Đề tài Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty Xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng

Vì không sử dụng những tài khoản này nên khi phát sinh những khoản, giảm giá hàng bán hoặc hàng bị trả lại kế toán ghi giảm luôn doanh thu(ghi Nợ TK 511). Như vậy là chưa đúng chế độ kế toán hiện hành.

 Một vấn đề nữa đó là về chi phí quản lý của doanh nghiệp. Đến cuối kỳ khi tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán kết chuyển 100% cho hoạt động bán hàng chịu chứ không phân bổ nó cho các hoạt động kinh doanh như: hàng hoá kinh doanh thương mại(bán hàng), hàng hoá kinh doanh dịch vụ, hàng hoá tài chính. Do vậy, hàng hoá thương mại phải chịu toàn bộ chi phí quản lý trong kỳ, nh vậy là chưa hợp lý.

 Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật phát triển việc ứng dụng công tác tin học vào công tác kế toán là cần thiết. Nó sẽ giúp cho việc tính toán các số liệu nhanh và chính xác. Hiện nay, phòng kế toán của công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có am hiểu về lĩnh vực tin học nhưng công tác tin học vẫn chưa được áp dụng vào công tác kế toán cho nên việc tính toán ở công ty hiện nay còn khá vất vả cho các cán bộ kế toán.

 

doc53 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty Xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu cho việc lập quyết toán được đầy đủ và kịp thời. Lập và gửi báo cáo kinh doanh đúng chế độ và kịp thời. Đến cuối kỳ kinh doanh kế toán phải xác định đúng đắn tổng số thu nhập và tổng chi phí trong kỳ từ đó mà xác định chính xác kết quả kinh doanh của đơn vị, làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở các đơn vị cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau đây: - Xác định đúng đắn thời điểm bán hàng hoá được coi là bán. Bán hàng là việc chuyển giao hàng sở hữu và quyền sử dụng nó cho khách hàng, xí nghiệp không còn quyền sở hữu và quyền sử dụng nó. Vì vậy, mà xác định đúng đắn thời điểm bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng, có xác định đúng thì mới xác định thời điểm kết thúc việc quản lý chúng, mới tạo điều kiện cho công tác kế toán sử dụng đúng đắn tài khoản kế toán và phản ánh chính xác doanh thu của hàng hoá tiêu thụ. Trên cơ sở đó tính toán chính xác thuế doanh thu và kết quả bán hàng trong kỳ kinh doanh của đơn vị. Về nguyên tắc, chỉ khi nào hàng hóa chuyển quyền sở hữu từ đơn vị bán sang khách hàng thì khi đó hàng hoá mới được tính là hàng đã bán. - Tổ chức hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng từ hợp lý. Kế toán cần phải có đầy đủ các chứng từ hợp pháp về nghiệp vụ bán hàng, tổ chức việc luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán một cách hợp lý nhằm phản ánh được số liệu phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh, tránh việc trùng lặp, phức tạp một cách không cần thiết, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. - Báo cáo kịp thời tình hình bán hàng. Báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình hàng bán, tình hình thanh toán với khách hàng theo từng loại hàng, từng hợp đồng kinh tế, từng thời gian... đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý là phải giám sát chặt chẽ hàng hoá tiêu thụ trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian. Đôn đốc việc thu nộp tiền bán hàng để sử dụng cho các mục đích cá nhân. - Xác định chính xác chi phí bán hàng phát sinh và phân bố hợp lý chi phí bán hàng. Xác định và tập hợp đầy đủ phí bán hàng phát sinh trong kỳ đồng thời phân bổ hợp lý, chính xác chi phí bán hàng cho hàng còn lại và hàng bán ra, xác định đúng đắn trị giá vốn của hàng hoá bán ra từ đó mà xác định đúng đắn kết quả kinh doanh bán hàng. Hoạt động bán hàng diễn ra thường xuyên liên tục với nội dung có tính chất phức tạp, việc xác định chính xác kết quả kinh doanh