Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản

Lời nói đầu 1

Chương I: Một số lý luận cơ bản về tiền lương của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3

I. Khái niệm, bản chất và vai trò của tiền lương 3

1. Khái niệm 3

2. Bản chất của tiền lương 4

3. Vai trò của tiền lương 5

4. Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương 7

II. Tổ chức công tác trả lương trong doanh nghiệp 7

1. Xây dựng chính sách tiền lương của doanh nghiệp 7

1.1. Nguyên tắc, căn cứ và yêu cầu xây dựng chính sách tiền lương của doanh nghiệp 7

1.1.1. Các nguyên tắc xây dựng chính sách tiền lương 7

1.1.2. Các căn cứ xây dựng chính sách tiền lương 8

1.1.3. Yêu cầu đối với chính sách tiền lương 10

1.2. Nội dung chính sách tiền lương 11

1.2.1. Mức lương tối thiểu chung 11

1.2.2. Hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp 12

1.2.3. Quy chế trả lương 15

2. Thực hiện chính sách tiền lương của doanh nghiệp 16

2.1. Đánh giá thành tích công tác của người lao động 16

2.2. Các hình thức trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp 18

2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian 18

2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 20

2.2.3. Hình thức trả lương hỗn hợp 26

3. Một số chính sách đãi ngộ lao động khác 26

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc trả lương cho người lao động của doanh nghiệp 29

1. Các yếu tố khách quan 29

2. Các yếu tố chủ quan 31

IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương 34

Chương II: Thực trạng công tác trả lương tại Tổng công ty Rau quả, nông sản 36

I. Khái quát về Tổng công ty Rau quả, nông sản 36

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 36

1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Tổng công ty Rau quả, nông sản 36

1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay của Tổng công ty 37

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty 38

2.1. Cơ cấu tổ chức 38

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống tổ chức của Tổng công ty Rau quả, nông sản 42

2.3. Đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty 44

2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty những năm qua 47

II. Thực trạng công tác trả lương tại Tổng công ty Rau quả, nông sản 51

1. Chính sách tiền lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản 51

1.1. Mức lương tối thiểu của Tổng công ty Rau quả, nông sản 51

1.2. Thang bảng lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản 53

1.3. Quy chế trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản 55

2. Thực trạng công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản 57

2.1. Công tác đánh giá thành tích của người lao động trong Tổng công ty Rau quả, nông sản 57

2.2. Công tác xác định tiền lương trả cho người lao động của Tổng công ty Rau quả, nông sản 59

2.2.1. Công tác định mức lao động 59

2.2.2. Xây dựng đơn giá tiền lương 60

2.2.3. Cách thức trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản .64

III. Đánh giá chung về công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản 72

1. Những thành tựu đạt được 72

2. Những khó khăn, hạn chế 74

3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế 75

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản 77

I. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Rau quả, nông sản trong thời gian tới 77

1. Mục tiêu tổng quát 77

2. Định hướng chiến lược 78

3. Mục tiêu cụ thể 80

II. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản 83

1. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân sự 83

2. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng định mức lao động 88

3. Giải pháp hoàn thiện quy chế trả lương 91

4. Các giải pháp khác 94

5. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 97

Kết luận 100

Danh mục tài liệu tham khảo 101

 

 

 

 

 

