Đề tài Hướng dẫn học sinh giải bài tập phần cơ học môn Vật lý 6 ở trường THCS Cao Bá Quát

f. Dạng bài tập về máy cơ đơn giản, công cơ học:

Khi làm các dạng toán này giáo viên cần chỉ ra cho học sinh lợi ích của việc dùng các máy cơ vào đời sống hàng ngày, giúp con người làm việc dễ dàng hơn, hoạt động không làm ô nhiễm môi trường,.

 Vì lí do trên mà nhiều học sinh khi học các bài về máy cơ đơn giản các em rất hứng thú, thích được khám phá, thích tìm các ví dụ trong cuộc sống liên quan đến các máy cơ đơn giản.

* Bài toán về ròng rọc

Để đưa một vật có khối lượng 42kg lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người công nhân phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8m. Bỏ qua ma sát. Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên.

 

doc21 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh giải bài tập phần cơ học môn Vật lý 6 ở trường THCS Cao Bá Quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng giải là rất quan trọng. Biến các bài tập khó, phức tạp thành các bài tập đơn giản, dễ giải sẽ giúp các em hứng thú và yêu thích môn học hơn. Là một giáo viên ai cũng muốn có những học trò giỏi, yêu thích môn học do mình dạy. Vậy làm thế nào để học sinh ham mê, hứng thú giải các dạng bài tập là cả một qúa trình nan giải, đặc biệt đối với các em học sinh mới bước vào lớp 6 và làm quen với môn vật lí. Xuất phát từ những lý do trên cùng với băn khoăn trăn trở bấy lâu nay của bản thân tôi xin trình bày đề tài: “Hướng dẫn học sinh giải bài tập phần cơ học môn Vật lý 6 ở trường THCS Cao Bá Quát” 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích học sinh hướng dẫn học sinh giải bài tập phần cơ học một cách dễ dàng hơn. Qua đó giúp các em biết phân loại, định hướng phương pháp giải các dạng bài tập phần cơ học có hiệu qủa. Góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đồng thời giúp các em yêu thích và hứng thú với bộ môn vật lí 6 hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lóp 6A1, lớp 6A2, năm học 2016-2017, học sinh khối 6 năm học 2017-2018, trường THCS Cao Bá Quát 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: các loại sách tham khảo, qua mạng internet,... có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra giáo dục - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Thực hiện đề tài nghiên cứu ở học sinh khối 6 trường Trung học cơ sở Cao Bá Quát, học kì I, năm học 2016-2017 và học kì I năm học 2017-2018 (vì phần cơ học chủ yếu học ở học kì I) - Thời gian thực hiện từ 25/8/2016 đến 09/01/2018. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề. Vật lí là môn học khoa học tự nhiên rất gần gũi với đời sống thực tế và gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật. Vì vậy việc truyền thụ kiến thức đến học sinh cũng phải gắn liền với thực tế, trang bị cho các em các kiến thức, những kỹ năng, cách làm các bài tập là rất quan trọng. Các bài tập trong chương trình vật lí 6 phần cơ học được gói gọn trong chương I, tuy các bài tập không qúa phức tạp nhưng học sinh không có cách học, không có những kỹ năng, định hướng giải các bài tập này thì lại trở lên phức tạp, lúng túng. Việc để tạo sự ham muốn các em giải bài tập đồng thời yêu thích môn học là một vấn đề hết sức khó khăn. Do đó hướng dẫn cho học sinh