Đề tài Giải pháp về chính sách quản lý nhà nước với phát triển sản phẩm lụa của làng nghề lụa Vạn Phúc - Hà Đông

Bên cạnh chính sách vốn, Nhà nước cũng đã có một số chính sách đãi ngộ nghệ nhân nhằm khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình ở Vạn Phúc. Trải qua hơn 1000 năm làng lụa Vạn Phúc ra đời và phát triển đến tận ngày nay không thể không kể đến công lao to lớn của những người thợ đã nhiều năm gắn bó với làng nghề. Ghi nhận những công lao và đóng góp đó, năm 2006, Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam đã vinh danh 3 người làm nghề của làng lụa Vạn Phúc với danh hiệu nghệ nhân. Đó là các ông: Triệu Văn Mão (nay đã mất), Lê Văn Bằng, Nguyễn Hữu Chỉnh. Cùng trong năm này , Cục sở hữu trí tuệ đã chính thức công nhận thương hiệu lụa Hà Đông. Hiện nay, HTX cũng như chính quyền địa phương đang đề nghị suy tôn một số thợ giỏi lên thành nghệ nhân. Chính sách này đã góp phần nâng cao vị thế của những người có tay nghề cao, hơn nữa nó cũng góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu cho sản phẩm lụa, từ đó khuyến khích họ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như tăng gia sản xuất. Thế nhưng, điều đáng quan tâm là bên cạnh danh hiệu cao quý ấy, các nghệ nhân sẽ có những chính sách đãi ngộ cụ thể như thế nào?

docx42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4410 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp về chính sách quản lý nhà nước với phát triển sản phẩm lụa của làng nghề lụa Vạn Phúc - Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phúc - Hà Đông a. Chính sách vốn Bất kì sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nào thì vốn vẫn là một điều kiện sống còn để hình thành và phát triển.Tình trạng chung của các làng nghề hiện nay là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Vốn ở các làng nghề vừa nhỏ, vừa thiếu. Theo điều tra của Hiệp hội làng nghề Việt Nam thì 80% làng nghề ở nước ta thiếu vốn. Làng lụa Hà Đông cũng không ngoại lệ. Cuối năm 2008, đầu năm 2009 là thời điểm các làng nghề và doanh nghiệp làng nghề lâm vào tình trạng khó khăn nhất. Đúng thời điểm đó, Chính phủ đã ban hành nhiều gói kích cầu để trợ giúp doanh nghiệp làng nghề. Cụ thể như sau: - Hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh (tức là vay vốn lưu động) - được gọi là gói kích cầu thứ nhất (Quyết định 131/2009/QĐ-TTg, tháng 1 năm 2009) của Thủ tướng Chính Phủ; - Tiếp theo là gói kích cầu thứ hai: cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung dài hạn của ngân hàng để đầu tư mới sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng trong thời gian tối đa là 24 tháng. - Chính phủ cũng đã có quyết định về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, nhiều loại được hỗ trợ 100% lãi suất vay; thời hạn từ 12 đến 24 tháng. Quy định mới này đã tạo điều kiện cho DN thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, tranh thủ thời cơ mua sắm thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh khi kinh tế hồi phục (Thông tư liên tịch số 60/2009/TT-TCBNN). - Việc bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa (trong đó có DN làng nghề) vay vốn của các ngân hàng thương mại đã được giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thực hiện, và VDB đang tiếp tục ký thỏa thuận với các ngân hàng thương mại để mở rộng việc tiếp nhận và bảo lãnh cho DN vay vốn. Quy chế bảo lãnh cho DN vay vốn đã được sửa