Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Nhìn chung quy mô tăng trưởng nguồn vốn khá tốt, cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý, lãi suất đầu vào giảm có lợi cho kinh doanh. SGD đã đa dạng hoá hình thức huy động vốn và điều hành lãi suất để thu hút nguồn vốn, đặc biệt những thời kỳ mất cân đối vốn như tháng 7, tháng 8 năm 2001, thường xuyên điều chỉnh phù hợp và đa dạng hoá các lãi suất kỳ hạn 01,02,03 tuần, lãi suất 1 tháng đến 24, 36 và 60 tháng; phát hành kỳ phiếu huy động vốn trả trước cho NHNo, cho SGD, huy động vốn dưới dạng các hợp đồng nhận vốn kỳ hạn với các tổ chức kinh tế, TCTD.

Tiếp nhận đề án nối mạng thanh toán với các đơn vị Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng nước ngoài để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủ vốn tạm thời nhàn rỗi.

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp và đa dạng hoá các lãi suất kỳ hạn 01,02,03 tuần, lãi suất 1 tháng đến 24, 36 và 60 tháng; phát hành kỳ phiếu huy động vốn trả trước cho NHNo, cho SGD, huy động vốn dưới dạng các hợp đồng nhận vốn kỳ hạn với các tổ chức kinh tế, TCTD... Tiếp nhận đề án nối mạng thanh toán với các đơn vị Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng nước ngoài để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủ vốn tạm thời nhàn rỗi. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của SGD 1999 - 2002 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Bình quân Tổng nguồn vốn huy động 564 1623 2207 3240 Mức tăng 1059 548 1033 % tăng trưởng 188% 36% 46% 90% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT Việt Nam Tổng nguồn vốn huy động năm 2000 đạt 1633 tỷ, tăng 188% so với năm 1999. Đặc biệt nguồn vốn nội tệ tăng 1.103% nâng tỷ trọng vốn nội tệ trong tổng nguồn từ 11% lên 46%. Tổng nguồn vốn huy động tính đến ngày 31/12/2001 đạt 2.207 tỷ đồng, tăng 548 tỷ đồng/năm và đạt 129% kế hoạch cả năm 2001. Đến 31/12/2002 tổng nguồn vốn huy động đạt 3240 tỷ đồng, tăng 1033 tỷ đồng (tăng 46%) so với 31/12/2001; đạt 108,6% kế hoạch năm 2002 được giao. * Cho vay Đây là nghiệp vụ cơ bản được chú trọng phát triển trong thời gian qua. Kết quả cho vay thể hiện khá tốt về cả doanh số cho vay, doanh số thu nợ, chất lượng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng khá lớn. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của SGD Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 +/- so với 1998(%) 2000 +/- so với 1999(%) 2001 +/- so với 2000(%) 2002 +/- so với 2001(%) Doanh số cho vay 223 +35% 405 +81% 830 +95% 1014 +22% Doanh số thu nợ 230 +86,9% 321 +39% 612 +89% 603 -2% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT VN Năm 1999 doanh số cho vay của SGD đạt 223 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 1998, còn doanh số thu nợ tăng 86,9% so với doanh số thu nợ năm 1998. Sang năm 2000, hoạt động tín dụng của SGD có chuyển biến tích cực, doanh số cho vay tăng 81% so với năm 1999, mở rộng thêm các khách hàng mới...Các khoản vay năm 2001 có sự tăng trưởng tốt về cả doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và chất lượng tín dụng được nâng cao. Doanh số cho vay năm 2001 là 830 tỷ đồng, tăng 426 tỷ đồng (tăng 95%) so với năm 2000. Doanh số thu nợ năm 2001 là 612 tỷ đồng, tăng 289 tỷ đồng (tăng 89%) so với năm 2000. Trong đó thu nợ quá hạn là 5,05 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2001 là 454 tỷ đồng, tăng 218 tỷ đồng (tăng trưởng 92%) so với năm 2000, đạt 100,8% so với kế hoạch năm 2001 đặt ra. Ngoài việc duy trì và mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp vay vốn đã có quan hệ tín dụng, trong năm 2001 SGD đã tiếp cận và thiết lập quan hệ tín dụng với Tổng công ty hàng hải Việt Nam (cho vay 6,3 triệu USD), công ty xuất nhập khẩu vật tư đường biển (dư nợ 43,5 tỷ đồng), công ty than nội địa - Tổng công