Đề tài Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 1

I. Một số vấn đề chung về mở rộng thị trường xuất khẩu 1

1. Xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. 1

1.1 Xuất khẩu. 1

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu. 1

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 2

1.1.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. 2

1.1.2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp. 3

1.2 Thị trường xuất khẩu. 4

1.2.1 Khái niệm thị trường xuất khẩu. 4

1.2.2.Phân loại và phân đoạn thị trường thị trường xuất khẩu. 6

1.2.2.1.Phân loại. 6

1.2.2.2. Phân đoạn thị trường : 7

2. Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp . 7

2.1. Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 7

2.2 Vai trò của việc mở rộng thị trường xuất khẩu. 8

2.3 Các phưong thức mở rộng thị trường xuất khẩu. 10

2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. 12

2.4.1. Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm. 12

2.4.2 Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân. 13

2.4.3. Tốc độ tăng kim nghạch xuất khẩu liên hoàn. 14

2.4.4 Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân. 14

2.5 Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. 15

2.5.1 Xúc tiến xuất khẩu. 15

2.5.2 Nghiên cứu thị trường quốc tế. 17

2.5.3 Các lựa chọn đối với việc xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp. 19

2.5.3.1 Lựa chọn thị trường xuất khẩu. 19

2.5.3.2 Lập phương án kinh doanh. 20

2.5.3.3 Lựa chọn đối tác xuất khẩu. 20

2.5.3.4 Lựa chọn kênh phân phối tối ưu. 20

2.5.4 Giao dịch - đàm phán – ký hợp đồng xuất khẩu. 21

2.5.5 Xây dựng và quảng bá thương hiệu. 23

3. Các chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu. 24

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 24

1. Nhân tố khách quan. 25

1.1 Các nhân tố bên ngoài quốc gia xuất khẩu. 25

1.1.1 Hệ thống các rào cản thương mại 25

1.1.2 Thị trường sản phẩm tại các quốc gia nhập khẩu. 26

1.1.3 Các nhân tố khác. 27

1.2 Các nhân tố bên trong quốc gia xuất khẩu. 27

1.2.1. Tiềm năng của ngành. 27

1.2.2 Chiến lược phát triển của ngành. 28

1.2.3 Các qui định của pháp luật có liên quan đến hoạt động mở rộng thị trường xuât khẩu. 28

2 Các nhân tố chủ quan. 29

2.1 Chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. 29

2.2 Chất lượng và thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. 29

2.3 Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp đối với sản phẩm. 30

2.4 Chính sách marketing của doanh nghiệp và hệ thống kênh phân phối sản phẩm. 30

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 31

CHƯƠNG II 33

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 33

CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC 33

MỘT THÀNH VIÊN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ 33

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 33

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú 33

1.1 Quá trình hình thành của Công ty 33

1.2 Quá trình phát triển của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú: 35

1.2.1 Giai đoạn ổn định và tồn tại 1984 - 1989 35

1.2.2 Giai đoạn 1990 - 1994 36

1.2.3 Giai đoạn 1995 - 2006: Giai đoạn tăng tốc và phát triển 36

1.3 Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị 39

1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú 39

1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian của Công ty Cơ Điện Trần Phú 42

1.4 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty 42

1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm 42

1.4.2 Đặc điểm về lao động 45

1.5. Đặc điểm công nghệ và thiết bị của Công ty. 48

1.6 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn của Công ty. 50

2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 51

II KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ. 53

1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú. 53

2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty qua các năm. 56

3. Việc thực hiện các chỉ tiêu đo lường hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty. 57

4. Các biện pháp Công ty thực hiện nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm. 63

4.1 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu. 63

4.2 Công tác nghiên cứu, dự báo và lựa chọn thị trường quốc tế . 64

4.2 Thâm nhập thị trường nước ngoài. 65

III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TNHH NN MTV CƠ DIỆN TRẦN PHÚ. 66

1. Những ưu điểm trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú. 66

2. Những tồn tại trong hoạt động mở rộng thị trưòng xuất khẩu của Công ty Trần Phú. 68

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. 69

CHƯƠNG III 72

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ 72

I. PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DÂY VÀ CÁP ĐIỆN CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ 72

