Đề tài Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ than ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường giai đoạn 2005 - 2010

Mục lục .1

Tài liệu tham khảo .3

Lời mở đầu .4

Chương 1 Sự cần thiết phải phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm than trong nền kinh tế thị trường .6

1. Tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm .6

1.1. Tiêu thụ sản phẩm .6

1.2. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm .8

1.3. Vai trò của phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm .10

2. Công nghiệp than và vai trò của công nghiệp than trong nền kinh tế thị trường .13

2.1. Vai trò của công nghiệp than trong nền kinh tế thị trường .14

2.1.1. Ưu thế của sản phẩm than trên thị trường năng lượng .14

2.1.2. Vai trò hoạt động của ngành than trong nền kinh tế thị trường .14

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành .16

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cung ứng .16

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiêu thu .18

3. Sự cần thiết phải phát triển thị trường tiêu thụ than trong nền kinh tế thị trường .20

3.1. Phát triển thị trường tiêu thụ nhằm phát triển ngành than 20

3.2. Phát triển thị trường than góp phần vào phát triển kinh tế .22

Chương 2: Thực trang tiêu thụ than ở Việt Nam Giai Đoạn 2000-2004 24

1. Tổng quan về sự phát triển ngành than Việt Nam .24

1.1. Thực trạng khai thác than của Việt Nam .24

1.2. Đánh giá về tình trạng kỹ thuật công nghệ .31

1.1. Chế biến than .32

2. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm than .33

2.1. Thực trạng tiêu thụ trong nước .35

2.2. Thực trạng xuất khẩu 37

3. Đánh giá chung .39

3.1. Những thành tựu mà ngành than đạt được .39

3.2. Những hạn chế còn tồn tại của ngành than Việt Nam .43

3.3. Đánh giá tác động 45

Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ than trong giai đoạn 2005-2010 .48

1. Thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển thị trường tiêu thụ than .48

1.1. Thuận lợi .48

1.2. Khó khăn .49

2. Định hướng phát triển thị trường than .50

3. Giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ than ở Việt Nam .52

3.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách .52

3.2. Các giải pháp về thị trường .54

3.3. Đổi mới cơ chế quản lý 60

3.4. Các giải pháp khác .62

Kết luận .64

 

 

