Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1.1. Rủi ro là gì? 2

1.1.2. Các loại rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 2

1.1.2.1. Rủi ro tín dụng 3

1.1.2.2. Rủi ro hối đoái 3

1.1.2.3. Rủi ro lãi suất 4

1.1.2.4. Rủi ro thanh khoản 5

1.1.2.5. Rủi ro hoạt động ngoại bảng 5

1.1.2.6. Rủi ro công nghệ 6

1.1.2.7. Rủi ro quốc gia và rủi ro khác 7

1.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro đối với hoạt động ngân hàng 7

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.2.1. Tín dụng ngân hàng 8

1.2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 8

1.2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 9

1.2.1.3. Quy trình tín dụng ngân hàng 11

1.2.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 16

1.2.2.1. Thế nào là rủi ro tín dụng? 16

1.2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng 17

1.2.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 19

1.2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 23

1.2.2.5. Đo lường rủi ro tín dụng 28

1.2.2.6. Tác hại của rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng 31

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 33

1.3.1. Nhân tố con người 33

1.3.1.1. Đội ngũ cán bộ ngân hàng 33

1.3.1.2. Khách hàng 34

1.3.2. Môi trường kinh tế – chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ 34

1.3.3. Hệ thống thông tin 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 36

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 36

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 36

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng 40

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua 41

2.1.3.1. Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu NHNT 41

2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn và quản trị vốn 42

2.1.3.3. Hoạt động tín dụng 43

2.1.3.4. Hiệu quả kinh doanh 44

2.1.3.5. Kết quả kinh doanh 45

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 45

2.2.1. Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng 45

2.2.1.1. Chính sách tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 46

2.2.1.2. Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 48

2.2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng 55

2.2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 55

2.2.2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng 58

2.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 66

2.3.1. Những kết quả đã đạt được 66

2.3.2. Những yếu kém còn tồn tại 70

2.3.3. Nguyên nhân 71

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 71

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 73

2.3.3.3. Nguyên nhân khác 75

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 77

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 77

3.1.1. Chiến lược hoạt động tín dụng 77

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng 79

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 80

3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 81

3.2.1.1. Tăng vốn tự có 81

3.2.1.2. Không ngừng giám sát các khoản nợ quá hạn và tìm mọi biện pháp xử lý nợ tồn đọng 81

3.2.1.3. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu 82

3.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng 82

3.2.3. Xây dựng chiến lược khách hàng 85

3.2.3.1. Thực hiện sàng lọc khách hàng trước khi cho vay 85

3.2.3.2. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng 87

3.2.4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ 87

3.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 89

3.2.6. Tăng cường hoạt động đồng tài trợ 90

3.2.7. Phát triển các trung tâm tư vấn dịch vụ và đầu tư 90

3.2.8. Mở rộng đầu tư có chọn lọc 91

3.2.9. Thực hiện bảo hiểm tín dụng 91

3.3. KIẾN NGHỊ 92

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 92

3.3.1.1. Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán và có sự định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. 93

