Đề tài Cuộc sống của những người hành nghề chạy xe ba gác gắn máy tại thành phố Hồ Chí Minh sau lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế

MỤC LỤC

 

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài trang 1

2. Mục tiêu nghiên cứu trang 4

3. Nhiệm vụ nghiên cứu trang 4

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu trang 5

5. Phạm vi nghiên cứu trang 5

6. Nhân sự nghiên cứu trang 5

7. Thời gian nghiên cứu trang 5

8. Phương pháp nghiên cứu, cách thu thập và xử lý thông tin trang 5

9. Thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu đề tài trang 6

10. Kế hoạch tài chính trang 7

Phần cơ sở lý luận

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trang 7

2. Các lý thuyết ứng dụng của đề tài trang 10

3. Mô hình khung phân tích trang 11

4. Các khái niệm công cụ trang 12

5. Các giả thuyết của đề tài trang 13

Tài liệu tham khảo trang 14

Phụ lục 1 trang 15

Phụ lục 2 trang 16

Phụ lục 3 trang 22

Phụ lục 4 trang 23

Phụ lục 5 trang 24

 

doc25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc sống của những người hành nghề chạy xe ba gác gắn máy tại thành phố Hồ Chí Minh sau lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hổ biến…Vì vậy cấm xe tự chế để đảm bảo an toàn giao thông là một chủ trương đúng. Tuy vậy nhiều người dân mưu sinh bằng nghề này gặp không ít những xáo trộn, lúng túng để tìm kế mưu sinh. Mặc dù đã gia hạn cấm xe tự chế trong một khoảng thời gian và đến 01/01/2010 mới thực hiện triệt để, tuy nhiên, nhiều người dân đang mưu sinh bằng xe ba gác tự chế vẫn chưa thích nghi được với lệnh cấm. Đây thực sự là một hiện tượng xã hội đáng quan tâm, song cho đến nay có ít những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Chính vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài “Cuộc sống của những người hành nghề chạy xe ba gác gắn máy tại thành phố Hồ Chí Minh sau lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế” để nghiên cứu tìm hiểu nhằm giải đáp phần nào cho những câu hỏi sau: - Cuộc sống hiện nay của những người chạy xe ba gác gắn máy. (gồm những người đã tìm được nghề mới lẫn những người chưa tìm được việc làm khác) - Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước và thực tế triển khai các biện pháp này. - Nhận thức, thái độ, hành vi, tâm tư, nguyện vọng của những người hành nghề chạy xe ba gác gắn máy. Nhóm nghiên cứu mong những kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp phần nào cho nhà nước trong việc triển khai chủ trương trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát - Tìm hiểu Cuộc sống hiện nay của người dân hành nghề chạy xe ba gác gắn máy tại thành phố Hồ Chí Minh sau lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế xã hội của gia đình những người chạy xe ba gác gắn máy. - Tìm hiểu về chính sách hổ trợ của nhà nước và thực tế triển khai các chính sách này. - Tìm hiểu, tâm tư, nguyện vọng của những người chạy xe ba gác gắn máy. - Tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của những người chạy xe ba gác gắn máy. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Tìm hiểu cuộc sống của những người chạy xe ba gác gắn máy sau khi chuyển đổi nghề nghiệp và những người chưa chuyển đổi. - Hoàn cảnh gia đình - Trình độ văn hóa - Thời gian hành nghề ba gác gắn máy - Nghề phụ - Nhận thức, thái độ, hành vi, tâm tư và nguyện vọng của những người hành nghề chạy xe ba gác gắn máy - Công việc hiện tại - Thu nhập - Thuận lợi - Khó khăn 3.2 Tìm hiểu về chính sách, vai trò, sự quan tâm của nhà nước đối với người chạy xe ba gác gắn máy. - Chính sách hỗ trợ và thực tế thực hiện. - Các thuận lợi và khó khăn của chính quyền địa phương khi triển khai chủ trương này? - Đề xuất của chính quuyền địa phương. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Cuộc sống của người dân hành nghề chạy xe ba gác gắn máy tại thành phố Hồ Chí Minh sau lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế. 4.2 Khách thể nghiên cứu Những người chạy xe ba gác gắn máy. 5. Phạm vi nghiên cứu Tiến hành khảo sát tại 3 phường: phường12, phường 24, phường 26,quận Bình Thạnh, TP. HCM. 6. Nhân sự nghiên cứu 1. Lê Văn Long (trưởng nhóm) 2. Dương Tuấn Đạt 3. Nguyễn Ngọc Thùy Trang 7. Thời gian nghiên cứu: từ ngày 16/4 đến ngày 7/6 năm 2010 7.1 Giai đoạn chuẩn bị (16-20/4) + Tham khảo tài liệu + Xây dựng đề cương + Xây dựng các công cụ thu thập thông tin. 7.2 Triển khai nghiên cứu (16/5 – 31/5) + Tập huấn cho nghiên cứu viên (sáng ngày 16/05) + Đi thu thập thông tin thử ( chiều ngày 16/05) + Tổ chức phân công đi nghiên cứu (16/05) + Đi thu thập thông tin ở hiện trường (17-31/5) 7.3 Xử lý thông tin và viết báo cáo nghiên cứu (15/5- 07/6) + Kiểm tra bảng hỏi (1/6) +Tạo khuôn nhập liệu (2-10/6) +Nhập/ phân tích dữ liệu (2-10/6) + Viết báo cáo (11-14/6) 8.Phương pháp nghiên cứu cách thu thập và xử lý thông tin. 8.1 Phương pháp thu thập thông tin sẵn có Tìm kiếm Các thông tin có liên quan đến đề tài qua các kênh như: sách, tạp chí tư liệu, báo ( kể cả báo điện tử), đài, các số liệu thống kê của các cơ quan. 8.2 Phương pháp định lượng Thu thập thông tin cá nhân của 100 người chạy xe ba gác gắn máy tại 3 phường (12,24,26, quận Bình Thạnh) bằng bảng hỏi cấu trúc.(50 người đã chuyển đổi nghề, 50 người chưa chuyển đổi nghề) 8.3 Phương pháp định tính Thực hiện 9 cuộc phỏng vấn sâu đối với 3 người đã tìm được việc làm mới, 3 người hiện chưa tìm được việc làm và 3 cán bộ phường. 8.4 Phương pháp xử lý thông tin -Thông tin định lượng xử lý bằng máy vi tính với phần mềm SPSS. - Thông tin định tính xử lý bằng tay. 9. cách chọn mẫu nghiên cứu Chọn mẫu có hệ thống từ danh sách của phường đối với những người đã chuyển đổi nghề Chọn mẫu ngẫu nhiên đối với những người chưa chuyển đổi nghề 10. Thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu đề tài 10.1 Thuận lợi khi nghiên cứu đề tài -Có được danh sách những người chạy xe ba bánh gắn máy ở các phường nghiên cứu do các phường thống kê. -Vấn đề đang được xã hội quan tâm. -Được sự giúp đở của các thầy cô và các bạn trong lớp. 10.2 Khó khăn khi thực hiện đề tài -Kinh nghiệm của nhóm thực hiện đề tài còn hạn chế. -Khảo sát với số lượng mẫu khá lớn nhưng phương tiện đi lại, kinh phí và thời gian của sinh viên hạn chế. 10.Kế hoạch tài chính stt Công việc Đơn vị tính Chiết tính Tổng (vnd) I Giai đoạn chuẩn bị 1 Tham khảo tài liệu 20.000 2 Xây dựng đề cương 10.000 3 Xây dựng các công cụ thu thập thông tin (photo bảng hỏi) 1000d/bảng 1000*120 bảng 120.000 II Triển khai công việc 1 Tập huấn 5000/chai 5000*4 người 20.000 