có kỹ năng định hướng bài giải bài tập một cách có hệ thống, có khoa học, là cơ sở để các em dễ dàng thích ứng với các bài toán cơ học đa dạng hơn ở các lớp cấp trên sau này. Vận dụng linh hoạt nhiều kiến thức để tự lực giải quyết thành công ở các tình huống cụ thể khác nhau giúp kiến thức các em trở nên sâu sắc, hoàn thiện và trở thành vốn riêng của mình và sẽ góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm đạt mục tiêu rèn luyện các em thành con người vững kiến thức, có kỹ năng, làm việc có định hướng, có kế hoạch. Để giúp học sinh giải tốt các bài tập phần cơ học lớp 6, tôi đã đã đưa ra một số giải pháp hướng dẫn học sinh tại trường THCS cao Bá Quát. 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.2.1. Đặc điểm trường THCS Cao Bá Quát Trường THCS Cao Bá Quát là một trường đóng trên địa bàn xã biên giới của huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Đa số là giáo viên trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi có kinh nghiệm trong giảng dạy, luôn giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công tác chuyên môn. Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn quan tâm đến công tác dạy và học của nhà trường. Tập thể nhà trường luôn có tưởng chính trị ổn định, bản lĩnh vững vàng, đoàn kết, luôn có ý chí phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Về phía học sinh: + Tổng số: 718 học sinh được biên chế thành 20 lớp. + Học hai buổi: Buổi sáng: Khối 7, 9. Buổi chiều: Khối 6, 8. * Thuận lợi: - Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, của Đảng ủy và chính quyền địa phương, sự tạo điều kiện giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể trên địa bàn xã. Đặc biệt là sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh trong việc giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và động viên khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích cao trong hoạt động dạy và học. - Đa số học sinh ngoan, lễ phép; chấp hành tốt nội quy của trường của lớp đề ra; có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện. - Năm học 2017-2018 được nhà trường tin tưởng tiếp tục giao nhiệm vụ dạy môn vật lí các lớp khối 6 và khối lớp 9, nên ít nhiều cũng hiểu được tình hình học tập đối với các đối tượng học sinh. Qua đó có những phương pháp, điều chỉnh phù hợp trong qúa trình dạy học của mình. * Khó khăn: - Một số ít học sinh chưa ý thức tự giác trong học tập, hoặc còn vi phạm nội quy của trường lớp. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó mặc việc giáo dục cho nhà trường. - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu; một số thiết bị, đồ dùng đã bị hư hỏng chưa được bổ sung kịp thời. - Học sinh trường THCS Cao Bá Quát chủ yếu là đồng bào dân tộc từ phía Bắc vào, đời sống gia đình nhiều em còn gặp nhiều khó khăn, xa trường, trình độ dân trí chưa cao nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học cũng như các hoạt động khác của học sinh. 2.2.2. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý 6 Qua quá trình dạy học môn Vật lí tôi nhận thấy: Nội dung chương trình tôi nhận thấy phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh. Phần nội dung kiến thức sách giáo khoa viết rất dễ hiểu, học sinh có thể tự học và nghiên cứu. Phần sách bài tập chủ yếu củng cố các kiến thức các em đã học, có nhiều bài tập hay đa dạng từ đơn giản đến phức tạp, có hướng dẫn hoặc đáp số cuối sách. Việc tiếp thu các kiến thức do không đồng đều, dẫn đến việc áp dụng các kiến thức giải các bài tập còn nhiều hạn chế. Mặt khác môn vật lí 6 phần bài tập là rất nhiều, đòi hỏi cần phải có thời gian nhưng phân phối chương trình chỉ có 1 tiết/tuần. Phần bài tập tính toán chủ yếu rơi vào bài 10 và bài 11 khối lượng riêng và trọng lượng riêng. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh giải bài tập là rất khó khăn, do thời gian học chính trên lớp không đủ nên có nhiều khi giáo viên phải tự bố trí học sinh học trái buổi để giải các dạng bài tập phụ đạo thêm cho các em. Bên cạnh đó các giáo viên thường sử dụng phương pháp chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên thường kết luận đúng, sai, không có thời gian để giải thích. Mà trong một nhóm học sinh thì khả năng tư duy của các em không đồng đều, đối với học sinh yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp và nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian thì thường các kết quả này là tư duy của các học sinh khá, giỏi trong nhóm. Vì thế nếu giáo viên không chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lý thì học sinh sẽ đoán mò không nắm vững được kiến thức trong chương. Khảo sát chất lượng môn vật lí đầu năm học 2016 - 2017 ở hai lớp 6A1 và 6A2 như sau : Lớp Sĩ số Điểm 5, 6, 7 Điểm 8, 9, 10 Điểm dưới 5 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 6A1 36 15 41,7% 7 19,4% 14 38,9% 6A2 37 18 48,7% 4 10,8% 15 40,5% Tổng 73 33 45,2% 11 15,1% 29 39,7% Như vậy, số học sinh đạt điểm trung bình trở lên là 60,3%, số học sinh có điểm dưới trung bình còn khá cao chiếm 39,7%. Với thực trạng trên, nếu không có phương pháp hướng dẫn tốt cho học sinh thì học sinh sẽ không có kỹ năng giải bài tập, nắm kiến thức phần cơ không vững, gây khó khăn trong lớn cho việc học của các em ở lớp 7,8,9 và các lớp cấp 3 sau này. * Giải pháp đã sử dụng. Khi chưa thử nghiệm sáng kiến tôi dùng giải pháp là hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập cụ thể, chỉ cần ráp đúng công thức là được, học sinh yếu ở điểm nào thì hướng dẫn học sinh ở điểm đó (vì thời gian trên lớp không cho phép). Có hướng dẫn học sinh cách học và suy luận công thức, cách tính toán nhưng chưa có phương pháp phù hợp. * Nguyên nhân của sự yếu kém - Do tư duy của học sinh, nhất là học sinh là người dân tộc thiểu số còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, các công thức và do đó học sinh khó mà hoàn thiện được một bài toán cơ học. - Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lí thuyết, chưa biến đổi được một số công thức, hay phương pháp giải một bài toán vật lý. - Các em chưa biết cách phân tích bài toán, chưa tóm tắt được đề bài toán, đổi đơn vị chưa đúng nên giải còn lúng túng và sai kết qủa. - Do không nhớ hoặc chưa phân biệt được kí hiệu và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. - Do phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu nên các tiết dạy chất lượng chưa cao, dẫn đến học sinh tiếp thu bài còn hạn chế. - Do sự chủ quan của giáo viên về các tiết giải bài tập, cho là học sinh nắm được công thức thì sẽ vận dụng được. Một số nhược điểm của học sinh trong