3.3.1.2. Chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp 95

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 95

3.3.2.1. Cần hoàn thiện các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. 95

3.3.2.2. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát. 96

3.3.2.3. Cần đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam. 96

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền đồng từ dân cư tăng mạnh, tăng 34,5%, cho thấy chính sách kinh doanh của Ngân hàng đã có sức thu hút đối với các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, nguồn vốn ngoại tệ là 4.992 tr USD, chỉ tăng 7,0%, trong khi năm 2004 tăng 28,9%. Với việc triển khai nghiệp vụ kinh doanh trái phiếu vào tháng 08/2005, NHNT đã đi đầu trong việc thực hiện việc yết giá hai chiều một cách công khai tại thị trường Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc NHNT sẵn sàng thực hiện giao dịch theo đúng giá và loại trái phiếu đã niêm yết trên cả hai hình thức mua/bán hẳn và mua/bán lại có thời hạn. Tổng doanh số giao dịch trái phiếu sau 5 tháng đạt 2.695 tỷ đồng, trong đó giao dịch mua bán có kỳ hạn (repo) là 2.665 tỷ đồng. Hiện NHNT tập trung mua bán 3 loại trái phiếu chính trên thị trường là trái phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển (DAF) và trái phiếu đô thị TPHCM (HUD). Ngoài ra, nghiệp vụ đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ được đẩy mạnh với doanh số 1.639 tỷ đồng trên thị trường sơ cấp. 2.1.3.3. Hoạt động tín dụng Trong giai đoạn 2001-2005, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trung bình 28%/năm- cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản đến cuối năm 2005 đạt 40,5%, tăng cao so với mức 23,9% vào cuối năm 2000. Tính đến cuối năm 2005, dư nợ tín dụng tăng gần gấp 4 lần so với thời điểm cuối năm 2000 góp phần cải thiện đáng kể thị phần tín dụng của NHNT. Song song với việc tăng trưởng về số lượng, chất lượng tín dụng của NHNT ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn đã được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, tỷ lệ nợ quá hạn vào cuối năm 2005 là dưới 2,6%. 2.1.3.4. Hiệu quả kinh doanh Lợi nhuận trước thuế của NHNT tăng bình quân 16% và đạt 1.700 tỷ đồng trong năm 2005. Tuy nhiên, nếu tính cả DPRR được trích lập trong năm thì con số đạt được trong năm 2005 lên tới trên 3.000 tỷ đồng, tăng trên 5 lần so với năm 2000. Biểu đồ 1: Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn tự có (Ghi chú: Năm 2002, NHNT được Chính phủ cấp tăng vốn điều lệ 800 tỷ, khiến cho tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/vốn tự có biến động mạnh so với các năm khác). Mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong những năm qua là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho việc củng cố một bước tiềm lực tài chính của NHNT. Các chỉ tiêu tài chính được cải thiện đáng kể, thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng Ngoại thương Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 237 631 1.067 1.300 Tỷ lệ Ln sau thuế / Vốn tự có (ROE) (%) 6,7 13,5 16,2 14,9 Tỷ lệ Ln sau thuế / Tổng tài sản (ROA) (%) 0,3 0,7 0,9 1,0 Tỷ lệ An toàn vốn (CAR) (%) theo IAS 4,4 4,3 5,9 8,5 (Ghi chú: số liệu tới năm 2004 được khai thác theo báo cáo kiểm toán) Các chỉ số trên cho thấy tăng trưởng lợi nhuận duy trì đều đặn qua các năm, tỉ lệ an toàn vốn cải thiện về căn bản (8% theo IAS), đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. 2.1.3.5. Kết quả kinh doanh Thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược đặt ra cho năm 2005, NHNT năm thứ ba liên tiếp đạt được sự tăng trưởng nhảy vọt về kết quả hoạt động kinh doanh. Tổng thu nhập năm 2005 đạt 10.000 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên trong lịch sử phát triển doanh thu đã vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng (tăng 13,5% so với năm 2004) trong đó tỷ trọng thu nhập lãi cho vay chiếm tỷ lệ khá cao trên 40%, nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ chiếm 30% tổng thu nhập. Tổng chi phí năm 2005 ở mức gần 9.000 tỷ đồng (tăng 60,6% so với năm 2004), trong đó chi phí lãi chiếm 62% tổng chi phí, tăng 45% so với năm 2004. Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống NHNT năm 2005 sau khi trích lập DPRR đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2004 và chiếm đến 18,6% tổng lợi nhuận trước thuế của toàn ngành. 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.2.1. Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng 2.2.1.1. Chính sách tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam w Nguyên tắc chung Chính sách tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương được ban hành nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của Hội sở chính và các chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây: - Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. - Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại từng thời kỳ: Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng. - Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh vừa bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng, song vừa bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế của các chi nhánh. - Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, việc giao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch. - Đề cao trách nhiệm cá nhân: Mục đích là nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và tự phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó. w Chính sách cho vay đối với khách hàng Nội dung chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở: - Quy chế về bảo đảm tiền vay do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; - Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; - Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng - Đối tượng vay vốn: áp dụng cho tất cả đối tượng vay vốn để đảm bảo tính bình đẳng. - Nguyên tắc cho vay: Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Điều kiện cho vay: + Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. + Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. + Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật. + Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Mức cho vay: không quy định cố định mức cho vay, giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay theo nhu cầu và khả năng của khách hàng, theo khả năng nguồn vốn của ngân hàng và qui định của pháp luật. - Thời hạn cho vay: không qui định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay, được xác định căn cứ vào chu kì sản xuất, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, thời hạn cho phép hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng. - Lãi suất cho vay: áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Chi nhánh tự chủ động đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình, Hội sở chính chỉ quản lý thông qua công cụ lãi suất cho vay vốn và các hướng dẫn không mang tính bắt buộc. + Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt: áp dụng lãi suất cố định hay có điều chỉnh. - Bảo đảm tiền vay: Ngân hàng Ngoại thương tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất. 2.2.1.2. Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Năm 2005 là năm thứ hai liên tiếp NHNT thực hiện chủ trương “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Quán triệt tinh thần trên, toàn hệ thống tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh việc khống chế tổng mức dư nợ tối đa đối với các chi nhánh có chất lượng tín dụng chưa tốt, kiên quyết hạ giới hạn tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, NHNT tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi các quy định về giới hạn tín dụng cho phù hợp hơn với hoạt động thực tiễn. Các chi nhánh đã coi trọng lựa chọn danh mục khách hàng và ngành cho vay, thực hiện nghiêm túc tăng trưởng tín dụng lựa chọn theo vùng, luôn bám sát và xử lý tốt các khoản nợ xấu, tăng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Mức dư nợ đến cuối năm 2005 đạt 57.934.091 triệu VNĐ, chỉ đạt 92% kế hoạch do một số nguyên nhân khách quan: (i) tiến độ giải ngân các dự án bị chậm nhiều và chỉ đạt 45% so với kế hoạch dự tính, (ii) khá nhiều khách hàng lớn trả nợ trước hạn như Nhà máy Đạm Phú Mỹ gần 14 triệu USD, Điện Phú Mỹ 2,8 triệu USD, Điện Hiệp Phước 72 tỷ, liên doanh Phú Mỹ Hưng 15 tỷ..., (iii) nhu cầu vay của khách hàng giảm do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, tình trạng đóng băng trong kinh doanh bất động sản, giá cả các mặt hàng phân bón sắt thép biến động. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân chủ quan như: công tác chăm sóc khách hàng của NHNT vẫn chưa được đẩy mạnh, vai trò đầu mối của NHNT trong việc thu xếp vốn đồng tài trợ phần nào bị giảm sút... Trong năm, các chi nhánh có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao như Bình Dương (36,3%), Hải Phòng (32,4%), Nha Trang (25,9%), Quy Nhơn (24,9%),TP HCM (21,8%), Kiên Giang (21,4%), Quảng Ngãi (20,8%). Nếu tính số tuyệt đối thì các chi nhánh sau tăng nhiều: TP HCM tăng 2413 tỷ, Hội sở chính tăng 783 tỷ, Bình Dương tăng 574 tỷ, Hải Phòng tăng 467 tỷ. Một số chi nhánh dư nợ có xu hướng giảm hoặc không tăng như Đà Nẵng, Vinh, Tân Thuận, Cà Mau, Đắc Lắc. Cơ cấu cho vay theo mặt hàng: Dư nợ tăng thêm tập trung vào một số mặt hàng và lĩnh vực đầu tư sắt thép (+900 tỷ đồng), Khách sạn và văn phòng cho thuê (+1200 tỷ đồng), Gạo (+800 tỷ), Xi măng (+600 tỷ), Xăng dầu (+300 tỷ)...Các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư có dư nợ giảm sút là Cà phê (- 600 tỷ), phân bón (- 200 tỷ). Thực trạng tín dụng phân theo thời hạn Bảng 2: Tín dụng phân theo thời hạn Đơn vị: Triệu VNĐ 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ngắn hạn 3.622.892 10.360.896 16.006.409 21.577.514 29.016.609 33.301.946 23,62% 64,51% 55,12% 55,63% 56,84% 57,48% Trung hạn 1.536.636 2.496.805 4.504.120 6.326.301 8.184.898 9.642.536 10,02% 15,55% 15,51% 16,31% 16,03% 16,64% Dài hạn 10.178.312 3.203.632 8.531.139 10.886.170 13.847.179 14.989.610 66,36% 19,94% 29,37% 28,06% 27,13% 25,88% Tổng dư nợ 15.337.839 16.061.332 29.041.668 38.789.985 51.048.686 57.934.091 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Qua bảng số liệu trên ta thấy: Đến 31/12/2005, tổng dư nợ tín dụng của NHNT đạt 57.934.091, tăng 13,49% so với năm 2004, chiếm khoảng 10,4% thị phần tín dụng toàn ngành. Năm 2004 mức tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng 31,6% so với năm 2003. Xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng dư nợ nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của NHNT, và phù hợp với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành (17,2%). Cơ cấu cho vay theo thời hạn cho vay: + Năm 2000 dư nợ ngắn hạn chiếm 23,62% tổng dư nợ, dư nợ trung hạn chiếm 10,02%, dư nợ dài hạn chiếm 66,36% tổng dư nợ. Sang năm 2001 đã có sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu: dư nợ ngắn hạn chiếm 64,51% tổng dư nợ, dư nợ dài hạn chỉ chiếm 19,94% còn lại là trung hạn. NHNT đã có sự thay đổi lớn trong cơ cấu cho vay theo thời hạn: năm 2000 tập trung chủ yếu vào cho vay dài hạn thì đến 2001 cho vay ngắn hạn lại chiếm phần lớn, cho vay trung hạn năm 2001 có tăng nhưng không có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu. Từ 2002 đến 2005 sự thay đổi theo cơ cấu thời hạn là không đáng kể, trong đó chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn chiếm trên 50%, cho vay dài hạn chiếm trên 25% tỷ trọng dư nợ, tăng nhanh và nhiều hơn so với các khoản nợ trung hạn + Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có tăng từ năm 2002 đến 2005 cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối chứng tỏ dư nợ ngắn hạn tăng tỷ lệ thuận với mức tăng tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ dài hạn giảm từ năm 2002 đến năm 2005 song con số tuyệt đối lại tăng lên chứng tỏ tổng dư nợ tăng nhanh hơn so với nợ dài hạn. Năm 2005: dư nợ ngắn hạn là 33.301.946 triệu VNĐ, chiếm 57,48% tổng dư nợ, dư nợ dài hạn là 25,88%, dư nợ trung hạn là 16,64% tổng dư nợ. Trong những năm gần đây, NHNT chủ yếu tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh nên hạn chế được những rủi ro như lãi suất, tỷ giá. Mặt khác, cho vay ngắn hạn hạn chế rủi ro do vốn không bị đọng lại ở người vay quá lâu, khó kiểm soát. b. Thực trạng tín dụng theo loại tiền cho vay Bảng 3: Cho vay bằng đồng Việt Nam Đơn vị: Triệu VNĐ 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ngắn hạn 158.697 8.060.227 10.453.286 12.337.851 14.516.495 17.710.473 1,71% 75,87% 66,82% 62,82% 61,5% 61,71% Trung hạn 35.067 1.530.271 3.327.227 4.667.919 5.312.936 6.492.952 0,38% 14,41% 21,27% 23,77% 22,51% 22,62% Dài hạn 9.103.717 1.032.694 1.863.607 2.632.853 3.775.984 4.495.409 97,91% 9,72% 11,91% 13,41% 15,99% 15,67% Tổng dư nợ 9.297.481 10.623.192 15.644.120 19.638.623 23.605.415 28.698.834 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Trong năm 2000 cho vay bằng VNĐ của NHNT chủ yếu tập trung vào cho vay dài hạn chiếm 97,91%, cho vay ngắn và trung hạn chiếm một phần rất nhỏ. Đến năm 2001, đã có sự chuyển dịch mang tính đột phá, cho vay ngắn hạn bằng VNĐ chiếm 75,87% trong tổng dư nợ, tăng 50,79 lần so với năm 2000. Từ năm 2002 đến 2005, Ngân hàng duy trì cơ cấu cho vay khá ổn định: cho vay ngắn hạn chiếm trên 60%, trung hạn trên 20%, dài hạn trong khoảng từ 11-16%. Bảng 4: Cho vay bằng ngoại tệ qui đổi Đơn vị: Triệu VNĐ 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Ngắn hạn 3.464.195 2.300.669 5.553.123 9.239.663 14.500.114 15.591.473 57,35% 42,3% 41,45% 48,25% 52,84% 53,33% Trung hạn 1.501.569 966.534 1.176.893 1.658.382 2.871.962 3.149.584 24,86% 17,77% 8,78% 8,66% 10,47% 10,77% Dài hạn 1.074.594 2.170.937 6.667.532 8.253.317 10.071.195 10.494.200 17,79% 39,93% 49,77% 43,09% 36,69% 35,9% Tổng dư nợ 6.040.358 5.438.140 13.397.548 19.151.362 27.443.271 29.235.257 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Trong năm 2001, 2002, 2003 có sự tăng mạnh tín dụng dài hạn bằng ngoại tệ so với năm 2000. Năm 2000 cho vay dài hạn chỉ chiếm 17,79%, bằng 1/3 cho vay ngắn hạn nhưng năm 2001 cho vay dài hạn đã chiếm 39,93% tổng dư nợ, bằng 0,94 lần cho vay ngắn hạn. Trong giai đoạn 2001-2003 đã có sự thu hẹp về khoảng cách cho vay giữa ngắn hạn và dài hạn. Giai đoạn 2004, 2005 tín dụng ngắn hạn bằng ngoại tệ lại tăng nhanh chiếm khoảng 53% tổng dư nợ, còn lại là tín dụng trung và dài hạn trong đó tín dụng dài hạn chiếm khoảng 36%. Bảng5: Cho vay theo loại tiền Đơn vị: Triệu VNĐ Dư nợ 2000 2001 2002 2003 2004 2005 bằng VNĐ 9.297.481 10.623.192 15.644.120 19.638.623 23.605.415 28.698.834 60,62% 66,14% 53,87% 50,63% 46,24% 49,54% bằng ngoại tệ 6.040.358 5.438.140 13.397.548 19.151.362 27.443.271 29.235.257 39,38% 33,86% 46,13% 49,37% 53,76% 50,46% Tổng dư nợ 15.337.839 16.061.332 29.041.668 38.789.985 51.048.686 57.934.091 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tín dụng ngoại tệ có xu hướng tăng từ năm 2000 đến 2004, năm 2000 tín dụng ngoại tệ chiếm 39,38% tổng dư nợ, đến năm 2004 đã tăng lên 53,76% tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ ngoại tệ là 29.235.257 triệu VNĐ tăng về số tuyệt đối so với năm 2004, tăng 6,5% nhưng chỉ chiếm 50,46% tổng dư nợ, trong khi năm 2004 là 53,76%. Sở dĩ như vậy vì dư nợ ngoại tệ tăng nhưng mức tăng trưởng chậm hơn so với tổng dư nợ nên có sự giảm trong cơ cấu so với năm 2004. NHNT có nguồn vốn ngoại tệ lớn, chi phí rẻ. Nắm bắt lợi thế cạnh tranh này, NH đã đẩy mạnh tín dụng ngoại tệ. Trong những năm gần đây, NHNT đã nâng cao hệ số sử dụng nguồn vốn ngoại tệ thông qua đầu tư cho các dự án lớn của Chính phủ. Với thế mạnh về vốn và khả năng quản lý tài chính, quản lý dự án NHNT đã tập trung vào lĩnh vực tài trợ dự án, quan tâm đến những dự án trọng điểm quốc gia và là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam thu xếp vốn đồng tài trợ cho những dự án trị giá hàng trăm triệu USD. Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế Bảng 6: Tín dụng phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu VNĐ 2000 2001 2002 2003 2004 2005 DNQD 9.876.823 10.030.125 17.907.472 23.545.521 25.779.587 29.836.057 64,39% 62,45% 61,66% 60,70% 50,50% 51,50% DN ngoài QD 4.123.784 4.510.173 9.123.876 12.723.115 21.083.107 23.637.109 26,89% 28,1% 31,42% 32,8% 41,30% 40,8% Cá thể 1.337.232 1.521.034 2.010.320 2.521.349 4.185.992 4.460.925 8,72% 9,45% 6,92% 6,5% 8,2% 7,7% Tổng dư nợ 15.337.839 16.061.332 29.041.668 38.789.985 51.048.686 57.934.091 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Qua bảng số liệu trên ta thấy: có sự chuyển dịch một cách từ từ trong cơ cấu cho vay từ năm 2000 đến năm 2005. Năm 2000 dư nợ của Doanh nghiệp quốc doanh chiếm 64,39% tổng dư nợ; gấp 2,4 lần dư nợ của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 26,89% tổng dư nợ). Nhưng đến năm 2005 khoảng cách chênh lệch giữa dư nợ của Doanh nghiệp Quốc doanh và Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh đã thu hẹp lại, dư nợ của DNQD là 29.836.057 triệu VNĐ; gấp 1,26 lần dư nợ của DN ngoài QD, chiếm 51,5% trên tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ của DN ngoài QD chiếm 40,8% tổng dư nợ, còn lại là cho vay đối với các hộ cá thể (chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 8%). Trước đây, NHNT được biết đến như một ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu và thường chỉ quan hệ với những doanh nghiệp Nhà nước lớn, các Tổng công ty. Nhưng ngày nay, để phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường, NHNT đã có sự thay đổi chiến lược cơ cấu, NH đã mở rộng tín dụng cho khối khách hàng thể nhân cũng như pháp nhân, vừa cho vay bán buôn vừa mở rộng bán lẻ, bên cạnh việc tiếp tục hợp tác với các Tổng công ty và các Doanh nghiệp Nhà nước, NH đã đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chủ yếu là các công ty TNHH, CTCP, DNTN). Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hình thành và phát triển ngày một lớn mạnh, nhu cầu vốn của họ ngày càng tăng, đây là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần phải thu hút. Những năm gần đây, NHNT đã mở rộng cho vay đối với khách hàng là DN ngoài QD. 2.2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng 2.2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam w Quan điểm tổng quát của NHNT về rủi ro tín dụng - Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề/lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề /lĩnh vực có liên quan với nhau; 1 loại tiền tệ và tại 1 địa bàn. - Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan. - Áp dụng hạn mức cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh. w Hình thức: Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện dưới các hình thức - Các quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc ban hành. - Định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. - Công văn, Thông báo do thành viên Ban điều hành ký. w Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản - Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng + Giới hạn tín dụng của một khách hàng là Tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà NHNT chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (1 năm). Tổng mức dư nợ tín dụng gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và phần L/C miễn ký quỹ, dư nợ cho vay chiết khấu, dư nợ cho vay thấu chi. + Mục đích: áp dụng giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro của NHNT theo chuẩn mực quốc tế. + Ý nghĩa: Thứ nhất, quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng. Thứ hai, tăng cường tính tập thể, khách quan trong hoạt động tín dụng. Thứ ba, mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng. + Thời hạn và thẩm quyền xác định giới hạn tín dụng Việc xác định giới hạn tín dụng phải được tiến hành xong chậm nhất là vào tháng 6 hàng năm. Việc duyệt giới hạn tín dụng được chia thành 2 cấp. Giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở phải trình ra Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt. - Phân vùng đầu tư Mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được Tổng Giám đốc cho phép bằng văn bản. Việc phân bổ đầu tư được tiến hành trên cơ sở: + Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở + Năng lực của bản thân các chi nhánh - Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng + Giám đốc chi nhánh: được quyền chủ động quyết định cho vay, thẩm quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lần cho vay dự án đầu tư và mở L/C, bảo lãnh miễn ký quỹ. Đối với các khoản cho vay vượt ngoài phạm vi nói trên, chi nhánh phải trình Tổng giám đốc xem