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ than ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
than của Việt Nam. Tổng trữ lượng than Việt Nam được huy động vào phát triển đến năm 2010 và dự báo đến năm 2020 là 1.044.180 triệu tấn. Trong đó trữ lượng được phân theo phương pháp khai thác như sau: Trữ lượng lộ thiên là 330,186 triệu tấn, chiếm 32% Trữ lượng hầm lò là 713,994 triệu tấn, chiếm 68% Tính đến ngày 1/1/1997 trữ lượng than đã được huy động vào thiết kế khai thác còn lại là 682,521 triệu tấn. Tiềm năng tài nguyên vùng Đồng bằng Bắc Bộ được dự báo từ 37-100 tỷ tấn. Trong tương lai không xa, theo đánh giá của các chuyên gia Việt Nam và thế giới, bể than Đồng Bằng Bắc Bộ sẽ là nguồn nhiên liệu năng lượng cần được khai thác và đưa vào sử dụng và sẽ chiếm vai trò quan trọng trong cân bằng năng lượng của Việt Nam. Như vậy việc chuyển trọng tâm phát triển của Tổng công ty than Việt Nam từ vùng Quảng Ninh về sâu nội địa (để phát triển cả than Đồng Bằng Bắc Bộ và than bùn) là đòi hỏi khách quan, gắn liền với hai vấn đề có tầm chiến lược cần được tính đến là Chuyển trọng tâm phát triển kinh tế trên địa bàn Quản Ninh từ công nghiệp than hiện nay sang công nghiệp du lịch và dịch vụ hải cảng, cảng biển trong tương lai Chuyển trong tâm kinh doanh than của TVN từ hướng vào xuất khẩu hiện nay sang phục vụ cân bằng nhiên liệu- năng lượng của đất nước trong tương lai. a, Cơ cấu khai thác phân theo chủng loại than. Than Việt Nam chủ yếu là than Antraxit (có nhiệt năng cao, thành phần các-bon lớn (đạt trên 90%) ít tro, ít lưu huỳnh (trừ than Na Dương), mặt óng ánh chủ yếu để sử dụng trong công nghiệp) Than lửa dài (hay than nâu) có nhiệt lượng từ 5000-6000 kcal/kg hàm lượng lưu huỳnh dưới 1% phù hợp với nhiệt điện. Chiếm tỷ trọng lớn trong than đá Việt Nam. Loại than này tập trung ở những khu mỏ lớn ở Quảng Ninh. Những mỏ lộ thiên các vỉa quặng chỉ nằm sâu dưới mặt đất 3->4m Than mỡ là loại than có giá trị công nghiệp đặc biệt đối với ngành luyện kim đen. Từ than mỡ, ta luyện thành cốc cung ứng cho luyện gang thép hoặc phối liệu với quặng sắt để tạo thành sắt xốp. Sắt xốp là khâu quan trọng để luyện thép trực tiếp không qua luyện gang. Than mỡ tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Hoà Bình,Thái Nguyên, Lạng Sơn với trữ lượng hàng trăm triệu tấn. Những mỏ than mỡ này đều nằm gần khu có mỏ sắt hoặc gần đường giao thông huyết mạch rất thuận tiện cho việc khai thác công nghiệp. Trong những năm qua chúng ta đã và đang khai thác than mỡ, vừa cung cấp cho ngành gang thép, vừa phục vụ cho nhu cầu của các ngành sản xuất khác của nền kinh tế. Than bùn (có trữ lượng tương đối lớn, phân bố cả ở ba miền Trung, Nam, Bắc, loại này có trữ lượng trung bình nhiệt lượng từ 2350-3450kcal, mùn chiếm khoảng 2,7- 49,5% nitơ khoảng 0,25- 0,98%, kali khoảng 0,2- 0,7%, ôxít phốt pho khoảng 0,1-0,17% có thể dùng làm chất đốt và phân bón hữu cơ). ở đồng bằng Sông Hồng có nguồn than nâu lớn ở độ sâu từ -200m tới –2000m, kết quả thăm dò tới nay cho trữ lượng dự báo là 900 triệu tấn nhưng chưa có khả năng thực hiện khai thác nguồn than này trước năm 2015. Tuy nhiên có thể sử dụng phương pháp khai thác thủ công sẽ phù hợp với khả năng từng địa phương từng thời kỳ. Với trữ lượng than đã thăm dò, có thể đưa sản lượng khai thác ở nước ta đến đỉnh cao là 25 đến 30 triệu tấn/năm, nhưng khả năng hiện thực và có hiệu quả chỉ nên khai thác từ 13-15 triệu tấn/năm. Hiện nay Ngành than đã khai thác được sản lượng đáng kể phân theo các tiêu chuẩn Việt Nam và hình thức khai thác như sau: Bảng 1: tổng hợp tình hình khai thác than của Việt Nam giai đoạn 2000-2004 (đơn vị: 