Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực thương mại, du lịch

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1. Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu đề tài 01

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 02

3. Mục tiêu của đề tài 03

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 03

5. Phương pháp nghiên cứu 03

6. Kết cấu của đề tài 03

 

Chương I . MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ 05

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 05

và tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức Công đoàn.

1.1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 05

và tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức Công đoàn.

1.2. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 06

và tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức Công đoàn.

2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát 09

triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ

đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế

3. Doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp 10

ngoài quốc doanh

4. Vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn cơ sở 12

tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

4.1. Vị trí của Công đoàn cơ sở trong 12

doanh nghiệp ngoài quốc doanh

4.2. Vai trò của Công đoàn trong 15

doanh nghiệp ngoài quốc doanh

4.3. Chức năng của Công đoàn cơ sở 17

trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh

4.4. Pháp luật quy định về quyền, trách nhiệm 20

của Công đoàn trong doanh nghiệp

4.5. Các tiêu chí đánh giá vai trò Công đoàn cơ sở 24

trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chương II : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC 27

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

1. Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp 27

nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch nói riêng

1.1. Quá trình hình thành phát triển 27

1.2. Thực trạng đội ngũ công nhân, lao động 31

doanh nghiệp ngoài quốc doanh

2. Thực trạng tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp 34

ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

Thực trạng công tác phát triển đoàn viên 34

và thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

Thực trạng công tác tổ chức, cán bộ công đoàn 37

Trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực

Thương mại, Du lịch

Thực trạng hoạt động công đoàn cơ sở 43

trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch

2.3.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục: 43

2.3.2. Công đoàn cơ sở với công tác tham gia 45

quản lý, tổ chức phong trào thi đua

2.3.3 Công đoàn cơ sở với hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, 46

lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động

trong cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực

Thương mại và Du lịch

2.3.4. Thực trạng phương pháp hoạt động Công đoàn 58

2.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động Công đoàn cơ sở trong 60

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực

Thương mại, Du lịch

 

 

 

 

Ch¬ương III : NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 63

HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

THUỘC LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

1. Mục tiêu, phương hướng 63

2. Các giải pháp 65

2.1. Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, 67

xây dựng Công đoàn cơ sở và đội ngũ

cán bộ Công đoàn cơ sở vững mạnh

2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn cơ sở 77

2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo 85

của công đoàn cấp trên, sự quan tâm của

chính quyền các cấp đối với công đoàn cơ sở

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân, 91

lao động trong doanh nghiệp góp phần

nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn

3.1. Một số quan điểm chỉ đạo nhằm nâng cao 91

chất l¬ượng công nhân, lao động trong các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong

lĩnh vực Thương mại, Du lịch

3.2. Mục tiêu nâng cao chất l¬ượng công nhân, 92

lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

lĩnh vực Thương mại, Du lịch

3.3. Các biện pháp của Công đoàn nhằm nâng cao 92

chất l¬ượng công nhân, lao động doanh nghiệp

ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch

3.4. Công đoàn cơ sở tham gia với doanh nghiệp 93

cải thiện môi trường làm việc, phát huy trí tụê

đội ngũ công nhân, lao động

4. Kiến nghị 94

4.1. Một số kiến nghị với Đảng 94

4.2. Kiến nghị với Nhà nước 95

4.3. Kiến nghị với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 96

4.4. Kiến nghị với Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch 97

 

KẾT LUẬN 99

 