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh và dịch vụ: - Sản xuất, kinh doanh giống và sản phẩm rau hoa quả, nông lâm hải sản. - Chế biến và kinh doanh: rau, quả ,thịt, thuỷ hải sản, đồ uống (nước quả các loại, nước uống có cồn, không cồn) các mặt hàng lương thực và thực phẩm. - Sản xuất và kinh doanh bao bì các loại. - Bán buôn, bán lẻ nội địa và đại lý hàng hoá. - Kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng và cho thuê văn phòng. - Kinh doanh giao nhận, kho, cảng, vận tải và đại lý vận tải. - Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán. - Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển ngành. - Kinh doanh nguyên nhiên vật liệu (xăng dầu,). - Xây lắp công nghiệp và dân dụng, kinh doanh bất động sản. - Sản xuất kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước. f) Trực tiếp xuất nhập khẩu: * Xuất khẩu: - Các mặt hàng rau, hoa, quả, nông lâm hải sản. - Các mặt hàng thực phẩm chế biến. - Các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. - Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng khác. * Nhập khẩu: - Các mặt hàng rau, hoa, quả, nông lâm hải sản, giống cây trồng. - Thực phẩm chế biến và nguyên liệu chế biến thực phẩm. - Hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất (phân bón, thuốc trừ sâu, sơn, mực in). - Linh kiện, phụ tùng và dạng nguyên chiếc các loại máy móc, thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ, thiết bị năng lượng và kỹ thuật điện, phương tiện vận tải và hàng điện tử. - Sắt, thép, và các loại kim loại khác, khung nhà và kho, xi măng và vật liệu xây dựng khác, thiết bị và vật liệu trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. - Bao bì và nguyên liệu sản xuất bao bì, vải, tơ sợi tổng hợp và tự nhiên, da và vật liệu thuộc da, các loại giấy và sản phẩm giấy, xenluylô, lie và mặt bằng lie. - Hàng công nghệ tiêu dùng, hàng hoá khác được Nhà nước cho phép. 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty những năm qua: Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến ngành rau quả, nông sản. Được sự chỉ đạo giúp đỡ trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Rau quả, nông sản đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Điều này được thể hiện rõ nét qua kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty dưới đây. Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 CL TL(%) CL TL(%) 1.Tổng kim ngạch XNK Tr.đ 132 153 127,3 21 115,9 -25,7 83,2 - Xuất khẩu Tr.đ 69,9 82 76 12,1 117,3 -6 92,68 - Nhập khẩu Tr.đ 62,1 71 51,3 8,9 114,33 -19,7 72,25 2.Tổng doanh thu Tỷ.đ 2670 3650 3548 980 136,7 -102 97,2 3.Các khoản giảm trừ Tỷ.đ 650 895 830 245 137,69 -65 92,74 4.Doanh thu thuần Tỷ.đ 2020 2755 2718 735 136,39 -37 98,66 5.Giá vốn hàng bán Tỷ.đ 1300 1832 1758 532 140,92 -74 95,96 6.Lợi nhuận gộp Tỷ.đ 720 923 960 203 128,19 37 104,01 7.Tổng chi phí Tỷ.đ 2649,2 3623,3 3513,1 974,1 136,77 -110,2 96,96 8.Lợi nhuận trước thuế Tỷ.đ 20,8 26,7 34,9 5,9 128,37 8,2 130,71 9.Thuế thu nhập phải nộp Tỷ.đ 5,824 7,476 9,772 1,652 128,37 2,296 130,71 10.Lợi nhuận sau thuế Tỷ.đ 14,976 19,224 25,128 4,248 128,37 5,904 130,71 11.Thu nhập bình quân Ngđ/ng/th 1035 1170 1400 135 113,04 230 119,66 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TCT trong 3 năm 2004, 2005, 2006 cho thấy các chỉ tiêu kinh tế của TCT đều có sự thay đổi đáng kể: * Công tác kinh doanh XNK: - Năm 2005, TCT đạt mức độ tăng trưởng cao về XNK, đặc biệt là xuất khẩu. Kim ngạch XNK đạt 153 triệu USD tăng 15,9% so với năm 2004 (năm 2004 đạt 132 triệu USD), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 82 triệu USD tăng 17,3% so với năm 2004. Sự tăng lên của Tổng kim ngạch XNK là do các đơn vị XNK đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất chế biến. Công ty rau quả III, Văn phòng TCT đã thực hiện tốt việc hợp tác tiêu thụ các sản phẩm của các đơn vị trong TCT. - Năm 2006, thị trường xuất khẩu có nhiều khó khăn với nhiều biến động, kim ngạch XNK giảm 25,7 triệu USD so với năm 2005 và xuất khẩu tới 58 nước trên thế giới. Các thị trường chính: EU 20,8 triệu USD, Nga 6,4 triệu USD, Hoa Kỳ 13,8 triệu USD Sự giảm xuống của Tổng kim ngạch XNK đó là do giá trị xuất khẩu các mặt hàng rau quả