1. Phương hướng chung về mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú. 72

2. Mục tiêu cơ bản của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú trong năm 2007. 73

3. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện của Việt Nam sang một số thị trường. 74

3.1 Cơ hội mở rộng thị trường Lào đối với sản phẩm dây và cáp điện. 75

3.2 Cơ hội mở rộng thị trường Campuchia đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam. 77

3.3 Triển vọng xuất khẩu các sản phẩm 78

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ 78

1. Giải pháp từ phía Công ty. 78

1.1 Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của Công ty. 79

1.2 Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trưòng nước ngoài. 80

1.3 Nâng cao trình độ cán bộ trong hoạt động xuất khẩu cả về số lượng lẫn chất lượng. 81

1.4 Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt, giá cả phù hợp trên thị trường thế giới. 82

1.5 Thiết lập hệ thống đại lý phân phối trực tiếp sản phẩm của Công ty trên thị trường nước ngoài. 85

2 Kiến nghị với nhà nước. 86

2.1 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại. 86

2.2 Hỗ trợ kinh phí và thông tin cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm. 87

2.3 Kiến nghị với Bộ Thương Mại về vấn đề cấp giấy chứng nhận xuất xứ. 88

2.4 Đề nghị các cơ quan nhà nước phải có sự thống nhất khi xây dựng các nghị định,