quá trình giải toán cơ học lớp 6 - Đọc đề hấp tấp, qua loa, khả năng phân tích đề, tổng hợp đề còn yếu, lượng thông tin cần thiết để giải toán còn hạn chế. - Xác định đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm còn hạn chế - Một số học sinh còn lúng túng phần đổi đơn vị các đại lượng, hay đổi sai dẫn tới kết quả sai. - Nắm các công thức, suy luận công thức từ công thức ban đầu và việc vận dụng các công thức còn hạn chế, không biết bắt đầu từ đâu. - Chưa có thói quen định hướng cách giải một cách khoa học trước những bài toán cơ học. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.3.1. Giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề cho đến khi hiểu. Sau đó hướng dẫn học sinh phân tích đề: * Bài toán cho biết gì? * Cần tìm đại lượng nào? Yêu cầu gì? * Ghi tóm tắt, hoặc vẽ sơ đồ tóm tắt . * Vài học sinh đọc lại đề (dựa vào tóm tắt để đọc). Sau đó giáo viên đưa trình tự giải bài tập như sau : - Đọc để hiểu đề yêu cầu tìm những đại lượng nào. - Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu. Hoặc biểu diễn các đại đã biết và đại lượng cần tìm bằng một sơ đồ hình vẽ (nếu cần). Giáo viên hướng dấn học sinh tìm hiểu bài tập bằng các câu hỏi: + Để tìm đại lượng đề yêu cầu thì cần dùng công thức nào ? + Trong công thức đó, các đại lượng đề đã cho chưa. + Nếu đã cho thì ghi công thức đó ra rồi tính, nếu chưa thì tìm đại lượng đó bằng công thức nào ? Từ đó lập công thức liên hệ giữa các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm. - Đổi đơn vị nếu cần (cần chú ý phần này vì các đơn vị không thống nhất sẽ dẫn đến kết quả sai ). - Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (không nên thay số ngay). - Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng. - Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không ? . * Các công thức cơ bản phần cơ học lớp 6 Về kiến thức vật lý: Yêu cầu học sinh phải nắm được các công thức cơ bản sau: - Khối lượng riêng D = m:V - Trọng lượng của vật P = 10.m = d.V - Trọng lượng riêng d = 10.D hoặc d = - Khối lượng m = V.D hoặc m = - Thể tích của vật V = Trong đó: d: Trọng lượng riêng (N/m³); V: Thể tích vật (m³); m là khối lượng (kg); D là khối lượng riêng (kg/m3); P là trọng lượng (N) * Các máy cơ đơn giản (khi bỏ qua ma sát) - Ròng rọc cố định: Lực kéo vật lên F=P, kéo đầu dây một đoạn S=h - Ròng rọc động: Lực kéo vật F = , kéo đầu dây một đoạn S=2h 2.3.2. Một số dạng bài tập cơ bản: Qua nhiều năm dạy chương cơ học tôi tạm chia ra các dạng cơ bản như sau: a) Dạng1. Bài tập đổi đơn vị: Phương pháp giải Dạng bài tập này chủ yếu lưu ý cách đổi đơn vị đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng. Đây là dạng bài tập đầu tiên, quan trọng mà mỗi học sinh lớp 6 đều phải làm được, nếu đổi sai đơn vị sẽ dẫn tới kết quả sai theo. * Đổi các đơn vị đo độ dài 1km = 1000m = 103m 1m = 10dm = 100cm = 1000mm hoặc 1m = 101dm = 102cm = 103mm Đổi ngược lại 1mm = 10-1cm = 10-2dm = 10-3m * Đổi các đơn vị đo thể tích 1m3 = 1000dm3 = 1000 000cm3 hoặc 1m3 = 103dm = 106cm3 1m3 = 1000 lít = 1000 000ml = 1000 000cc Đổi ngược lại 1cm3 = 10-3dm3 = 10-6m3 *Đổi các đơn vị đo khối lượng 1kg = 1000g = 1000 000mg 1 tấn = 1000kg = 10 tạ = 100 yến Đổi ngược lại: 1mg = 10-3g = 10-6kg Chú ý: 10-1 = 0,1; 10-2 = 0,01; 10-3 = 0,001; Khi