ty thanViệt Nam... Tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ cho vay đồng tài trợ dự án mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí (vốn tham gia: 39,5 triệu USD và 206 tỷ đồng), dự án của công ty xi măng Chifon Hải Phòng (90 tỷ) trong đó đã giải ngân dự án công ty xi măng Chifon Hải Phòng 90 tỷ đồng, dự án Khí Nam Côn Sơn 6,8 triệu USD. Tiếp nhận và chuẩn bị thẩm định cho vay đồng tài trợ dự án Khí điện đạm Cà Mau (nhu cầu vay vốn 660 triệu USD, NHNo&PTNT tham gia 10 triệu USD). Đến năm 2002, doanh số cho vay là 1014 tỷ đồng, tăng 184 tỷ đồng (tăng 22%) so với năm 2001; doanh số thu nợ là 603 tỷ đồng, giảm 9 tỷ đồng so với năm 2001. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2002 là 861 tỷ đồng, tăng 407 tỷ đồng (tăng 90%) so với 31/12/2001 và đạt 114% kế hoạch được giao năm 2002. Nhìn chung các số liệu trên đã chứng minh hoạt động tín dụng của SGD đang trên đà phát triển rất tốt, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. * Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế chấp hành tốt các quy định, quy trình nghiệp vụ, không để xảy ra các sai sót, rủi ro trong thanh toán. Hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2002 có sự tăng trưởng tương đối tốt về số lượng khách hàng giao dịch, tăng thêm 13 khách hàng mới trong đó có 4 đơn vị thanh toán hàng xuất và 9 đơn vị thanh toán hàng nhập. 2.2 Thực trạng về nguồn vốn huy động của SGD Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM và các doanh nghiệp phi tài chính là: NHTM chủ yếu kinh doanh từ nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, còn các doanh nghiệp hoạt động bằng vốn tự có là chính. Vì vậy nghiên cứu tình hình huy động vốn là vấn đề được quan tâm đầu tiên khi xem xét nguồn vốn của NHTM Để đánh giá tình hình huy động vốn, các nhà phân tích thường xem xét qua nội dung sau: - Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động. - Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động. - Đánh giá chất lượng nguồn vốn huy động thông qua tính ổn định và chi phí phải trả cho nguồn vốn huy động. * Thực trạng về nguồn vốn huy động của SGD Thị phần vốn của SGD trên địa bàn Hà nội năm 2002: Thị phần vốn huy động của SGD trên địa bàn Hà Nội Thị phần dư nợ của SGD trên địa bàn Hà Nội - Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà nội có nguồn vốn 122700 tỷ đồng, trong đó SGD có nguồn vốn 3240 tỷ đồng, chiếm 2,64%. So với nguồn vốn của VBARD là 92848 tỷ đồng thì nguồn vốn của SGD chiếm 3,49%, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng nguồn vốn của SGD chưa tương xứng với tiềm năng huy động trên địa bàn và của toàn ngành. - Dư nợ của các TCTD trên địa bàn Hà nội đạt 57850 tỷ đồng, trong đó dư nợ của SGD là 862 tỷ đồng và chiếm 1,49% dư nợ của các TCTD trên địa bàn, so với tổng dư nợ của VBARD là 81357 tỷ đồng thì dư nợ của SGD chỉ chiếm 1,06% , tỷ trọng trên chứng tỏ hoạt động tín dụng của SGD chưa tìm được thị trường đầu tư vững chắc và mở rộng. Nhìn chung, nguồn vốn và dư nợ tiếp tục tăng trưởng ổn định với lãi suất hợp lý đảm bảo thu hút vốn và hiệu quả kinh doanh của SGD. Tốc độ và quy mô tăng trưởng nguồn vốn của SGD đạt khá tốt qua các năm. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn cũng ngày càng được cải thiện theo hướng bền vững hơn. Những năm qua, công tác huy động vốn của SGD luôn được chú trọng nên không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao qua các năm. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn cũng được chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Bằng việc xác định mục tiêu, yêu cầu về công tác nguồn vốn trước hết phải tạo lập cho được một nguồn vốn vững chắc và ngày càng tăng trưởng với tốc độ cao nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu vốn của nền kinh tế, phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đa dạng hoá nguồn vốn, phong phú về hình thức, biện pháp huy động qua các kênh. Xây dựng chiến lược kinh doanh trước hết phải bắt đầu từ chiến lược huy động vốn. Thực hiện trung tâm điều hành nguồn vốn của toàn hệ thống đảm bảo nhanh, nhậy, kịp thời, an toàn và hiệu quả. 2.2.1 Các hình thức huy động vốn chủ yếu của SGD a/ nhận tiền gửi của khách hàng _ Tiền gửi không kỳ hạn: gửi vào và lĩnh ra bất cứ lúc nào tuỳ theo yêu cầu của khách hàng; lãi được tính trả hàng tháng, nếu khách hàng không lĩnh ra sẽ được nhập gốc. _ Tiền gửi có kỳ hạn: + Rút vốn đúng hạn: khách hàng được trả lãi theo đúng mức lãi suất khi gửi. + Rút vốn trước hạn: khách hàng được trả lãi theo mức lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút vốn. + Rút vốn sau hạn: Hết kỳ hạn khách hàng không thanh toán, ngân hàng sẽ nhập lãi vào gốc và chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng và hưởng theo lãi suất kỳ hạn mới hiện hành. Nếu tại thời điểm đó, ngân hàng không huy động loại kỳ hạn này thì vẫn được tiếp tục giữ nguyên kỳ hạn chuyển tiếp và lãi suất sẽ được hưởng theo mức lãi suất cao nhất của loại tiền gửi có kỳ hạn liền kề trước đó đang huy động. b/ Tiền gửi tiết kiệm _ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: khách hàng có quyền gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào khi có nhu cầu. _ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Bao gồm các kỳ hạn : 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. _ Tiền gửi tiết kiệm gửi góp: Kỳ hạn gửi góp là: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Khách hàng phải gửi đều đặn theo định kỳ đã thoả thuận với Ngân hàng. Đến định kỳ gửi góp, khách hàng không đến gửi đúng kỳ quá hai lần thì toàn bộ số dư đã gửi tại Ngân hàng sẽ được Ngân hàng chuyển sang tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và khách hàng được hưởng theo lãi suất không kỳ hạn kể từ ngày khách hàng gửi tiền. _ tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang: Khách hàng gửi tiền một lần vào một sổ tiết kiệm nhưng có thể được rút tiền gốc nhiều lần. Trường hợp khách hàng có nhu cầu gửi tiền nhiều lần thì mỗi lần gửi được mở một sổ tiết kiệm riêng biệt. Ngân hàng chỉ nhận VND, chưa nhận USD và các ngoại tệ khác. _ Tiền gửi tiết kiệm bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng: Được thực hiện dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Khách hàng gửi tiết kiệm bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng được thanh toán cả gốc và lãi khi đến hạn bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng tại thời điểm đến hạn thanh toán. Đến hạn thanh toán: Số tiền thanh toán = Số tiền khi gửi + Tiền lãi Trong đó: số tiền khi gửi là số tiền tính theo lượng vàng tiêu chuẩn khi ghi trên sổ tiết kiệm nhân với giá mua vàng tiêu chuẩn tại thời điểm thanh toán: Số tiền khi gửi = Số lượng vàng tiêu chuẩn x Giá vàng tiêu chuẩn tại thời điểm thanh toán c/ Kỳ phiếu áp dụng đối với khách hàng là cá nhân, các tổ chức (trừ TCTD) trong và ngoài nước. Thực hiện bán kỳ phiếu bằng VND, USD. Ngân hàng nông nghiệp quy định kỳ hạn của kỳ phiếu là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Phương thức trả lãi: _ kỳ phiếu trả lãi trước: Khách hàng được trả lãi ngay khi mua kỳ phiếu _ Kỳ phiếu trả lãi sau: Khách hàng được trả lãi cùng với gốc khi thanh toán kỳ phiếu. _ Kỳ phiếu trả lãi định kỳ: áp dụng đối với kỳ phiếu trên 12 tháng trở lên, có thể trả lãi theo: hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần. d/ Trái phiếu áp dụng đối với cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Trái phiếu Ngân hàng nông nghiệp được phát hành bằng VND. Loại trái phiếu: Ngân hàng nông nghiệp phát hành các loại trái phiếu sau: _ Trái phiếu ghi danh (có ghi tên chủ sở hữu trên trái phiếu) _ Trái phiếu vô danh (không ghi tên chủ sở