đổi, bổ sung về đối tượng, phạm vi, điều kiện và thời hạn bảo lãnh vay, có thêm nhiều thuận lợi cho DN. - Tiếp theo, cơ sở ngành nghề nông thôn được vay vốn của các tổ chức tín dụng dưới hình thức bảo lãnh tín chấp của tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng dẫn cơ sở ngành nghề nông thôn biết thủ tục vay vốn đơn giản, thông báo công khai, có hình thức cho vay phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở này vay vốn phát triển sản xuất.... đối với các làng nghề có dự tán đầu tư tốt, được Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm định sẽ được Qũy Hỗ trợ phát triển cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Bộ Tài chính hướng dẫn các điều kiện cụ thể để các cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng chính sách này. Nhờ gói kích cầu của Chính phủ mà một số DN làng nghề có vốn để mua nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ngoài ra nguồn vốn này còn được DN dùng để đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cán bộ, công nhân trong khi hàng hoá chưa bán được. Cho đến nay, nhờ nguồn vốn từ gói kích cầu, nhiều DN làng nghề có sự hồi phục và bắt đầu tổ chức sản xuất lại bình thường. Tuy nhiên số DN làng nghề được hưởng lợi từ gói bổ trợ lãi suất của Chính phủ còn rất hạn chế. Một trong những cái khó hiện nay của các hợp tác xã (HTX), làng nghề là việc tiếp cận với vốn vay ngân hàng để vực dậy làng nghề. Nguyên nhân chủ yếu là muốn tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng, HTX phải đáp ứng được các yêu cầu như hệ thống tài chính kế toán của HTX phải minh bạch, HTX phải có quyền cấp đất để sản xuất kinh doanh hoặc phải có tài sản thế chấp, có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả… Do nhiều hộ nghề không nắm được thông tin về nguồn vốn hỗ trợ, khả năng lập dự án kinh doanh còn yếu, lại không có tài sản thế chấp hoặc không đủ tiền đáo hạn nên khả năng tiếp cận nguồn vốn là vô cùng khó khăn. Hầu hết các hộ nghề cùng các DN nhỏ có nhu cầu thực sự về vốn đều không tiếp cận được nguồn vốn từ chính sách hỗ trợ mà tập trung vào các DN lớn, có uy tín và quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng. Theo số liệu công bố của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chỉ có khoảng 5-10% số hộ sản xuất khu vực làng nghề là tiếp cận được với chính sách này, một tỷ lệ quá khiêm tốn. Còn ở làng nghề lụa Vạn Phúc thì các hộ sản xuất kinh doanh chỉ biết đến gói kích cầu thứ nhất. Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ nhiệm HTX Vạn Phúc cho rằng vốn hỗ trợ cho các HTX muốn vay rất khó. Ông chia sẻ “10 năm nay từ khi làm chủ nhiệm HTX tôi chưa vay một đồng vốn nào của ngân hàng” do thủ tục vay vốn rắc rối. Đồng thời “nếu vay vốn ngân hàng nay họ kiểm tra, mai họ kiểm soát nên chúng tôi chủ yếu tự thân là chính.” ông nói thêm. Nói chuyện với nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, ông cho rằng gói kích cầu trên không có tác động tích cực là mấy. Là một nghệ nhân, một hộ sản xuất với quy mô tương đối lớn ở làng nhưng gia đình ông cũng không vay vốn ưu đãi. Thứ nhất, ông cho rằng muốn vay được vốn thì phải có luận chứng kinh tế kĩ thuật, phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, trong đó quan trọng nhất là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ sản phẩm lại là khó khăn chung của tất cả các làng nghề không riêng gì lụa Vạn Phúc trong tình hình khủng