1000 tấn) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Sản lượng than sạch sx phân theo tiêu chuẩn 11.053 12.848 15.436 18.513 25.455 1.Than TCVN 9.823 11.578 13.746 16.315 22.344 - Than cục 999 1.098 1.092 1.376 1.911 - Than cám 8.823 10.479 12.653 14.938 20.432 2. Than TCN 1.229 1.270 1.690 2.198 3.111 Tổng sản lượng than nguyên khai 12.200 14.588 17.103 19.992 27.282 - Than hầm lò 4.310 5.002 6.099 6.959 9.789 - Than lộ thiên 7.887 9.474 10.981 12.975 17.392 - Than mua 2 111 22 57 100 (Nguồn: Tổng công ty Than Việt Nam) b, Nguồn khai thác than ở Việt Nam. Than ở Việt Nam được khai thác hàng trăm năm nay, đã dần định hình xã hội thành một số vùng tập trung khai thác và chế biến than lớn mang tính chất công nghiệp như: vùng Thái Nguyên, Quảng Ninh, Na Dương-Lạng Sơn. Vùng Thái Nguyên: Gồm khu vực Phấn Mễ, Núi Hồng và một số khu vực phụ cận. Vùng than nguyên khai có tính chất công nghiệp, được Nhà nước đầu tư khá lớn nhằm cung cấp than mỡ cho luyện gang thép. Trong những năm gần đây, khu vực Núi Hồng, Nà Cẩm cung cấp một khối lượng than rất lớn. Vùng than Thái Nguyên với sản lượng hàng chục vạn tấn năm đã góp phần tích cực vào cung ứng năng lượng cho đất nước. Vùng Quảng Ninh: là khu vực khai thác than chủ yếu của nước ta. ở đây được Nhà nước đầu tư lớn qua nhiều năm để xây dựng Quảng Ninh thành vùng mỏ lớn nhất cả nước. Vùng này đã được đầu tư kỹ thuật đồng bộ, hàng trăm km đường goòng nối thông các mỏ trong toàn khu vực và có thể bẻ ghi hoà nhập vào hệ thống đường sắt quốc gia. Hệ thống đường bộ được bê tông hoá đảm bảo cho xe siêu trường siêu trọng hoạt động. Các luồng lạch, bến cảng càng được nạo vét và khai thông mới. Hiện nay nhiêu công ty có bến cảng riêng rất thuận tiện cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị khai thác than lớn của Việt Nam nằm chủ yếu ở khu vực Quảng Ninh như: Tổng công ty than (thành lập 10/1994 trên cơ sở sáp nhập các công ty than Trung ương đã hoạt động trước đó gần 50 năm), công ty than Quảng Ninh, công ty than Cẩm Phả, công ty than Hòn Gai Gần đây, xuất khẩu than đã tập trung về một đầu mối - đó là Tổng công ty than. Tài nguyên than của Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng Quảng Ninh. Tính đến độ sâu –300m, trữ lượng than đã tìm kiếm thăm dò còn lại đến 31/12/2000 là 3,88 tỷ tấn ở độ sâu dưới mức –300m có thể có từ 3- 5 tỷ tấn. Nếu tính cả trữ lượng than của các mỏ than nhỏ ở địa phương thì tổng trữ lượng than hiện thực của Việt Nam là khoảng 6 – 7 tỷ tấn (lớn nhất Đông Nam á), trong đó vùng Quảng Ninh có 5,5 tỷ tấn chiếm gần 90% trữ lượng than của cả nước. Khu vực khai thác than ở Na Dương-Lạng Sơn. Khu vực này cũng được khai thác với tính chất công nghiệp song với quy mô nhỏ, kết hợp cả thủ công và cơ giới. Sản lượng hiện nay đang ở mức hạn chế, song trong tương lai sẽ là khu vực khai thác than quan trọng, cung cấp than cho khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng, Nam Trung Quốc. Ngoài 3 khu vực tập trung mang tính chất công nghiệp nêu trên, ở nước ta còn nhiều vùng khai thác rải rác khác như Hải Hưng, Hà Bắc, Lai Châu, Yên Bái, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Đặc biệt là Quảng Nam- Đà Nẵng có Mỏ Nông Dương có vị trí quan trọng trong khu vực miền Trung Trung Bộ. Theo các tài liệu nghiên cứu sơ bộ, tiểm năng trữ lượng than năng lượng ở bể than Đông Bằng Bắc Bộ rất lớn (dự báo trên khoảng 37 – 100 tỷ tấn). Nhưng khả năng khai thác và giá cả than như hiện nay, chưa thể khai thác thương mại nguồn than này. Mặc dù như vậy, Nhà nước vẫn cần đầu tư thăm dò, thẩm định trữ lượng để có thể đánh giá chính xác nguồn tài nguyên này nhằm có nguồn