giờ dạy trên lớp Bảng 2.11. Kết quả khảo sát nội dung quản lý, biện pháp quản lý giờ lên lớp của giáo viên TT Mức độ Nội dung biện pháp Mức độ thực hiện Tốt TB Chưa tốt Điểm TB Thứ bậc 1 Các nội dung QL giờ dạy trên lớp Truyền đạt kiến thức chính xác, khoa học 108 31 11 2.65 1 Bảo đảm tính hệ thống, đầy đủ nội dung, làm rõ được trọng tâm bài học 102 31 17 2.57 3 Liên hệ với thực tế 55 46 49 2.04 7 Sử dụng kết hợp phương pháp phù hợp trong bài dạy 105 30 15 2.60 2 Tổ chức tốt khâu điều khiển HS học tập tích cực, chủ động sáng tạo 89 29 32 2.38 4 HS hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức 77 27 46 2.21 5 Xử lý tốt các tình huống sư phạm 63 39 48 2.10 6 2 Các biện pháp Quy định cụ thể về thực hiện nghiêm túc nề nếp, quy chế chuyên môn 99 30 21 2.52 1 Kiểm tra đột xuất, dự giờ đột xuất 65 40 45 2.13 5 Thông qua kiểm tra sổ đầu bài, vở ghi HS 75 42 33 2.28 3 Quy định cụ thể việc thực hiên giờ lên lớp 82 41 27 2.37 2 Thông qua trực lãnh đạo, trực tuần 72 38 40 2.21 4 QL giờ lên lớp của GV có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của thầy và trò, đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chất lượng hiệu quả giáo dục, công tác giảng dạy được thể hiện ở giờ lên lớp của GV, vì vậy HT phải có biện pháp QL phối hợp để đảm bảo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả. Qua bảng 2.11 kết quả khảo sát về mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý giờ lên lớp của giáo viên cho thấy quy định cụ thể về thực hiện nghiêm túc nề nếp, quy chế chuyên môn hiện đang được các HT nhà trường đánh giá rất cao và thực hiện tốt trong các nhà trường ( =2,52- xếp thứ 1), đây là yếu tố thuận lợi cho giáo dục Tam Đảo, điều này tạo thành thói quen cho giáo viên khi đến trường, thực hiện tốt giờ ra vào lớp, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp, thực hiện bài giảng trên lớp nghiêm túc, đúng thời gian tiết học quy định, các giáo viên đều nắm chắc quy định chuyên môn, từ đó luôn có đầy đủ hồ sơ chuyên môn quy định. Việc kiểm tra đột xuất giờ dạy trên lớp của HT chưa được quan tâm đúng mức(=2,13 -xếp thứ 5), điều này khiến nhiều trường chỉ nặng về quy định hình thức, nhiều giáo viên vi phạm lên lớp không có giáo án, soạn một đằng dạy một nẻo nhưng HT nhà trường không biết, hoặc có biết khi sự việc đã xong, đây là những tồn tại lớn nhất của ngành, điều này thường diễn ra tại các trường HT yếu về nghiệp vụ quản lý, sao nhãng, phó mặc cho cấp phó chỉ đạo điều hành, các trường: THCS Đạo Trù, THCS Đại Đình. Thực tế tại các nhà trường trong huyện Tam Đảo, HT nhà trường chủ động đề ra được một số biện pháp QL giờ lên lớp của GV như saư: - Tổ chức cho GV học tập quy chế, quy định chuyên môn: Hiệu lệnh trống ra vào lớp, giờ vào lớp, tổ chức ổn định HS, thực hiện đầy đủ thời gian một tiết học. Thông qua việc kiểm tra sổ đầu bài, báo cáo của trực tuần, kiểm tra đột xuất giờ dạy trên lớp… BGH thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện của GV về thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn. - Tổ chức cho GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại HS - GV trước khi lên lớp phải thông báo tiết dạy qua sổ báo giảng vào đầu tuần và niêm yết tại văn phòng nhà trường. Ngược lại bài dạy trên lớp của GV phải thống nhất với báo giảng, kế hoạch dạy học đã được duyệt, tuân thủ theo tiết dạy trong phân phối chương trình. - Căn cứ vào số GV được phân bổ, BGH nhà trường phân công GV, lên thời khóa biểu cho từng bộ môn, từng lớp học; thời khóa biểu nhà trường phải đủ thời lượng chương trình quy định, đảm bảo tính khoa học: Quan tâm đến tính đặc thù của bộ môn (không xếp các tiết thể dục vào tiết 5…), hài hòa