cũng rất khó khăn. Vì vậy, để phản ánh và giám đốc chúng một cách chính xác kịp thời cần phải tổ chức chặt chẽ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, từ việc hạch toán ban đầu đến ghi sổ kế toán. 2. Kế toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng. a) Tài khoản sử dụng. * Sử dụng các tài khoản sau: TK 511 –”Doanh thu bán hàng” TK 512 –”Doanh thu bán hàng nội bộ” TK 531- hàng bán bị trả lại TK 532 –”Giảm giá hàng bán” TK 632 –”Giá vốn hàng bán” TK 641 –”Chi phí bán hàng” TK 642 –”Chi phí quản lý doanh nghiệp” TK 911 –”Xác định kết quả kinh doanh” * Nội dung, kết cấu các tài khoản: - Các TK loại 5: + TK 511: Phản ánh doanh thu bán hàng theo hoá đơn và doanh thu thuần. Kết cấu của TK này như sau: Bên nợ: - Phản ánh thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Phản ánh doanh thu thuần. Phản ánh các khoản điều chỉnh giảm doanh thu. Bên có: - Phản ánh doanh thu bán hàng theo hoá đơn. + TK 531: Hàng bán bị trả lại, dùng để phản ánh trị giá của hàng bán nhưng bên mua trả lại vì hàng giao không đúng điều kiện hợp đồng. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: - Phản ánh trị giá bán của số hàng bán bị trả lại. Bên có: - Kết chuyển trị giá bán hàng bị trả lại để điều chỉnh giảm doanh nghiệp bán hàng. + TK 532: Giảm giá hàng bán, dùng để phản ánh số tiền giảm giá hàng bán cho người mua về số hàng đã bán, vì hàng giao không đúng điều kiện hợp đồng. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên nợ: - Phản ánh số tiền giảm do giảm giá hàng bán. Bên có: - Kết chuyển số tiền giảm giá hàng điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng. * Các loại TK loại 6: Các TK phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh thương mại trong kỳ. + TK 632: Phản ánh giá trị giá vốn thực tế của hàng tại thời điểm bán hàng(xuất kho để bán). Bên nợ: - Trị giá vốn thực tế của hàng đã xác định tiêu thụ. Bên có: - Kết chuyển giá vốn thực tế của hàng tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả. + TK 64: Chi phí bán hàng: Tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ. Bên nợ: - Tập hợp những khoản được tính là chi phí bán hàng trong kỳ. Bên có: - Các khoản giảm chi phí bán hàng. - Kết chuyển chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán vào TK 911 hoặc chi phí bán hàng phân bổ cho hàng chưa bán vào TK 142. + TK 642: Chi phí quản ký doanh nghiệp : tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Kết cấu của TK này như sau: Bên nợ: - Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 hoặc TK 142. * Các loại TK loại 9. + TK 911: Tính toán kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kết cấu của tài khoản này như  sau: Bên nợ: - Trị giá vốn tại thời điểm xuất kho của hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của số hàng đã bán. - Chi phí hàng hoá tài chính và chi phí bất thường. - Số lãi trước thuế của các hàng hoá kinh doanh. Bên có: - Doanh thu thuần về bán hàng hoá, dịch vụ. - Thu nhập về hoạt động tài chính và thu nhập bất thường. - Trị giá vốn hàng bị trả lại(của số hàng đã kết chuyển và TK xác định kết quả). - Số lỗ của hàng hoá kinh doanh. b) Phương pháp hoạch toán của các nghiệp vụ bán hàng. * Trường hợp bán buôn hàng hoá. - Tại thời điểm hàng hoá được coi là bán, cán bộ kế toán căn cứ vào chứng từ bán hàng ghi: Nợ TK 131, 111, 112... Có TK 511: Doanh thu bán hàng(5111). - Tính thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp(nếu có) kế toán ghi. Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng(5111). Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nơớc. * Trờng hợp bán lẻ hàng hoá: Cán bộ kế toán căn cứ vào báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền cho thủ quỹ ghi: Nợ TK 111: Số tiền thực nộp. Có TK 138(1381) : Số tiền thiếu nếu có. Có TK 511(5111) : Doanh thu bán hàng. * Trường hợp bán hàng trả góp: Doanh số bán bàn ghi theo doanh số bình thường. Số tiền người mua phải trả cao hơn do trả góp, thì số chênh lệch cao hơn phản ánh vào thu nhập họat động tài chính. Kế toán căn cứ vào chứng từ bán hàng trả góp ghi: Nợ TK 111: Số tiền trả ngay lúc mua hàng. Có TK 131 : Số tiền người mua phải trả góp. Có TK 511 : Doanh thu bán bình thường. Có TK 711: Số tiền lãi người mua phải trả do trả góp. * Trường hợp bán hàng đại lý (ký gửi): hàng nhận đại lý hoặc ký gửi được phải ánh ở Bên nợ TK ngoài bảng TK 033. Khi bán hàng được hàng ghi có ở TK này. Khi bán được hàng doanh nghiệp được hưởng thủ tục phí theo hợp đồng chính là thu nhập về hoạt động bán hàng và phải trả chủ hàng số tiền bán hàng sau khi trừ thủ tục phí. Kế toán căn cứ vào báo cáo hoặc chứng từ bán hàng ký gửi(hàng đại lý bán) để ghi: Nợ TK 111: số tiền bán hàng. Có TK 511: Phần thu nhập doanh nghiệp được hưởng. Có TK 331: Số tiền phải trả cho chủ hàng. . * Trường hợp bán hàng có trừ giảm giá hàng. - Khi tính số tiền giảm giá hàng cho người mua kế toán ghi. Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán. Có TK 131,111,112... - Khi kết chuyển trừ vào doanh thu bán hàng kế toán ghi: Nợ TK 511(5111): Doanh thu bán hàng. Có TK 532: Giảm giá hàng bán. c) Phương pháp hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh. Cuối kỳ hạch toán, khi xác định được doanh thu thuần, kế toán ghi: Nợ TK 511: doanh thu bán hàng. Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Trị giá vốn của hàng đã bán được kết chuyển từ TK 632, sang TK 911, kết toán ghi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 632: Giá vốn hàng bán. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của số hàng đã bán kết chuyển, kế toán ghi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 641: Chi phí bán hàng. Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 142: Chi phí trả trước (1422). Khoản chênh lệch (nếu là lãi) kế toán ghi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Có 421: Lãi chưa phân phối. Khoản chênh lệch (nếu là lỗ) kế toán ghi: Nợ TK 421: LCPP. Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. 3. Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng và xác định nghiệp vụ kết quả bán hàng. Trong công tác kế toán, để quản lý một cách chặt chẽ, cụ thể về hàng hoá cần có kế toán chi tiết. Có nhiều cách mở sổ chi tiết, có thể mở chi tiết kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của hàng xuất khẩu và nhập khẩu, có thể mở chi tiết kế toán bán hàng và kết quả bán hàng theo từng nhóm hàng kinh doanh. Để thực hiện kế toán chi tiết như trên thì phải giải quyết những vấn đề sau: - Đối với TK 511(cụ thể là TK 5111 –”doanh thu bán hàng hoá” mở tài khoản chi tiết cấp 3 cho bán hàng xuất khẩu, bán hàng nhập khẩu, sau đó, mở TK chi tiết cấp 4 theo từng nhóm hàng. - Đối với TK 632, cũng mở tài khoản chi tiết cấp 3 cho giá vốn hàng xuất khẩu, giá vốn hàng nhập khẩu, sau đó mở TK chi tiết cấp 4 theo từng nhóm hàng. - Đối với TK 641, cũng mở sổ chi tiết chi phí bán hàng xuất và chi phí bán hàng nhập. Sau đó lại phân bổ cho từng nhóm hàng tỷ lệ thuận với tiêu thức lựa chọn. - Đối với TK 642, chi phí quản lý doanh nghiệp của khẩu kinh doanh thương mại, phần bổ cho hàng xuất, hàng nhập, sau đó lại phân bổ cho từng nhóm hàng. -Đối với TK 911, mở tài khoản chi tiết cấp 2 cho từng hàng hoá kinh doanh, mở tài khoản cấp 3 cho hàng xuất, hàng nhập của hàng hoá kinh doanh thương mại, mở tài khoản cấp 4 cho từng nhóm hàng. Phần II Tình hình thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty Thương Mại tổng hợp lạng sơn I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty thương mại tổng hợp Lạng Sơn 1. Tình hình đặc điểm và quá trình hình thành của doanh nghiệp Công ty Thương mại Tổng hợp Lạng Sơn được thành lập ngày 