doc103 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty bao gồm: Phòng Hành chính - tổ chức, Phòng Kế toán tài vụ, Phòng kinh doanh tổng hợp, Phòng Kỹ thuật chất lượng, Phòng Bảo vệ. - Phòng hành chính tổ chức có nhiệm vụ quản lý tình hình lao động và tổ chức cơ cấu cán bộ công nhân viên trong công ty. Đồng thời xây dựng các kế hoạch về nhân lực, tuyển dụng và bố trí cán bộ công nhân viên, giải quyết các vấn đề thuộc nhân sự trong công ty. - Phòng Kế toán tài vụ có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau: hạch toán kế toán đầy đủ chính xác, kịp thời toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn, các hoạt động thu chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định nội bộ của Công ty; tư vấn tham mưu giúp lãnh đạo Công ty chỉ đạo và trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính và kế toán chung của Nhà nước cũng như quy định nội bộ của Công ty. - Phòng kinh doanh tổng hợp có nhiệm vụ: Báo cáo trước ban giám đốc Công ty về các hoạt động của phòng thuộc các lĩnh vực bao gồm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh tại thị trường nội địa, hoạt động đấu thầu quốc tế, quản lý website và hòm thư email của Công ty, thực hiện khuếch trương xúc tiến giới thiệu sản phẩm, bán hàng giao dịch qua các kênh - sàn giao dịch - cổng thương mại điện tử và các công việc khác do ban giám đốc giao. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ Giám Đốc Kho 1 Phân xưởng dây & cáp động lực Phân xưởng Đồng Bộ phận Xuất nhập khẩu Phân xưởng Cơ điện Quality Inspection Team Phân xưởng Đồng mềm Bộ phận Đào tạo Bộ phận tổ chức hành chính Kho PGĐ Kỹ thuật & Chất lượng Đại diện lãnh đạo về chất lượng PGĐ Sản xuất & Kinh doanh Phòng Tổ chức hành chính Phòng Bảo vệ Phòng Kinh doanh Phòng Tài vụ Kho 2 Phòng Kỹ thuật & Chât lượng Ghi chú: () Quan hệ chức năng ( ____ ) Quan hệ trực tuyến Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian của Công ty Cơ Điện Trần Phú Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú hiện có bốn phân xưỏng sản xuất bao gồm: phân xưởng Đồng mềm, phân xưởng Dây và Cáp động lực, phân xưởng Cơ điện, phân xưởng Đồng mềm. Hệ thống đại lý, chi nhánh của Công ty bao gồm: - Cửa hàng GT & TT dây - cáp điện chất lượng cao Địa chỉ: Số 19 - phố Cửa Bắc - Hà Nội - Công ty TNHH thương mại Việt Anh Địa chỉ: Số 147B - phố Đội Cấn - Hà Nội - Công ty TNHH vật liệu điện Hà Nội Địa chỉ: 180A - phố Huế - Hà Nội - Doanh nghiệp tư nhân Linh Chi Địa chỉ: Số 17 - ngõ 220 - đường Tôn Đức Thắng - Hà Nội - Công ty chiếu sáng đô thị Hải Phòng Địa chỉ: Số 01 - đường Hoàng Diệu - quận Hồng Bàng - Hải Phòng - Cửa hàng điện cao cấp Địa chỉ: Số 126 - Trường Thi - phường Điện Biên - thành phố Thanh Hóa - Công ty tạp phẩm & bảo hộ lao động Bộ thương mại Địa chỉ: Số 11- Cát Linh - quận Đống Đa - Hà Nội 1.4 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty 1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty luôn chú trọng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm với những thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Các sản phẩm của công ty đều được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 2103-1994, TCVN5933-1995, TCVN 5934-1995, TCVN 5935-1995, TCVN 5064-1994) của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Với công nghệ và thiết bị sản xuất dây và cáp điện của Châu Âu, các sản phẩm của Công ty đều đạt các tiêu chuẩn như của Châu Âu (IEC/DIN), Mỹ(ASTM), Nhật Bản (JIS). Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 đã được tổ chức AFAQ ASCERT International Cấp chứng chỉ vào tháng 6 năm 2000, tiếp đó là đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện - TMQ do Quacert Việt Nam cấp. - Trong thời gian qua Công ty đã có những cải tiến về chất lượng và dịch vụ sản phẩm, các thông số kỹ thuật của sản phẩm luôn đáp ứng tốt với tiêu chuẩn Việt Nam, Quốc tế cũng như các yêu cầu cụ thể của khách hàng đủ về số lượng, đúng tiến độ giao hàng, giá cả hợp lý. Sản phẩm khi giao cho khách hàng đều có phiếu kiểm nghiệm chất lượng do cơ quan quản lý chất lượng cấp với mẫu mã và đóng gói bao bì đẹp về hình thức đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chắc chắn để đảm bảo