và nông sản giảm so với cùng kỳ. Chưa có các hợp đồng với khối lượng lớn, lâu dài để phát triển vùng nguyên liệu, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm chưa cụ thể. * Tổng doanh thu: -Tổng doanh thu năm 2004 đạt 2670 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 3650 tỷ đồng. Như vậy, năm 2005 tổng doanh thu tăng 980 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 36,7%) so với năm 2004. Sự tăng trưởng mạnh của tổng doanh thu là do giá trị tổng sản lượng nông nghiệp và giá trị tổng sản lượng công nghiệp đều tăng đáng kể. Hầu hết các sản phẩm rau quả chế biến như dứa, vải, dưa chuộtđều tăng so với cùng kỳ và đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua. Các đơn vị đã chú trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Công tác đổi mới bao bì, nhãn hiệu đã được chú ý để đáp ứng yêu cầu khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Tổng doanh thu năm 2006 đạt 3548 tỷ đồng, giảm 102 tỷ đồng so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước còn lại nói chung không hiệu quả, tình hình tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn với những tồn đọng của nhiều năm trước ( đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nguyên liệu, thiếu vốn kinh doanh thua lỗ). Thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, rét khô hạn kéo dài, ảnh hưởng của các cơn bão đã làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng như dứa, vải, dưa chuột, cà chua, đu đủtừ đó làm giảm doanh thu. * Các khoản giảm trừ: Năm 2005 đạt 895 tỷ đồng, tăng 37,69% so với năm 2004. Nhưng đến năm 2006 đã giảm xuống bằng 92,74% so với năm 2005. Giá vốn hàng bán năm 2005 cũng tăng lên đáng kể (tăng 532 tỷ đồng) so với năm 2004 nhưng đến năm 2006 đã giảm 74 tỷ đồng so với năm 2005. Điều này cho thấy nhiều đơn vị trong TCT đã tìm các biện pháp để huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh luân chuyển vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, giải quyết công nợ tồn đọng, chấp hành tương đối tốt các quy định của Nhà nước, đạt hiệu quả kinh doanh cao. * Tổng chi phí: - Năm 2005, cùng với sự gia tăng của tổng doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng lên. Tổng chi phí năm 2005 đạt 3623,3 tỷ đồng tăng 974,1 tỷ đồng (hay 36,77%) so với năm 2004. Sự tăng lên của tổng chi phí là do giá nguyên liệu cao, thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng vay vốn khó và lãi suất vay tăng, chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh đều tăng như vật tư (hộp sắt, phân bón, điện, xăng, dầu), cước phí vận chuyển, đơn giá lao động, tiền lương đã dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao trong khi đó giá đầu ra không thay đổi nhiều - Năm 2006, tổng chi phí đã giảm đáng kể, từ 3623,3 tỷ đồng (năm 2005) xuống còn 3513,1 tỷ đồng (năm 2006), tức năm 2006 tổng chi phí giảm 110,2 tỷ đồng (tương ứng 3,04%) so với năm 2005. Nguyên nhân chính là do trong năm 2006, TCT đã đầu tư một số dây chuyền chế biến với thiết bị và công nghệ hiện đại, bước đầu phát triển vùng nguyên liệu. Mặt khác, nhiều đơn vị trong TCT đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp mang lại những thuận lợi lớn như những tồn tại về tài chính cơ bản được giải quyết, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý nâng cao được trách nhiệm và quyền lợi, người lao động được lựa chọn, sàng lọc từ đó có điều kiện để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, tiết kiệm được chi phí. * Lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh của TCT Rau quả, nông sản. Qua bảng cho thấy, lợi nhuận của TCT không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005 lợi nhuận tăng 4,248 tỷ đồng (tương ứng tăng 28,37%) so với năm 2004. Đến năm 2006, mặc dù tổng doanh thu và tổng chi phí đều giảm, nhưng tốc độ giảm của chi phí (3,04%) nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu (2,8%) cho nên hoạt động kinh doanh của TCT vẫn thu được lợi nhuận đạt 25,128 tỷ đồng, tăng 5,904 tỷ đồng (hay 30,71%) so với năm 2005. Một trong những nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do công tác quản lý chi phí tốt. * Thu nhập bình quân: Vấn đề thu nhập của cán bộ công nhân viên luôn được TCT