2 TTTT thử 20.000/người 25.000*4người 100.000 3 Bồi dưởng đi phỏng vấn bảng hỏi 10.000 10.000*100 người 1.000.000 4 Bồi dưởng đi phỏng vấn sâu 20.000 20.000*9 người 180.000 III Phân tích xử lý dữ liệu và viết báo cáo 1 Nhập liệu 150.000 2 Viết báo cáo 200.000 Tổng 1.800.000 PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu - Theo khảo sát của UBND  quận Tân Bình từ giữa năm 2008, toàn quận có 780 xe ba, bốn bánh tự chế, chủ yếu là xe đẩy tay và chỉ có 43 xe do người nghèo trực tiếp  sử dụng làm phương tiện sinh sống, trong đó có 36 trường hợp thuộc diện xóa đói giảm nghèo. Bà Nguyễn Thị Hương - phó chủ tịch  UBND  quận Tân Bình - cho biết đã chỉ đạo các phường hướng dẫn  và xét duyệt cho người dân  thuộc diện xóa đói giảm nghèo được vay vốn để chuyển đổi phương tiện, chuyển đổi ngành nghề. Những trường hợp có nhu cầu đào tạo  nghề cũng sẽ được ưu tiên giải quyết. Tuy nhiên, theo bà Hương, mấy tháng qua chỉ có vài người đăng ký học nghề và nguyên nhân  có thể do người nghèo phải kiếm sống hằng ngày nên không muốn và cũng không có thời gian  theo học. Bà Hương cũng nói rằng hầu hết người dân  có xu hướng chuyển từ xe ba, bốn bánh tự chế sang xe máy  để chạy xe ôm  vì chi phí đầu tư  thấp, còn chuyển sang xe tải nhẹ thì rất khó khăn bởi phải vay nợ nhiều và khó hoàn vốn. Bà Hương cho biết quỹ quốc gia  giải quyết việc làm  TP chỉ cho vay vốn chuyển đổi sang xe tải mà không hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy  nên quận phải linh động giải quyết bằng nguồn vốn địa phương. “Trước mắt, quận chỉ có thể hỗ trợ cho các trường hợp diện xóa đói giảm nghèo đã có sổ, sắp tới khi xét duyệt lại hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập  dưới 12 triệu đồng/người/năm mới có thể xem xét hỗ trợ tiếp” – (bà Hương nói). Riêng 155 trường hợp sử dụng xe ba, bốn bánh để thu gom rác dân lập, từ khi có chủ trương chuyển đổi, người dân  đã tự trang bị 45 xe tải loại trọng tải 500kg và 30 thùng thu gom chuyên dùng. Trong thời gian  qua số xe này chủ yếu “trùm mền” vì tiền thu gom rác không đủ trang trải chi phí vận hành. (N. Hậu-Q. Thanh- N. Triều. Chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế ở thành phố HCM, người dân tự bơi là chính.www phanvien.com18/12/08) - Theo tính toán của Q.Bình Thạnh, tổng kinh phí phải hỗ trợ từ ngân sách cho các hộ cận nghèo có sổ (189 hộ) và hộ cận nghèo không có sổ (370 hộ) hơn 16,7 tỉ đồng. Q.Bình Thạnh mới chi 2 tỉ đồng từ Ngân hàng  Chính sách xã hội  và 1 tỉ đồng từ quỹ xóa đói giảm nghèo. Phần còn lại thì nêu chung chung: từ nguồn tiết kiệm  10% chi thường xuyên của ngân sách, nguồn các nhà tài trợ khác, giảm 20% kinh phí dạy nghề cho hộ nghèo, vận động các hộ tự đầu tư  nguồn vốn chuyển đổi. Cũng theo đề án của quận, tổng mức đầu tư  thay thế xe ba, bốn bánh đang thu gom rác là hơn 13 tỉ đồng nhưng chỉ một hộ có sổ hộ nghèo (trong tổng số 255 hộ có xe phải chuyển đổi) được hỗ trợ vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo là 6 triệu đồng, phần các hộ còn lại phải tự lo. (N. Hậu-Q. Thanh- N. Triều. Chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế ở thành phố HCM, người dân tự bơi là chính.www phanvien.com18/12/08) - Theo thống kê  của Sở GTVT TP.HCM, trên địa bàn TP có tổng cộng 22.460 xe ba, bốn