cho khâu vận chuyển và sản phẩm được bảo hành tốt. Với sản phẩm là dây điện mềm bọc PVC, khách hàng phần lớn là người tiêu dùng, sản phẩm được phân phối đến các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, nhóm khách hàng này ngoài các yêu cầu như trên còn đòi hỏi sản phẩm phải đa dạng. Công ty cam kết chịu trách nhiệm đến cùng sản phẩm của mình, luôn chân trọng chữ tín chăm sóc phục khách hàng chu đáo, giữ gìn vun đắp quan hệ tốt nhằm giữ vững và nâng cao thị phần với khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới và thị phần mới . Công ty ngày càng hoàn thiện kiểu dáng mẫu mã sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Các sản phẩm chính của Công ty bao gồm: A - CÁP ĐIỆN LỰC - Các chủng loại cáp nhôm trần không lõi thép, cáp nhôm trần có lõi thép (ACSR) và cáp đồng trần bện có tiết diện từ 10mm2  đến 1000mm2  - Các loại cáp nhôm bọc, cáp nhôm lõi thép bọc, cáp đồng đơn pha và đa pha, bọc cách điện bằng PVC, HDPE, XLPE cấp điện áp 0,6/1KV; 1,8/3KV tiết diện cáp đến 400mm2 . - Các điện kế (cáp Muler) cáp điện điều khiển các loại (2÷30 ruột) B. CÁP NGẦM, TREO 2, 3, 4 RUỘT CÁC LOẠI - Các loại cáp treo, cáp ngầm 2, 3, 4 ruột, bọc PVC, XLPE - Cáp vặn xoắn ruột nhôm (ABC) bọc cách điện XLPE, ruột đồng (quaduplex) bọc cách điện PVC từ 4x16 đến 4x150mm2 C. CÁC LOẠI PHÔI, BÁN THÀNH PHẨM - Các loại phôi dây đồng tròn kỹ thuật điện có đường kính từ ø25 mm trở xuống - Các loại phôi dây nhôm tròn kỹ thuật điện có đường kính từ ø9,5 mm trở xuống Các loại đồng thanh cái, dây đồng dẹt trần và bọc giấy dùng trong công nghiệp chế tạo biến thế và khí cụ điện - Cácloại ống đồng dùng cho chế tạo khí cụ điện và cho công nghiệp điện lạnh - Các loại băng nhôm băng đồng dùng trong chế tạo cáp điện - Các loại đầu cốt bằng đồng dùng để đấu nối trong hộp và ngoài trời cho cáp tiết diện từ 16mm đến 240mm D. CÁC LOẠI DÂY ĐIỆN - COPPER WIRE: -Các loại dây điện mềm loại 7 sợi, nhiều ruột bọc PVC, XLPE dùng trong công nghiệp và dân dụng gồm -Dây điện 2 ruột bọc tròn (bọc PVC, XLPE 1-2 lớp) -Dây điện 2 ruột bọc dẹt (bọc PVC, XLPE 2 lớp) -Dây điện 2 ruột bọc dẹt dính cách (bọc PCV 1-2 lớp) -Bọc xúp (bọc PVC 1 lớp) -Dây đơn cứng (1sợi hoặc nhiều sợi đồng cứng bện) bọc PVC Có thể nhận thấy các sản phẩm của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó trong những năm qua Trần Phú không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất nhằm năng cao chất lượng sản phẩm, cùng với đó tổng sản lượng sản xuất của Công ty cũng liên tục tăng trong những năm vừa qua, bảng số liệu sau đây cụ thể hóa sản lượng sản xuất của Công ty từ năm 2003 đến năm 2006. Bảng 1: Sản lượng hàng hóa của Công ty các năm 2003, 2004, 2005, 2006. TT Chủng loại sản phẩm ĐVT Năm2003 Năm2004 Năm2005 Năm2006 1 Các loại dây và cáp đồng trần, thanh cái, dây dệt, ống đồng Tấn 6,298 10,824 12,305 13,308 2 Cáp đồng bọc các loại Mét 402,182 451,000 762,391 697,418 3 Các loại dây và cáp nhôm trần Tấn 1,790 2,500 1,745 1,203 4 Cáp nhôm bọc các loại Mét 280,000 576,000 108,000 234,490 5 Các loại dây điện dân dụng PVC Triệu mét 39 43 50 46 Nguồn: Phòng Vật tư - xuất nhập khẩu Trên cơ sở duy trì các sản phẩm hiện có, Công ty cũng đang tiến hành sản xuất thêm các sản phẩm mới với mục đích phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể trong năm qua Trần Phú đã kết hợp với Công ty Power Trading của Hàn Quốc nghiên cứu chế tạo thành công sản phẩm mới là các loại phích cắm cao cấp xuất khẩu sang thị trường Châu Âu 1.4.2 Đặc điểm về lao động Tổng số kỹ sư, cử nhân chuyên môn: 30 người Tổng số trung cấp chuyên môn: 15 người Tổng số công nhân kỹ thuật lành nghề: 256 người bao gồm - Số công nhân bậc 7/7: 02 người - Số công nhân bậc 6/7: 67 người - Số công nhân bậc 5/7: 61 người - Số công nhân bậc 4/7: 72 người - Số công nhân bậc 3/7: 05 người - Số công nhân bậc 2/7: 49 người Hình 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu trình độ công nhân kỹ thuật của Công ty Biểu đồ trên cho thấy số lượng công nhân có tay nghề cao của Công ty mà cụ thể là tổng số công nhân có tay nghề trên bậc 5 của doanh nghiệp chiếm hơn quá nửa.Và toàn bộ công nhân trên đều có kỹ thuật lành nghề và