doc108 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 13378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực thương mại, du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng mại, Du lịch được giao kết hợp đồng lao động với chủ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao 93,3%, số không được giao kết hợp đồng lao động chiếm 1,7 %, số không trả lời là 5,0%. Thời hạn hợp đồng chủ yếu là hợp đồng từ 1 đến 3 năm, chiếm 51,7%, không thời hạn chiếm 38,3%, dưới một năm chiếm 5% (xem bảng số 15). Bảng số 15 Thời hạn hợp đồng của công nhân, lao động doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thời hạn Tỷ lệ CNLĐ được ký kết Không trả lời 5% Dưới 1 năm 5% Từ 1 - 3 năm 51,7% Không thời hạn 38,3% (Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005) Do tỷ lệ thành lập Công đoàn chưa cao, hoạt động của Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế nên quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, lao động các doanh nghiệp này còn bị vi phạm. Điều này thể hiện: Về thời gian làm việc của công nhân, lao động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch là khá cao. Công nhân, lao động chủ yếu làm việc 6 ngày trong một tuần, chiếm 71,7%, số công nhân làm việc dưới 5 ngày một tuần chỉ chiếm 3,3%, làm việc suốt cả tuần chiếm 15% (xem bảng số 16). Bảng số 16 Số ngày làm việc của công nhân, lao động trong tuần Số ngày làm việc / tuần Tỷ lệ chung Không trả lời 10% Dưới 5 ngày 3,3% 6 ngày 71,7% 7 ngày 15% (Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005) Về thời gian làm việc trong ngày, theo điều tra có 88,3% công nhân, lao động làm việc từ 8 đến 10 giờ một ngày, số công nhân, lao động phải làm trên 10 giờ một ngày chiếm 3,3%, chỉ có 3,3% số công nhân làm việc dưới 8 giờ một ngày (xem bảng số 17). Bảng số 17 Số giờ làm việc bình quân trong ngày Số giờ làm việc / ngày Tỷ lệ chung Không trả lời 5,0% Dưới 8 giờ 3,3% Từ 8 - 10 giờ 88,3% Trên 10 giờ 4,4% (Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005) Như vậy, phần lớn công nhân phải làm việc với thời gian lao động dài hơn quy định của pháp luật, một số phải làm việc liên tục không được nghỉ. Tình hình này đặt ra yêu cầu mới cho tổ chức Công đoàn là phải làm gì để giảm bớt cường độ làm việc cho công nhân, lao động. Về thu nhập hàng tháng của công nhân, lao động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch: Theo điều tra, mức thu nhập từ 500.000 đến 800.000 đồng chiếm 16,7%; Đa số công nhân có mức thu nhập hàng tháng từ 800.001 đồng đến 1.200.000 đồng, chiếm 48,3%; từ 1.200.001 đến 2.000.000 đồng chiếm 13,3% (xem bảng số18). Bảng số 18 Thu nhập bình quân hàng tháng của công nhân, lao động Đơn vị: ngàn đồng Mức lương Tỷ lệ chung Không trả lời 21,7% Từ 500 - 800 16,7% Từ 801 - 1.200 48,3% Từ 1.201 - 2.000 13,3% (Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005) Người lao động trong những doanh nghiệp đã có Công đoàn có thu nhập bình quân cao hơn so với người lao động trong doanh nghiệp chưa có Công đoàn. So với mặt bằng thu nhập của công nhân, lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cả nước thì không thấp. Tuy nhiên, so với cường độ và thời gian làm việc thì chưa tương xứng. Qua kết quả điều tra cho thấy, hình thức trả lương phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng là trả lương theo sản phẩm và theo thời gian. Hơn nữa việc nhiều doanh nghiệp ngoài quốc trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch không xây dựng thang bảng lương đã làm thiệt thòi cho không ít cho người lao động đã qua đào tạo mà còn không khuyến khích được người lao động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Về việc thực hiện các chính sách xã hội đối với công nhân, lao động các tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch: Theo kết quả điều tra, 76,7% công nhân, lao động trong doanh nghiệp có Công đoàn được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. ở các doanh nghiệp chưa có Công đoàn, tỷ lệ công nhân, lao động được đóng bảo hiểm xã hội là 64,7%, bảo hiểm y tế là 58,8% (xem bảng số 19). Kết quả này cho thấy, Công đoàn có vai trò nhất định trong việc