quan tâm đúng mức. Điều đó được thể hiện rõ nét qua sự tăng trưởng của thu nhập bình quân. Năm 2005, thu nhập bình quân đạt 1170 ngđ/người/tháng tăng 135 ngđ (tương ứng 13,04%) so với năm 2004. Năm 2006, thu nhập bình quân đạt 1400 ngđ/người/tháng tăng 230 ngđ (tương ứng 19,66%) so với năm 2005. Qua đó cho thấy đời sống người lao động không ngừng được nâng cao, đó là do hầu hết các công ty cổ phần sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả khá cao. Tóm lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức và còn một số hạn chế nhưng nhờ có sự chỉ đạo, giúp đỡ của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của các Ban ngành Trung ương cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tỉnh, các địa phương; Có sự chỉ đạo thống nhất, kịp thời của lãnh đạo TCT và các đơn vị, cùng với sự phấn đấu vươn lên trong mọi mặt công tác của cán bộ công nhân viên toàn TCT, chúng ta đã xây dựng được khối đoàn kết nhất trí, có sự phối hợp giữa các đơn vị, khắc phục các khó khăn, bước đầu phát huy được các lợi thế, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác, sản xuất kinh doanh trong các năm. II. Thực trạng công tác trả lương tại Tổng công ty Rau quả, nông sản: 1. Chính sách tiền lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản: 1.1. Mức lương tối thiểu của Tổng công ty Rau quả, nông sản: Theo quy định của Nhà nước, tiền lương tối thiểu của người lao động cho năm 2000 là 180.000 đ/người/tháng. Đến 01/1/2001 mức tiền lương tối thiểu này được nâng lên là 210.000 đ/người/tháng, và đến năm 2003 tăng lên 290.000 đ/người/tháng. Đến ngày 01/10/2005, mức lương tối thiểu đạt 350.000 đ/người/tháng. Theo quy định mới nhất ngày 01/10/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu là 450.000 đ/người/tháng. Tuy nhiên, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn mức lương tối thiểu trong khung quy định. Theo Thông tư 09/2005/TT – LĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương, công thức xác định mức lương tối thiểu điều chỉnh như sau: TLminđc = TLmin x (1 + Kđc) Trong đó: TLminđc : Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa của doanh nghiệp được áp dụng. TLmin : Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định (giới hạn dưới của khung lương tối thiểu). Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp, và được xác định theo công thức: Kđc = K1 + K2 Trong đó: K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng. K2 : Hệ số điều chỉnh theo ngành. Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh; Tổng công ty Rau quả, nông sản lựa chọn mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tổng công ty áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định với điều kiện. - Nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân. - Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ. Năm 2006, Tổng công ty Rau quả, nông sản xác định mức lương tối thiểu mà Tổng công ty áp dụng để xây dựng đơn giá tiền lương như sau: Hệ số điều chỉnh tăng thêm: Kđc = K1 + K2 Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa Tổng công ty được phép áp dụng: TLmincty = TLmin x (1 + Kđc) TLmincty = 350.000 x (1 + 2) = 1.050.000 đ Mức lương tối thiểu Tổng công ty áp dụng là 850.000 đ. Như vậy, khung lương tối thiểu của TCT là 350.000 đ/người/tháng đến 1.050.000 đ/người/tháng. Theo quy định của Nhà nước thì Tổng công ty có thể lựa chọn bất cứ mức lương tối thiểu nào nằm trong khung giới hạn này. Và Tổng công ty đã lựa chọn mức lương tối thiểu là 850.000 đ/người/tháng. 1.2. Thang bảng lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản: Thang lương, bảng lương là những nội dung quan trọng trong chính sách tiền lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản. Việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương và xác định hợp lý các mức phụ cấp theo lương trong Tổng công ty đã xuất phát từ đặc điểm lao động khác nhau trong từng ngành nghề và trong điều kiện lao động cụ thể. Khi xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương, Tổng công ty Rau quả, nông sản đã tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn và công bố công khai trong doanh nghiệp trước khi áp dụng. Cơ sở áp dụng thang, bảng lương: - Thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động. - Xác định đơn giá tiền lương, thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. - Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. - Trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. - Giải quyết các quyền lợi khác theo thoả thuận của hai bên và theo quy định của pháp luật lao động. Dưới đây là ví dụ về bảng lương của khối quản lý cơ quan Tổng công ty và bảng lương của khối kinh doanh cơ quan Tổng công ty. Bảng 2.3: Bảng lương của khối quản lý cơ quan Tổng công ty tháng 12/2006 ĐVT: Đồng STT Họ tên Chức danh Hệ số Tiền lương 1 Nguyễn Toàn Thắng Chủ tịch HĐQT 7,78 3.501.000 2 Nguyễn Văn Thành Uỷ viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc 7,78 3.501.000 3 Trần Văn Duyệt Uỷ viên chuyên trách kiêm Phó tổng giám đốc 7,3 3.285.000 4 Phạm Văn Hoạt Uỷ viên kiêm trưởng ban kiểm soát 7,3 3.285.000 5 Nguyễn Văn Thuần Uỷ viên chuyên trách kiêm Phó tổng giám đốc 6,97 3.136.500 6 Nguyễn Mai Phương Uỷ viên chuyên trách kiêm Phó tổng giám đốc 7,3 3.285.000 Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Bảng 2.4: Bảng lương của phòng kinh doanh XNK I tháng 12/2006 ĐVT: Đồng STT Họ tên Chức danh Hệ số Tiền lương 1 Đặng Thị Hiệp Trưởng phòng 4,8 2.160.000 2 Dương Thị Bằng Nhân viên 4,51 2.029.500 3 Nguyễn Kim Hiền Nhân viên 3,89 1.750.500 4 Phạm Minh Thắng Nhân viên 2,96 1.332.000 5 Vũ Liên Hương Nhân viên 2,96 1.332.000 Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Nhìn vào bảng lương trên ta thấy: Tổng công ty Rau quả, nông sản đã xây dựng thang bảng lương nằm trong khung quy định của Nhà nước, đảm bảo kích thích tính tích cực trong công tác của nhân viên, thúc đẩy nhân viên cố gắng hoàn thành mục tiêu của tổ chức, nâng cao hiệu ích của tổ chức đồng thời cũng có thể thu hút và lưu giữ một đội ngũ nhân viên có tố chất cao, có sức cạnh tranh trên thị trường nguồn nhân lực. 1.3. Quy chế trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản: Để khuyến khích cán bộ công nhân viên Cơ quan văn phòng Tổng công ty thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm, sau khi tham khảo ý kiến các phòng, ban Tổng công ty thống nhất Quy chế trả lương cho CBCNV Cơ quan văn phòng Tổng công ty như sau: a) Những quy định cụ thể: Để từng bước thực hiện trả lương theo công việc (thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động). Trước mắt việc chi lương hàng tháng gồm 2 phần: * Phần cố định (Lương cấp bậc): Căn cứ hệ số lương cấp bậc đang hưởng của từng người nhân với tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định (mức hiện nay là 450.000 đ) và căn cứ trên cơ sở bảng chấm công của phòng (bảng chấm công theo đúng quy định, được chấm hàng ngày và có chữ ký của lãnh đạo phòng) để trả lương trong tháng. Ngoài ra, những ngày lễ, tết: chi bình quân cho CBCNV dựa trên kết quả kinh doanh của cơ quan văn phòng Tổng công ty. * Phần lương biến động (lương năng suất): Là phần tiền lương được xác định trên cơ sở năng suất lao động, đơn giá tiền lương đã được duyệt; là phần tiền lương còn lại của tổng quỹ tiền lương thực hiện sau khi đã trừ đi phần tiền lương cấp bậc nêu trên. Đối với các phòng kinh doanh, căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng phòng, từng cá nhân để trả; đối với các phòng quản lý, căn cứ vào nhiệm vụ được giao (hệ số lương mềm đã được duyệt) và kết quả công tác của từng người để trả. - Tạm ứng và điều kiện để các phòng được tạm ứng lương phần mềm: Ngoài chỉ tiêu doanh số thực hiện, các phòng phải có đủ các điều kiện sau: + Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, việc ứng lương mềm phải dựa trên giá trị mới sáng tạo trong kỳ. + Hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng giám đốc giao phải thực hiện trong tháng, chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan. + Không vi phạm các nguyên tắc quản lý, (luật, chính sách chế độ của Nhà nước). - Nguyên tắc phân chi tiền lương phần mềm ở các phòng kinh doanh: + Trưởng phòng được trích 20% tổng số tiền lương phần mềm của phòng để thưởng cho những người có công đem lại hiệu quả công tác, kinh doanh của phòng trong tháng hoặc để làm quỹ dự phòng và giao dịch trong hoạt động của phòng (việc