có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực sản xuất cáp nhôm trần và cáp nhôm bọc. Ngoài ra còn có 30 cán bộ có trình độ đại học, 15 cán bộ trung cấp (các chuyên ngành về chế tạo máy, điện công nghiệp, tự động hóa công nghiệp, kinh tế, tài chính kế toán, thống kê ) trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh bằng kỹ thuật và ứng dụng tin học hiện đại. Số lượng kỹ sư, cán bộ nhân viên, công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo tại nước ngoài: 40 người từ các nước (Phần Lan, Áo, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc) Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủng loại dây điện gồm: dây trần và dây bọc cách điện (dây ruột đồng và dây ruột nhôm), dây emay, các thiết bị phụ tùng, phụ kiện phục vụ cho ngành điện như: cầu dao, tủ điện, ống đồng thanh cái. Cộng với việc Công ty đang áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến cho nên đội ngũ lao động của Công ty khá ổn định trong thời gian qua. Cụ thể tổng số cán bộ công nhân viên của công ty tính đến tháng 7/2006 là 280 người trong đó - Số cán bộ công viên có trình độ đại học và cao đẳng là 46 - Số cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp là 15 - Số cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề từ bậc 1 đến bậc 3 là 82 - Số cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề từ bậc 4 đến bậc 7 là 84 - Số cán bộ công viên nữ là 51 Qua số liệu về nguồn nhân lực cho sản xuất của công ty ở trên ta thấy có một sự ổn định tương đối về đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp điều này chứng tỏ Công ty đang thực hiện chính sự phù hợp - qua đó giúp cho Trần Phú có điều kiện thực hiện kế hoạch sản xuất nhằm tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô và đây cũng là điều kiện thuận lợi để công ty vận dụng một cách hiệu quả nhất máy móc thiết bị tiên tiến để sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng cao. Từ đó làm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ vào việc hạ giá thành và tăng chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh thị trường lao động cả nước đang trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay, thì việc Công ty TNHH NN MTV Cơ điện Trần Phú có đội ngũ công nhân sản xuất có trình độ tay nghề từ bậc 4 đến bậc 7 là 84 người- chiếm 30% tổng số lao động - Đây là một lợi thế rất lớn cho công ty trong hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó cũng đặt ra cho ban giám đốc Công ty phải có kế hoạch sử dụng nguồn lực lao động này một cách hiệu quả nhất, cũng như Công ty phải có chính sách chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên để tạo ra một môi trường lao động tốt - kích thích khả năng lao động sáng tạo của người lao động. Thực tế Trần Phú đã làm tốt công việc này, ngoài việc lo đủ công ăn việc làm với mức thu nhập bình quân là 2.700.000 đ/tháng cho cán bộ công nhân. Công ty còn chăm sóc sức khỏe cho công nhân viên như: - Trích tiền động viên khen thưởng phong trào thi đua lao động giỏi gắn với người tốt việc tốt 6 tháng một lần cho toàn thể cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với mức khen thưởng là 2,5 lần mức lương bình quân 6 tháng cuối năm với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng. - Trích tiền khen thưởng cho tập thể và những cán bộ là tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng công đoàn trở lên và những cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh quốc phòng với tổng số tiền là: 120 triệu đồng. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100 % cán bộ công nhân viên. 1.5. Đặc điểm công nghệ và thiết bị của Công ty. Công ty đã lựa chọn các công nghệ sản xuất tiên tiến của thế giới với những ưu điểm nổi bật nhằm: mở rộng chủng loại dây và cáp điện đạt tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế, cho năng suất và hiệu suất lớn khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối, giá thành, lợi nhuận cao, không ô nhiễm môi trường, thời gian sử dụng lâu dài Bằng nguồn vốn tự có và vay tín dụng, Công ty đã nhập dây chuyền sản xuất dây điện mềm, ruột đồng bọc PVC, công suất 500 tấn/năm, tiếp đó Công ty bổ sung đồng bộ thêm thiết bị mới đưa năng lực sản xuất lên