giữa các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để HS đỡ nhàm chán, mệt mỏi, HS có sự hài hòa trong nhận thức mỗi buổi học, ưu tiên đến hoàn cảnh của mỗi GV…vv. - Xây dựng nề nếp học tập, dạy học. Quy định cụ thể các loại hồ sơ chuyên môn phù hợp với toàn huyện, hồ sơ chuyên môn là căn cứ để đánh giá và QL hoạt động giảng dạy của GV. Nội dung QL giờ lên lớp của GV: + Về nội dung giảng dạy: Được thể hiện trong các chương trình môn học do Bộ GD-ĐT quy định. Ngoài ra BGH còn yêu cầu tổ chuyên môn quy định cho GV phải thường xuyên cập nhật những quy định mới của ngành, thường xuyên tự bổ sung kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn + Về phương pháp giảng dạy: Là khâu quan trọng, cốt yếu để quyết định chất lượng giờ dạy. Bởi vậy, đây là khâu then chốt của vấn đề chuyên môn trong nhà trường. Điều này phải thường xuyên được BGH quán triệt và được đưa ra thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các tổ: Các bài dạy khó, các nội dung khó cần sử dụng phương pháp nào cho phù hợp để HS dễ tiếp thu. Tích cực vận dụng, kết hợp tốt các phương pháp mới. Nhằm tạo điều kiện cho GV thực hiện được yêu cầu giảng dạy tốt nhất. Phòng GD- ĐT cùng với các nhà trường đã thực hiện một số giải pháp tích cực: - Thường xuyên mua sắm bổ sung tài liệu giảng dạy cho GV và các tài liệu về nghiệp vụ QL. - Mua sắm các đồ thí nghiệm, trang thiết bị máy móc (máy tính, máy chiếu, biểu đồ, tranh ảnh, đài cassetter…) phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. - Hàng năm đều động viên, khuyến khích GV tham gia thi làm đồ dùng dạy học, bổ sung vào thư viện đồ dùng dạy học. - Phát động các GV đăng ký thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm chung. Tuy vậy, vấn đề còn tồn tại chủ yếu ở các trường trong huyện Tam Đảo là: Phương pháp giảng dạy chưa khắc phục được thói quen giảng dạy theo phương pháp cũ, nhất là một bộ phận GV có tư tưởng bảo thủ, ít hoặc không chịu tiếp thu cái mới nên việc dạy học còn theo lối xuôi chiều: Thầy giảng- trò nghe, việc phát vấn học trò ít xảy ra trong tiết dạy, GV chưa kích thích được tinh thần chủ động sáng tạo của HS. Một số GV ngại sử dụng đồ dùng dạy học, tuy thiết bị dạy học của bài đó đã có nhưng GV lên lớp vẫn “dạy chay”. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng do nguyên nhân cơ sở vật chất thiếu thốn, nhiều trường không có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, các đồ dùng dạy học chủ yếu vẫn là các thiết bị do Sở GD- ĐT cấp, nhà trường chưa chủ động đề xuất, vì vậy thiết bị dạy học còn rất ít khiến nhiều tiết dạy không có đồ dùng hoặc không đủ để sử dụng. * Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình dạy học, phương pháp dạy học thì yêu cầu về đổi mới khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được coi là khâu rất quan trong trong quá trình giáo dục. Cách thức, chất lượng kiểm tra đánh giá chi phối rất lớn đến hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Người học có nhu cầu được đánh giá kết quả học tập một cách chính xác đồng thời GV có những thông tin phản hồi để có sự điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục đích là hoàn thành mục tiêu giáo dục. Trong những năm gần đây, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học ở các trường THCS huyện Tam Đảo ngày càng được chú trọng và có chất lượng ngày càng cao. Đặc biệt khi Bộ phận KT&QLCL của Phòng GD-ĐT được thành lập, việc kiểm tra đánh giá HS diễn ra thường xuyên hơn và mang tính chính xác cao hơn. Mỗi trường cũng có cán bộ phụ trách mảng KT&QLCL giáo dục của trường mình, bộ phận này c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV. Son.doc
Tài liệu liên quan