hữu trái phiếu): thuộc quyền sở hữu của người có trái phiếu và được tự do chuyển quyền sở hữu không phải làm thủ tục chuyển nhượng. _ Tài khoản trái phiếu: ngân hàng phát hành trái phiếu mở cho chủ sở hữu “tài khoản trái phiếu” và giao cho chủ sở hữu một chứng chỉ với nội dung có tài khoản trái phiếu (có mẫu riêng). e/ Vay vốn của NHNN và các TCTD khác _ Vay vốn của NHNN: theo hình thức tái cấp vốn. _ Vay vốn của TCTD khác g/ Các hình thức huy động khác 2.2.2 Quản lý sự ổn định nguồn vốn huy động và khả năng thanh toán a. Tình hình thực tế hoạt động huy động vốn những năm qua Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, công tác huy động vốn đã trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với các NHTM. Điều đó đã được đánh giá qua tốc độ tăng trưởng vốn huy động hàng năm trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Những năm qua, công tác huy động vốn của SGD luôn được chú trọng nên không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao qua các năm, đồng thời cơ cấu nguồn vốn huy động cũng được chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Dựa vào số liệu bảng 1, ta có biểu phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của SGD Nguồn vốn huy động duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn 1999 - 2002. Nhìn vào bảng ta thấy đến 31/12/2002 nguồn vốn huy động của SGD đạt 3240 tỷ đồng, tăng 2676 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với năm 1999. Tốc độ tăng trưởng bình quân 4 năm 1999 - 2002 đạt 90%/năm, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò quyết định sự tăng trưởng đối với nguồn vốn, điều đó càng chứng tỏ mức độ quan trọng của vốn huy động trong kinh doanh ngân hàng. Có thể nói, công tác huy động vốn của SGD đã đạt được những thành công nhất định. Mặc dù sự tăng trưởng nguồn vốn chưa phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng những cố gắng của SGD đã góp phần tạo đà cho từng bước phát triển trong khai thác nguồn vốn, mở rộng cho vay và đầu tư. b. Quản lý sự ổn định nguồn vốn huy động Khi đánh giá tình hình huy động vốn, ngoài quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động, cũng cần phải xét đến tính ổn định của nguồn vốn huy động. Bởi vì, việc đánh giá đúng đắn mức độ ổn định của nguồn vốn huy động là yếu tố quan trọng không chỉ giúp cho ngân hàng xác định kỳ hạn sử dụng vốn hợp lý mà còn là cơ sở cho việc xác định mức thanh khoản cần thiết. Thực tế hoạt động huy động vốn những năm qua của SGD VBARD: Sự tăng giảm của tổng nguồn và cơ cấu nguồn chủ yếu phụ thuộc quy mô, cơ cấu tiền gửi và tiền vay. Do đó, hai nguồn này là trọng tâm của hoạt động quản lý sự ổn định của nguồn vốn. Nguồn vốn vay có khả năng kế hoạch hoá và chủ động cao. Ngân hàng thường sử dụng nguồn vốn này như “cái đệm” trong hoạt động nguồn vốn. Trong trường hợp có sự biến động lớn về tiền gửi hay các nguồn vốn khác không đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng trưởng tài sản, ngân hàng có thể đi vay để bù đắp. Tiền gửi là nguồn vốn có mức độ biến động nhiều nhất và khó kế hoạch nhất. Quy mô và kết cấu của nguồn vốn này phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tiền gửi không kỳ hạn, và kỳ hạn<12 tháng 317,53 56,3% 1045,12 64% 1665,32 70,5% 1577 48,7% Tiền gửi có kỳ hạn>12 tháng 246,47 43,7% 587,88 36% 650,68 29,5% 1663 51,3% Tổng 564 100% 1633 100% 2207 100% 3240 100% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT Việt Nam Số liệu huy động vốn của SGD năm 1999 - 2001 cho thấy quy mô vốn ngắn hạn có xu hướng tăng tỷ trọng trong tổng nguồn huy động (năm 2001 tiền gửi ngắn hạn tăng 1347 tỷ đồng so với năm 1999 chiếm tới 70,5% trong tổng nguồn vốn). Tuy nhiên trong năm 2002, tỷ trọng vốn dài hạn tăng nhanh và chiếm tới 51,3% trong tổng nguồn vốn và tăng nhanh hơn nguồn vốn ngắn hạn (tỷ trọng vốn ngắn hạn lại giảm đáng kể (từ 70,5% năm 2001 xuống còn 48,7% năm 2002). Điều này thể hiện: SGD đã tăng tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, đảm bảo tổng nguồn vốn tăng trưởng ổn định, đồng thời đáp ứng được nhu cầu đầu tư, cho vay các dự án. Mặc dù vậy, SGD vẫn duy trì được tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn ở mức bình quân trên 36% trong tổng nguồn, góp phần giảm thấp lãi suất đầu vào, có lợi trong kinh doanh. Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu của dân cư 645 39,72% 838 38% 1279 39% Tiền gửi của các đơn vị kinh tế, TCTD 978 60,28% 1369 62% 1961 61% Tổng 564 100% 1623 100% 2207 100% 3240 100% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT Việt Nam Tổng vốn huy động tăng trưởng đều qua các năm kể cả huy động từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế, TCTD. Khách hàng chủ yếu của SGD trong những năm qua là những doanh nghiệp, TCTD. Năm 2002, tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, TCTD chiếm 61% trong tổng nguồn vốn. SGD đã tiếp cận và tạo được quan hệ tiền gửi với một số khách hàng nguồn vốn như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển...bước đầu đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn có tính ổn định không cao, trong khi đó hoạt động huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư mặc dù đã có nhiều cố gắng trong những năm qua nhưng hiệu quả vẫn còn ở mức khiêm tốn (Tỷ trọng vốn huy động từ dân cư năm 2000 là 39,72% đến năm 2001 lại giảm xuống còn 38%, và năm 2002 là 39%). Tiền gửi dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ (chiếm tỷ lệ 93,49% năm 2000). Tiền gửi nội tệ mặc dù đã áp dụng nhiều loại hình huy động vốn trong dân cư như phát hành kỳ phiếu trả lãi trước, kỳ phiếu 2 năm, tổ chức quầy thu, chi tiết kiệm riêng phục vụ thuận lợi người gửi tiền... nhưng tốc độ tăng tiền gửi nội tệ vẫn thấp. Trong thời gian tới, SGD cần có biện pháp hữu hiệu hơn nữa để huy động nguồn vốn từ dân cư có hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn huy động của SGD cũng có cơ cấu vốn nội, ngoại tệ khá hợp lý, phù hợp với chức năng đầu mối về cả nội, ngoại tệ cho cả hệ thống VBARD. Thể hiện ở cơ cấu huy động vốn trong thời gian qua như sau: Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền Đơn vị: nội tệ = tỷ VND, ngoại tệ = triệu USD Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Nội tệ 62,6 11,11% 758 46% 1.188 53,8% 2126 66% Ngoại tệ 35,748 88,89% 59,633 54% 67,7 46,2% 1112 34% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT Việt Nam Rõ ràng tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ có xu hướng giảm dần và trở về cân đối với vốn huy động nội tệ. Cụ thể: Năm 1999, huy động ngoại tệ là 35,748 triệu USD, chiếm tới 88,89% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng nguồn vốn, nhưng đạt được nguồn vốn 62,6 tỷ đồng trong đó tiền gửi tiết kiệm bằng VND đạt 23,5 tỷ là nỗ lực lớn vì SGD mới chỉ nhận tiền gửi nội tệ từ tháng 10/1998, thực hiện huy động tiết kiệm nội tệ từ tháng 3/1998. Đến năm 2000, nguồn vốn ngoại tệ tăng 67% so với năm 1999, chiếm tỷ lệ 54% tổng nguồn vốn. Do trong năm, SGD đã áp dụng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với các thời hạn, lãi suất linh hoạt và hợp lý nên đã đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao (188%) đặc biệt là nguồn vốn nội tệ tăng 1103% so với 1999, nâng tỷ trọng nguồn vốn nội tệ trong tổng nguồn vốn từ 11% năm 1999 lên 46% tổng nguồn vốn. Năm 2001, SGD tiếp tục thực hiện đa dạng hình thức huy động và điều hành về lãi suất để thu hút nguồn vốn, cơ cấu tiền gửi nội tệ là 1188 tỷ đồng, chiếm 53,8% trong tổng nguồn; tăng 431 tỷ đồng (tăng 57%) so với năm trước. Tiền gửi ngoại tệ là 67,7 triệu USD (tương đương 1019 tỷ đồng), chiếm 46,2% trong tổng nguồn; tăng 8,1 triệu USD (tăng 13%) so với năm trước. Và