gấp đôi. Công ty cũng đầu tư hệ thống nấu - đúc - kéo dây đồng liên tục trong môi trường không oxy để sản xuất các phôi đồng có chất lượng cao với công suốt 5000 tấn/năm và hệ thống kéo ủ dây đồng của Cộng hòa liên bang Đức - Đây là hệ thống tiên tiến nhất hiện nay của nước ta có khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng cao thay thế hàng ngoại nhập. Bảng 2: Năng lực thiết bị công nghệ TT Tên máy móc thiết bị Xuất xứ Số lượng Năng lực sản xuất 1 Hệ thống đúc kéo đồng Phần Lan 03 máy 20.000 tấn/năm 2 Hệ thống đúc - cán nhôm Mỹ 02 máy 5000 tấn/năm 3 Máy kéo dây nhôm-Henrich Đức 02 máy 7000 tấn/năm 4 Máy kéo trung liên tục 7 khuôn Đài Loan 01 máy 2000 tấn/năm 5 Máy kéo dây đơn 7 khuôn Đài Loan 06 máy 4320 tấn/năm 6 Máy bện xoắn cáp 37 sợi Đài Loan 02 máy 10500 tấn/năm 7 Máy bện cáp 61 sợi Đài Loan 01 máy 7000 tấn/năm 8 Máy xoắn cáp 4 sợi Đài Loan 04 máy 5400000 mét/năm 9 Máy bọc Đài Loan 08 máy 40 mét/phút 10 Máy kéo đại dây đồng Trung Quốc 01 máy 3000 tấn/năm 11 Thiết bị sản xuất ống đồng, đầu cốt Trung Quốc 01 máy 500 tấn/năm 12 Máy kéo đầu dây - Henrich Đức 01 máy 5000 tấn/năm 13 Máy bện 1600 Tây Ban Nha 01 máy 11600 tấn/năm 14 Máy bện D 632 Đức 02 máy 20 mét/phút 15 Dây chuyền đúc cán kéo nhôm Italia 01 máy 20000 tấn/năm 16 Máy bện dây cáp dạng khung 61 sợi Đức 02 máy 34000 tấn/năm 17 Máy bện dây cáp dạng khung 19 sợi Đức 01 máy 6000 tấn/năm 18 Máy bôi mỡ chịu nhiệt cáp nhôm Tây Ban Nha 04 máy 30 mét/phút Nguồn: Phòng kỹ thuật chất lượng Qua bảng năng lực thiết bị công nghệ dễ dàng nhận thấy hệ thống máy móc thiết bị của công ty được trang bị là những máy móc thiết bị hết sức hiện đại và có xuất xứ từ những nước phát triển. Từ đó đem lại cho công ty một lợi thế lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những máy móc thiết bị hiện đại nhập từ các nước phát triển cộng với việc hầu hết các nguyên vật liệu trong sản xuất của Công ty là: đồng tấm, nhôm, nhựa PVC đều nhập khẩu cho phép Công ty sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm của Trần Phú có thể thâm nhập thị trường nước ngoài qua con đường xuất khẩu. Mặt khác công việc áp dụng hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến cùng với việc công ty rất chú trọng việc cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài cho phép Công ty dễ dàng lắm bắt và vận dụng có hiệu quả công nghệ sản xuất, đồng thời việc này giúp công ty nhanh chóng tiếp thu kinh nghiệm - trình độ quản lý của các nước phát triển để ứng dụng vào điều kiện của công ty để đạt được hiệu quả cao nhất. Nhìn vào cơ cấu máy móc thiết bị của công để dùng nhận thấy hiện này Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện cho nghành điện lực và cho dân dụng. Với mặt bằng công nghệ khá hiện đại so với mức trung của ngành là lợi thế để trần phú đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Công ty gặp không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện sản xuất sản phẩm theo các công nghệ này. Công nghệ tiên tiến, đòi hỏi công nhân sản xuất phải có trình độ khoa học công nghệ, điều này đã gây không ít trở ngại cho Công ty. 1.6 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn của Công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Trần Phú là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước - với số vốn điều lệ là 19.027.000.000 đồng. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển Công ty đã vươn lên và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dây, cáp điện các loại, hiện nay tổng nguồn vốn của Công ty là 482.442.041.612 đồng. Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Đơn vị: VNĐ STT Nguồn vốn Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Vốn chủ sở hữu Vốn kinh doanh 17,776,349,299 24,120,495,725 33,073,369,048 Nguồn kinh phí và các quỹ khác 1,315,135,326 1,306,112,177 2,082,609,191 2 Nợ phải trả Nợ ngắn han 175,958,415,112 221,109,896,188 355,632,214,571 Nợ dài hạn 99,741,791,817 92,888,938,407 9,165,384,882 3 Tổng nguốn vốn 295,235,602,306 339,425,442,497 482,442,041,612 Nguồn: Phòng Kế toán – tài vụ Qua bảng trên cho thấy nguồn vốn của Công ty bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của Công ty, cụ thể vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 7 % tổng nguồn vốn của Công ty - điều này gây ra nhiều khó khăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh STT Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 514,944,396,825 750,554,041,505 917,703,888,534 2 Các khoán giảm trừ 6,423,013,532 8,462,931,170 11,132,041,972 3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 508,521,383,293 742,091,110,335 906,571,846,562 4 Giá vốn hàng bán 48,652,758,191 709,602,906,045 863,059,176,080 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 21,993,855,102 32,488,204,290 43,512,670,482 6 Doanh thu hoạt động tài chỉnh 1,656,359,716 1,383,336,149 800,162,717 7 Chi phí tài chính 11,258,784,195 19,242,441,673 22,230,694,430 8 Chi phí bán hàng 5,617,197,375 4,817,191,551 8,301,802,397 9 Chi phi quản lý doanh ngiệp 3,531,941,765 5,167,116,112 6,741,368,581 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,242,291,483 4,644,791,103 7,038,967,791 11 Thu nhập khác 2,706,214,302 752,144,838 306,055,827 12 Chi phi khác 2,445,238,394 320,749,209 299,091,818 13 Lợi nhuận khác 260,975,908 431,350,629 6,964,009 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,503,267,391 5,076,141,732 7,045,931,800 15 Thuế TNDN phải nộp 901,304,150 1,280,121,955 1,706,569,957 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 2,601,963,241 3,796,019,777 5,339,361,843 Nguồn: Báo cáo kiểm toán qua các năm Qua bảng số liệu trên ta thấy liên tục trong ba năm 2003, 2004, 2005 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đều tăng năm 2004 tổng doanh thu là 750 tỷ đồng so với năm 2003 là 515 tỷ đồng có nghĩa là tổng doanh thu năm 2004 tăng 45% so với năm 2003, năm 2005 tổng doanh thu tăng 23% so với năm 2004. Cho đến hết năm 2006 tổng doanh thu của Công ty là 1916 tỷ đồng như vậy so với năm 2005 tổng doanh thu tăng 108%.Điều này chứng tỏ trong những năm vừa qua Công ty đã rất thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng cũng phải thấy rằng tổng doanh thu của Công ty là rất lớn nhưng lợi nhuận trước thuế của Công ty lại khá khiêm tốn, cụ thể lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty trong năm 2003 là 3,5 tỷ đồng, năm 2004 là 5,076 tỷ đồng, năm 2005 con số này là 7 tỷ đồng và năm 2006 là 8,5 tỷ đồng. Có thể nhận thấy rằng lợi nhuận của Công ty tăng một cách đều đặn trong những năm qua với mức tăng bình quân hàng năm là khoảng 20%/năm. Nhưng tỷ lệ lợi nhuận/ tổng doanh thu lại rất nhỏ bởi vì giá vốn hàng bán của Công ty là rất cao. Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ tổng doanh thu của Công ty trong những năm gần đây là năm 2003 là 94%, năm 2004 là 94,5% và năm 2005 là 98%, cho đến hết năm 2006 con số này là 66%. Như vậy có thể nhận thấy rằng hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao mặc dù doanh thu hàng năm của Công ty hàng năm là rất lớn. Do vậy trong những năm tới Trần Phú cần tìm cách nâng cao năng suất lao động, tận dụng lợi thế kinh tế của quy mô, máy móc thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực nhằm giảm giá vốn hàng bán để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thông qua biểu đồ sau ta có thể nhận thấy tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bảng 5: Báo cáo tình hình tài chính trong 3 năm (2003-2005) Đơn vị: VNĐ TT Tài sản Năm2003 Năm2004 Năm2005 1 Tổng tài sản có 295,235,620,306 339,425,442,497 482,403,390,988 2 Tài sản lưu động có 161,104,667,676 221,264,630,095 365,078,721,684 3 Tổng số tài sản nợ 295,235,620,306 339,425,442,497 482,403,390,988 4 Tài sản lưu động nợ 175,908,415,112 220,989,916,622 355,531,422,238 5 Giá trị ròng 3,503,267,391 5,076,141,732 7,025,931,800 6 Vốn lưu động 7,131,412,029 7,131,412,029 12,131,412,029 7 Doanh thu 508,521,383,293 742,091,110,335 906,571,846,562 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Bảng 5 cho thấy bên cạnh donh thu lốn và tăng đều đặn qua các năm, thì bên cạnh đó tỷ lệ tổng tài sản có/tổng tài sản nợ trong ba năm đều bằng một điều này chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rất ổn định trong các năm và cũng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty là rất hiệu quả. Hình4: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng doanh thu của Công ty II KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ. 