tài nguyên dự trữ và đưa vào khai thác / sử dụng trong tương lai. Bảng2: tổng hợp trữ lượng than đã tìm kiếm thăm dò còn lại đến 31/12/2000 và phân chia theo cấp trữ lượng (1000 tấn) Số TT Phương án tính Trữ lượng đã thăm dò Tổng trữ lượng Cấp A+B Cấp C1 Cấp C2 Tổng cộng 3880466 462286 2041383 1376257 1 Phân chia theo vùng 3880466 462286 2041383 1376257 1.1 Cẩm Phả 1277005 289065 653413 3343527 1.2 Hòn Gai 529586 37160 269250 286176 1.3 Uông Bí 1366946 82332 688413 596201 1.4 Nội địa 643929 54296 430307 159353 2 Theo PP khai thác 3880466 462826 2041383 1386257 2.1 Khai thác lộ thiên 916191 147468 485593 283130 2.2 Khai thác hầm lò 2964275 315358 1555790 1093127 3 Theo chủng loại than 3880466 462826 2041383 1386257 3.1 Than Anthraxite 3307784 419402 1656499 1231883 3.2 Than nâu 217586 42844 149882 24860 3.3 Than mỡ 6907 580 6175 152 3.4 Than bùn 348189 - 228827 119362 (Nguồn: Tổng Công ty Than Việt Nam) Từ những thông tin trên, có thể khẳng định nguồn tài nguyên than năng lượng của Việt Nam khá dồi dào. Với trữ lượng than đã được thẩm định khá kỹ, Việt Nam còn có thể khai thác được trong 200-250 năm nữa. Khi việc thăm dò, đánh giá trữ lượng than bể than Đồng Bằng Bắc Bộ được thực hiện xong, trữ lượng tài nguyên than của Việt Nam có thể tăng mạnh và do đó thời gian khai thác than còn kéo dài hơn nữa. Bảng 3: tổng hợp Sản lượng than khai thác và xuất khẩu của Việt Nam (Đơn vị:1000 tấn) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng sản lượng than nguyên khai 12.200 14.588 17.103 19.992 27.282 Than sạch sản xuất % so năm trước 11.609 120,6 13.397 115,4 15.900 118,7 18.963 119,3 25.177 132,8 Quốc doanh 11.155 12.991 15.386 18.152 24.100 Ngoài quốc doanh 186 211 292 230 305 Đầu tư nước ngoài 268 195 414 581 771 Than xuất khẩu %so năm trước 3.251 99,7 4.292 132,0 6.049 140,9 7246 119,8 10.516 145,1 (Nguồn: Niên giám thống kê 2003) Từ bảng trên cho thấy tình hình khai thác và xuất khẩu than có bước phát triển tốt, đặc biệt là sản lượng than xuất khẩu tăng mạnh đã giúp cho ngành than tăng sản lượng và có nguồn tài chính bù lỗ trong việc bán than cho một số ngành tiêu thụ lớn theo giá quy định của Nhà nước như: Phân đạm, điện , giấy Than Việt Nam đã xuất khẩu sang 40 nước trên thế giới, trong đó than Antraxit xuất khẩu chiếm 40% thị trường than Antraxit của thế giới. 1.2. Đánh giá về tình trạng kỹ thuật công nghệ. Công nghệ khai thác than của Việt Nam vẫn chủ yếu khai thác theo công nghệ kiểu thủ công và bán thủ công, chất lượng sản phẩm thấp, tỷ lệ than phế phẩm còn cao đặc biệt là hao hụt than trong khai thác còn lớn nên giá thành than cao. Trong những năm qua Tổng công ty Than Việt Nam đã thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, cải thiện tình trạng kỹ thuật và công nghệ do quá khứ để lại tại các mỏ: Chỉ đạo và giao chỉ tiêu hệ số bóc đất đá cho các Công ty, các mỏ, cải thiện dần hệ thống khai thác do các năm trước thu hẹp sản xuất. Đã nghiên cứu và thực hiện thành công công nghệ đào sâu, vét bùn đáy mỏ Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo, Núi Hồng, Đã thực hiện thí điểm chuyển đổi hệ thống khai thác (HTKT) truyền thống, bờ công tác khấu theo lớp xiên sang bờ công tác khấu theo lớp đứng cho các mỏ có hệ số bọc sản xuất cao như Cao Sơn, Núi Béo, Đèo Nai v.v. Đưa vào áp dụng công nghệ và thiết bị khai thác chọn lọc nâng cao chất lượng và giảm tổn thất than. Các khâu chủ yếu trong quy trình công nghệ khai thác, đã được đầu tư trang thiệt bị đồng bộ như: Công tác khoan nổ mìn, nạp mìn bằng máy khoan, xe nạp mìn của các nước tiên tiến đang sử dụng. Máy xúc thuỷ lực gầu thuận, gầu ngược, chạy diezen, có tính cơ động cao, phù hợp với hệ thống khai thác mới, đào hào và khai thác than đáy mỏ, khai thác chọn lọc, Ô tô vận tải cỡ lớn (trọng tải 42á 55 tấn) ô tô rơ moóc (xe lúc lắc) có khả năng leo dốc và bán kính đường vòng nhỏ. Trong khâu chế biến của ngành than, công nghệ còn lạc hậu cần đầu tư cải tiến nhiều. Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông gồm hai nhà máy, Nhà máy Tuyển số 1 đã được xây dựng từ năm 1924, công suất theo than nguyên khai 2,5 triệu Tấn/năm, công suất thực tế chỉ đạt 0,8 triệu tân/năm do kết cấu phần xây dựng và trang thiết bị đã quá cũ và xuống cấp nghiêm trọng. Nhà máy tuyển than số 2 đã vào vận hành từ năm 1980 theo thiết kế và cung cấp trang thiết bị của Balan, công xuất theo nguyên khai3,5 triệu tấn/năm. Năm 1990 nhà máy đã cải tạo theo công nghệ và thiệt bị của Australia. Xí nghiệp tuyển than Hòn Gai có nhà máy Tuyển than Nam Cầu Trắng. Bắt đầu vận hành từ năm 1997, công xuất theo than nguyên khai 2,0 triệu tấn/năm, với công nghệ và thiết bị của Australia. Nhà máy tuyển than Vàng Danh thuộc mỏ than Vàng Danh, được xây dựng xong từ năm 1965 và vào vận hành từ năm 1973 trên sân công nghiệp mỏ Vàng Danh, với sự giúp đỡ về thiết kế và trang thiết bị của Liên Xô cũ, công xuất theo than nguyên khai 0,6 triệu tấn năm. Các xưởng sàng mỏ có ở hầu hết các mỏ để đáp ứng yêu cầu sàng tuyển của mỏ và giảm công xuất nhà máy tuyển tập trung. Tổng cộng năng lực sàng tuyển hiện nay khoảng12 triệu tấn/năm. Tóm lại tình trạng kỹ thuật và công nghệ khai thác hiện nay đã được cải thiện và đang dần dần đi vào nề nếp và tiến tới phải đảm bảo qui trình, qui phạm kỹ thuật và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. 1.3. Chế biến than. Chế biến than ở nước ta chưa phát triển. Than sản xuất ra được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu theo dạng sản phẩm thô. Tiêu dùng trong nước dưới 2 dạng: thô và chế biến. Than tiêu dùng cho sản xuất công nghiệp dưới dạng nguyên liệu và nhiên liệu đã được chế biến thô hoặc tinh tuỳ theo yêu cầu từng ngành. Than dùng cho luyện gang thép, than mỡ được luyện thành cốc làm phối liệu cho luyện gang thép. Hiện tại mới hình thành một lô tại Thái Nguyên. Sản lượng hàng năm không lớn lắm. Ngoài ra than chủ yếu được làm nhiên liệu cho ngành điện và ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Than được dùng cho sinh hoạt của nhân dân rất lớn. Xu thế tiêu dùng than đang ngày càng mở rộng trong dân tạo cơ hội cho chế biến than phát triển. Nhìn chung chế biến than của Việt Nam chưa hình thành một ngành sản xuất. Trong tương lai chắc chắn sẽ hình thành, không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp. 2. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm than. Trong những năm gần đây tình hình tiêu thụ than của Việt Nam có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt. Lượng than thương phẩm không ngừng tăng trong các năm từ 2000-2004. Ngành than đã thực sự trở thành một trong số các ngành xuất khẩu chính đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Có thể thấy điều nay qua bảng số liệu thống kế . Chỉ tính riêng năm 2004 ngành than đã có những bước tiến vượt bậc, do giá dầu tăng cao, nhu cầu cả trong nước và ngoài nước tăng mạnh. Sản lượng than cả năm 2004 ước đạt gần 26,3 triệu tấn, tăng hơn 34% so với năm 2003. Các chỉ tiêu khác đạt cao như: than sạch 25,05 triệu tấn, tăng 35%, than tiêu thụ 23,5 triệu tấn, xuất khẩu 10,5 triệu tấn, tương đương bóc đất đa tăng 35%, đào lò tăng30%. Nhìn chung sau 4 năm từ 2001-2004 ngành than đã thực hiện vượt xa so với các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2001-2005. Theo số liệu thống kê sau ta có