quản lý sử dụng 20% trên phải công khai, dân chủ, minh bạch). + Phần còn lại trưởng phòng phân bổ cho cán bộ trong phòng theo khối lượng và kết quả của từng người, không được chi bình quân. - Thanh quyết toán lương phần mềm Tất cả các việc chi lương hàng tháng như trên chỉ là tạm ứng. Cuối hàng quý sơ bộ thanh toán theo kết quả kinh doanh trong quý và được xử lý như sau: Nếu đã ứng quá thì giảm số tiền ứng của tháng quý tiếp theo; Nếu ứng chưa đủ thì được ứng tiếp số tiền còn lại để đảm bảo đời sống cho CBCNV. Cuối năm căn cứ vào kết quả thực hiện để quyết toán chính thức theo các chỉ tiêu đã giao khoán. b) Tổ chức thực hiện: * Phòng Kế toán – Tài chính: - Xác định và tổng hợp doanh số thực hiện của các phòng kinh doanh trong tháng cung cấp cho phòng Tổ chức – Cán bộ trước ngày 05 tháng kế tiếp. - Cùng với bộ phận khoán quyết toán từng phương án, báo cáo kết quả kinh doanh từng tháng của các phòng kinh doanh, tạm quyết toán hàng quý và quyết toán khoán cả năm cho các phòng kinh doanh, tạm quyết toán hàng quý và quyết toán khoán cả năm cho các phòng, để làm cơ sở ứng và trả lương cho các phòng. * Các phòng có trách nhiệm: - Theo dõi lập bảng chấm công gửi về phòng Tổ chức cán bộ vào ngày cuối cùng của tháng. - Sau khi nhận và phân bổ lương phần mềm cho CBCNV, Phòng gửi bảng tổng hợp phân phối thu nhập (có chữ ký của người nhận) cho Phòng Tổ chức cán bộ vào ngày 10 hàng tháng để làm cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân. * Phòng Tổ chức – Cán bộ: - Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch tính đơn giá lương tạm ứng phần mềm cho từng phòng. - Kiểm tra, tổng hợp lên bảng thanh toán lương hàng tháng cho từng phòng đúng kỳ hạn. + Lương cứng phát vào ngày cuối cùng của tháng. + Lương mềm phát vào ngày 10 của tháng kế tiếp. 2. Thực trạng công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản: 2.1. Công tác đánh giá thành tích của người lao động trong Tổng công ty Rau quả, nông sản: Tổng công ty Rau quả, nông sản tiến hành đánh giá thành tích công tác của nhân viên theo các tiêu chuẩn nhất định sau: Bảng 2.5: Các tiêu chuẩn đánh giá thành tích công tác của người lao động Hệ thống các tiêu chuẩn Các yếu tố được đề cập Tiêu chuẩn 1: Mức độ hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao - Số đầu việc được giao đã hoàn thành tốt. - Số đầu việc chưa hoàn thành đúng hạn và mức độ ảnh hưởng của nó đến công việc chung của đơn vị. - Tinh thần trách nhiệm trong công việc. Tiêu chuẩn 2: Khả năng tổ chức thực hiện công việc - Mức độ phối kết hợp của các cá nhân và nhóm thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện công việc được giao. - Ý kiến đánh giá của người quản lý, của các cá nhân, đơn vị khác về cách làm việc và giao tiếp của người lao động đó. Tiêu chuẩn 3: Tinh thần tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc, hoàn thành những nhiệm vụ của những người vắng mặt - Mức độ giúp đỡ đồng nghiệp (thường xuyên, không thường xuyên) trong chuyên môn, nghiệp vụ. - Giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành công việc trong thời gian nghỉ ốm, bệnh tật hoặc trường hợp khó khăn khác. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao động - Mức độ đảm bảo thời gian, chế độ. - Số lần vi phạm kỷ luật lao động và mức độ vi phạm. - Khả năng cuốn hút người khác thực hiện kỷ luật lao động. - Tiết lộ bí mật kinh doanh. Nguồn: Tổng công ty Rau quả, nông sản Sau khi đề ra các tiêu chuẩn đánh giá thành tích người lao động, TCT Rau quả, nông sản đã tiến hành tổ chức đánh giá thông qua phương pháp quan sát hành vi. Căn cứ vào nội dung của phương pháp, lãnh đạo TCT sẽ đánh giá được tình hình thực hiện công việc của nhân viên bằng cách quan sát hành vi thực hiện công việc của nhân viên. Mặt khác, để kết quả được chính xác và đảm bảo công bằng cho người lao động, TCT còn sử dụng phương pháp tính điểm cho các tiêu chuẩn và hàng ngày trưởng các phòng ban sẽ tổ chức chấm công người lao động. 2.2. Công tác xác định tiền lương trả cho người lao động của Tổng công ty Rau quả, nông sản: 2.2.1. Công tác định mức lao động: Định mức lao động trong doanh nghiệp Nhà nước là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tổ chức sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và kết quả công việc của người lao động. Trên cơ sở khối lượng, chất lượng công việc, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, đơn vị xây dựng định mức lao động để xác định số lao động định biên và đơn giá tiền lương sản phẩm, lương khoán. Việc xây dựng định mức lao động, lao động định biên của đơn vị trong TCT Rau quả, nông sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2005/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ví dụ: Định mức lao động cho từng sản phẩm và hệ số quy đổi sản phẩm của Tổng công ty Rau quả, nông sản năm 2006. Bảng 2.6: Định mức lao động cho từng sản phẩm và hệ số quy đổi sản phẩm năm 2006 STT Sản phẩm Số lượng (tấn) ĐMLĐ (Công/tấn) Hệ số SP quy đổi (Tấn) 1 Dứa hộp 4.650 80 1 4.650 2 Dưa bao tử 4.650 85 1.06 4.929 3 Dưa chuột lọ 1.630 50 0.63 1.027 4 Vải hộp 500 90 1.13 565 5 Cà chua cô đặc 320 25 0.31 99 6 Nước dứa cô đặc 6.500 25 0.31 2015 7 Nước quả 530 24 0.30 159 8 Quả đông lạnh 950 70 0.87 827 9 Hạt điều 1.300 330 4.13 5.369 10 Khác 250 80 1 250 Tổng số 21.280 19.890 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Nhìn bảng ta thấy Tổng công ty Rau quả, nông sản đã chọn dứa hộp làm sản phẩm để quy đổi do dứa hộp là sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm chuẩn với số lượng nhiều, phải mất nhiều công để làm ra sản phẩm. Các sản phẩm khác như dưa bao tử, dưa chuột lọ, vải hộp được quy ra theo đơn vị sản phẩm chuẩn để khoán. Định mức lao động là cơ sở cho việc xác định đơn giá tiền lương. Vì vậy, Tổng công ty phải bám sát yêu cầu mỗi công việc cụ thể cần bao nhiêu lao động là đủ, tránh tình trạng xác định số lao động ít hơn hoặc nhiều hơn nhu cầu thực tế. Đồng thời cần hạch toán chính xác số sản phẩm làm ra trong một ngày làm việc của người lao động ở từng giai đoạn để xác định đơn giá tiền lương phù hợp với tình hình sản xuất của mỗi bộ phận. 2.2.2. Xây dựng đơn giá tiền lương: Tổng công ty Rau quả, nông sản lựa chọn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu và đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi). a) Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu áp dụng theo công thức sau: Vđg = Trong đó: +Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu (đơn vị tính đồng/1.000 đồng doanh thu); + Lđb: Lao động định biên. + TLmincty: Mức lương tối thiểu của TCT lựa chọn. + Hcb: Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân. + Hpc: Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương. + Vđt: Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương. + Vttlđ: Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm. +: Tổng doanh thu kế hoạch. b) Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ, áp dụng theo công thức sau: Vđg = Vgiờ x Tsp Trong đó: + Vđg : Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm, kể cả sản phẩm quy đổi tiêu thụ (đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm); + Vgiờ : Tiền lương giờ để tính đơn giá tiền lương, được tính bằng tiền lương tháng bình quân kế hoạch chia cho 26 ngày và chia cho 8 giờ. Tiền lương bình quân tháng được tính trên cơ sở hệ số lương theo cấp bậc công việc, phụ cấp lương bình quân, mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn, phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể và tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm. + Tsp : Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (tính bằng số giờ-người/đơn vị sản phẩm) Dưới đây là ví dụ về cách xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu và đơn giá tiền lương theo sản phẩm của TCT Rau quả, nông sản. Bảng 2.7: Xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu của khối kinh doanh của TCT Rau quả, nông sản năn 2006 Số TT Chỉ tiêu tính đơn giá Đơn vị tính Năm 2005 Kế hoạch 2006 Kế hoạch Thực hiện I Chỉ tiêu SX KD tính đơn giá 1 Tổng doanh thu Tr.đồng 870.000 268.855 287.400 2 Tổng chi (chưa có lương) // 845.730 248.506 264.524 3 Lợi nhuận // 5.000 12.405 14.290 4 Tổng các khoản nộp ngân sách // 53.400 14.605 16.837 II Đơn giá tiền lương 1 Lao động định mức Người 1.000 233 210 2 Lao động thực tế sử dụng BQ // 1.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5450.doc
Tài liệu liên quan