hoảng hiện nay. Hơn nữa hầu hết các hộ gia đình lại không có khả năng lập dự án kinh doanh. Cho nên việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ là rất khó khăn. Thứ hai, nếu vay được vốn thì khả năng hoàn trả đúng hạn cũng rất khó khăn. Vì theo ông đây là nguồn vốn ngắn hạn (từ 6 tháng đến 1 năm) mà thời gian để làm ra sản phẩm cũng không phải là ngắn trong khi đó tốc độ quay vòng vốn chậm không thể thu hồi vốn ngay đấy là còn chưa kể tình trạng không bán được sản phẩm. Mặt khác nếu được vay thì số vốn cũng không được là mấy chỉ vẻn vẹn dưới 5 triệu đồng. Thiếu vốn đã khiến một số hộ sản xuất kinh doanh ở Vạn Phúc bỏ nghề truyền thống chuyển sang nghề khác. Ông Nguyễn Văn Hà – chủ một cơ sở dệt lụa tại Vạn Phúc cho hay: tình trạng của chúng tôi bây giờ như “treo niêu đợi gạo” nếu được vay vốn thì chúng tôi sẵn sàng quay về với nghề truyền thống. Như vậy mặc dù Nhà nước cũng đã có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, DN làng nghề phát triển nhưng tác động chưa được nhiều, chưa có gì rõ rệt. b. Chính sách đãi ngộ nghệ nhân Bên cạnh chính sách vốn, Nhà nước cũng đã có một số chính sách đãi ngộ nghệ nhân nhằm khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình ở Vạn Phúc. Trải qua hơn 1000 năm làng lụa Vạn Phúc ra đời và phát triển đến tận ngày nay không thể không kể đến công lao to lớn của những người thợ đã nhiều năm gắn bó với làng nghề. Ghi nhận những công lao và đóng góp đó, năm 2006, Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam đã vinh danh 3 người làm nghề của làng lụa Vạn Phúc với danh hiệu nghệ nhân. Đó là các ông: Triệu Văn Mão (nay đã mất), Lê Văn Bằng, Nguyễn Hữu Chỉnh. Cùng trong năm này , Cục sở hữu trí tuệ đã chính thức công nhận thương hiệu lụa Hà Đông. Hiện nay, HTX cũng như chính quyền địa phương đang đề nghị suy tôn một số thợ giỏi lên thành nghệ nhân. Chính sách này đã góp phần nâng cao vị thế của những người có tay nghề cao, hơn nữa nó cũng góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu cho sản phẩm lụa, từ đó khuyến khích họ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như tăng gia sản xuất. Thế nhưng, điều đáng quan tâm là bên cạnh danh hiệu cao quý ấy, các nghệ nhân sẽ có những chính sách đãi ngộ cụ thể như thế nào? Về quản lý nhà nước, Hiệp hội làng nghề Việt Nam hiện chưa có cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng trong việc đãi ngộ những nghệ nhân nổi tiếng, có đóng góp quan trọng đối với việc gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống của làng nghề. Hiện nay, các nghệ nhân khi được phong vẫn chưa được hưởng bất kỳ chế dộ đãi ngộ nào. Họ chưa được tạo điều kiện để mở các lớp đào tạo truyền nghề cho các thế hệ trẻ. Được hỏi về điều này ông Nguyễn Hữu Chỉnh – nghệ nhân nổi tiếng của làng lụa Vạn Phúc cho biết Nhà nước chưa có chính sách gì đặc biệt để khuyến khích các nghệ nhân trong làng. Trong những lần triển lãm thì gian hàng của ông chỉ được giảm giá, ưu đãi về thuế hay hỗ trợ tiền vận chuyển để đi xa triển lãm. Hiện nay thì chẳng có gì ngoài mấy điều đó. Không có lương, bảo hiểm không, không có bất cứ một hình thức trợ cấp nào khác. Việc thiếu chế độ đãi ngộ xứng đáng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều loại hình văn hóa truyền thống, nghề truyền thống bị mai một. Còn thế hệ trẻ thì không muốn theo học nghề của cha ông vì sợ không kiếm sống được. Một số loại hình nghệ thuật truyền