1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú. Không chỉ trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện cho ngành điện lực và cho dân dụng tại thị trường nội địa. Đồng thời với đó sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng vững chắc và được tín nhiệm trong thị trường cả nước. Mà Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài với các thị trường truyền thống như: Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Campuchia, thị trường trung đông như Iraq Số lượng thị trường xuất khẩu chính của Công ty còn rất hạn chế. Chính vì vậy, Công ty cần cố gắng đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường hiện tại và mở rộng thêm một số thị trường mới. Bảng 6: Số lượng và tỷ trọng sản phẩm dây và cáp điện xuất khẩu trong tổng số lượng sản phẩm sản xuất. STT Năm Tổng sản phẩm Sản phẩm xuất khẩu Tỷ trọng 1 2004 13324000Kg 98270Kg 0,74% 44027Km 2 2005 14050000Kg 530089Kg 3,77% 50870,391Km 3 2006 14511000Kg 2915489,5Kg 20,1% 4707.908Km Tăng trưởng bình quân 04 - 06 (%) 4,36% 444,71% Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Qua bảng số liệu trên chi thấy hầu hết các sản phẩm của Công ty sản xuất ra đều đều được tiêu thụ tại trường trong nước, số lượng sản phẩm xuất khẩu dường như không đáng kể. Như vậy ta thấy tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu của Công ty đã tăng rất nhanh trong ba năm qua, từ chỗ năm 2004 tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu của Công ty coi như không đáng kể thì chỉ sau đó 2 năm tức là năm 2006 con số này đã là 20,1%. Năm 2006, sản lượng sản phẩm xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay 2915489,5Kg trong tổng số 14511000Kg sản phẩm được sản xuất. Nguyên nhân là do trong năm qua Công ty đã thực hiện một hợp đồng lớn tại thị trường Iraq - một thị trường đầy tiềm năng cho sản phẩm của Trần Phú. Điều đó chứng tỏ thị trường nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối với Công ty. Điều này được thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu của Công ty liên tục tăng trong những năm qua. Bảng 7 : Kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua các năm. STT Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Kim ngạch xuất khẩu 14000 15000 17000 249264 291813 1363717 7253943,91 2 Tăng trưởng (%) 7% 13% 1366% 17% 367% 431% Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện nhiệm vụ của phòng kinh doanh XNK Với những kết quả đạt được có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty đang tăng lên rất nhanh trong những năm qua. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu chỉ là 15000 USD sau đó tăng chậm tại thời điểm năm 2002 với 17000 USD tức là tăng 13% nhưng đến năm 2003 con số này là 249264 USD tức là tăng 1366% so với năm 2002. Trong năm 2004, kim ngạch xuất khẩu tăng ở mức độ chậm nhưng đến năm 2005 vầ năm 2006 kim ngạch xuât khẩu của Công ty lại bùng phát với tốc độ tăng rất nhanh năm 2006 đạt trên 7 triệu USD. Mức tăng trưởng bình quân của kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này là rất cao khoảng 366%, sở dĩ có tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do sự tăng trưởng mạnh của các năm 2003, 2005 và 2006. Có thể đánh giá mức bbiến động của sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Trần Phú qua hình sau. Hình 5: Biểu đồ tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2004-2006 Số lượng sản phẩm xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Công ty, tuy có cùng chiều hướng biến động nhưng mức độ lại khác nhau. Tốc độ tăng trưởng bình quân của số lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn này là 444,7% trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Công ty là 366% tức là phần doanh nghiệp nhận được do hoạt động xuất khẩu có tốc độ tăng chậm hơn so với phần doanh nghiệp xuất đi. 2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty qua các năm. Đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện cơ cấu thị trường tiêu thụ của Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5269.doc
Tài liệu liên quan