Đề tài Mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại trong tố tụng trọng tài – Thực trạng và giải pháp

Để nâng cao hiệu quả hoạt động cua trọng tai thương mại, pháp lệnh trọng tài đã có nhiều quy định về sự hỗ trợ cua tòa án đối với hoạt động cua trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại có hoạt động hiệu quả tốt sẽ giảm bớt gánh nặng cho tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, đáp ứng yêu cầu cua các nhà kinh doanh trong việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranh chấp thương mại.

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7122 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại trong tố tụng trọng tài – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyênđơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng dược thực hiện giải quyết. Nếu các bị đơn cu trứ, làm việc, trụ sở ở nhiều nơi nhau thì nguyên dơn có thể yêu cầu tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. 1.1.1.2. Thủ tục tranh chấp kinh doanh,thương mại tại tòa án Thủ tục giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại tòa án cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp về dân sự , hôn nhân gia đình, lao động (gọi chung là thủ tục giải quyết vụ án) gồm có: Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý tòa án; hòa giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm. Thủ tục giải quyết vị án tại tòa án cấp phúc thẩm. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Ưu điểm và nhược giải quyết tranh chấp bằng tòa án: - chủ thể tiến hành tố tụng: những người tiến hành tố tụng nhân danh nhà nước: Chánh án Toà án, Thẩm phán, Thư ký Toà án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên. - Những người tham gia tố tụng: nguyên đơn, bị đơn và người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan - Xét xử công khai tạo đều kiện cho người dân giám sát Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước, nhân danh nước CHXHCN Việt Nam quyết định đưa vụ tranh chấp ra xét xử theo trình tự Tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự đương nhiên là phải chặt chẽ, với nhiều thủ tục tố tụng rườm rà, thời gian kéo dài; xét xử công khai; án được tuyên không tuỳ thuộc ý chí các bên mà là kết quả nghị án của Hội đồng xét xử . Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Tuy nhiên, việc đưa vụ việc ra Tòa án thực sự là giải pháp cuối cùng, như các cụ ta thường nói “vô phúc đáo tụng đình” mà các bên phải cân nhắc khi biết những phức tạp thực tế từ việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án; như là thủ tục kéo dài với nhiều cấp xét xử, sự công khai trong quá trình xét xử công khai và tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc cho các bên. Đồng thời khi đó, quan hệ giao thương giữa các đối tác khó có thể gắn kết lại như lúc ban đầu. 1.1.2. Trọng tài thương mại Trọng tài thương mai là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. các trung tâm trọng tài dược thành lạp theo sáng kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chứ không phải được thành lập từ nhà nước. Các trung tâm trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước (như trọng tài kinh tế nhà nước trước đây) cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước (như tòa án kinh tế hiện nay). Hoạt đọng cua trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài khong nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người độc lập thứ ba ra phấn quyết. Là tổ chức phi chính phủ nhưng các trung tâm trọng tài luôn đắt dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước là chủ thể quản lý đối với mọi mặt đời sông xã hội. Nhà nước quản lý đối với các trung tâm trọng tài thông qua viecj ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức vạ hoạt động của cac trung tâm trọng tài. Ngoài ra việc quản lý nhà nước đối với trọng tài tương mại còn được thực hiện thông qua hoạt động quản lý của hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong viecj cấp, thay đổi, bổ sung hay thu hồi giáy phép thành lập, đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài… Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài cũng cân sự hỗ trợ của nhà nước trenn nhiều phương diện. trong tài thương mại là cơ quan “tài phán tư”, không nhân danh quyền lực nhà nước. bởi vaayj ở việt nam cũng như các trên thế giới, hoạt động của các trung tâm trọng tài cần thiết phải có sự hỗ trợ của nhà nước. sự hỗ trợ cua nhà nước đối với hoạt động cua trọng tài thương mại được thể hiện rõ nét, như: hỗ trợ cỉ định, thayy đổi trọng tài viên; hỗ trợ trong việc xem xét lai quyết định của hội đồng trọng tài;hỗ trợ trong việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ; hỗ trợ trong việc hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài; hỗ trợ trong việc cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài. Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân tồn tại độc lập với nhau. Trung tâm trọng tài là tổ chức thỏa mãn đầy đủ các điều kiện pháp nhân, bao gồm: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập (điều 84 bộ luật Dân sự - 2005). Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác. Ngoài sự độc lập, bình đảng và quan hệ hợp tác (nếu có), giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới như hệ thống các cơ quan tài phán nhà nước. sự khác biệt này về tổ chức của trọng tài(cơ quan tài phán tư) so với với hệ thống tổ chức của toa án (cơ quan tài phán công) dẫn đến tính đặc thù của tố tụng trọng tài trong việc áp dụng nguyên tắc xét xử một lần. Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm ban diều hành của các trọng viên cua trung tâm. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử. Bên cạnh bân điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định. Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động cua mình tùy thuộc vao khả năng chuyên của đội ngủ trọng tài viên và phải được ghi rõ trong điều lệ cơ quan trong tài. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt đông nhưng phải được sự chuẩn thuận của cơ quân nhà nước có thẩm quyền. Là tổ chức vô chính phủ, các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau vùa hợp tác vừa cạnh tranh cùng nhau. Bên cạnh chất lượng các trọng tài viên, sự đơn giản và linh hoạt cua quy tắc tố tụng cũng là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của mỗi trung tâm trọng tài trước các khách hàng. Bởi vậy, mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dưng căn cứ vào đặc thù của tổ chức, hoạt dộng cua trung tâm và không trái với quy định của luật trọng tài thương mại. Khi giả quyết tranh chấp, hội đòng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này. Trường hợp tranh cháp có yếu tố nước ngoài, hội đồngtrọng tài được áp dụng quy tắc tố tụng khác, nếu các bên có thỏa thuận (khoản 2 điều 49 pháp lệnh trọng tài thương mại). Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL do ủy ban luật thương mại quốc tế của liên hợp quốc (thông qua năm 1976) hay bản quy tắc trọng tài của phòng thương mại quốc tế (ICC) có hiệu lực từ năm 1988 và một số công ước quốc tế có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín ( London, Brussell…) thường được coi là cơ sở, khuân mẫu cho việc xây dựng quy tăc tố tụng của các trung tâm trọng tài. Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm. Mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về trọng tài viên của trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm. Ưu và nhược điểm: Ưu, nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với giải quyết tại toà án Thực tế cho thấy, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có những ưu điểm vượt trội so với giải quyết tranh chấp tại toà án. Những ưu điểm đó là: - Đề cao ý chỉ tự do thoả thuận của các bên tranh chấp; - Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đơn giản, không có nhiều công đoạn tố tụng, nhanh, gọn, linh hoạt đáp ứng đòi hỏi hoạt động thương mại của các bên có liên quan; - Nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại. Điều đó, có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh; - Các bên đương sự được tự do lựa chọn trọng tài viên. Cách thức lựa chọn trọng tài và Hội đồng trọng tài phát huy tính dân chủ, khách quan trong quá trình tố tụng; - Trọng tài viên - người chủ trì phân xử tranh chấp, có chuyên môn sâu và kinh nghiệm giải quyết đối với lĩnh vực của vụ tranh chấp; - Quyết định trọng tài được thực hiện ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về tiền, hàng trong thương mại. Quyết định trọng tài là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật, như bản án của toà án; - Tố tụng trọng tài không bị ràng buộc về mặt lãnh thổ, nghĩa là các bên muốn chọn trung tâm trọng tài nào cũng được, bất kể địa chỉ của họ ở đâu; - Tuy là chung thẩm, nhưng tố tụng trọng tài không đặt vấn đề cưỡng chế thi hành, nên bên đương sự nào không chấp nhận phán quyết của trọng tài thì có thể kiện ra toà kinh tế theo thủ tục giải quyết các vụ án; - Quyết định giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài phải được các bên thi hành nhanh chóng, trong thời hạn 30 ngày. Quá hạn đó, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành quyết định trọng tài; - Việc thắng, thua trong tố tụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ được mối hoà khí lâu dài giữa các bên tranh chấp. Đây là điều kiện không làm mất đi quan hệ hợp tác giữa các đối tác. Bởi lẽ tố tụng tại trọng tài là tự nguyện; - Tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - một tổ chức phi Chính phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về pháp lý của toà án trên các mặt sau: Xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài; giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài; công nhận và thi hành quyết định trọng tài. - Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu quyền và lợi ích của một bên bị xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại thì có quyền làm đơn yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhằm: Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ; kê biên tài sản tranh chấp để ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản; cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng của tài sản tranh chấp; kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ; phong toả tài khoản tại ngân hàng. - Việc đánh giá và sử dụng nguồn chứng cứ tại các cơ quan trọng tài rộng hơn, tự do hơn, mang tính xã hội hơn, tạo điều kiện cho các bên làm sáng tỏ những vấn đề nhạt cảm. Trong khi đó, toà án áp dụng các chứng cứ để tố tụng bị ràng buộc hơn về mặt pháp lý, làm cho các bên tham gia tố tụng không có cơ hội làm sáng tỏ hết được nhiều vấn đề khúc mắc, không thể hiện trên các chứng cứ “pháp lý”. Tuy nhiên, tranh chấp kinh tế qua con đường trọng tài cũng có những nhược điểm so với tranh chấp tại toà án kinh tế. Đó là: - Cơ quan trọng tài kinh tế không có quyền ra lệnh kê biên khẩn cấp tạm thời đối với tài sản là đối tượng tranh chấp. Việc kê biên chỉ được thực hiện thông qua toà án trên cơ sở yêu cầu của trọng tài. Quá trình kê biên theo trình tự này có thể kéo dài, không đảm bảo phong tỏa tài sản kịp thời để phòng ngừa việc tẩu tán tài sản; - Phán quyết của trọng tài, tuy là chung thẩm, nhưng bên bị đơn có thể yêu cầu toà án xem xét lại. Như vậy, phán quyết của trọng tài nhiều lúc làm cho bên “thắng kiện” không yên tâm. Tố tụng trọng tài: Tố tụng trọng tài là trình tự thủ tục để trọng tài thương mại giải quyết các vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ tranh chấp được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,bảo vệ lợi ích cua nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Lý luận về mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài thương mại trong tố tụng trọng tài: Để nâng cao hiệu quả hoạt động cua trọng tai thương mại, pháp lệnh trọng tài đã có nhiều quy định về sự hỗ trợ cua tòa án đối với hoạt động cua trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại có hoạt động hiệu quả tốt sẽ giảm bớt gánh nặng cho tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, đáp ứng yêu cầu cua các nhà kinh doanh trong việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranh chấp thương mại. Sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại được thể hiện ở các vấn đề sau đây: Tòa án có thể quyết định thay đổi trọng tài viên: Theo yêu cầu cua nguyên đơn, tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú có thể quyết định thay đổi trọng tài viên, trong trường hợp hội đồng trọng tài được các bên thành lập cần phải thay đổi một trọng tài viên mà các trọng tài viên khác trong hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc phải thay đổi hai trọng tài viên trong hội đồng hoặc thay đổi trọng tài viên duy nhất khi tongjtaif viên duy nhất từ chối giải quyết vụ tranh chấp. Theo điểm b, khoản 4 điều 27 quy định: đối với vụ tranh chấp do hội đồng trọng tài được các bên thành lập giải quyết thì theo yêu cầu cua nguyên đơn, chánh án tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho một thẩm phán xem xet quyết định. Tòa án cod thể xem xét lại quyết định về thẩm quyền của hội đồng trọng tài: Thẩm quyền giải quyết một vụ tranh chấp cụt hể của hội đồng trọng tài là do thoả thuận trọng tài của các bên xác định. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu các bên có đơn khiếu nại của một bên về việc hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, hội đồng trọng tài phải xem xét quyết định xem vụ tranh chấp có thuộc thẩm quyền của mình hay không. Nếu các bên không đồng ý với quyết định này cua trọng tài thì có quyền yêu cầu tòa án cấp tỉnh, nơi hội đồng trọng tài đã ra quyết định, xem xét lại quyết định của hội đồng trọng tài. Trong trường hợp, tòa án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đòng trọng tài, vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì hội đồng rọng tài phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp. Các bên co quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra tòa án. Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn đến tòa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài thụ lý giải quyết vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau: Bảo đảm cấp chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy hoặc có nguy cơ bị tiêu hủy; kê biên taifsanr tranh chấp; cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng cua tài snr tranh chấp; kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gủi giữ; phong tỏa tài khoản ở ngân hàng. Bên có đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có bằng chứng chứng minh việc áp dụng các biện pháp đó là cần thiết và phải chịu trách nhiệm về yêu cầu cua mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ngoài ra, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nạp một khoản tiền bảo đảm do tòa án án định nhưng không quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện đẻ bảo đảm lợi ích của bị đơn và ngăn ngừa sự lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có yêu cầu. Tòa án có thể hủy hay không hủy quyết định trọng tài: Tố tụng trọng tài không có nhiều giai đoạn xét xử, không có thủ tục phúc thẩm, tái thẩm. Không ai có thể dảm bảo rằng quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài luôn luôn đúng về mọi phương diện. Để có thể hạn chế những sai sót trong quá trình giải quyết những tranh chấp tại trọng tài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp lệnh trọng tài quy định bên không đồng ý với quyết định trọng tài có quyền làm đơn gửi toa án cấp tỉnh nơi họi đồng trọng tài đã ra quyết định trọng tài, yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Trên cơ sở đơn yêu cầu đó, tòa án có quyền ra quyết định hủy hay không hủy quyết định trọng tài. Ý nghĩa và Mục đích của việc thành lập cơ quan trọng tài thương mại ở Việt Nam: Giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác, ít ảnh hưởng đến bí mật và uy tín kinh doanh, chi phí thấp hơn Tòa án và việc không đại diện cho quyền lực tư pháp nên rất thích hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Từ những nhạn xét trên ta có thể rút ra những dăc diểm sau trong mối quan hệ giã tòa án và trọng tài thương mại trong tố tụng trọng tài như sau: - Tòa án là cơ quan công quyền, trọng tài thì không phải - Tòa án ra bản án còn trọng tài ra quyết định -Ttòa án được áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp tạm thời còn trọng tài không được mà phải nhờ tòa án thực hiện - Được lựa chọn trọng tài, còn tòa án thì không được lựa chọn mà phải theo quy định của pháp luật. - Giải quyết bằng trọng tài nhanh, thuận tiện, bí mật hơn Tòa án nhưng giải quyết bằng Tòa án đảm bảo thi hành nhanh và hiệu quả hơn trọng tài. 1.2.2. Quy định trong luật pháp: - Quy định trong luật thương mại năm 2005. - Trong pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành nghị định so 25/2003/ND-CP ngày 15-1-2004 của chính phủ quy định thi hành một số quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại. Việc thành lập hội đồng trọng tài được quy định tại điều 26 pháp lệnh trọng tài 2003: khoản 1:“trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nguyên đơn giử đơn kiện cho bị đơn, bị đơn phải chọn trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn trọng tài viên mà mình chọn, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định trọng tài viên cho bị đơn. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, chánh án tòa án giao cho một thẩm phán chỉ định trọng tài viên cho bị đơn và thông báo cho các bên. Khoản 2: trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất trọng tài viên trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, các bị đơn khoong chọn được trọng tài viên thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án cấp tỉnh, nơi có trụ sở hoặc cư trú cua một trong cá bị đơn chỉ định trọng tài viên cho các bị đơn. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, chánh án tòa án giao cho một thẩm phán chỉ định trọng viên theo yêu cầu cua nguyên đơn và thông báo cho các bên. Khoản 3: trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hai trọng tài viên được chọn hoặc được tòa án chỉ định, các trọng tài viên này phải thống nhất chọn trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này, nếu hai trọng tài viên được chọn không chọn được trọng tài viên thứ ba các bên có quyền yêu cầu tòa án cấp tỉnh, nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định trọng tài viên thứ ba. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, chánh án tòa án giao cho một thẩm phán chỉ định trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đòng trọng tài và thông báo cho các bên. Điều 33: Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Bảo đảm cấp chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy hoặc có nguy cơ bị tiêu hủy; kê biên taifsanr tranh chấp; cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng cua tài snr tranh chấp; kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gủi giữ; phong tỏa tài khoản ở ngân hàng. Điều 34: khoản 1: bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại điều 33 của pháp lệnh này phải làm đơn gửi đế tòa án cấp tỉnh nơi họi đòng trọng tài đã thụ lý vụ tranh chấp. Khoản 2: đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải kèm theo đơn kiện có đầy đủ nội dung theo quy định tại điều 20 và bản sao thỏa thuận trọng tài theo quy định tại diều 9 cuả pháp lệnh này. Các bản sao phải có chứng thực hợp lệ. Tùy theo yêu cầu áp dụng lại biện pháp khẩn cấp tạm thời mà bên yêu cầu phải cung cấp cho tòa án bằng chứng cụ thể về các chứng cứ cần được bảo toàn, cá chứng cứ về việc bị đơn tẩu tán, cất giấu tài sản có thể làm cho việc thi hành quyết định trọng tài không thể thực hiện được. Khoản 3: bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền bảo đảm do tòa án ấn định, nhưng không quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải tực hienj để bảo vệ lợi ích của bị đơn và ngăn ngừa sự lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có yêu cầu. Các khoản tienf này được gửi giữ tại ngân hàng nơi có trụ sở tòa án quyêts dịnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản 4: sau khi nhận được đơn yêu cầu theo quy định tại các khoản 2 và 3 điều này, chánh án tòa án cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 điều này giao cho một thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu cầu, trong thời hạn năm ngay làm việc kể từ ngày được giao thẩm phán phải kiểm tra tính chính xác của tài liệu theo quy định tại khoản 2 điều này, trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn, có thể ra quyết định một hoặc một số biện pháp khẩn cáp tạm thời quy định tại điều 33 của pháp lệnh này. Trong trường hợp áp dụng một hoặc một ssos biện pháp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 điều 33 cả pháp lệnh này thì tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có giá trị không quá nghĩa vụ tài sản mà người có ngĩa vụ phải thực hiên. Khoản 5: quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho hội đồng trọng tài các ben tranh chấp và viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành ngay. Việc thi hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Khoản 6: trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, viện truổng viện kiểm sát có quyền kiến nghị, bị đơn có quyền yêu cầu chánh án tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời xêm xét, giải quyết việc thay đổi, hủy bỏ hoặc giữ nguyen biện pháp đó. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị của viện kiểm sát hoặc yêu cầu của bị đơn, chánh án tòa án phải có quyết định và trả lời cho viện kiểm sát và bị đơn. Điều 35: thay đỏi hoặc hủy bỏ biện pháp khản cấp tạm thời: bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn tạm thời có thể làm đơn yêu cầu hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi không còn phù hợp hoặc không còn cần thiết. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chánh án tòa án cấp tỉnh nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giao cho một thẩm phán xem xét, quyết dịnh thay đỏi hoặc hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định này phải dược gửi ngay cho hoiij đòng trọng tài, các bên tranh chấp và viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, thẩm phán phải xem xét quyết định đẻ người yeu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại số tiền bảo đảm quy định tại khoản 3 diều 34 của pháp lệnh này, trừ trường hợp quy định tại điều 36 của pháp lẹnh này. Nghị quyết số 05/03/NQ-HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI VÀ GIẢI PHÁP Thực trạng: Theo tờ trình của Hội Luật gia Việt Nam, cơ quan chủ trì soạn thảo, thực tiễn giải quyết tranh chấp trên thế giới cho thấy, trọng tài đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các thương nhân. Ở Việt Nam, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài sẽ góp phần làm giảm tải hoạt động xét xử của Tòa án. Theo thống kê của các cơ quan Tư pháp, tại Tòa kinh tế Tòa án Nhân dân Hà Nội, từ năm 2005 đến nay, năm nào số lượng vụ việc năm sau cũng tăng gấp đôi năm trước. Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hàng năm xử từ 1.000 - 1.100 vụ tranh chấp kinh tế. Tuy nhiên, con số này lại rất khiêm tốn nếu xem xét số vụ việc được giải quyết bởi Trọng tài. Trong khi VIAC - tổ chức trọng tài lớn nhất Việt Nam - chỉ tiếp nhận 30 vụ tranh chấp trong năm 2007 và 58 vụ trong năm 2008 thì mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPH7846N M7902 2727846U.doc
Tài liệu liên quan