thể thấy rằng tỉ trong than tiêu thụ trong nước so với tỉ trọng xuất khẩu trong những năm gần đây đang dần ở thế cân bằng. Lượng than dùng cho xuất khẩu đang tăng lên. Nếu năm 2000 tỉ lệ tiêu thụ trong nước so với xuất khẩu là xâp xỉ 3 thì đến năm 2004 tỉ lệ này gần bằng1, đây là cải thiện đáng kể. Trong những năm tới có thể tỉ lệ này không có thay đổi lớn, bởi xét về lâu dài chúng ta cần tính toán để đảm bảo lượng than cho tiêu dùng trong nước trong tương lai. Bảng 4: Tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành than việt nam Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 1. Chỉ tiêu hiện vật 1. Tiêu thụ than 1000t 11520 13046 14833 18825 24000 - Xuất khẩu 1000t 3095 4197 5536 6468 10500 - Trong nước 1000t 8425 8849 9297 12357 13500 2. Sản xuất than sạch 1000t 11053 12849 15425 18499 23500 3. Sản xuất than nguyên khai 1000t 12200 14589 17078 19979 27100 - Lộ thiên 1000t 7889 9585 10981 12975 17400 - Hầm lò 1000t 4311 5004 6074 6947 9700 4. Bóc đất đá 10²m³ 33,9 47,4 63,9 87,2 121,0 - Hệ số bóc m³/t 4,56 4,90 5,68 6,65 6,31 5. Đào lò mới 1000t 77,3 94,5 127,7 135,8 175,0 - Hệ số đào lò m/10³t 15,93 16,80 17,90 15,9 17,27 2. Chỉ tiêu giá trị 1. Tổng doanh thu Tỉ đ 4875 6537 8003 10422 13977 1.1. Doanh thu sản xuất kinh doanh Tỉ đ 4857 6449 7887 10242 13829 - Doanh thu than Tỉ đ 3115 3953 4755 6279 9350 + Xuất khẩu Tỉ đ 1239 1611 2145 2560 4828 + Trong nước Tỉ đ 1876 2341 2610 3719 4513 - Doanh thu ngoài than Tỉ đ 1742 2496 3131 3963 4635 1.2. Doanh thu khác Tỉ đ 17 88 116 181 149 2. Lãi trước thuế Tỉ đ 20 177 347 438 750 - Từ sản xuất than Tỉ đ 12 169 308 386 906 - Từ sản xuất kinh doanh khác Tỉ đ 8 7 39 52 -156 3. Lao động theo danh sách người 78412 79957 84929 87955 87940 - Của sản xuất than người 59199 61053 63856 65194 67849 4. Thu nhập bình quân đầu người tháng 10³đ 1066 1450 1733 2047 2587 5. Nguyên giá TSCĐ Tỉ đ 4266 4785 5883 7308 10157 6. Nguôn vốn kinh doanh Tỉ đ 1292 1414 1567 1696 1770 7. Vốn ĐT thực hiện Tỉ đ 255 515 1380 3533 3812 8. Nộp ngân sách Triệuđ 203,2 265,4 342,2 439,0 537,8 (Nguồn: Tổng công ty Than Việt Nam) 2.1. Thực trạng tiêu thụ than trong nước. Than tiêu dùng trong nước chủ yếu là thỏa mãn nhu cầu nhiên liệu và nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hiện nay năng lượng than làm nguyên liệu cho sản xuất rất nhỏ. ở nước nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới, trước đây than được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất như luyện kim đen, vận tải, hoá chất,ngày nay vẫn đang bị chèn ép bởi công nghệ mới là luyện thép từ sắt xốp không cần gang nên không có nhu cầu về cốc. ở nước ta nhu cầu về cốc hiện tại và trong tương lai vẫn còn lớn nên ngành chế biến cốc vẫn cần phát triển. Phần còn lại nhu cầu than sử dụng năng lượng là tất yếu. Sản xuất phát triển cuộc sống ổn định, nhu cầu mặt hàng tăng nên trong đó nhu cầu sử dụng năng lượng là tất yếu. Bảng 5: tổng hợp tình hình tiêu thụ trong nước giai đoạn 2000-2004 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Sản lượng tiêu thụ trong nước 3.095 8.848 9.307 12.370 14.490 Nhiệt điện 2.053 2.287 2.623 3.851 3.949 Xi măng 940 973 865 1.150 1.399 Phân hoá học 234 238 248 357 365 Giấy 152 130 154 122 161 (Nguồn: Tổng công ty Than Việt Nam) Trong những năm qua các khách hàng lớn trong nước của ngành than là các ngành công nghiệp, là các doanh nghiệp sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào. Các ngành này tiêu dùng khoảng 80% khối lượng than tiêu dùng trong nước. Trong khi đó lượng than tiêu dùng trong nước chiếm từ 60 -> 70% lượng toàn bộ lượng than thương phẩm. Mặc dù trong những năm gần đây