Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may Bắc Giang

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3

1.1. Chi phí sản xuất 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Phân loại 3

1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 6

1.2. Giá thành sản phẩm 6

1.2.1. Khái niệm 6

1.2.2. Phân loại 6

1.2.3. Đối tượng tính giá thành 7

1.2.4. Kỳ tính giá thành 8

1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 11

1.4. Kế toán các khoản chi phí sản xuất (doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ) 11

1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 11

1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 12

1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 13

1.5. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. 15

1.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 15

1.5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương. 16

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BẮC GIANG 18

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 18

2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất, quản lý 19

2.2.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất 19

2.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 21

2.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của công ty cp may Bắc Giang. 24

2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. 24

2.3.2. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty 25

2.3.3. Hình thức kế toán tại công ty 26

2.4. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 28

2.4.1. Chi phí sản xuất- phân loại chi phí sản xuất 28

2.4.2. Công tác quản lý chi phí sản xuất ở công ty 28

2.4.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty 29

2.4.4. Trình tự kế toán và quy trình ghi sổ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (Để tiện theo dõi em xin kết hợp luôn trình tự kế toán quy trình ghi sổ của quá trình tính giá thành vào mục này). 30

2.5. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty 31

2.5. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty 32

2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 32

2.5.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 35

2.5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 37

2.5.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty 43

2.5.5. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty 46

2.5.6.Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty 46

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP MAY BẮC GIANG. 47

3.1. Những ưu điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm 47

3.2. Những vấn đề cần đựơc hoàn thiện trong tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 48

3.2.1. Nhận xét về đối tượng tập hợp chi phí 48

3.2.2. Nhận xét về phương pháp tính toán CPNCTT. 48

3.2.3. Nhận xét về việc quản lý và hạch toán chi phí sản xuất. 48

3.3. Phương hướng nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 49

3.3.1. Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 49

3.3.2. Việc quản lý và hạch toán chi phí sản xuất 50

KẾT LUẬN 51

 