xét. + Tổng Giám đốc: Các khoản do Hội sở chính và chi nhánh gửi lên được chia làm 3 cấp: trên 100 tỷ đồng do Phó Tổng Giám đốc phụ trách, 100-120 tỷ đồng do Tổng Giám đốc quyết định, trên 120 tỷ đồng do Hội đồng tín dụng trung ương xem xét và phê duyệt. - Mức dư nợ tín dụng tối đa đối với từng chi nhánh Tổng Giám đốc khống chế mức dư nợ tín dụng tối đa quy VNĐ đối với từng chi nhánh căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh. - Các giới hạn khác Tuỳ tình hình thực tế tại từng thời điểm và trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu đến công tác quản lý rủi ro tín dụng, Tổng Giám đốc có thể ban hành văn hành văn bản giới hạn, ngừng cho vay mới, hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm dư nợ đối với một nhóm khách hàng, mặt hàng/lĩnh vực đầu tư. 2.2.2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Bảng 7: Chi tiết các khoản mục nợ có vấn đề Đơn vị: Triệu VNĐ 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng dư nợ 15.337.839 16.061.332 29.041.668 38.789.985 51.048.686 57.934.091 Tổng nợ vấn đề 3.853.998 2.520.494 2.010.785 1.315.579 1.602.945 1.778.125 25,13% 15,69% 6,92% 3,39% 3,14% 3,07% 1.Nợ quá hạn 503.592 302.538 631.968 636.590 1.246.540 1.484.576 3,28% 1,88% 2,18% 1,64% 2,44% 2,56% 2.Nợ cho vay bắt buộc do bảo lãnh 311.203 279.822 98.565 142.376 32.685 1.332 2,03% 1,74% 0,34% 0,37% 0,06% 0,002% 3.Nợ chờ xử lý 1.368.926 275.532 147.812 4.678 4.599 4.503 8,93% 1,72% 0,51% 0,01% 0,01% 0,008% 4.Nợ khoanh 1.413.861 1.412.860 907.043 338.237 91.021 92.289 9,22% 8,8% 3,12% 0,87% 0,18% 0,16% 5.Nợ tài sản xiết nợ 256.415 249.742 225.397 193.698 228.102 195.426 1,67% 1,55% 0,77% 0,5% 0,45% 0,34% Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tổng nợ có vấn đề của NHNT vào năm 2000 là rất cao chiếm 25,13% tổng dư nợ, bằng 1/4 dư nợ, trong đó nợ quá hạn là 3,28%, nợ cho vay bắt buộc do bảo lãnh là 2,03%, nợ tài sản xiết nợ là 1,67%, nợ khoanh lên tới 9,22%, nợ chờ xử lý là 8,93%. Sang năm 2001, dư nợ tín dụng tăng trong khi tổng nợ có vấn đề giảm xuống là 15,69%, trong đó nợ chờ xử lý giảm đáng kể từ 8,93% xuống 1,72%. Năm 2002 tổng nợ tín dụng tiếp tục giảm chỉ còn chiếm 6,92% trong đó nợ khoanh giảm nhiều. Từ năm 2003 đến 2005, mức tăng trưởng tín dụng hàng năm tăng cao song nợ có vấn đề lại giảm, đây là dấu hiệu đáng mừng và nó thể hiện phần nào sự nỗ lực của NHNT trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. NHNT đã phát triển đúng theo định hướng đặt ra là: mở rộng tín dụng song không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Tổng nợ vấn đề giảm xuống về con số tương đối (3,07% năm 2005 so với 3,14% năm 2004) nhưng lại tăng lên về số tuyệt đối (1.778.125 triệu VNĐ năm 2005 so với 1.602.945 triệu VNĐ so với năm 2004) do tổng dư nợ năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2004. Nợ vấn đề 3,07%, con số này nằm trong tỷ lệ an toàn cho phép song NH cần phải tích cực hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế hội nhập. Trong đó: Nợ khoanh: là các khoản nợ mà chủ yếu là khi ngân hàng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, sau khi xem xét thấy các doanh nghiệp cần có thêm thời gian để thu hồi tiền và chi trả đầy đủ cho khách hàng thì ngân hàng cho phép khoanh khoản nợ đó trong một khoảng thời gian nhất định mà sau khoảng thời gian đó doanh nghiệp buộc phải trả hết nợ cho ngân hàng và đồng thời ngân hàng không tính lãi cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Nợ khoanh năm 2000 là 9,22%, năm 2001 giảm xuống còn 8,8% và năm 2002 chỉ còn 3,12% và dấu hiệu đáng mừng là năm 2005 giảm xuống một cách đáng kể còn 0,16%. Nợ chờ xử lý: là các khoản nợ mà khách hàng trong thời gian vay nợ vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này thông thường ngân hàng không thể kiểm soát được khoản nợ và phải đợi phán quyết của toà án. Nợ bắt buộc do bảo lãnh: phát sinh từ hoạt động mở L/C của NHNT cho các doanh nghiệp trong nước nhập hàng của nước ngoài, số nợ này không có tài sản đảm bảo, nên khi doanh nghiệp làm ăn thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36449.doc
Tài liệu liên quan