lượng than tiêu dùng trong nước có xu hướng giảm về tỉ trọng so với than xuất khẩu. Nhưng đây vẫn là khách hàng tiêu dùng lớn nhất của ngành than năm 2004 tiêu thụ trong nước là 13500 nghìn tấn. Khối lượng than sử dụng tương đối ổn định và sẽ tăng lên với sự tăng trưởng của sản xuất các sản phẩm trên. Chính vì vậy các hộ tiêu thụ này thường có điều kiện ký hợp đồng ổn định và lâu dài. Đầy là lợi thế lớn để ngành than có thể chuẩn bị trước tránh bị động trong cung ứng than. Thị trường than trong nước, đây là thị trường chính của ngành than nước ta, đang mở ra nhiều triển vọng lớn, chúng ta đang ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Nền kinh tế đang trong xu thế tăng trưởng cao, mở đầu cho thời kỳ bùng nổ sử dụng năng lượng. Ngành điện nước ta còn phát triển nhiều hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu nền kinh tế trong tương lai, nhiệt điện phải giữ vị trí xứng đáng trong sản lượng điện cung ứng. Nhiều nhà máy nhiệt điện lớn sẽ được hình thành và nhu cầu than sẽ chắc chắn tăng. Theo quy hoạch tổng thể của ngành điện, nhiệt điện than dự kiến năm 2010 tổng công suất khoảng 4.400MW. Giai đoạn 2011-2020 cần xây dựng thêm khoảng 4.500-5.500MW. Do nguồn than trong nước hạn chế, cần xem xét xây dựng các nhà máy sử dụng than nhập khẩu. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng được coi là đối tượng có nhu cầu lớn về than. Nhu cầu vật liệu xây dựng như xi măng, gạch ngói, sành sứ, thủy tinh cao cấp ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Vật liệu xây dựng sản xuất với khối lượng ngày càng tăng đòi hỏi việc cung ứng than ngày càng tăng. Nhìn chung thị trường nội địa trong những thập niên tới có rất nhiều triển vọng, cho phép mở rộng phát triển ngành than. 2.2. Thực trạng xuất khẩu than. Xuất khẩu than là hoạt động quan trọng và có ý nghĩa quyết định của ngành than. Thực tế trong những năm qua đã cho thấy không xuất khẩu được than, ngành than khó qua khỏi khủng hoảng. Chính vì vậy, trong những năm qua xuất khẩu than ngày càng phát triển với tốc độ rất cao, từ 3095 nghìn tấn năm 2000 lên 10500 nghìn tấn năm 2005. Mặc dù sản lượng xuất khẩu không cao bằng sản lượng tiêu thụ trong nước song giá trị xuất khẩu lại luôn cao hơn giá trị tiêu thụ trong nước, bởi giá cả xuất khẩu cao hơn nhiều so với giá trong nước. Bảng 6: tổng hợp tình hình xuất khẩu than của Việt Nam giai đoạn 2000-2004 (Đơn vị: 1000 tấn) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng sản lượng XK 3.095 4.197 5.536 6.468 10500 1. Than TCVN 3.095 4.197 5.536 6.468 10.500 - Than cục 600 576 624 609 872 - Than cám 2.495 3.621 4.912 5.859 9.628 2. Than TCN 0 0 0 1 0 (Nguồn: Tổng công ty Than Việt Nam) Trong những năm qua xuất khẩu luôn được giá sản lượng xuất khẩu tăng khoảng 3,5 lần trong khi giá trị sản lượng lại tăng đến 4 lần từ năm 2000-2004. Điều này mở ra nhiều triển vọng cho ngành than trong việc tăng doanh thu từ xuất khẩu. Trong những năm qua Tổng công ty Than Việt Nam đã tận dụng các lợi thế của than Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu. Than Antraxit với các ưu thế cao, không khói, ít tro và ít lưu huỳnh nên rất thích hợp dùng cho sưởi ấm trong giá đình đã chiếm lĩnh 40% thị phần trên thị trường thế giới. Chất lượng than xuất khẩu không ngừng được nâng cao do đó giá than cao hơn. Do nhu cầu thị trường thế giới tăng, giá than xuất khẩu hiện nay được xác định cao gấp đôi giá than tiêu thụ trong nước. Chính vì vậy Tổng công ty Than đã lấy lãi xuất từ xuất khẩu than bù lỗ cho tiêu dùng trong nước. Trong lĩnh vực xuất khẩu than tuy ngành than đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tựu song vẫn còn nhiều hạn chế. Do hạn chế về công nghệ nên chất lượng than khai thác của Việt Nam chưa cao. Thị trường than chất lượng thấp còn rất lớn nhưng khả năng khai thác còn rất hạn chế. Thị trường xuất khẩu chưa ổn định. So với giá than cùng loại trên thị trường, giá than xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. 3. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ than. 3.1. Những thành tựu mà ngành than đã đạt được. Ngành than bước vào nền kinh tế thị trường phải đối mặt với những thách thức to lớn: thị trường than bị thu hẹp sau khi thuỷ điện Hoà Bình vào vận hành; nạn khai thác kinh doanh, kinh doanh trái phép phát triển, đẩy công ty vào thế bị động, lúng túng, phải cắt giảm sản xuất; giá bán than trong nước thấp hơn giá thành, cân đối tài chính bấp bênh, thiếu vốn kinh doanh; công nhân thiếu việc làm, đời sống khó khăn, môi trường vùng mỏ bị ô nhiếm nặng nề. Nhận rõ thách thức đó ngành than đã có sự chuyển hướng chiến lược “Xây dựng Tổng công ty Than Việt Nam thành tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than” với phương châm “phát triển cùng bạn hàng” Đã chọn thị trường đột phá trong đó đẩy mạnh công tác tiếp thị, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu than trong nước và áp dụng các giải pháp tổng hợp kinh tế- hành chính nhằm đẩy lùi và xoá bỏ nạn kinh doanh than trái phép. Như vậy Than Việt Nam đã xác định được con đường đi lên, chìa khoá mở ra triển vọng giải quyết việc làm, giải quyết lao động dôi dư và chủ động mở rộng và kiểm soát thị trường than qua đó đẩy mạnh sản xuất than đồng thời chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phá thế độc canh than. So sánh các chỉ tiêu kinh tế đạt được trong năm 2004 với các năm trước đó có thể thấy: Các chỉ tiêu sản xuất than nguyên khai, tiêu thụ than, doanh thu bán than, doanh thu các ngành nghề khác đều có mức tăng trưởng hai con số trừ năm 1998, 1999 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực có mức tăng trưởng âm, đặc biệt hai năm 2003 và 2004 liên tục tăng trưởng trên dưới 30%. Doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2004 là 13.829 tỉđ trong 13977 tổng doanh thu của ngành, doanh thu của ngành có được hầu hết là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó doanh thu từ than là 9350 tỉđ năm 2004 chiếm khoảng 75%. Như vậy có thể nói trong doanh thu của ngành than hiện nay thì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu trong đó than vẫn là hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Đồng thời thể hiện sự chuyển hướng hiệu quả trong kinh doanh để dần dần hình thanh mô hình kinh doanh đa ngành hiệu quả. Cùng với sự tăng trưởng doanh thu trong những năm qua ngành than đã có đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, từ 203 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước năm 2000 đến năm 2004 đã là 537 triệu đồng. Đóng góp của ngành than góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, giúp nhà nước có nguồn lực đầu tư vào các công trình kinh tế xã hội để phát triển đất nước và phát triển ngành than. Các chỉ tiêu đầu tư, GDP, năng suất lao động cao nhất trong các năm 2001 đến 2004. Riêng GDP có mức tăng trưởng + 30% từ 2001 đến 2004. Lượng lao động làm việc trong ngành than là khá lớn, năm 2000 là 78412 người đến năm 2004 là 87940 người. Với việc thu hút số lượng lao động lớn đã giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp đặc biệt là ở vùng mỏ. Thu nhập bình quân của lao động trong ngành cũng không ngừng tăng lên, năm 2004 tăng gần 2,5 lần so với năm 2000. Hiện nay thu nhập tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3065.doc
Tài liệu liên quan