năm 2002, tiền gửi nội tệ là 2126 tỷ đồng, tăng 938 tỷ đồng (tăng 79%) so với 31/12/2001; chiếm 66% trong tổng nguồn. Tiền gửi ngoại tệ là 71,7 triệu USD (tương đương 1104 tỷ đồng) và 0,5 triệu EUR (tương đương 8 tỷ đồng), tăng 4 triệu USD (tăng 6%) so với 31/12/2001, chiếm 34% trong tổng nguồn. Cơ cấu tỷ trọng nguồn tiền gửi nội tệ tăng 9% so với năm trước, nguồn vốn nội tệ tăng trưởng nhanh hơn nguồn vốn ngoại tệ. Để có được kết quả đó, SGD đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng nguồn vốn huy động như: + Triển khai tốt đợt huy động kỳ phiếu trả lãi trước, triển khai thực hiện đề án huy động vốn bằng EUR, huy động kỳ phiếu ngoại tệ trung dài hạn với nhiều hình thức phong phú, thích hợp. + Trong năm đã 5 lần điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với diễn biến thị trường; tăng cường thông tin rộng rãi trên các báo, đài truyền hình, in tờ rơi quảng cáo để tuyên truyền tới các tổ chức và dân cư về các sản phẩm huy động vốn của SGD. + Tổ chức kéo dài thời gian giao dịch hàng ngày đến 18 giờ và làm việc ngày thứ bảy để huy động tiền tiết kiệm. + Triển khai thực hiện đề án nối mạng thanh toán điện tử với Quỹ hỗ trợ phát triển, nâng cấp chương trình nối mạng thanh toán điện tử với Kho bạc nhà nước để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. + Mở phòng giao dịch Cát Linh (bắt đầu hoạt động từ 25/07/2002) là nơi có môi trường kinh doanh thuận lợi, sau hơn 5 tháng đi vào hoạt động đã huy động nguồn vốn được 66,7 tỷ đồng, cho vay được 486 triệu đồng và có quỹ thu nhập đảm bảo đủ chi lương cho 5 cán bộ. Tóm lại, việc phân tích biến động tiền gửi và nguyên nhân được SGD thực hiện thường xuyên. Với mạng máy tính hiện đại, các nhà quản lý có được thông tin cập nhật về tình trạng nguồn vốn và sử dụng vốn, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Công tác dự đoán biến động nguồn vốn cũng được chú trọng. Nhờ có hoạt động dự đoán sự biến động của nguồn vốn, SGD VBARD đã duy trì được khả năng thanh toán tốt trong khi vẫn đảm bảo khả năng sinh lợi cao. Như vậy, hoạt động quản lý sự ổn định nguồn vốn huy động và khả năng thanh toán được SGD thực hiện thường xuyên và khá tốt. Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi tích cực với xu hướng tăng lên của tiền gửi và giảm đi của nguồn vốn vay. Cấu trúc vốn theo kỳ hạn cũng được dịch chuyển theo hướng hợp lý hơn, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn dài hạn luôn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của SGD. 2.2.3 Tính cân xứng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn Như ở chương 1 đã đề cập, mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn: đó là mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Tính vững chắc ổn định của nguồn vốn huy động không chỉ ở bản thân việc huy động vốn mà còn phụ thuộc và quá trình sử dụng vốn. Nếu việc huy động và sử dụng vốn mang tính cục bộ (tình trạng thừa hoặc thiếu vốn cục bộ tức thời) sẽ dẫn đến phá thế ổn định của ngân hàng, các ngân hàng phải tăng hoặc giảm lãi suất một cách khiên cưỡng sẽ gây trở ngại cho khách hàng và cho chính mình. Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch cân đối vốn kinh doanh, đảm bảo tính cân xứng giữa nguồn vốn - sử dụng vốn , đảm bảo khả năng thanh toán của NHTM luôn là vấn đề đặt ra cho bất kỳ một ngân hàng nào. ở đây, để đánh giá tính tương thích giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, SGD sử dụng mô hình cấu trúc kỳ hạn: Cấu trúc thời hạn tại thời điểm 31/12/2002 cho biết sử dụng vốn của SGD mang tính dài hạn. Trong tổng số dư nợ của SGD (chưa kể dư nợ uỷ thác đầu tư) thì dư nợ trung dài hạn đạt 671 tỷ đồng, tăng 297 tỷ đồng (tăng 79%) so với đầu năm; chiếm 78% tổng dư nợ. Nếu phân chia nguồn vốn (cả huy động và đi vay) theo thời hạn: - Tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn < 12 tháng đạt 1577 tỷ đồng, chiếm 48,7% trong tổng tiền gửi. - Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng đạt 1663 tỷ đồng, chiếm 51,3% trong đó: + Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng - 24 tháng đạt 1644 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,7%. + Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng - 60 tháng là 19 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,6%. Về cơ cấu dư nợ tại thời điểm 31/12/2002 : Tổng dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng 32% so với tổng nguồn vốn huy động; dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 40% so với nguồn được cân đối để cho vay trung, dài hạn. Cụ thể: - Dư nợ ngắn hạn: 190 tỷ đồng, chiếm 22% trong tổng dư nợ. - Dư nợ trung, dài hạn: 671 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 78% trong tổng dư nợ. Cơ cấu nguồn vốn huy động của SGD đến 31/12/2002 Cơ cấu dư nợ của SGD đến 31/12/2002 Xét tổng thể, cơ cấu nguồn vốn của SGD tương đối phù hợp, nguồn vốn có kỳ hạn tăng trưởng cao đảm bảo cân đối nguồn dài hạn cho hoạt động của SGD, các chỉ tiêu nguồn vốn, dư nợ đạt mức tăng trưởng nhanh và ổn đinh. Tuy nhiên, tính cân xứng nguồn vốn - sử dụng vốn dài hạn của SGD còn chưa hợp lý vì các khoản cho vay trung dài hạn chiếm 78% tổng dư nợ trong đó cho vay dài hạn là 596 tỷ đồng chiếm 69% tổng dư nợ, trong khi nguồn vốn huy động có kết cấu tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn khá lớn, nguồn vốn dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (tiền gửi có kỳ hạn 2 - 5 năm chiếm tỷ trọng 0,6%). Trong giai đoạn 1999 - 2002, dư nợ cho vay ngắn hạn của SGD giảm, dư nợ trung và dài hạn tăng trong khi nguồn vốn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn tăng và vốn trung dài hạn có tỷ trọng ngày càng giảm, điều này gây khó khăn cho SGD VBARD trong việc cân đối nguồn vốn huy động - sử dụng vốn dài hạn. Ngoài ra, nếu xét cơ cấu vốn phân theo loại đồng tiền thì kế hoạch cân đối nguồn vốn huy động - sử dụng vốn của SGD cũng chưa hợp lý: - Về vốn huy động: tiền gửi nội tệ là 2126 tỷ đồng, chiếm 66% tổng nguồn. tiền gửi ngoại tệ 71,7 triệu USD (tương đương 1104 tỷ đồng) và 0,5 triệu Euro (tương đương 8 tỷ đồng) chiếm 34% tổng nguồn vốn huy động. - Về cho vay: Dư nợ nội tệ 203 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,5% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ 42,7 triệu USD (tương đương 658 tỷ đồng), chiếm 76,5% tổng dư nợ. Nguồn vốn huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn, do đó SGD không tự cân đối được vốn để đầu tư cho vay đối với các dự án làm hạn chế năng lực cạnh tranh của SGD. Nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn và từ các tổ chức kinh tế, tín dụng khác nên nguồn vốn cung cấp cho vay là nguồn mang tính ổn định không cao. Chính vì vậy, mặc dù xu hướng là mở rộng cho vay trung dài hạn nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên SGD lại phải thực hiện mở rộng cho vay ngắn hạn để cân đối thời hạn của nguồn. Rõ ràng trong thời gian tới, SGD VBARD cần chú trọng hơn việc khai thác nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài, xu hướng dài hơn của tiền gửi kỳ hạn làm cho tính cân xứng càng tốt hơn. 2.2.4 Chi phí nguồn vốn huy động và chênh lệch lãi suất Chi phí nguồn vốn huy động : lãi suất huy động liên tục có sự biến đổi, do đó chi phí huy động được điều chỉnh thường xuyên theo điều kiện thị trường và chiến lược của SGD. Trong mấy năm trở lại đây, lãi suất tiền gửi đặc biệt là VND giảm nhanh. Thêm vào đó, việc NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% xuống 7% và sau đó xuống còn 5% đã giúp chi phí nguồn vốn huy động trở nên rẻ hơn. Số liệu huy động vốn của SGD những năm qua cho thấy quy mô vốn ngắn hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37060.doc
Tài liệu liên quan