thực hiện các chính sách xã hội đối với công nhân, lao động. Bảng số 19 Tỷ lệ công nhân được doanh nghiệp mua các loại bảo hiểm Loại bảo hiểm Tỷ lệ chung Không trả lời 10,0% BHXH 69,3% BHYT 66,7% (Nguồn: Số liệu điều tra của Công đoàn Thương mại và Du lịch năm 2005) Trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tìm mọi cách trốn tránh, hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Hình thức phổ biến nhất là nhiều doanh nghiệp không thực hiện ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng ngắn hạn mặc dù công nhân, lao động vẫn làm công việc ổn định lâu dài, cũng có không ít trường hợp người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động trả tiền bảo hiểm xã hội vào thu nhập hàng tháng (được hiểu là trong khoản thu nhập của người lao động có chi phí bảo hiểm xã hội). Điều đáng lưu ý là tình trạng trả tiền bảo hiểm xã hội vào lương đã được nhiều công nhân, lao động đồng tình ủng hộ. Theo kết quả khảo sát, tình trạng một bộ phận công nhân, lao động không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hoặc người lao động tự thoả thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của công nhân, lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại và Du lịch. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với quyền lợi người lao động; các cấp các Ngành chức năng và tổ chức Công đoàn đã vào cuộc nhằm hạn chế tối đa tình trạng vi phạm pháp luật lao động về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, hiện tượng trên vẫn còn diễn ra. Khảo sát thực tế cho thấy, do công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, chế tài xử lý đối với các vi phạm này chưa đủ mạnh cho nên trật tự trong lĩnh vực này chưa được lập lại theo đúng quy định. Tình hình tranh chấp lao động và đình công trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tranh chấp lao động thường là biểu hiện của những mâu thuẫn về quyền và lợi ích vật chất, tinh thần giữa người chủ sở hữu lao động và người lao động. Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động phải được coi là quá trình để doanh nghiệp và người lao động tự hoàn thiện mình trên cơ sở các quy định của pháp luật và sự tôn trọng của các cam kết đã được xác lập giữa các bên. Theo thống kê, kể từ khi Bộ Luật lao động có hiệu lực thi hành đến nay, trong hệ thống các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch chưa phát sinh tranh chấp lao động gay gắt dẫn đến đình công. Tuy nhiên, trên thực tế, những mâu thuẫn phát sinh trong mối quan hệ lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch tạo ra phản ứng của người lao động phần lớn thể hiện dưới dạng khiếu nại, tố cáo. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do hạn chế về nhận thức pháp luật của các bên về lĩnh vực này; một nguyên nhân khác ảnh hưởng không nhỏ, đó là nơi có tổ chức Công đoàn nhưng không thành lập Hội đồng hoà giải ở cơ sở. Đặc biệt, là còn một số lượng lớn các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn nên không đủ điều kiện để thành lập Hội đồng hoà giải. Thực trạng này ảnh hưởng nhiều tới quá trình giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trên lĩnh vực quyền và lợi ích của người lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch. Đình công trong giai đoạn hiện nay đang trở thành mối quan tâm của các cấp từ trung ương đến địa phương, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, của doanh nghiệp đến người lao động. Trong nội dung nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin nêu tổng quan về tình hình đình công trong phạm vi cả nước để cùng với sự quan tâm chung, tổ chức Công đoàn cùng nhận biết, đánh giá và định hướng cho việc tiếp cận và giải quyết vấn đề này. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ năm 1995 đến 15/6/2006 cả nước xảy ra 1.246 cuộc đình công của tập thể người lao động. Trong đó ở khu vực doanh nghiệp nhà nước là 7%, doanh nghiệp dân doanh là 26,3%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 66,7% (xem bảng số 20). Bảng số 20 Phân loại đình công theo loại hình doanh nghiệp Năm Số vụ đình công Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp dân doanh Số vụ % Số vụ % Số vụ % 1995 60 11 18,3 28 46,7 21 35 1996 59 6 10,2 39 66,1 14 23,7 1997 59 10 16,9 35 59,4 14 23,7 1998 62 11 17,7 30 48,4 21 33,8 1999 67 4 6,0 42 62,7 21 31,3 2000 71 15 21,1 39 54,9 17 23,9 2001 89 9 10,1 54 60,7 26 29,2 2002 100 5 5,0 66 66,0 29 29,0 2003 139 3 2,2 101 72,7 35 25,1 2004 125 2 1,6 93 74,4 30 24,0 2005 147 8 5,5 100 68,0 39 26,5 15/6/2006 268 3 1,1 204 76,1 61 22,8 Tổng số 1.246 87 7,0 831 66,7 328 26,3 (Nguồn : Thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Theo thống kê hàng năm cho thấy, đình công đã xảy ra ở các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp; đình công có xu hướng tăng về số lượng, lớn về quy mô và tính chất ngày càng gay gắt, phức tạp hơn. Nếu như năm 1995 (năm Bộ Luật lao động có hiệu lực thi hành) mới xảy ra 60 vụ đình công, thì năm 2003 tăng gấp 2,45 lần (147 vụ); đặc biệt, năm 6 tháng đầu năm 2006 (tính đến 15/6/2006), đình công phát triển theo hướng lây lan ở phạm vi rộng, số vụ đình công lên đến 268 vụ, tăng 1,69 lần so với năm 2003. Điều đáng chú ý là số vụ đình công ở khu vực doanh nghiệp nhà nước mấy năm gần đây có xu hướng giảm, thì ngược lại khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng (xem bảng số 21). Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước dẫn đến số lượng doanh nghiệp trong khu vực ngày một giảm; trong khi đó số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Bảng số 21 Phân loại đình công theo đối tác đầu tư nước ngoài Năm Só vụ đình công Hàn Quốc Đài Loan Hồng Kông Đối tác khác Số vụ % Số vụ % Số vụ % Số vụ % 1995 28 12 42,9 6 21,4 2 7,1 8 28,6 1996 39 10 25,6 15 38,5 2 5,1 12 30,8 1997 35 10 28,6 7 20,0 2 5,7 16 45,7 1998 30 12 40,0 10 33,3 0 0 8 26,7 1999 42 9 21,4 20 47,6 1 2,4 12 28,6 2000 39 14 35,9 15 38,5 2 5,1 8 20,5 2001 54 16 29,7 20 37,0 0 0 18 33,3 2002 66 16 24,2 21 31,9 0 0 29 43,9 2003 101 23 22,7 34 33,7 0 0 44 43,6 2004 93 25 26,8 35 37,5 3 3,2 30 32,5 2005 100 40 40,0 31 31,0 4 4,0 25 25,0 15/6/2006 204 43 21,1 91 44,6 11 5,4 59 28,9 Tổng số 831 230 27,7 305 36,8 27 3,2 269 32,3 (Nguồn : Thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Đối với doanh nghiệp dân doanh Việt Nam, tỷ lệ về số vụ đình công hàng năm thay đổi không lớn, trong khi số lượng doanh nghiệp trong khu vực này phát triển rất nhanh; có đánh giá đình công trong khu vực doanh nghiệp dân doanh Việt Nam có xu hướng giảm. Theo địa bàn, lãnh thổ, đình công xảy ra chủ yếu ở một số tỉnh phía Nam, khu vực có kinh tế công nghiệp tập trung, đông công nhân lao động. Cụ thể, thành phố Hồ Chí Minh 504 vụ, chiếm tỷ lệ 40,4%; Bình Dương 278 vụ, chiếm 22,3%; Đồng Nai 253 vụ, chiếm 20,4%. Thời gian gần đây, đình công có xu hướng phát triển tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng (xem bảng số 22). Bảng số 22 Phân loại đình công theo địa bàn Năm Só vụ đình công Thành phố Hồ Chí Minh Tỉnh Bình Dương Tỉnh Đồng Nai Các tỉnh, thành phố khác Số vụ % Số vụ % Số vụ % Số vụ % 1995 60 28 46.7 12 20 6 10 14 23,3 1996 59 29 49,1 8 13,6 17 28,8 5 8,5 1997 59 37 62,7 0 0 14 23,7 8 13,6 1998 62 44 70,9 6 9,7 5 8,0 7 11,3 1999 67 33 49,3 19 28,3 12 17,9 3 4,5 2000 71 34 47,9 19 30,2 7 9,8 11 15,5 2001 89 38 42,8 35 39,3 6 6,7 10 11,2 2002 100 44 44,0 20 20,0 15 15,0 21 21,0 2003 139 57 41,0 27 19,4 29 20,9 26 18,7 2004 125 44 35,2 11 8,8 44 35,2 26 20,8 2005 147 52 35,4 7 4,7 36 24,5 52 35,4 15/6/2006 268 64 23,9 114 42,6 62 23,1 28 10,4 Tổng số 1.246 504 40,4 278 22,3 253 20,4 211 16,9 (Nguồn : Thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Qua thống kê, các vụ đình công có các đặc điểm: - Về tính hợp pháp : Tất cả các vụ đình công đều diễn ra không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và không do Công đoàn tổ chức, lãnh đạo. Tuy nhiêm, hầu hết các vụ đình công đều trong phạm vi quan hệ lao động và trong khu vực doanh nghiệp quản lý; không vi phạm các quy định về cấm, hoãn hoặc ngừng đình công. - Về yêu sách của các vụ đình công : Về cơ bản là hợp pháp và chính dáng. Nội dung yêu sách của tập thể lao động chủ yếu là những yêu cầu về quyền, liên quan đến những vấn đề hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, làm