học sinh làm các dạng bài tập này chủ yếu thường làm sai khi đổi ngược lại. Vì vậy để đổi đơn vị đúng đòi hỏi giáo viên phải tìm phương pháp hướng dẫn học sinh sao cho dễ hiểu nhất. - Ví dụ 1: Muốn đổi 2,5 tấn = ? kg ta chỉ việc lấy 2,5.1000 = 2500kg - Ví dụ 2: Đổi 40dm3 = ?m3 ta chỉ việc lấy 40.10-3 = 0,04m3 Theo cách trên thì khi đổi xuôi hay đổi ngược thì đều là phép nhân ta có thể giữ nguyên phép nhân đó hoặc tính toán ra kết quả. Ví dụ ta có thể viết như ví dụ trên 40dm3 = 40.10-3 m3 = 0,04m3. Nếu giáo viên hướng dẫn học sinh làm được như vậy thì các bài tập phần đổi đơn vị sẽ không bao giờ bị sai hoặc làm nhầm nữa. * Bài tập : Đổi các đơn vị sau: Bài 1: a) 3,6 tấn = ? kg b) 200g = ? kg c) 1,5kg = ? g Bài 2: a) 2m3 = ? lít b) 500dm3 = ? m3 c) 330ml = ? lít Bài 3: a) 4,5km = ? m b) 170cm = ? m c) 5cm = ? mm Hướng dẫn : Dựa vào hướng dẫn trên của giáo viên học sinh có thể tự làm được dạng bài tập này. Bài 1: a) 200g = 0,2kg b) 3,6 tấn = 3600kg c) 1,5kg= 1500g Bài 2: a) 2m3 = 2000lít b) 500dm3 = 0,5 m3 c) 330ml = 0,33 lít Bài 3: a) 4,5km = 4500m b) 170cm = 1,7 m c) 5cm = 50 mm b) Dạng 2. Giải bài toán: Tính trọng lượng của vật Phương pháp giải : Bước 1 : Tìm hiểu, tóm tắt đề bài Bước 2 : Tìm hiểu các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm Bước 3 : Áp dụng công thức, thay số tính toán rồi kết luận * Bài tập Tính trọng lượng của một xe tải có khối lượng 3,5 tấn. Hướng dẫn - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề và tóm tắt đề rồi trả lời các câu hỏi gợi ý sau: + Muốn tính trọng lượng của vật ta phải vận dụng công thức nào ? (P = 10.m) + Muốn tính trọng lượng ta phải biết đại lượng nào ? (m) + Đổi 3,5 tấn = ? kg Yêu cầu học sinh trình bày cách giải Cho biết: Xe tải m = 3,5 tấn = 3500kg P = ? N Giải : Trọng lượng của xe tải là : P = 10.m = 10. 3500 = 35000N Đ/S : 35000N c. Dạng 3. Bài toán tính khối lượng riêng của chất: * Quy tắc cần nắm trong dạng bài tập này là: Đây là bài toán áp dụng công thức suy ra từ một công thức ban đầu để tìm đại lượng chưa biết. Chính vì vậy đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng tính toán. Cách giải : Bước 1: Tìm hiểu, tóm tắt đề bài. Bước 2: Tìm hiểu các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm Bước 3: Công thức liên hệ giữa các đại lượng đã biết và các đại lượng cần tìm. Bước 4: Giải bài toán. Bước 5: Kết luận * Bài tập 1: Một quả cấu đặc bằng kim loại có thể tích 0,000268 m3 có khối lượng 0,7236 kg. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu đó. Hướng dẫn - Gv yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài và tóm tắt đề bài rồi trả lời những câu hỏi gợi ý sau : + m = ?kg; V = ?m3 + Tính ... = ? kg/m3 + Công thức tính khối lượng riêng D =? Yêu cầu học sinh trình bày cách giải Cho biết: m = 0,7236 kg V = 0,000268 m3 D = ? kg/m3 Giải : Khối khối lượng riêng của chất làm quả cầu đó là D = m:V = 0,7236:0,000268 = 2700 kg/m3 Đ/S: 2700 kg/m3 * Bài tập 2:(Bài 11.2SBT Vật lí 6). Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3 Cho biết: m = 397g = 0,397kg V = 320cm3 =0,00032m3 D = ? kg/m3 Giải : Khối khối lượng riêng của chất làm quả cầu đó là D = m:V = 0,397:0,00032 = 1240,625 kg/m3 Đ/S: 1240,625 kg/m3 d. Dạng toán tính khối lượng của vật Phương pháp giải : Bước 1 : Tìm hiểu, tóm tắt đề bài Bước 2 : Tìm hiểu các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm Bước 3 : Lựa chọn công thức phù hợp với các đại lượng trong đề bài Bước 4: Thay số tính toán rồi kết luận *Bài tập : Tính khối lượng của một đống đá có thể tích 0,5m3 biết khối lượng riêng của đá là 1300kg/m3 Hướng dẫn - Gv yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài và tóm tắt đề bài rồi trả lời những câu hỏi gợi ý sau : + Bài toán cho biết gì ? V = ?m3; D = ? kg/m3 + Cần tính gì ? + Viết công thức tính khối lượng của vật m = ? Yêu cầu học sinh trình bày cách giải Cho biết: V = 0,5m3 D = 1300 kg/m3 m=?kg Giải : Khối lượng của đống đá là m = V.D = 0,5.1300 = 650kg Đ/S: 650kg e. Dạng bài tập tổng hợp: Dạng bài tập này là dạng bài tập tổng hợp của các dạng nhỏ vừa nêu. Nên học sinh cần phải nhớ và nắm được các công thức cơ bản về khối lượng, khối lượng riêng, thể tích,... Hướng dẫn - Gv yêu cầu học sinh đọc đề, tóm tắt đề và tìm hiểu những ý sau: + Khối lượng riêng được tính theo công thức nào? (D = m:V) + Thể tích V = m:D + Khối lượng m =V.D hoặc m =P:10 + Trọng lượng P = 10.m hoặc P = d.V + Trọng lượng riêng d = P:V hoặc d = 10.D - Trong quá trình giải bài tập phần này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm gộp cho ngắn gọn, trước khi giải xem các đơn vị đã thống nhất với nhau chưa. Bài 1: Một quả cầu sắt có trọng lượng 1950N và thể tích đo được là 0,025m3. Hãy tính: Khối lượng của quả cầu sắt? Khối lượng riêng của sắt Trọng lượng riêng của sắt Cho biết: Giải P = 1950N a) Khối lượng của quả cầu là V =0,025m3 P=10.m suy ra m =P:10 a/ m = ?kg = 1950:10 b/ D = ?kg/m3 = 195kg c/ d = ?N/m3 b) khối lượng riêng của sắt là D=m:V= 195: 0,025 = 7800kg/m3 c) Trong lượng riêng của sắt là d =10.D =10.7800=78000N/m3 Đ/S: a) 195kg, b) 7800kg/m3, c) 78000N/m3 Bài 2: (Bài 11.3. SBTVL6) Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg. a) Tính thể tích của 1 tấn cát b) Tính trọng lượng của một đống cát 3 m3 Hướng dẫn Đề đã cho: V1 =10l =10 dm3= 0,01m3; m1=15kg . Dựa vào đề bài cho em sẽ tính được đại lượng nào ?(khối lượng riêng D) Viết công thức tính khối lượng riêng ?(D=m:V) Viết công thức tính thể tích ?(V=m:D), công thức tính khối lượng và trọng lượng ? GV yêu cầu học sinh giải. a) m = 1tấn = 1000kg => V = ? b) V = 3m3 => m =?kg Giải Khối lượng riêng của cát là D = m:V = 15: 0,01 = 1500kg/m3 a) Thể tích 1 tấn cát V = m:D = 1000:1500 ~ 0,667m3 b) Tính trọng lượng của một đống cát 3m3. Khối lượng: m = D.V = 1500 . 3 = 4500kg => Trọng lượng: P = 10m = 10.4500 = 45000N Giáo viên có thể gợi ý học sinh cách giải khác cho câu này mà chỉ dùng công thức biến đổi. P = 10.m = 10.D.V = 10.4500.3 = 45000N Đ/S: a) 0,667m3 b) 45000N f. Dạng bài tập về máy cơ đơn giản, công cơ học: Khi làm các dạng toán này giáo viên cần chỉ ra cho học sinh lợi ích của việc dùng các máy cơ vào đời sống hàng ngày, giúp con người làm việc dễ dàng hơn, hoạt động không làm ô nhiễm môi trường,... Vì lí do trên mà nhiều học sinh khi học các bài về máy cơ đơn giản các em rất hứng thú, thích được khám phá, thích tìm các ví dụ trong cuộc sống liên quan đến các máy cơ đơn giản. * Bài toán về ròng rọc Để đưa một vật có khối lượng 42kg lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người công nhân phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8m. Bỏ qua ma sát. Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên. Hướng dẫn giải - Học sinh chỉ cần sửa dụng các công thức về ròng rọc để làm các dạng bài tập này: Lực kéo vật F = , kéo đầu dây một đoạn s=2h (lưu ý học sinh bỏ qua ma sát giữa bánh xe và dây kéo, coi khối lượng ròng rọc không đáng kể) - Yêu cầu học sinh trình bày cách giải Cho biết: m = 42kg s = 8m F=?N, h =?m Giải : a) Kéo vật lên cao nhờ ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng nửa trọng lượng của vật: F = P = .10.m = .10.42 = 210 N. Muốn nâng vật lên độ cao h thì phải kéo đầu dây đi một đoạn s = 2h.(kiểm nghiệm công thức qua làm thí nghiệm) S = 2 h = 8 -> h = 8:2 = 4 m Mở rộng bài toán nếu sửa dụng hệ thống gồm các ròng rọc cố định và ròng rọc động ghép lại với nhau người ta gọi là palăng thì lực kéo vật lên và kéo đầu dây một đoạn lúc này nó sẽ khác rất nhiều. Ví dụ nếu sử dụng hệ thống ròng rọc gồm 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định ghép với nhau thì lực kéo vật lên lúc này F =, kéo đầu dây đi một đoạn s = 4h, tiếp theo sử dụng 3 ròng rọc động, 4 ròng rọc động, thì lực kéo khi đó càng giảm. Ngoài ròng rọc, các máy cơ đơn giản khác như mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy nếu sử dụng một cách hợp lí đều cho lực nhỏ hơn khi đẩy, kéo hoặc nâng vật. Đây là các bài tập rất thực tế nên việc hướng dẫn các em cũng phải có những liên hệ thực tế. 2.3.3. Điểm mới : - Đây là sáng kiến về hướng dẫn học sinh giải bài tập phần cơ học trong môn Vật lí lớp 6, là sáng kiến kinh nghiệm về công tác dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn vật lí 6 tại trường THCS Cao Bá Quát. - Một số kinh nghiệm rút ra sau khi áp dụng sáng kiến vào dạy học: để giải một bài tập vật lý 6 trước hết phải đọc kỹ đề phân tích đề, sau đó lập luận tìm ra mối liên quan giữa các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm bằng nhiều cách như dùng công thức đã học kết hợp với các kiến thức toán học để suy luận các đại lượng cần tìm. Vì vậy khi dạy học phần này đòi hỏi người giáo viên phải có những kiến thức toán học cơ bản nhất định, để việc áp dụng vào giải các bài tập vật lí trở lên đơn giản hơn. 2.4. Kết quả đạt được Sau bốn tháng áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả học sinh giải bài bài tập phần cơ học khả quan hơn. Đa số các học sinh yếu đã làm được một số bài tập cơ bản, các em đã định hướng được cách giải. Các em khá, giỏi làm được nhiều dạng bài tập hơn. Tất cả các học sinh đã chủ động khi giải loại toán này, các em đều cảm thấy thích thú hơn khi giải một bài toán cơ học lớp 6. Kết quả kì I năm 2016-2017 Lớp Sĩ số điểm 5,6,7 điểm 8,9,10 điểm dưới 5 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 6A1 42 25 59,5% 12 28,6% 5 11,9% 6A2 37 22 59,5% 9 24,3% 6 16,2% Tổng 79 47 59,5% 21 26,6% 11 13,9% Kết quả: + Điểm 5,6,7: Tăng 12,7% so với khi chưa áp dụng sáng kiến + Điểm dưới 5: giảm 22,8% so với khi chưa áp dụng sáng kiến + Điểm 8,9,10: tăng 10,1% so với khi chưa áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến của mình thì kết quả tăng lên: điểm 5,6,7 tăng 12,7%, điểm 8,9,10 tăng 10,1% và điểm dưới 5 giảm 22,8%. Rõ ràng so với phần khảo sát đầu năm thì điểm dưới 5 giảm đáng kể. Sau khi áp dụng