10/5/1991 trên cơ sở lấy công ty lâm sản thực phẩm làm nòng cốt, sát nhập các Công ty cấp II của tỉnh. Trong đó có công ty thương nghiệp tổng hợp, công ty vật liệu chất đốt, Công ty Bách hoá công nghệ phẩm, Xí nghiệp may mặc và 10 Công ty thương nghiệp huyện. Các đơn vị này trong cơ chế bao cấp đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình. Khi chuyển đổi cơ chế gặp nhiều lúng túng trong kinh doanh bị thua lỗ dẫn đến mất vốn không có khả năng trả nợ ngân hàng (trên 5 tỷ) cán bộ công nhân viên không có công ăn việc làm. Trước tình hình đó uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có quyết định giải thể các đơn vị làm công tác nội thương từ tỉnh đến huyện và thành lập Công ty Thương mại Tổng hợp Lạng Sơn 2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp về tổ chức kinh doanh sản xuất Tính từ ngày thành lập đến năm 2001 bên cạnh những khó khăn cơ bản phải khắc phục như: Tổ chức sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh, tổ chức lại đội ngũ cán bộ quản lý, khắc phục về nguồn vốn, về tình trạng cơ sở vật chất, tình hình công nợ của các đơn vị sát nhập Với mạng lưới phục vụ vừa rộng vừa mỏng ở vào điều kiện của một tỉnh biên giới, Công ty Thương mại Tổng hợp Lạng Sơn có hai nhiệm vụ chính là: - Kinh doanh hàng nội địa: Đảm bảo giữa cung và cầu những mặt hàng thiết yếu như dầu hoả, muối iốt, nhu cầu tiêu thụ của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. - Kinh doanh hàng xuất nhập khẩu: Nhằm khai thác triệt để thế mạnh của Tỉnh có biên giới giáp Trung Quốc góp phần làm ổn định thị trường và tăng thu ngân sách cho nhà nước Năm 2001 là năm thứ 10 kể từ ngày thành lập Công ty đã khắc phục những khó khăn hiện tại để hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu cấp trên giao cho năm sau cao hơn năm trước. Tổng số vốn hiện có: Vốn kinh doanh: 10.553.344.000 đồng Trong đó: Vốn cố định: 3.114.977.000 đồng Vốn lưu động: 7.438.367.000 đồng Kèm theo một mạng lưới kinh doanh với những chức năng và nhiệm vụ như trên qua bảy năm thử thách với thương trường. Công ty Thương mại Tổng hợp Lạng Sơn đã nắm vững được quan điểm đường lối của Đảng chấp hành các chủ trương chính sách của nhà nước với tinh thần đoàn kết nhất trí năng động sáng tạo đã từng bước đưa công ty từ những đơn vị làm ăn thua lỗ ở cơ chế bao cấp, bị động thành một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả, tự chủ năng động trong cơ chế thị trường thể hiện ở những mặt sau đây: Về doanh số bán ra thực thu: Năm 2001: Toàn công ty thực hiện được doanh số bán ra là: 350 tỷ đồng, tỷ lệ tăng doanh thu số bình quân từ 20 - 25% so với năm 1998 (Năm thực hiện 293 tỷ đồng) Các chỉ tiêu cũng tăng tỷ lệ thuận với doanh số bán ra hàng năm Lợi nhuận: Qua hai năm 2000 - 2001 hoạt động công ty đã thực hiện được 2.325.000 đồng Thu nhập bình quân của người lao động ngày một cao hơn, những năm đầu 1991 - 1998 là: 200.000 - 300.000 đồng/tháng. Năm 1999 - 2001: 500.000 - 600.000 đồng/tháng/người - Đặc biệt về chỉ tiêu nộp ngân sách, năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong năm 1999 đến năm 2001 công ty đã thực hiện được: Tổng mức nộp ngân sách: 13.325.677.780 đồng Thuế doanh thu: 9.805.333.780 đồng Thuế thu nhập doanh nghiệp : 107.987.000 đồng Thuế XNK: 3.983.357.000 đồng Thuế sử dụng vốn: 214.000.000 đồng Về trình độ nghiệp vụ của mậu dịch viên, CBCNVC ngày càng được nâng cao từ đội ngũ CB làm công tác nội thương cũ, nay đã thông thạo và làm khá tốt công tác nội thương, ngoại thương, năng lực quản lý của cán bộ nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ được nâng cao rõ rệt thể hiện ở những đơn vị trực thuộc làm ăn có hiệu quả cao hầu hết là do các đồng chí lãnh đạo Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ban Giám đốc công ty đã có những biện pháp cụ thể, nhằm tập trung năng lực, trí tuệ tài sản, tiền vốn đưa vào phục vụ kinh doanh có hiệu quả nhất kể cả góp vốn cổ phần để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng các biện pháp khoán đến người lao động, khoán theo thương vụ, cử cán bộ có đủ năng lực và đủ điều kiện đi xa, đi sâu tạo những chân hàng XNK ổn định vững chắc. Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, Công ty đã khuyến khích đơn vị trực thuộc hình thức bán đại lý nhằm phục vụ kinh doanh nội địa được tốt hơn. * Về hoạt động kinh doanh Công ty Thương mại Tổng hợp Lạng Sơn tiền thân là Công ty Thương nghiệp, trước đây công việc kinh doanh chủ yếu là mua vào bán ra nên công tác tổ chức kinh doanh là tổ chức quy trình luân chuyển hàng hoá chứ không phải là công nghệ sản xuất như đơn vị sản xuất. Quy trình lưu chuyển hàng hoá của Công ty được thực hiện dưới dạng sơ đồ sa Bán ra Dự trữ Bán ra Mua vào ở khâu mua vào, căn cứ vào nhu cầu thực hiện kế hoạch của đơn vị đã lập triển khai phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tìm nguồn hàng và thực hiện quá trình mua hàng. Sau khi mua hàng và tuỳ thuộc vào từng loại hàng cụ thể. Đối với loại hàng thiết yếu chính sách như dầu hoả, muối iốt và một số mặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn và phải tiêu thụ làm nhiều lần. Vì vậy khi mua hàng phải làm thủ tục nhập kho, dự trữ sau đó mới bán ra. Còn đối với một số ít các loại hàng xuất nhập khẩu khi mua vào chuyển đi tiêu thụ ngay, không dự trữ qua kho nữa. * Về mạng lưới kinh doanh: Toàn Công ty có 17 đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc gồm 10 cửa hàng huyện 05 đơn vị tại thị xã, 01 đơn vị tại Hà Nội, 01 đơn vị tại Thành Phố Hồ Chí Minh với 277 CBCNVC. Văn phòng Công ty đối với các cửa hàng và các trung tâm này như là một Tổng công ty thực hiện các vấn đề về phân phối. Cung cấp đối với các mặt hàng thiết yếu chính sách xã hội như dầu hoả, muối iốt. Còn 10 cửa hàng huyện và các trung tâm ở địa bàn thị xã với nhiệm vụ là kinh doanh hàng nội địa đảm bảo những mặt hàng thiết yếu chính sách. Ngoài ra, một số cửa hàng và trung tâm còn kinh doanh hàng XNK, vào cuối quý hoặc mỗi kỳ kinh doanh các trung tâm và các cửa hàng này đều phải gửi các bảng thanh quyết toán lên cho Công ty như bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thuyết minh tài chính 3. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty *. Tổ chức bộ máy quản lý lao động Là một bộ máy hoạt động có hiệu quả, bộ máy quản lý của công ty bao gồm: ban Giám đốc, ba phòng chức năng, mỗi phòng thực hiện các chức năng khác nhau cụ thể được thể hiện dưới dạng sơ đồ sau: Ban giám đốc Phòng KT - TV Phòng TC - HC Phòng KDXNK Ban giám đốc gồm 3 người: Một giám đốc: Chỉ đạo chung Một phó giám đốc: Chịu trách nhiệm về hàng XNK, văn thể Một phó giám đốc: Chịu trách nhiệm về hàng nội địa + Giám đốc: Là người chỉ đạo công ty, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao cho Công ty. + Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, giúp giám đốc hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao + Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết các công việc chủ yếu như quản lý về lao động, theo dõi con người, tiền lương, các chế độ chính sách. + Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện những công việc thuộc những vấn đề liên quan đến tài chính, vốn, tài sản, các nghiệp vụ phát sinh trong ngày, trong kỳ kinh doanh, phải lập các bảng thanh quyết toán, công khai toàn bộ tài sản công nợ doanh thu chi phí về kết quả trong kỳ. + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu quản lý và thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh, các mặt hàng kinh doanh và XNK, giải quyết và tập hợp các thủ tục cần thiết cho các nghiệp vụ, tìm tòi nguồn hàng cũng như các mối tiêu thụ hàng trong công tác