thêm giờ, kỷ luật lao động, trang bị bảo hộ lao động... Sau đình công, hầu hết yêu sách của tập thể người lao động đều được đáp ứng ở những mức độ nhất định. - Về giải quyết đình công : Các vụ đình công phổ biến đang được thực hiện theo thủ tục hành chính, thương lượng, hoà giải; chủ yếu do Công đoàn và các cơ quan quản lý nhà nước về lao động phối hợp giải quyết; một số nơi có sự hỗ trợ của cơ quan chức năng địa phương. Có thể nói việc giải quyết các vụ đình công trong thời gian qua không theo quy định nào của pháp luật, song lại rất có hiệu quả trên thực tế. - Thời điểm và địa bàn xảy ra đình công: Vào những năm trước đây các vụ đình công thường tập trung chủ yếu vào trước và sau Tết nguyên đán và một số địa phương có công nghiệp tập trung, đông công nhân lao động như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Thời gian gần đây, đình công phát triển theo hướng lây lan, diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố và vào mọi thời điểm trong năm. - Khu vực kinh tế xảy ra nhiều vụ đình công : Đình công xảy ra nhiều nhất tại khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ lệ 66,7% tổng số vụ đình công). Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Đài Loan, Hnà Quốc có số vụ đình công chiếm tỷ lệ cao (xem bảng số 21). Đình công có nguyên nhân từ phía người lao động, vai trò quản lý nhà nước và chức năng giám sát của tổ chức Công đoàn ... Để thuận tiện cho việc nhận biết từ đó xác lập các giải pháp giải quyết đình công; có thể xác định nguyên nhân cơ bản phát sinh các vụ đình công tại các doanh nghiệp như sau: - Nhóm nguyên nhân do người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động và những cam kết, thoả thuận với người lao động, bao gồm một số lĩnh vực: Trong giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động; trong lĩnh vực tiền lương; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; việc xử lý kỷ luật và quản lý lao động; - Nhóm nguyên nhân từ sự yếu kém của các thể chế bảo đảm thực thi pháp luật lao động. Bao gồm công tác theo dõi, thẩm định, xem xét các nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật lao động; Công tác tổ chức hoà giải, trọng tài lao động của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương chưa tuân thủ theo các quy định của pháp luật; từ đó để các vụ việc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động chậm được xử lý hoặc xử lý không nghiêm, chưa thực hiện được mục đích răn đe, giáo dục; - Nhóm nguyên nhân từ người lao động: Do trình độ văn hoá thấp, nhận thức pháp luật còn hạn chế, ít được bồi dưỡng, chưa có khả năng thích ứng với tác phong công nghiệp trong lao động ... ; khi gặp những bức xúc trong quá trình tham gia mối quan hệ lao động cộng với việc dễ bị kích động dẫn đến tự phát tập hợp nhau lại để đấu tranh bằng cách đình công; - Nhóm nguyên nhân thuộc quy định của pháp luật: Từ thực tiễn, trong thời gian qua các vụ đình công đã lên đến bốn con số, nhưng chưa có cuộc đình công nào thực hiện được trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Điều này chứng tỏ các quy định về vấn đề này không phù hợp với thực tiễn hiện nay ở nước ta và là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng đình công trái pháp luật trong thời gian qua; - Nhóm nguyên nhân liên quan đến tổ chức và hoạt động Công đoàn: Thực trạng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thành lập được tổ chức Công đoàn cơ sở; một số nơi có Công đoàn cơ sở, song Công đoàn cbưa thực sự là chỗ dự tin cậy của công nhân; chưa có cơ chế bảo vệ việc làm và thu nhập của cán bộ công đoàn, nên vai trò, hiệu quả hoạt động thấp. Khi người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động, người lao động chưa xem Công đoàn cơ sở là tổ chức có khả năng đại diện, bảo vệ quyền lợi cho họ, nên đã tập hợp nhau lại và lựa chọn giải pháp cuối cùng là đình công không cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Đình công là một hiện tượng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường; đình công là quyền của công nhân lao động được xác lập trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của