sáng kiến vào năm học 2016-2017 tôi thu được kết quả khá tốt như trên, tôi tiếp tục vận dụng sáng kiến của mình vào năm học 2017- 2018 và thu được kết quả rất tốt. Do áp dụng sáng kiến và thu được kết quả tốt nên học kì I vừa qua tôi đã chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và nhận được sự động viên, góp ý rất tốt. Kết quả học kì I năm học 2017- 2018 như sau: Lớp Sĩ số Điểm 5,6,7 Điểm 8,9,10 Điểm dưới 5 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 6A1 39 31 79,5% 6 15,4% 2 5,1% 6A2 39 28 71,9% 7 17,9% 4 10,2% 6A3 37 26 70,3% 9 24,3% 2 5,4% 6A4 38 29 76,3% 6 15,8% 3 7,9% 6A5 39 29 74,4% 7 17,9% 3 7,7% Tổng 192 143 74,5% 35 18,2% 14 7,3% Với kết quả trên, hầu như học sinh đã tự giải được bài tập phần cơ học do tôi hướng dẫn. Hiện nay học sinh khối lớp 6 trường THCS Cao Bá Quát rất thích học phần cơ học, không những thế các em còn yêu thích bộ môn vật lí hơn. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Với việc áp dụng sáng kiến vào dạy học trong học kì I năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018, tôi nhận thấy việc làm bài tập của học sinh đạt hiệu quả rõ rệt, năm học sau kết quả cao hơn năm học trước. Không những thế nhiều em đã tự làm được bài tập phần cơ học lớp 6 này, qua đó giúp các em hứng thú học và yêu thích bộ môn hơn. Đặc biệt năm học 2016-2017 có nhiều học sinh tham gia giải Vật lí qua mạng internet các cấp và đạt kết qủa cao, không những thế các em học sinh lớp 9 vừa qua(năm học 2017-2018) đi thi học sinh giỏi đạt kết quả rất tốt đạt 07 em, trong đó có 01 em đạt giải nhất cấp huyện và 02 em được đi thi cấp tỉnh. Đây là động lực để các em học sinh mới bước vào lớp 6 noi theo và phát huy truyền thống của các anh chị đi trước. Trên đây là một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nhỏ của bản thân, rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến đạt hiệu quả cao hơn. Sáng kiến này cũng đã góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Cao Bá Quát. 3.2. Kiến nghị - Đối với giáo viên bộ môn Vật lí: là một giáo viên phải yêu nghề, bản thân phải luôn có sự đầu tư môn mình phụ trách như nghiên cứu tài liệu thật kỹ, đối với mỗi bài học luôn tìm phương pháp phù hợp,... Trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh thì phần chuẩn bị của giáo viên phải chu đáo, cẩn thận, nội dung đầy đủ, ngắn gọn, chính xác, tuyệt đối không mang tính áp đặt. Đối với tiết bài tập thì phải chỉ rõ cho học sinh mối liên hệ giữa các công thức, quan hệ giữa các đại lượng chưa biết với các đại lượng đã biết. Do đó việc phân tích bài toán là rất quan trọng trong quá trình giải bài tập vật lí. Trong qúa trình giải bài tập phần cơ học đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn vật lí cũng phải có những kiến thức cơ bản Toán học nhất định, phải biết kết hợp nhịp nhàng giữa môn toán và môn vật lí, vì môn toán bổ trợ rất nhiều trong qúa trình giải bài tập vật lí. - Đối với tổ chuyên môn: mở các chuyên đề không phải trong phạm vi bài tập phần cơ học mà có thể nhân rộng thêm hướng dẫn hoặc phương pháp giải bài tập phần nhiệt học, điện học và quang học trong khuôn khổ chương trình Vật lí trung học cơ sở. - Đối với nhà trường: Có một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12331947.doc
Tài liệu liên quan