XNK, chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục hành chính liên quan đến công việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. * Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Bộ máy kế toán của công ty gồm 8 người: -Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm giúp giám đốc thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở công ty ; cùng Giám đốc của Công ty chịu trách nhiệm về tài chính của Công ty bao gồm: Phê duyệt các văn bản, giấy tờ sổ sách liên quan đến tài chính. - Phó phòng kế toán: Là do Công ty bổ nhiệm công việc là giúp kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán) và thay mặt trưởng phòng kế toán giải quyết các công việc liên quan đến phòng kế toán khi trưởng phòng vắng mặt. - Kế toán tổng hợp: Trực tiếp hướng dẫn các kế toán viên ( kế toán phần hành ) giải quyết các thông tin kế toán và cuối kỳ căn cứ vào nhật ký chứng từ bảng kê cụ thể của các phần hành kế toán lập, kế toán tổng hợp lên sổ cái tài khoản, lập báo cáo kết quả kinh doanh, lập bảNg cân đối kế toán. Kế toán thống kê: Cuối tháng dựa vào các sổ ghi chép thường nhật, lập bảng tổng hợp mua bán trong tháng của toàn công ty bao gồm: Tổng hợp việc mua bán hàng nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu. - Kế toán quỹ tiền mặt: Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và theo dõi các khoản cần vay. - Kế toán thanh toán công nợ, kho: Theo dõi tất cả các khoản nợ, công nợ trong quan hệ kinh doanh của công ty, theo dõi các khoản khách hàng nợ mình và mình nợ nhà cung cấp. - Kế toán kho: Theo dõi xuất nhập hàng hoá trong kho. - Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tài sản cố định, theo dõi các khoản khấu hao và thanh lý TSCĐ - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý các loại tiền mặt, nhập xuất có đủ mặt phiếu thu, phiếu chi do kế toán lập, có đầy đủ chữ ký của người lập chứng từ, người nhận, người giao, kế toán trưởng. Riêng phiếu chi phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị. Bộ máy kế toán của công ty được thực hiện dưới dạng sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán thống kê Kế toán tổng hợp Kế toán quỹ tiền mặt Kế toán thanh toán công nợ + kế toán kho Kế toán TSCĐ Kế toán các đơn vị trực thuộc Thủ quỹ Ngoài ra ở dưới phòng kế toán tại các phòng trung tâm và các cửa hàng trực thuộc còn có các tổ chức kế toán. Trong các tổ kế toán bao gồm: Tổ trưởng kế toán và các tổ viên, các đơn vị này đều hạch toán độc lập và thực hiện theo phương pháp báo sổ vào mỗi tháng, mỗi quý và mỗi năm Do Công ty Thương mại Tổng hợp có quy mô kinh doanh lớn hoạt động kinh doanh phức tạp, số lượng tài khoản sử dụng nhiều, mật độ phát sinh các nghiệp vụ nhiều đồng đều và số lượng nhân viên kế toán nhiều. Vì vậy công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ 4. Hình thức kế toán ở Công ty Thương mại Tổng hợp Lạng Sơn Do Công ty Thương mại Tổng hợp Lạng Sơn có quy mô kinh doanh lớn, hoạt động kinh doanh phức tạp, số lượng tài khoản sử dụng nhiều, mật độ phát sinh các nghiệp vụ nhiều đồng đều vì vậy Công ty đã áp dụng hình thức Sổ nhật ký Chứng từ và sử dụng các tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản do Nhà nước ban hành. Sơ đồ 14: Sơ đồ trình tự sổ kế toán của hình thức Nhật ký Chứng từ BảNg tôNg hợp chứng từ gốc cùng loại Bảng phân bổ Sổ quỹ Nhật lý chứng từ Sổ và thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo biểu kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc chuyển đến phòng kế toán, kế toán tiến hành phân loại kiểm tra các chứng từ theo nội dung kinh tế phát sinh, lấy số liệu ghi trực tiếp vào Nhật ký Chứng từ hoặc bảng kê, sổ quỹ hoặc sổ chi tiết có liên quan. Đối với các chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết phục vụ cho việc ghi nhật ký chứng từ thì cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê sổ chi tiết đr ghi vào và Nhật ký Chứng từ. Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết phải được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, các chứng từ gốc trước hết phải được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào Nhật ký Chứng từ có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký Chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên Nhật ký Chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các Chứng từ có liên quan đến sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi vào các sổ thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các số và thẻ chi tiết, căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết tập hợp các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản cấp một có mở chi tiết. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký Chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước. * Sổ cái là sổ tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh sổ phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng hoặc cuối quý. Số phát sinh bên Có của mỗi tài khoản được phản ánh trên sổ cái theo tổng sổ lấy từ Nhật ký Chứng từ ghi có tài khoản đó, số phát sinh bên Nợ của mỗi tài khoản được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản, đối ứng Nợ lấy từ Nhật ký Chứng từ có liên quan II- Tình hình thực hiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty. 1. Kế toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả ở công ty. a) Tài khoản sử dụng. Công ty sử dụng một số tài khoản sau trong hệ thống TKKT doanh nghiệp: Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng hoá. Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán. Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng. Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. b) Các phương thức bán hàng ở công ty. Là công ty xuất – nhập khẩu nhưng hiện nay công ty chỉ thực hiện được việc nhập khẩu hàng hoá về và tiêu thụ mới chỉ trong phạm vi trong nước, chưa xuất khẩu được. Công ty thường sử dụng các phương thức bán hàng sau: * Bán buôn qua kho. Bán trực tiếp qua kho: Theo hình thức này công ty xuất hàng từ kho giao trực tiếp cho người mua do bên mua uỷ nhiệm đến nhận hàng trực tiếp. Người mua sẽ cầm hoá đơn kiêm phiếu xuất kho do phòng kế toán lập. Hàng hoá được coi là bán khi người mua đã nhận hàng và ký xác nhận trên hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Việc thanh toán tiền hàng hoặc tiền mặt, hoặc bằng ngân phiếu hay séc, nếu người mua chịu hàng thì doanh nghiệp phải căn cứ vào độ tin cậy của người mua với doanh nghiệp. * Bán trực tiếp tại cảng: Công ty cử người ở phòng kinh doanh đi cùng với người mua hàng đến cảng để nhận hàng hoá đưa từ tàu xuống, sau đó chuyển giao hàng hoá tại cảng cho bên mua. Chứng từ bán hàng là hoá đơn bán hàng do phòng kế toán lập. Hàng hoá được coi là bán ngay khi người mua nhận đủ hàng và ký xác nhận trên chứng từ bán hàng của công ty, việc thanh toán tiền hàng ở đây là tiền mặt, séc, ngân phiếu, hoặc giấy nhận nợ của khách hàng. c) Trình tự kế toán.bán hàng và xác định két quả bán hàng tho hình thức nhật ký chứng từ ởcong ty thương mại tổng hợp lạng sơn - Kế toán bán hàng nhập khẩu và hàng tự doanh từ kho công ty: Căn cứ vào lượng hàng tồn kho và nhu cầu mua hàng của khách hàng( các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, nhu cầu tiêu dùng cá nhân...) Phòng kế toán viết hoá đơn bán hàng thành 3 liên, liên 1 lu tại cuống ở bộ phận kế toán, liên 2 khách hàng cầm, liên 3 dùng để thanh toán khách hàng nộp tiền và sau khi thu tiền, kế toán thanh toán”tiền mặt, công nợ” lập phiếu thu sau đó ghi vào bảng kê số 1. Nợ TK 111: Tiền mặt(1111). Có T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6653.doc
Tài liệu liên quan