bánh tự chế tham gia lưu thông, trong đó có 592 xe của người khuyết tật, 2.003 xe ba bánh thu gom rác. Trong số 19.865 xe còn lại chỉ có khoảng 2.796 xe của người trong diện nghèo và hơn 17.000 xe của những đối tượng khác. Trong đề án của một số quận huyện chủ yếu chỉ đề cập việc chuyển đổi xe những người trong diện nghèo có sổ hộ nghèo và xe ba bánh thu gom rác. (N. Hậu-Q. Thanh- N. Triều. Chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế ở thành phố HCM, người dân tự bơi là chính.www phanvien.com18/12/08) - Theo kế hoạch  của Q.10, có 645 xe ba, bốn bánh cần chuyển đổi, trong đó có 154 xe thuộc hộ xóa đói giảm nghèo và hộ cận nghèo. Bà Lại Thụy Ngọc, trưởng Phòng  lao động  - thương binh  & xã hội  Q.10, cho biết với những người thuộc diện xóa đói giảm nghèo quận đã hỗ trợ vốn cho 22 người với mức hỗ trợ là 6 triệu đồng/người và hỗ trợ mua xe gắn máy cho 56 người với mức 6,6 triệu đồng/xe.Trường hợp hộ dân thu gom rác thì vay từ quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm  của Ngân hàng  Chính sách xã hội  Q.10 với lãi suất 0,65%/tháng để mua thùng 660 lít và loại xe tải 550-750kg. Nhưng với hơn 400 trường hợp chạy xe ba, bốn bánh không phải hộ nghèo trên địa bàn Q.10 thì người dân  phải tự đăng ký vay vốn chuyển đổi hoặc xin học nghề khác… (N. Hậu-Q. Thanh- N. Triều. Chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế ở thành phố HCM, người dân tự bơi là chính.www phanvien.com18/12/08) - Theo bà Lại Thụy Ngọc, những người chạy xe ba, bốn bánh (ngoài đối tượng có sổ hộ nghèo) muốn vay tiền để chuyển đổi phương tiện chỉ được vay quỹ giải quyết việc làm  với số tiền không quá 20 triệu đồng/người. Bà Ngọc nói một số trường hợp có nhu cầu vay tiền để chuyển đổi sang xe tải nhưng không được vì số tiền vay hơn 100 triệu đồng  phải có tài sản  thế chấp cho ngân hàng. Trong khi đó những trường hợp này không có tài sản  để thế chấp. Đa số trường hợp quận phải vận động để chuyển đổi nghề. (N. Hậu-Q. Thanh- N. Tirều. Chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế ở thành phố HCM, người dân tự bơi là chính.www phanvien.com18/12/08) - Theo UBND  Q.8, hiện quận có khoảng 3.000 xe ba, bốn bánh tự chế. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn  từ cấp TP nên quận chưa có phương án cụ thể hỗ trợ các trường hợp này chuyển đổi phương tiện hoặc chuyển đổi ngành nghề. (N. Hậu-Q. Thanh- N. Triều. Chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế ở thành phố HCM, người dân tự bơi là chính.www phanvien.com18/12/08) - Theo báo cáo từ Phòng LĐ-TB&XH tại 23 quận huyện (chưa có số liệu của Q.1), TP.HCM hiện có 1.507 hộ trong diện xoá đói giảm nghèo mưu sinh bằng nghề lái xe ba gác, xích lô với 7.975 nhân khẩu. Những hộ trong diện xóa đói giảm nghèo có thể được vay tối đa 50 triệu đồng khi có dự án chuyển đổi ngành nghề. (N. Hậu-Q. Thanh- N. Triều. Chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế ở thành phố HCM, người dân tự bơi là chính.www phanvien.com18/12/08) Như vậy, thành phố đã có những thống kê và kế hoạch để giải quyết những trường hợp chuyển đổi phương tiện và nghề nghiệp, nhưng những giải pháp trên đã triệt để hay chưa? Gặp phải những vướng mắc gì khi thực hiện kế hoạch? Và những người chạy xe ba gác sau khi chuyển đổi phương tiện, nghề nghiệp thì cuộc sống của họ có thay đổi hay không? 