thống còn bị biến dạng do không có được sự đào tạo truyền nghề đúng cách từ các nghệ nhân thực sự. Còn ở các làng nghề truyền thống thì những người trẻ tuổi bỏ làng ra đi, và không muốn tiếp tục ở lại làng để học nghề, nối nghiệp của cha ông mình. Như vậy chính sách đãi ngộ nghệ nhân của Nhà nước cũng chưa có gì đặc biệt, chưa phát huy được hiệu quả trong việc khuyến khích phát triển sản phẩm lụa làng nghề Vạn Phúc- Hà Đông. c. Chính sách môi trường Hiện nay, các cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn làng nghề chủ yếu tồn tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh diễn ra tại nơi ở của hộ gia đình. Đó vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất nên nhà xưởng quá hẹp, môi trường bị ô nhiễm, không có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất – kinh doanh không đảm bảo. Tiến hành khảo sát 3 cơ sở dệt nhuộm, chúng tôi thấy các xưởng sản xuất ở ngay trong khuôn viên gia đình, xen kẽ khu dân cư. Chỉ có một cơ sở đầu tư một khoản kinh phí 50 triệu đồng/năm để cải tạo mở rộng nhà xưởng và 150 triệu đồng/năm cho mua sắm thiết bị cải tiến công nghệ phát triển sản xuất. Thực tế cho thấy diện tích các xưởng sản xuất rất chật hẹp(trên dưới 100m2/hộ) và các máy dệt được cơ giới chạy bằng thoi điện thay cho dệt chân như ngày xưa. Khâu nhuộm vải vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than công suất rất nhỏ. Hiện Vạn Phúc có khoảng 100 gia đình chuyên dệt lụa. Ông Đỗ Văn Minh- chủ một xưởng nhuộm khá khang trang ở đây cho biết: Để nhuộm 40m2 lụa cần dùng 3kg thuốc nhuộm và sẽ thải ra 20 lít nước thải có chứa nhiều loại chất độc như BOD, COD. Cũng theo ông Nguyễn Hữu Chỉnh, thì mỗi ngày các cơ sở sản xuất của Vạn Phúc cho ra đời từ 4.000-5.000m lụa, tương đương với 400kg lụa. Trong khi đó cứ mỗi kg lụa thành phẩm phải mất tới 30 lít nước tẩy rửa, số hóa chất được đưa vào phục vụ cho quá trình nhuộm tạo màu cho lụa luôn chiếm một tỷ lệ cao, cứ 10kg lụa phải mất tới 300g hóa chất nhuộm. Trong khi ở làng lụa Vạn Phúc, hầu hết các xưởng nhuộm chưa có hệ thống xử lí nước thải và khí thải mà thứ nước thải này đổ trực tiếp ra kênh và chảy ra sông Nhuệ khiến nước sông khu vực này ngả màu đen đặc. Các loại sinh vật như cây cỏ hay tôm cá trong sông đều khó có cơ hội tồn tại lâu dài bởi cả tầng nước mặt và nước ngầm đều nằm trong tình trạng ô nhiễm báo động. Ngày trời nắng, không khí bốc mùi hôi thối nồng nặc. Ngày trời mưa, trên mặt sông lềnh bềnh những rác thải. Phía cuối làng, rác tập trung lại thành đống lớn. Trả lời về tình trạng làng nghề đã hoạt động lâu năm mà đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, ông Nguyễn Hữu Chỉnh-nghệ nhân làng nghề- nguyên Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc cho biết: “đầu tư một công trình xử lý nước và rác thải cần khoảng 300 - 400 triệu đồng nên các hộ dân không thể tự lo được mà phải cần sự hỗ trợ của Nhà nước”.Theo số liệu Hợp tác xã Dệt lụa Vạn Phúc đưa ra thì mỗi năm các cơ sở của địa phương này sản xuất khoảng 2,5 triệu mét khối lụa, tương đương với hàng trăm ngàn kg lụa. Để tẩy và làm màu cho toàn bộ số lụa này phải dùng tới hàng trăm kg các loại hóa chất. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt lụa Vạn Phúc, nguyên nhân của quá trình thay đổi không dùng cách nhuộm dân gian mà thay vào đó là dùng hóa chất cũng chỉ vì kinh tế thị trường, đặc biệt là sau thời kỳ bao cấp người làm lụa đã đẩy mạnh đưa hóa chất vào nhuộm lụa. Thời gian đó, người dân Vạn Phúc lại thiếu nước ăn phải dùng giếng khoan. Trải qua thời gian dài hóa chất đã tác động rất nhiều vào nguồn nước ngầm, giờ thì tác động trực tiếp tới con người. Tất cả những điều trên không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà nó còn đe dọa đến tính mạng người dân nơi đây. Theo chị Nguyễn Thị Hòa, cán bộ Trạm Y tế của địa phương cho biết: "Ngoài những người mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp, mắt, viêm mũi, viêm xoang thì những người mắc phải các căn bệnh và tử vong do ung thư mà Trạm Y tế của địa phương biết tới thì trong vài năm trở lại đây khá cao. Trong năm 2007 đã có cả gần chục ca tử vong do mắc phải căn bệnh này. Phần lớn những người chết tuổi trung bình từ 32-40, chiếm tới 60% số ca tử vong của Vạn Phúc". Ông Nguyễn Văn Hùng cũng cho hay Vạn Phúc là địa phương có số người mắc bệnh ung thư cao nhất so với các địa phương khác của toàn vùng. Ảnh 3.1.Mương dẫn nước thải của làng liên tục đổi màu trong ngày vì hóa chất . Như vậy diện tích sản xuất chật hẹp, tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang là vấn đề nổi cộm ở Vạn Phúc hiện nay. Vậy chính quyền địa phương đã có những biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên? Trả lời câu hỏi này ông Nguyễn Văn Sinh- Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cho biết “chính quyền địa phương đã có các biện pháp hạn chế sự ô nhiễm môi trường, tổ chức đội thu gom rác, phát động phong trào sạch làng đẹp ngõ, cải tạo một bước hệ thống cống rãnh trong làng...”. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, dòng sông Nhuệ vẫn ngày ngày gồng mình chịu đựng một lượng lớn chất thải, chất độc hại. Và nguy hiểm hơn con người ở đây vẫn ngày ngày sống trong tình trạng bị đe dọa đến tính mạng. Mặc dù nhận được sự hỗ trợ của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với chương trình nghiên cứu xử lý ô nhiễm làng nghề, bằng cách làm thử một số thiết bị xử lý nhỏ đặt tại các gia đình để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng chất tẩy, nhuộm trong sản xuất nhưng không đạt hiệu quả. Tiếp đến, khoa Hoá của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội) cũng tiến hành nghiên cứu cả một thiết bị tương đối đồ sộ để xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh vật (làm ra chiếc máy đặt trên giá có bánh xe đẩy, mỗi chiều 2m, có hai thùng để trao đổi vi sinh và bốn thùng lắng đọng) trong vòng hơn 8 tháng, cũng không cho kết quả khả quan hơn là mấy vì nước thải đổ khắp cả làng. Việc nghiên cứu có hiệu quả (nước ra có trong) nhưng năng suất không cao Năm 2005 chính quyền địa phương triển khai chính sách quy hoạch đất đai thực hiện dự án điểm thủ công nghiệp làng nghề- đưa các hộ gia đình tập trung vào một nơi để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, mở rộng quy mô sản xuất. Với tổng diện tích 13,5 ha khu sản xuất tập trung nằm biệt lập ở rìa làng này dự kiến sẽ được chia cho 22 hộ sản xuất mỗi nhân khẩu sẽ được chia khoảng 10m. Theo quy hoạch, khu sản xuất này sẽ được chia lô cho các hộ tự xây nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị. Sẽ có hai khu vực biệt lập giành cho sản xuất và bán hàng. Ngôi làng cũ sẽ được cải tạo thành khu du lịch. Đây là chương trình rất lớn của làng nghề với tổng số vốn đầu tư 60-70 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay hạ tầng cơ sở đã hoàn thành chuẩn bị giao cho các hộ trong vòng đầu năm 2011. Nếu khu sản xuất này đi vào hoạt động thì việc áp dụng khoa học kĩ thuật cho việc xử lý chất thải sẽ thuận tiện hơn, giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. 