Đại hội đồng Liên hợp quốc (thông qua ngày 16/12/1966), trong đó Việt Nam đã tham gia phê chuẩn Công ước này vào năm 1982. Pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận và đảm bảo quyền đình công cho người lao động (được quy định tại Bộ Luật lao động và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động). Đình công là một vấn đề rất mới; ở nước ta, các cấp các Ngành có liên quan và tổ chức Công đoàn ít có kinh nghiệm trong việc định hướng để các cuộc đình công vừa phát huy tính tích cực trong việc bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động vừa đảm bảo sự ổn định của trật tự xã hội, của doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong những thách thức cần phải xác định đối với tổ chức Công đoàn trong quá trình kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. 2.3.4. Thực trạng phương pháp hoạt động Công đoàn Hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch chịu ảnh hưởng do đặc thù về thời gian làm việc và sự phân công lao động trong doanh nghiệp. Có thể sơ bộ đánh giá, do tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp này còn chưa phát triển đủ lớn mạnh để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời với đặc thù của loại hình doanh nghiệp này nên hoạt động của Công đoàn cơ sở chưa thực sự phát huy đầy đủ vai trò là đại diện cho người lao động trong doanh nghiệp; nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên có thể khái quát ở một số nội dung sau: - Công đoàn chưa thực sự đổi mới kịp thời về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động. Hiện nay ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết phục và phương pháp tổ chức. Tuy nhiên, các phương pháp này cũng chưa được sử dụng linh hoạt, sáng tạo. Đối với phương pháp xây dựng quy chế từ sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời và phương pháp thực hiện theo quy chế chưa được quan tâm nên hầu hết các Công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch chưa có quy chế phối hợp giữa Ban chấp hành Công đoàn với người sử dụng lao động. Ngay quy chế hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, theo điều tra, cũng có nhiều Công đoàn cơ sở không xây dựng. Do chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp hoạt động Công đoàn nên chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa cao. Đối với nội dung hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lĩnh vực Thương mại, Du lịch theo điều tra, khảo sát cho thấy, hầu hết các Công đoàn cơ sở mới tập trung vào nội dung tuyên truyền vận động công nhân, lao động, còn nội dung hoạt động đại diện bảo vệ quyền, lợi ích công nhân, lao động và tham gia quản lý doanh nghiệp thì hầu như chưa được quan tâm. Ngay công tác tuyên truyền, vận động công nhân, lao động, Công đoàn cơ sở thực hiện cũng chưa hiệu quả nên công nhân, lao động chưa tha thiết, gắn bó với Công đoàn, ảnh hưởng của Công đoàn đối với người lao động chưa rõ nét. Công tác vận động, tập hợp công nhân, lao động tham gia hoạt động Công đoàn chưa được quan tâm đúng mức. - Công đoàn chưa có những đề xuất ngang tầm với vị trí, vai trò của mình trong giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp; vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động chưa được phát huy hiệu quả. Tình trạng vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật lao động đối với công nhân, lao động còn diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp, nhưng chưa được tổ chức Công đoàn can thiệp ngăn chặn kịp thời. Việc xây dựng, xác lập mối quan hệ với người sử dụng lao động chưa được thực hiện nghiêm túc, thậm chí có nơi Công đoàn còn bị vô hiệu hoá. - Công đoàn chưa trở thành chỗ dựa đáng tin cậy cho người lao động, vai trò của Công đoàn trong việc tìm hiêu nguyện vọng, diễn biến tâm lý công nhân, lao động ở nhiều cơ sở thực hiện chưa tốt, còn lúng túng thụ động khi doanh nghiệp phát sinh những bức xúc, tranh chấp lao động. - Tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn cơ sở chủ yếu là người lao động làm thuê. Họ phải thực hiện nghĩa vụ lao động theo hợp đồng lao động, phần lớn hoạt động kiêm nhiệm, có ít thời