2. Các lý thuyết ứng dụng của đề tài 2.1 Lý thuyết hành vi của Homan Theo ông chính môi trường tác động lên hành vi của con người tạo nên sự kích thích con người phản ứng, và hành vi của con người tác động trở lại môi trường và từ đó tạo ra những hành vi khác của con người. Môi trường thay đổi thì phản ứng của con người cũng thay đổi. khủng hoảng kinh tế cùng với vật giá leo thang dẫn đến cơ hội tìm được việc làm mới có thu nhập ổn định vô cùng khó khăn, chính vì vậy một số người dân chạy xe ba gác gắn máy cố tình vi phạm, tiếp tục chạy “chui” để kiếm kế sinh nhai. 2.2 Lý thuyết hành động của Max weber Con người hành động là do yếu tố chủ quan, do con người có nhu cầu phải làm. Từ đó, dẫn đến hành động của con người nhưng từ nhu cầu dẫn đến hành động, môi trường (hoàn cảnh) cũng có tác động đến hành động của con người nhưng từ nhu cầu dẫn đến hành động là cơ bản. Người dân chạy xe ba gác gắn máy bị cấm nhưng vì nhu cầu sinh tồn nên buộc phải thay đổi nghề nghiệp. 2.3 Lý thuyết trao đổi Các nhà xã hội học đã dựa trên những lý thuyết về tâm lý học hành vi và sự phù hợp giữa cho và nhận, thưởng và phạt trong quá trình tương tác của con người và cuối cùng họ coi sự tương tác của con người như một sự trao đổi, trong đó thể hiện những chi phí của thưởng và phạt. Nếu việc hỗ trợ của nhà nước được thực hiện chu đáo thì chủ trương chuyển đổi nghề của những người chạy xe ba gác gắn máy sẽ được thực hiện tích cực hơn. 3. Mô hình khung phân tích Biến độc lập Biến phụ thuộc -Tuổi? -Trình độ văn hóa? -Chỗ ở hiện nay? -Thời gian hành nghề xe ba gác máy? -Nghề phụ? -Số người trong gia đình và nghề nghiệp? -Môi trường làm việc? -Thu nhập bình quân đầu người? -Chi tiêu bình quân đầu người? -Thuộc diện hộ ? (ngèo, trung bình, khá) -Chính sách, chế độ đối với những người chạy xe ba gác gắn máy theo chủ trương chung? -Cách thực hiện của địa phương? -Thuận lợi, khó khăn? -Nhận xét và đề xuất của chính quyền địa phương? Cuộc sống của người dân hành nghề chạy xe ba gác gắn máy tại thành phố Hồ Chí Minh sau lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế. -Nhận thức của những người chạy xe về quyết định cấm của nhà nước? -Thái độ của họ? -Việc họ chống thi hành chủ trương? -Tâm tư của họ hiện nay? -Nguyện vọng của người chạy xe ba gác gắn máy? 4. Các khái niệm công cụ -Xe ba gác gắn máy là loại xe ba bánh tự chế, thô sơ có gắn động cơ dùng để chở hàng hóa. Trong nghiên cứu này không phân biệt xe có đăng ký (có bảng số) hay không. -Nghị quyết: Lệnh ban hành từ chính quyền cấp bộ hoặc trên bộ, gồm một phần nhắc lại các văn bản dùng làm căn cứ và một phần trình bày những điều mà cấp dưới phải thi hành. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ tìm hiểu các nghị quyết của trung ương và quyết định của thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến việc cấm lưu hành xe ba bánh gắn máy và các biện pháp hỗ trợ. - Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động, muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Trong nhgiên cứu này tác giả xem việc người chạy xe ba gác gắn máy không chạy xe nữa mà cũng chưa có việc làm khác là thất nghiệp. - Mức sống là một khái niệm, liên quan đến sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu của xã hội nói chung và nhu cầu của con người nói riêng. Hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa về mức sống. Nhìn chung, giữa các nhà nghiên cứu có hai cách tiếp cận đối với khái niệm này. Cách thứ nhất lấy mức thỏa mãn nhu cầu của con người làm cơ sở xem xét. Cách thứ hai chọn tập hợp các điều kiện sống làm đối tượng nghiên cứu, trong đó bao gồm điều kiện xã hội, chính trị, mức sản xuất chung, môi trường v.v. -Đời sống theo từ điển tiếng việt, tác giả Minh Tâm-Thanh Nghi-Xuân Lâm thì “đời sống” là toàn bộ những gì diễn ra trong suốt thời gian sống. Đó là toàn bộ những hoạt động của con người trong một lĩnh vực nào đó ( vd, đời sống tinh thần) hay toàn bộ những điều kiện sinh hoạt của con người trong xã hội. Đời sống có ý nghĩa là lối sống chung của một tập thể, một xã hội. - Nhận thức theo quan điểm triết học Mác-Lênin, được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. -Thái độ Cách để lộ ý nghĩ và tình cảm trước một sự việc, trong một hoàn cảnh, bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. - Hành vi là hành động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể) hoặc sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian. -Tâm tư là điều mà ta suy nghĩ ở trong lòng. -Nguyện Vọng là điều mong muốn: giải quyết theo nguyện vọng quần chúng nguyện vọng chính đáng. 5. Các giả thuyết của đề tài - Đa số người dân chạy xe ba gác gắn máy có trình độ văn hóa thấp và thiếu vốn nên gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển đổi nghề. - Việc cấm xe ba gác khiến người dân đã nghèo nay càng ngèo hơn. - Đa số ngượi dân chạy xe ba gác khi chuyển đổi nghề đều chọn làm nghề lao động chân tay.( phụ hồ, xe ôm,bốc xếp) - Các chủ trương hổ trợ vay vốn, hướng nghiệp, đào tạo nghề cho những người này hiện nay chưa được người chạy xe ba gác hưởng ứng nhiều. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đỗ Văn Bình. 2006. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Đại học Văn Hiến 2.Đàm Thanh Giang. 2007.Luận văn cử nhân. Cơ hội tiến tới hôn nhân của nữ công nhân nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Đại học Văn Hiến. 3.Nguyễn Xuân Nghĩa. 2004. Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội. Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Trẻ 4. laodong.com 5. phanvien.com 6. tuoitre.com.vn 7. tuanvietnamnet 7. Phụ lục 1 DỰ KIẾN SƯỜN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Phần mở đầu Lý do chọn đề tài Mục tiêu nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng và khách thể nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu, cách thu thập và xử lý thông tin Phần cơ sở lý luận Tổng quan tình hình nghiên cứu Các lý thuyết ứng dụng của đề tài Mô hình khung phân tích Các khái niệm công cụ Các giả thuyết của đề tài Phần kết quả nghiên cứu Chương 1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Chương 2. Thực trạng cuộc sống của người chạy xe ba gác Phần kết luận và khuyến nghị kết luận Khuyến nghị Phụ lục 2: bảng hỏi cấu trúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA XÃ HỘI HỌC Phỏng vấn viên Người đọc soát MSP Ngày phỏng vấn…../……/ 2010 Bắt đầu……giờ, kết thúc…….giờ PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Thưa các chú, các bác,chúng