3.3. Kết quả khảo sát điều tra 3.3.1 Khái quát về đối tượng, mục đích và nội dung điều tra phỏng vấn. a. Khái quát về đối tượng điều tra phỏng vấn Để đề tài nghiên cứu khoa học mang tính thực tế cao, chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn trên các đối tượng sau: Cơ quan quản lý Nhà nước ( Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc), một số nghệ nhân nổi tiếng của làng dệt lụa Vạn Phúc như bác Nguyễn Hữu Chỉnh, người lao động và các hộ sản xuất- kinh doanh trên địa bàn làng lụa Vạn Phúc-Hà Đông. Do điều kiện thời gian và kinh phí nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra 40 đối tượng tương ứng với 40 phiếu điều tra phỏng vấn được phát ra. Trong đó: Số phiếu phát ra tại Hiệp hội làng nghề và Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc: 5 phiếu Số phiếu phát ra tại cơ sở dệt lụa tại làng nghề Vạn Phúc: 15 phiếu Số phiếu phát ra tại cơ sở nhuộm lụa Vạn Phúc: 10 phiếu Số phiếu phát ra tại cơ sở kinh doanh trên phố lụa Vạn Phúc: 10 phiếu Tổng số phiếu thu về hợp lệ là 40 phiếu. Các đối tượng được hỏi đều có phản hồi. Với những tiêu thức lựa chọn đối tượng điều tra phỏng vấn như trên, những thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra phỏng vấn mang tính đại diện cao. b. Mục đích điều tra phỏng vấn Phiếu điều tra phỏng vấn được xây dựng nhằm mục đích thu thập các thông tin về những khó khăn thường gặp, những chính sách quản lý Nhà nước nhằm phát triển làng nghề và tính hiệu quả của các chính sách đó tại làng lụa Vạn Phúc- quận Hà Đông. c. Nội dung điều tra phỏng vấn Nội dung phiếu điều tra phỏng vấn dựa trên các nguyên lý, nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với các chính sách phát triển làng nghề. Phiếu điều tra bao gồm 2 phần: Phần 1:Phần thông tin chung. Đó là thông tin về bản thân và công việc của đối tượng được điều tra Phần 2: Phần thông tin riêng liên quan đến đề tài: “giải pháp chính sách QLNN với phát triển sản phẩm lụa của làng nghề Hà Đông – Hà Nội” Nội dung câu hỏi điều tra nhằm thu thập thông tin về ưu nhược điểm của chính sách QLNN đối với phát triển sản phẩm làng nghề lụa Vạn Phúc- Hà Đông, kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách QLNN đối với phát triển sản phẩm làng nghề lụa Vạn Phúc-Hà Đông cũng như những giải pháp được đưa ra về chính sách áp dụng trong công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển sản phẩm làng nghề dệt lụa Vạn Phúc-Hà Đông. Nội dung các câu hỏi xoay quanh các vấn đề: Thực trạng sản xuất và kinh doanh ở làng nghề Vạn Phúc- Hà Đông. Mức độ cần thiết của các chính sách QLNN về phát triển sản phẩm làng nghề lụa Hà Đông. Mức độ tiếp cận các chính sách QLNN của các hộ sản xuất và kinh doanh lụa Vạn Phúc - Hà Đông. Tác dụng của các chính sách QLNN trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh tại làng nghề lụa Vạn Phúc. Nhằm phát huy tính hiệu quả trong thực thi chính sách QLNN với phát triển sản phẩm làng nghề, đưa ra một số kiến nghị với cơ quan hoạch định chính sách. 3.3.2. Kết quả điều tra, phỏng vấn Thông qua tổng hợp các số liệu, dữ liệu từ 40 phiếu điều tra phỏng vấn đã thu về, chúng tôi đã phân tích và thu được kết quả như sau: Về khó