gian dành cho công tác công đoàn. Độ rủi ro của cán bộ công đoàn cơ sở rất lớn, lại thường xuyên thay đổi vị trí làm việc mà chưa có một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ cán bộ công đoàn dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi người lao động. Cán bộ công đoàn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thiếu thông tin về các quy định quốc tế về lao động. Mặt khác, hoạt động công đoàn cơ sở chưa làm rõ sự khác biệt về quyền lợi giữa người lao động là đoàn viên công đoàn và người lao động chưa là đoàn viên công đoàn, chưa tạo ra được sức hút đối với người lao động chưa phải là đoàn viên. Theo báo cáo của Công đoàn ngành Thương mại và Du lịch Việt Nam có: 30,7% số doanh nghiệp chưa thực hiện việc tổ chức Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ theo đúng thời gian quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam; 30,7% số Uỷ ban kiểm tra Công đoàn sơ sở chưa thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ và hướng dẫn của UBKT Công đoàn Thương mại và Du lịch Việt Nam; 46,1% đơn vị chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định về công tác quản lý tài chính và trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định. 2.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch Từ phân tích, đánh giá trên, có thể khái quát hoạt động Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, Du lịch trong thời gian qua như sau: - Đa số các Công đoàn cơ sở được thành lập đã tổ chức quán triệt và triển khai một số nội dung chương trình công tác của Công đoàn cấp trên; thực hiện được một phần công tác phổ biến pháp luật cho một bộ phận công nhân, lao động, đặc biệt là cán bộ Công đoàn cơ sở đã quan tâm đến tổ chức, vận động công nhân, lao động tham gia các hoạt động xã hội. - Một số Công đoàn cơ sở đã phối hợp có hiệu quả với người sử dụng lao động thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể, thực hiện đúng quy định pháp luật về lao động; hướng dẫn giúp đỡ công nhân, lao động ký giao kết hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật; tham gia với doanh nghiệp các biện pháp thực hiện, chiến lược sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho công nhân, lao động. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao nội bộ, hoạt động dã ngoại cho công nhân, lao động trong doanh nghiệp, đã góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho đoàn viên công đoàn; góp phần tăng cường hiểu biết, gắn bó giữa các đoàn viên công đoàn. - Công đoàn cơ sở đã chăm lo đến công nhân, lao động và gia đình họ thông qua các hoạt động tặng quà và phần thưởng cho con, em công nhân, lao động có thành tích cao trong học tập; tổ chức thăm hỏi, trợ cấp khi ốm đau, gia đình gặp khó khăn đột xuất, có việc hiếu, hỷ; tổ chức cho công nhân, lao động đi thăm quan, nghỉ mát. - Vận động công nhân, lao động thực hiện kế hoạch hoá gia đình và xây dựng gia đình văn hoá mới ... Tuy nhiên, nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn cơ sở chưa được đổi mới cho phù hợp, còn bị sơ cứng và dàn trải, vẫn theo cách nghĩ, cách làm truyền thống tại các doanh nghiệp nhà nước. Công đoàn cơ sở chưa tạo được mối quan hệ chặt chẽ với Công đoàn cấp trên, nên chưa phát huy có hiệu quả vai trò đại diện cho người lao động. Ở doanh nghiệp có Công đoàn thì tỷ lệ công nhân, lao động vào Công đoàn chưa cao. Công đoàn chưa trở thành chỗ dựa tin cậy của công nhân, lao động để họ tin tưởng, tha thiết gắn bó với Công đoàn. Trước thực trạng trên, ngoài việc đòi hỏi Công đoàn phải tự vận động hoàn thiện trong tổ chức hoạt động của mình, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất cần sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp của chính quyền và các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội khác và sự đồng tình của người lao động trong quá trình tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở. Nguyên nhân của thực trạng trên và của tình trạng chậm thành lập Công đoàn cơ sở và phát triển đoàn viên trong các doanh nghiệp ngoài qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực thương mại, Du lịch.doc
Tài liệu liên quan