tôi là sinh viên khoa xã hội học trường đại học Văn Hiến thành phố Hồ Chí Minh, hiện chúng tôi đang thực hiện đề tài “Cuộc sống của người dân hành nghề chạy xe ba gác gắn máy tại thành phố Hồ Chí Minh sau lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế.” Để biết rõ hơn về cuộc sống hiện tại của những người tài xế xe ba, bốn bánh sau khi đã chuyển đổi nghề, cũng như chính sách hổ trợ từ phía chính quyền địa phương, nhằm có thêm thông tin giúp nhà nước thực hiện tốt hơn chủ trương này. Chúng tôi mời các chú, bác trả lời một số câu hỏi sau. Không có câu trả lời đúng hay sai. Chúng tôi xin đảm bảo mọi câu trả lời và tên tuổi của các chú, bác sẽ được giữ kín tuyệt đối. Câu 1. Xin các chú/bác cho biết vài nét về các thành viên trong gia đình? stt Họ và tên Năm sinh Giới Quan hệ với chủ hộ Trình độ văn hóa Nghề chính Nghề phụ nam Nữ Câu 2.Các chú, bác đến từ vùng miền nào? Miền bắc 1 Miền trung 1 Miền Nam 1 Câu 3.Sống ở thành phố HCM được bao lâu?(nếu sống từ bé thì bỏ qua câu 5) 1. Từ bé đến bây giờ 1 2. 1 đến 5 năm 1 3. 6 đến 10 năm 1 4. Trên 10 năm 1 Câu 4. Lý do nào khiến các chú, bác rời quê vào thành phố HCM làm việc? (chọn nhiều ý) 1. Theo bạn bè người quen 1 2. Do ở quê thiếu ruộng đất 1 3. Do thiếu vốn đầu tư sản xuất 1 4. ý kiến khác………… 1 . Câu 5. Nơi ở hiện nay của chú, bác là 1. Nhà riêng 1 2. phòng trọ 1 3. Nhà người thân 1 4. khác…… 1 Câu 6. Kinh tế gia đình hiện nay của các chú, bác là? 1. Khá giả 1 2. bình thường 1 3. Khó khăn 1 4. đặc biệt khó khăn 1 Câu 7. Các chú, bác đã làm nghề chạy xe ba gác bao nhiêu lâu? 1. 1 đến 5 năm 1 2. 6 đến 10 năm 1 3. 11 đến 15 năm 1 4. trên 15 năm 1 Câu 8.Vì sao các chú, bác lại chọn nghề này? ( trả lời nhiều ý) 1. Nghề này tự do 1 2. Nghề này có thu nhập cao 1 3. Nghề này đầu tư thấp 1 4. Nghề này không cần trình độ 1 5. Theo người quen, bạn bè 1 6. khác……………………… Câu 9 . Các chú/bác đã chuyển từ nghề chạy xe ba gác sang nghề khác? 1. Đã chuyển đổi 1 2. Chưa chuyển đổi 1 3. Nếu chưa chuyển đổi xin cho biết lý do Câu 10.Công việc hiện nay của các chú, bác là gì? 1. Làm phụ hồ 1 2. Lái xe ôm 1 3. Làm công nhân 1 4. khác…………………. Câu 11. Nếu đã chuyển đổi thì các chú/bác có gặp khó khăn gì không? 1. Có 1 2. Không 1 ( chuyển sang câu 14) Câu 12. Những khó khăn đó là gì? (chọn nhiều ý) 1. Thiếu vốn 1 2. Không có tay nghề 1 3. Chưa quen với công việc mới 1 4. Thu nhập thấp 1 5. Công việc không ổn định 1 6. Công việc vất vã nặng nhọc 1 7. Khác………………. Câu 13. Thời gian làm việc trong ngày của các chú, bác hiện nay? 1. 8 giờ 1 2. Trên 8 giờ 1 3. Dưới 8 giờ 1 4. Khác 1 Câu 114. Mức độ hài lòng của các chú,bác với công việc hiện nay? 1. Rất hài lòng 1 2. Hài lòng 1 3. Không hài lòng 1 4. không ý kiến 1 Câu 15. Thu nhập hiện nay của các chú,bác là bao nhiêu? 1. Dưới 1 triệu đồng 1 2. Từ 1 đến 3 triệu đồng 1 3. Từ 4 đến 6 triệu đồng 1 4. Trên 6 triệu đồng 1 Câu 16. Trung bình mỗi tháng các chú/bác phải chi tiêu khoảng bao nhiêu cho các khoản sau? 1. Ăn uống……………. 2. Nhà ở…………….. 3. Điện nước…………. 4. Giải trí…………… 5. Dự tiệc……………. 6. Các sinh hoạt khác………… Câu 17. Trung bình các chú/bác tiết kiệm được bao nhiêu tiền một tháng? ………………..