khăn mà các hộ sản xuất kinh doanh ở làng lụa Vạn Phúc thường gặp Trong tổng số các ý kiến thì 100% ý kiến cho rằng tình trạng sản xuất và kinh doanh của làng nghề dệt lụa Hà Đông vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn bên cạnh một số ít thuân lợi. 70% ý kiến cho rằng khó khăn về vốn là khó khăn lớn nhất, 20% ý kiến cho rằng khó khăn về mặt bằng sản xuất là quan trọng nhất và 10% rằng ý kiến cho rằng khó khăn lớn nhất là khó khăn khác như thông tin thị trường, khả năng tiếp cận công nghệ mới…. . Như vậy khó khăn lớn nhất tại làng nghề là khó khăn về vốn. Trong khi nguồn kinh phí có hạn thì giá các yếu tố đầu vào không ngừng tăng, đặc biệt là tơ ( từ năm 2005-2010 giá tơ tăng gần gấp 3 l ần). nguồn vốn vay ưu đãi 1 năm nhà nước cho các hộ sản xuất vay 5 triệu đồng, tuy nhiên khoản vay này là quá ít so với lượng vốn mà các hộ phải bỏ ra khi giá cả đầu vào leo thang. Trước tình trạng khó khăn này nhiều hộ sản xuât đã phải tạm ngừng sản xuất để kinh doanh mặt hàng khác. Ông Nguyễn Văn Hà – khối Hồng Phong- phường Vạn Phúc- Hà Đông-HN_ phát biểu:”tình trạng chúng tôi bây giờ như treo niêu đợi gạo”. Chỉ cần có nguồn vốn thì họ lại có thể tiếp tục sản xuất, gắn bó với nghề truyền thống dệt lụa. Về nguồn vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu của các hộ sản xuất kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc Nguồn vốn sản xuất kinh doanh tại làng nghề:70% ý kiến cho rằng nguồn vốn chủ yếu là vốn vay ngân hàng, 20% ý kiến cho rằng vốn tự có và 10% ý kiến cho rằng vốn vay ưu đãi. Như vậy nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của người dân. Về biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất tại làng nghề. Trong tổng số 40 phiếu điều tra phỏng vấn thu về thì 100% ý kiến cho rằng biện pháp xư lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất tại làng nghề còn chưa được quan tâm đúng mức. 90% ý kiến cho rằng các hộ sản xuất đã có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất nhưng chưa hiện đại, còn 10% ý kiến cho rằng các cơ sở sản xuất vẫn chưa có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Theo như kết quả này cho thấy chính sách QLNN về môi trường vẫn chưa hiệu quả, trên thực tế các hộ sản xuất vẫn chưa tuân thủ theo chính sách mà nhà nước đề ra để bảo vệ môi trường. Về mức độ cần thiết của chính sách quản lý Nhà nước với việc phát triển sản phẩm lụa Vạn Phúc Về mức độ cần thiết của chính sách: theo đánh giá đánh giá của các đối tượng được điều tra phỏng vấn thì thứ độ cần thiết giảm dần theo thứ tự sau: 90% ý kiến cho rằng chính sách QLNN đối với phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống là vô cùng quan trọng, 10% ý kiến cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Như vậy các hộ sản xuất và kinh doanh đều nhận thức được tầm quan trọng của chính sách QLNN đối với việc phát triển sản phẩm lụa Vạn Phúc. Bởi xu thế hội nhập kinh tế hiện nay đặt làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nói riêng, làng nghề truyền thống nói chung trước những khó khăn và thách thức lớn. Vai trò của làng nghề truyền thống đối với phát triển kinh tế nông thôn là vô cùng quan trọng. Chính vì thế nên cần phải có chính sách QLNN trong công tác phát triển làng nghề truyền thống lụa Hà Đông. Về các chính sách quản lý Nhà nước với phát triển sản phẩm lụa Hà Đông Trong tổng số 40 phiếu điều tra phỏng vấn thu về thì 100% ý kiến