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung 1.5. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Để tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành và của dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng. cuối kỳ kế toán phải tiến hành kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang ở các bộ phận sản xuất để xác định giá trị sản phẩm dở dang (Chi phí sản xuất dở dang) cuối kỳ. Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán xác định giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng khoản mục chi phí. Đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tính đúng, tính đủ các khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ và giá thành sản xuất của sản phẩm sẽ hoàn thành trong kỳ sau. Để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng hai phương pháp sau: 1.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Toàn bộ chi phí chế biến sản phẩm, bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính toàn bộ cho thành phẩm (Sản phẩm hoàn thành). Như vậy, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ. CT: Giá trị SP Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng dở dang = KL thành phẩm+KLSP dở dang cuối kỳ * CPNVL cuối kỳ trực tiếp 1.5.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương. Là xác định giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm (theo tỉ lệ % hoàn thành) . Để xác định giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ, phải quy đổi sản phẩm dở dang ra thành phẩm theo các tiêu chuẩn nhất định. Nội dung các khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp đánh giá này gồm các khoản mục chi phí (hoặc yếu tố chi phí) như trong giá thành sản phẩm hoàn thành. Vì vậy, kế toán phải tính toán và phân bổ riêng từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dơ dang, sau đó tổng hợp lại để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Để đảm bảo chính xác, khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp này chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính toán phân bổ cho sản phẩm dơ dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm dở dang quy đổi về thành phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định theo số thực tế đã sử dụng theo khối lượng sản phẩm dơ dang cuối kỳ không quy đổi, cụ thể: Tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ: CT: Chi phí NVL Khối lượng sản phẩm dở dang Tổng chi phí trực tiếp trong sản phẩm = cuối kỳ(không quy đổi) * nguyên vật liệu dở dang cuối kỳ KL thành phẩm+KLSPDDCK trực tiếp Tính chi phí nhân công trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ: CT: Chi phí nhân công Khối lượng sản phẩm dở dang trực tiếp trong = cuối kỳ(quy đổi ra thành phẩm) * Tổng chi phí sản phẩm dở dang Khối lượng thành phẩm+Khối lượng sản phẩm nhân công cuối kỳ dở dang cuối kỳ trực tiếp Tính chi phí sản xuất chung trong sản phẩm dở dang cuối kỳ: CT: Chi phí sản xuất Khối lượng sản phẩm dở dang Tổng chi phí chung trong sản phẩm = cuối kỳ(quy đổi ra thành phẩm) * sản xuất dở dang cuối kỳ Khối lượng thành phẩm+KL sản phẩm dở chung dang cuối kỳ Tổng hợp chi phí để tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Giá trị sản Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC phẩm dở = trong sản phẩm + trong sản phẩm + trong sản phẩm dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ Chương 2: Khái quát chung về công ty và thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Bắc giang 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tên Công ty: Công ty cổ phần may Bắc giang. Tên giao dịch đối ngoại: BAC GIANG GARMENT JOINT - STOCK COMPANY. Địa chỉ: Số 349 - Đường Giáp Hải - TP. Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang. Điện thoại: 0240.854.645 / 0240. 851429 Lĩnh vực hoạt động: Hàng may mặc và nguyên phụ liệu ngành may. Thị trường xuất nhập khẩu chính: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan. Công ty May Bắc Giang được thành Lập từ tháng 7/1972, tiền thân là xí nghiệp may Hà Bắc, sau đó được đổi tên thành Công ty May Bắc giang theo quyết định số 352/CT ngày 08/05/1997 của uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc giang. Ngày 25/03/2005 Công ty May Bắc giang chính thức được cổ phần hoá thành Công ty cổ phần may Bắc giang. - Quyết định thành lập: Số 352/QĐ - CT. - Ngày thành lập: 25/03/2005. - Vốn điều lệ: Hơn 8 tỉ VND. - Đăng ký kinh doanh số: 2003000138. - Mã số thuế: 2400111901. - Được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Công ty được khách hàng đánh giá cao về việc tuân thủ pháp luật và trách nhiệm xã hội. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt hơn 24 triệu USD nhưng chỉ ngay trong 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của đơn vị đã đạt được hơn 18 triệu USD. Một trong những lí do để công ty xuất khẩu thành công là đơn vị có Ban lãnh đạo Công ty là những người có trình độ học vấn, quản lý cao và đội ngũ chuyên gia kinh tế đến từ nhiều nước trên thế giới: Hàn Quốc, EU, Bỉ... Ta cú thể thấy được sự phỏt triển của Cụng ty qua bảng số liệu sau: Năm Chỉ tiêu Đvt 2002 2003 2004 2005 2006 2007 - Tổng doanh thu Tr đồng 37.994 30.019 30860 41919 62573 125843 - Sản lượng hàng xuất khẩu Sp 815.200 828793 1133358 1490584 1679350 2698243 - Lao động Người 1.550 1700 2000 2800 3190 6500 - Lợi nhuận TT Tr đồng 191 488 25 1187 2774 4581 Năm 2005 và 2006 Công ty chủ yếu làm hàng gia công xuất khẩu đơn giá gia công cao. Nên số lượng sản phẩm xuất khẩu tăng không nhiều nhưng doanh thu và lợi nhuận cao, nhất là năm 2006. Riêng năm 2004 doanh nghiệp đánh giá lại tài sản để chuyển đổi sang công ty cổ phần nên lợi nhuận chưa cao. 2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất, quản lý 2.2.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất 2.2.1.1 Đặc điểm quy trình công nghệ. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ở công ty cổ phần may Bắc giang: Vật liệu phụ NVL PX Cắt PX may Bộ phận là hơi Bộ phận Kiểm tra chất lượng sản phẩm Bộ phận đóng gói hoàn thiện Nhập kho thành phẩm Vải Thuyết minh sơ đồ dây chuyền: Nguyên vật liệu chính: là vải được nhập về kho theo từng chủng loại theo yêu cầu khách đặt hàng. Tức là khi khách hàng đặt hàng thì đồng thời khách hàng sẽ cung cấp luôn số nguyên vật liệu chính cho công ty. Phòng kỹ thuật: Trên cơ sở mẫu mã thông số theo yêu cầu của khách hàng phòng kỹ thuật sẽ ra mẫu, may sản phẩm mẫu chuyển mẫu cho phân xưởng cắt. Phân xưởng cắt: Nguyên vật liệu chính, cụ thể là vải sẽ được chuyển trực tiếp xuống phân xưởng cắt để công nhân thực hiện lần lượt các công đoạn: trải vải, đặt mẫu kỹ thuật và cắt thành bán thành phẩm, sau đó đánh số, phối kiện chuyển giao cho bộ phận may. Phân xưởng may: Sau khi phân xưởng cắt đã thực hiện xong công việc của mình thì chuyển sang phân xưởng may để các công nhân thực hiện các công việc: chắp lót, trần bông, giáp vai, may cổ, may nẹp, măng séc... tổ chức thành dây chuyền. Bước cuối cùng của dây chuyền là sản phẩm hoàn thành khi may phải sử dụng các phụ liệu như: khoá, chỉ, chun, cúc... may xong chuyển giao bộ phận là hơi . Bộ phận là hơi: thực hiện là sản phẩm. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm: có nhiệm vụ kiểm tra lần cuối cùng sản phẩm theo các tiêu chuẩn đã kí kết trong hợp đồng. Nếu sản phẩm đã đạt chất lượng tốt thì bộ phận này sẽ phê duyệt là đạt tiêu chuẩn. Ngược lại nếu chất lượng sản phảm chưa đạt thi bộ phận này sẽ không ký duyệt. Bộ phận đóng gói cho sản phẩm: đóng gói các sản phẩm đã được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm duyệt vào các bao bì gắn nhãn mác rồi nhập kho thành phẩm. 2.2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất - Loại hình sản xuất của doanh nghiệp: + Sản xuất khối lượng lớn. + Sản xuất liên tục. - Chu kỳ và kết cấu của chu kỳ sản xuất: Do đặc thù của ngành may mặc mà chu kỳ sản xuất phụ thuộc vào số lượng từng đơn hàng mức độ phức tạp 2.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc công ty Ban kiểm soát Phó tổng giám đốc Phòng kế toán Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu Phòng kaỹ thuật Phòng TC - HC Kho nguyên phụ liệu kim khí tiết kiệm Tổ hoàn thiện XN may I XN may II XN may III XN may IV XN may V Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua điều lệ công ty cổ phần bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát để điều hành và giám sát toàn bộ hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông). Ban kiểm soát: Bầu ra Trưởng ban kiểm soát, là cơ quan có thẩm quyền thay mặt đại hội đồng cổ đông kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT, với tổng giám đốc công ty và báo cáo trực tiếp với Đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc công ty: Do HĐQT bầu và miễn nhiệm, là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức thực hiện các nghị quyết ,quyết định của HĐQT và đại hội đồng cổ đông. Phó tổng giám đốc: Do HĐQT bầu và miễn nhiệm, là người giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được HĐQT giao, thực hiện các chức năng, quyền hạn của Tổng giám đốc khi được Tổng giám đốc uỷ quyền. Chức năng các phòng ban trong công ty: Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu có nhiệm vụ: Có nhiệm vụ xây dựng và theo dõi việc thực hiện tiến độ sản xuất, kế hoạch sản xuất, theo dõi tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lập các phiếu nhập, xuất vật tư, cáp phát vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất theo định mức do phòng kỹ thuật đưa ra. - Xây dựng kế hoạch trước mắt và lâu dài, lập phương án sản xuất và điều hành kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất về nhân công (không trống truyền, sản xuất đồng bộ...), tìm nguồn và chịu trách nhiệm cung cấp vật tư kịp thời cho sản xuất .... Phòng kỹ thuật chất lượng có nhiệm vụ: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất xây dựng quy trình kỹ thuật may, các định mức nguyên vật liệu đảm bảo kỹ thuật tiết kiệm nhất, kiểm tra kỹ thuật sản xuất đồng thời sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất ... Phòng tổ chức hành chính: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc, có trách nhiệm về tổ chức con người, lo ăn, ở cho cán bộ công nhân viên, cùng với quản lí xí nghiệp sắp xếp tổ chức sản xuất sao cho đúng người, đúng việc một cách hợp lý nhất ... Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mặt quản lý mọi hoạt động hạch toán kinh tế, điều hoà, phân phối, tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn, tiền tệ cùng với việc tính toán, phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . - Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính. Đối với các loại tài sản của đơn vị kế toán có nhiệm vụ quản lí, khai thác và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm đúng nguyên tắc chế độ kế toán, đáp ứng được yêu cầu quản lí trong nền kinh tế thị trường . - Kế toán còn hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trong công ty thực hiện tốt chế độ, pháp lệnh thống kê, kế toán. Ngoài ra, còn có các xí nghiệp và các tổ may trực tiếp sản xuất. Tất cả hợp thành một quy trình sản xuất khép kín, hợp lý theo dây truyền có sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và các phòng ban liên quan. 2.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của công ty cp may Bắc Giang. 2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng, sau đó là kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán. Phòng Tài chính – Kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc. Kế toán trưởng: Giữ vai trò chỉ đạo chung là người phụ trách chung công việc của phòng và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những sai sót trong quản lý tài chính của Công ty. Kế toán trưởng lập báo cáo kế toán tài chính với Nhà nước, là người trực tiếp báo cáo các thông tin kinh tế, tài chính với Tổng giám đốc và cơ quan có thẩm quyền khi họ yêu cầu. Kế toán tổng hợp: Phụ trách công tác tổng hợp, kiểm tra kế toán đồng thời là người lên bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng kết tài sản cuối tháng (quý, năm) và lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối năm và phụ trách chung công việc khi kế toán trưởng đi vắng. Kế toán nguyên vật liệu: Phụ trách về vật liệu chính, phụ liệu, kho phụ tùng kiêm theo dõi cung độ có nhiệm vụ thu thập các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập tồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Kế toán tiền lương và nhân sự: Làm nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán lương, các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định, đồng thời giám sát, theo dõi tình hình về nhân sự trong Công ty. Kế toán thu chi thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán các khoản thu chi bằng tiền mặt, chuyển khoản, séc, hạch toán các khoản nợ phải thu phải trả. Kế toán thành phẩm tiêu thụ: Chịu trách nhiệm hạch toán quá trình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Các nghiệp vụ khác liên quan đến thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương và nhân sự Kế toán thu chi Kế toán nguyên vật liệu Kế toán thành phẩm Nhânviênthống kê phân xưởng Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: . 2.3.2. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung” kế toán hàng tồn kho và phương pháp kê khai thường xuyên. 2.3.3. Hình thức kế toán tại công ty - Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên đã theo dõi, phản ánh được tình hình nhập xuất tồn vật tư một cách thường xuyên. - Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và tính khấu hao theo phương pháp bình quân. - Niên độ kế toán từ 01/01/N đến 31/12/N. -Kỳ kế toán là hàng tháng, đơn vị hạch toán là Việt Nam đồng, ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hạch toán. - Hệ thống tài khoản của Công ty được xây dung trên cơ sở những quy định của Bộ tài chính. - Hình thức kế toán hiện nay được áp dụng ở Công ty là hình thức kế toán Nhật ký chung. Do đó, hệ thống sổ sách cũng được mở phù hợp, bao gồm: * Sổ Nhật ký chung. * Sổ Nhật ký đặc biệt. * Sổ cái. * Sổ thẻ kế toán chi tiết. Việc luân chuyển chứng từ của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: (trang bên). Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối thỏng Quan hệ đối chiếu Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chung Sổ Cỏi Bảng cõn đối số phỏt sinh Bỏo cỏo tài chớnh Sổ Nhật ký đặc biệt Thẻ, sổ KT chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết TRèNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HèNH THỨC NHẬT KíCHUNG Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán vào sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt và các sổ, thẻ chi tiết có liên quan. Các số liệu ở Nhật ký chung sẽ đươc ghi vào sổ cái hoặc định kỳ sẽ lấy số liệu ở sổ Nhật ký đặc biệt để vào sổ cái. 2.4. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 2.4.1. Chi phí sản xuất- phân loại chi phí sản xuất 2.4.1.1. Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất công ty phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của công ty nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất ở công ty được tính toán và tập hợp theo từng tháng, phù hợp với kỳ báo cáo. 2.4.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Công ty phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí, thực tế như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chính trực tiếp, vật liệu phụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT. - Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí có liên quan tới sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng sản xuất mà không thuộc khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí tiền lương của nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, các khoản chi phí khác... Đối với loại hình sản xuất trực tiếp thì đặc điểm nổi bật là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì nó bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính và phụ liệu để sản xuất ra sản phẩm. Đây là đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa loại hình gia công và sản xuất trực tiếp hàng may mặc xuất khẩu. 2.4.2. Công tác quản lý chi phí sản xuất ở công ty Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của công ty. Vì có quản lý và tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thì mới có giải pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm: - Phải tổ chức phân loại các chi phí sản xuất kinh doanh - Tập hợp tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm tại công ty. - Phải xác định rõ đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và tình hình sản xuất của công ty. - Hệ thống sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp phải rõ ràng mạch lạc. 2.4.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp, ở công ty thì việc xác định đôí tưọng tập hợp chi phí sản xuất được đánh gía là có ý nghĩa rất quan trọng và được xác định đúng mức. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty là quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Kết quả của từng giai đoạn sản xuất không được bán ra ngoài. Để phù hợp với quy trình sản xuất này đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, công ty xác định đối tượng kế toán là kế toán tập hợp chi phí cho từng mã hàng theo từng hợp đồng cụ thể. Trong khuôn khổ chuyên đề này, em xin trình bày quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong tháng 3- 2007. 2.4.4. Trình tự kế toán và quy trình ghi sổ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (Để tiện theo dõi em xin kết hợp luôn trình tự kế toán quy trình ghi sổ của quá trình tính giá thành vào mục này). * Trình tự kế toán: (2a) (2b) ) (5) TK621 TK154 TK155 TK152 TK111,112,331... (1) TK133 TK622 TK627 TK334, 338 TK133 TK214 TK152, 153, 142 (8) (11) (3) (4) (6a) (7) (6b) (9) (10) TRèNH TỰ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (1): Xuất kho nguyên vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm. (2a): Mua nguyên vật liệu xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm không qua kho. (2b): Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có). (3): Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương. (4): Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương. (5): Trích khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất. (6a): Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng. (6b): Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. (7): Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng. (8): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (9): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. (10): Kết chuyển chi phí sản xuất chung. (11): Ghi giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho. CHỨNG TỪ GỐC CÁC BẢNG PHÂN BỔ: -TIỀN LƯƠNG, BHXH -VẬT LIỆU, CCDC -KHTSCĐ NHẬT Kí CHUNG SỔ CÁI CÁC TK 621, 622, 627,154 BẢNG CÂN ĐỐI TK BÁO CÁO KẾ TOÁN BẢNG TÍNH Z SP SỔ CHI TIẾT TK 154 SỔ CHI TIẾT TK 621,622,627 GHI HÀNG NGÀY GHI CUỐI THÁNG ĐỐI CHIẾU, KIỂM TRA SƠ ĐỒ QUY TRèNH GHI SỔ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GHI CHÚ: 2.5. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty 2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.5.1.1. Đặc điểm chi phí và tài khoản sử dụng Để có một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh cần rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: Vải. - Nguyên vật liệu phụ: Bao gồm rất nhiều loại: Chỉ may, phấn, cúc, khuy bấm, mác, main... Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo giá nhập kho của từng loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm ở công ty là vải. Vải chiếm phần lớn tỉ lệ chi phí của sản phẩm. Để hạch toán nguyên vật liệu chính kế toán sử dụng TK 1521- nguyên vật liệu chính trực tiếp. Nếu là hợp đồng gia công thì đối tác sẽ cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu, số nguyên vật liệu này sẽ được nhập về đầy đủ theo định mức và không được tính vào chi phí sản xuất của công ty. Số nguyên vật liệu này nhập về được hạch toán vào Nợ TK 002- vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, gia công. Để hạch toán vật liệu phụ, kế toán sử dụng TK 1522- nguyên vật liệu phụ trực tiếp. Giá trị của những nguyên vật liệu, phụ liệu này sẽ được tập hợp vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.5.1.2. Chứng từ sử dụng và hệ thống sổ sách Trong quá trình hạch toán, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết, khi mỗi hợp đồng được ký kết thì sẽ kèm theo phụ lục chi tiết về sản phẩm. Khi nguyên vật liệu được chuyển về công ty, thủ kho cùng nhân viên giao nhận ngoại thương sẽ cân đong đo, đếm về số lượng, kiểm tra về chất lượng, sau đó làm thủ tục nhập kho nguyên liệu và ghi phiếu nhập kho. Khi kế hoạch sản xuất được triển khai, dựa vào bảng dự kiến định mức tiêu hao nguyên phụ liệu bộ phận sản xuất sẽ làm phiếu yêu cầu lĩnh vật tư. Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư ghi rõ chủng loại và số lượng vật tư cần sử dụng, phiếu lĩnh vật tư phải có sự xác nhận của trưởng bộ phận phụ trách sản xuất, giám sát sản xuất. Sau đó phiếu này sẽ được chuyển xuống cho thủ kho để xuất vật tư theo yêu cầu sản xuất, thủ kho sẽ ghi phiếu xuất kho và xuất vật tư, cuối ngày thủ kho sẽ tập hợp toàn bộ các phiếu nhập, xuất để vào thẻ kho. Sau đó, các phiếu nhập xuất sẽ được chuyển lên cho kế toán. Căn cứ vào các phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu, kế toán sẽ vào sổ chi tiết TK 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, để tính giá thành. Sổ chi tiết TK 621 ghi chép tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đây là căn cứ để cuối tháng kế toán lên bảng tính giá thành. Các số liệu vào để sổ chi tiết cũng là các số liệu để kế toán vào Nhật ký chung. Và cuối tháng căn cứ vào Nhật ký chung để vào sổ cái TK 621. NHẬT Kí CHUNG Thỏng 3 - 2007 Trang số........................ Ngày, thỏng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đó ghi sổ cỏi Số hiệu TK Số phỏt sinh Số Hiệu Ngày thỏng Nợ Cú .. .. ... ... 0308 01/03 Xuất kho nguyờn liệu cho s.x 621 112,255,260 0309 01/03 1521 112.255.260 0310 01/03 Xuất kho nguyờn liệu cho s.x 621 12.562.120 0311 01/03 1522 12.562.120 0312 01/03 Xuất kho nguyờn liệu cho sx 621 3.215.800 0313 01/03 1522 3.215.800 01/03 Thanh toỏn tiền mua giấy VS 6278 880.000 1111 880.000 . Kết chuyển chi phớ NVL trực tiếp 154 1,627,821,883 621 1,627,821 Kết chuyển chi phớ nhõn cụng 154 439,476,924 622 439,476,924 Kết chuyển chi phớ vật liệu phụ 154 124,415,274 6272 124,415,274 Kết chuyển chi phớ CCDC cho sx 154 12,684,331 6273 12,684,331 ... ... ... ... ... CỘNG 3.547.980.211 3.547.980.211 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký) (Ký) (Ký tờn, đúng dấu) 2.5.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 2.5.2.1. Đặc điểm chi phí và tài khoản sử dụng Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty được thể hiện thông qua tiền lương (TK 334- phải trả công nhân viên) và các khoản trích theo lương (TK 338- BHYT, BHXH) của công nhân trực tiếp sản xuất theo chế độ, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất (TK3312- phải trả người bán ngoài công ty). Tất cả những chi phí này được tập hợp vào TK 622- chi phí nhân viên phân xưởng. 2.5.2.2. Chứng từ sử dụng và hệ thống sổ sách Hàng ngày các tổ trưởng sản xuất sẽ theo dõi kết qủa làm việc của công nhân trên “Bảng sản lượng cá nhân” và “Bảng chấm công”, cuối tháng kế toán căn cứ vào đó để tính lương cho từng người. Bảng chấm công và bảng sản lượng cá nhân do tổ trưởng theo dõi. Cuối tháng căn cứ vào đó và kết hợp với bảng đơn giá tiền lương sản phẩm, kế toán sẽ lên Bảng lương khoán cho từng chuyền may, từng tổ sản xuất. Cũng dựa trên bảng sản lượng cá nhân thì những ngày nào không ra sản phẩm thì ngày đó sẽ được tính lương thời gian theo mức khung là 26 ngày công. Vào cuối tháng căn cứ vào số liệu đã tính toán, kế toán lên bảng tính quỹ lương khoán cho tất cả các mã sản phẩm. Sau đó vào sổ chi phí tiền lương theo dõi chi phí phải trả của từng bộ phận bao gồm: BHXH, BHYT, lương phải trả, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất. CễNG TY CP MAY BAC GIANG BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG THÁNG 3/2007 Ngày Diễn giải Tk TK đ/ư Phỏt sinh cú 31/3 Phõn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6514.doc
Tài liệu liên quan