đồng Câu 18. So với thu nhập trước đây các chú/bác nhận thấy mức thu nhập hiện nay của mình như thế nào? 1. Cao hơn 1 2. Thấp hơn 1 3. Như cũ 1 Câu 19. Thời gian rãnh của các chú, bác trong ngày là bao nhiêu? ……………….. tiếng Câu 20. Trong thời gian rãnh các chú, bác thường tham gia vào các hoạt động nào sau đây?( có thể chọn nhiều ý) stt Các hoạt động Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉng thoảng Không bao giờ 1 Nghe radio 1 2 3 4 2 Xem ti vi 1 2 3 4 3 Đọc sách báo 1 2 3 4 4 Chơi thể thao 1 2 3 4 5 Uống cà phê ở quán 1 2 3 4 6 Xem phim 1 2 3 4 7 Nghe nhạc 1 2 3 4 8 Đánh bài 1 2 3 4 9 Chơi bi da 1 2 3 4 10 Tán gẫu 1 2 3 4 11 Nhậu nhẹt 1 2 3 4 12 Thăm bạn bè 1 2 3 4 13 Nghỉ ngơi (ngủ) 1 2 3 4 14 Khác………… 1 2 3 4 Câu 21. Các tổ chức, chính quyền địa phương có hỗ trợ cho các chú/bác khi chuyển đổi nghề và phương tiện hay không? 1. Có hổ trợ 1 2. Không hổ trợ 1 Câu 22.Mức hổ trợ như vậy đã đủ chưa? 1. Đủ 1 2. tạm đủ 1 3. Không đủ 1 Câu 23.Tiến độ thực hiện hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương ? 1. Rất nhanh chóng 1 2. Bình thường 1 3. Chậm trể 1 4. Ý kiến khác……………. Câu 24. Các chú/bác nhận xét thế nào về chủ trương chuyển đổi nghề và phương tiện của nhà nước? Câu 25. Các tổ chức, chính quyền địa phương có quan tâm đến đời sống của các chú/bác không? 1. Rất quan tâm 1 2. Quan tâm 1 3. Ít quan tâm 1 4. Không quan tâm 1 Câu 26.Khi cần gặp chính quyền địa phương, thái độ của cán bộ địa phương khi tếp các chú, bác? 1. Tôn trọng, hướng dẫn tận tình 1 2. Thờ ơ 1 3. Hạch sách, thiếu tôn trọng 1 4. Bình thường 1 Câu 27 Nguyện vọng của các chú, các bác hiện nay là gì? Câu 28. Các chú, các bác còn có ý kiến gì khác nữa không? Phụ lục 3 PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI CHẠY XE BA GÁC ĐÃ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ Ngày, giờ phỏng vấn Họ và tên Tuổi Chỗ ở hiện nay Câu 1. Các chú, bác đã hành nghề chạy xe ba gác được bao lâu? Câu 2. Tại sao các chú, bác lại chọn nghề này? Câu 3. Công việc hiện nay các chú, bác là gì? Câu 4. Tại sao các chú, bác lại lựa chọ công việc này? Câu 5. Các chú, bác nhận thấy công việc hiện tại so với công việc trước đây như thế nào? Câu 6. Công việc hiện nay của các chú, bác ổn định hay thất thường? vì sao? Câu 7. trong quá trình chuyển đổi công việc, phương tiện các chú, bác gặp khó khăn gì? Câu 8. Mức thu nhập hằng tháng của các chú, bác hiện nay là bao nhiêu? Câu 9. Mức chi phí, tiết kiệm hằng tháng của các chú, bác là bao nhiêu? Câu 10. Trong thời gian rãnh rổi các chú, bác thường làm gì? Câu 11. Chính quyền địa phương có quan tâm nhiều đến các chú, bác không? Câu12. Chính quyền địa phương có chính sách hổ trợ gì cho các chú, bác không? Câu 13. Mức hổ trợ là bao nhiêu? Như vậy có đủ không? Câu 14. Điều các chú, bác quan tâm, lo lắng nhất hiện nay là gì? Câu 15. Các chú, bác có nguyện vọng gì hiện nay? Phụ lục 4 PHỎNG VẤN SÂU NGƯỜI CHẠY XE BA, BỐN BÁNH CHƯA CHUYỂN ĐỔI NGHỀ Ngày, giờ phỏng vấn Họ và tên Tuổi Chỗ ở hiện nay Câu 1. Các chú, bác đã hành nghề chạy xe ba gác được bao lâu? Câu 2. Tại sao các chú, bác lại chọn nghề này? Câu 3. Các bác các chú có biết lệnh cấm lưu hành xe ba, bốn bánh tự chế hay không? Câu 4. Nếu biết vì sao các chú các bác lại chưa chuyển đổi nghề, phương tiện? Câu 5. Chính quyền đị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxe ba gac.doc
Tài liệu liên quan