đều đưa ra được các chính sách QLNN: chính sách vốn, chính sách đãi ngộ nghệ nhân, chính sách môi trường. Ngoài ra còn có một số ý kiến nêu thêm chính sách đào tạo nhân lực, chính sách thuế. 80% ý kiến cho rằng chính sách vốn là quan trọng nhất, 10% ý kiến cho rằng chính sách quy hoạch là quan trọng,5% ý kiến cho là chính sách môi trường, 5% ý kiến cho là chính sách đãi ngộ nghệ nhân. Như vậy theo ý kiến của các hộ sản xuất thì chính sách về vốn chiếm vai trò quan trọng nhất, tiếp theo đó là chính sách quy hoạch để giải quyết khâu mặt bằng sản xuất cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất. Chính sách quy hoạch cũng là một trong những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Về mức độ tiếp cận các chính sách quản lý Nhà nước của người dân nơi đây. Trong tổng số 40 phiếu điều tra phỏng vấn thu về thì 100% ý kiến cho rằng các đối tượng đều được biết đến chính sách QLNN, nhưng mức độ không cao. Kênh thông tin mà qua đó họ được tiếp cận tới chính sách QLNN: 70% qua thông báo của Hiệp hội làng nghề và hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc, 30% qua sách báo, tivi, đài,truyền hình, internet…Như vậy các đối tượng được biết đến chính sách QLNN thông qua rất nhiều kênh thông tin khác nhau, tuy nhiên cần phải có biện pháp nâng cao trình độ tiếp cận các chính sách QLNN cho các đối tượng để phát huy tối đa hiệu quả quản lý của các chính sách. Về mức độ phát huy hiệu quả của các chính sách trên thực tế. Trong tổng số 40 phiếu điều tra phỏng vấn thu về thì 70% ý kiến cho rằng các chính sách QLNN đã phát huy hiệu quả nhưng chưa cao và 30% còn lại cho rằng các chính sách trên chưa phát huy được hiệu quả. Với chính sách vốn thì các hộ sản xuất đã sử dụng đồng vốn vay mở rộng sản xuất, tăng doanh thu. Tuy nhiên do vốn vay có hạn nên lợi nhuận thu được không cao, hiệu quả của chính sách này vẫn còn chưa cao. Với chính sách đãi ngộ nghệ nhân, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu cho một số nghệ nhân nổi tiếng, giúp cho hoạt động sản xuất của họ được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ngoài chính sách đó ra thì vẫn chưa có chính sách trợ cấp nào cho các nghệ nhân trong làng để khuyến khích họ sản xuất, duy trì nghề truyền thống, giữ gìn nét văn hóa dân tộc. Vì vậy chính sách đãi ngộ nghệ nhân vẫn chưa phát huy hết tính hiệu quả của nó. Với chính sách môi trường thì thực sự chưa có hiệu quả, các hộ sản xuất ở tách biệt nhau, không có biện pháp xử lý chất thải, xử lý tiếng ồn. Dòng sông Nhuệ la nơi chứa các chất thải vừa là rác thải sinh hoạt vừa là rác thải sản xuất, kèm với đó là tiếng ồn do các máy dệt, máy nhuộm hoạt động dẫn đến môi trường làng nghề Vạn Phúc bị ôm nhiễm không nhỏ. Chính sách tập trung sản xuất đã được áp dụng nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả có thể nhìn thấy. Khu tập trung sản xuất được xây dựng vào năm 2010, đến đầu năm 2011 bắt đầu đi vào hoạt động nên chưa thể đem lại kết quả ngay. Tuy nhiên với chính sách tập trung sản xuất thì sẽ thuận tiện cho hoạt động xử lý rác thải, tiếng ổn trong quá trình sản xuất nhằm bảo vệ môi trường làng nghề Vạn Phúc. Về những khó khăn, thuận lợi của các hộ sản xuất kinh doanh khi có những chính sách quản lý của Nhà nước. Tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp chính sách quản lý nhà nước với phát triển sản phẩm lụa của làng nghề lụa Vạn Phúc - Hà Đông.docx
Tài liệu liên quan