Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại TVT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

I. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hqkd đối với các doanh nghiệp 3

1. Các quan điểm và bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 3

1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả 3

1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh 5

2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 6

II. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp 9

1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 10

1.1. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh 10

1.2. Nhân tố môi trường tự nhiên 12

1.3. Môi trường chính trị - pháp luật 13

1.4. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng 13

2. Các nhân tố bên trong 14

2.1. Nhân tố vốn 14

2.2. Nhân tố con người 14

2.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp 15

2.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 16

III. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh 16

1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 16

a. Về mặt thời gian 17

b. Về mặt không gian 17

c. Về mặt định lượng 17

d. Về mặt định tính 18

2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 19

2.1. Nhóm chỉ tiêu dánh giá hiệu quả tổng hợp 20

2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh 21

3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội 25

3.1. Tăng thu ngân sách 26

3.2. Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động 26

3.3. Nâng cao đời sống người lao động 26

3.4. Tái phân phối lợi tức xã hội 26

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TVT 27

I. Những nét khái quát về Công ty tnhh THƯƠNG MạI TVT 27

1. Quá trình hình thành và phát triển 27

2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty 28

a. Bộ máy quản lý và cơ chế điều hành của Công ty 28

b. Về tình hình tổ chức lao động 32

c. Nguồn vốn 33

d. Về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm và tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật 34

e. Về nguồn cung ứng nguyên vật liệu 34

f. Về sản phẩm của công ty 35

3. Những thuận lợi thế và khó khăn của công ty 36

a. Thuận lợi 36

b. Khó khăn 38

II. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại công nghiệp TVT 39

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây 39

2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại TVT 41

2.1. Xét hiệu quả sử dụng lao động 41

2.2. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn 47

2.3. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp 41

2.4. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội 50

IV. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại công nghiệp TVT 52

1. Những thành tựu đã đạt được của Công ty TNHH Thương mại công nghiệp TVT trong thời gian qua 52

2. Những tồn tại của Công ty và nguyên nhân dẫn đến tồn tại 54

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP TVT 57

I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty TNHH Thương mại công nghiệp TVT trong những năm tới 57

1. Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của Công ty trong những năm tới 57

1.1. Mục tiêu 57

1.2. Kế hoạch sản xuất năm 2004 58

2. Định hướng phát triển của Công ty 58

2.1. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ 58

2.2. Định hướng phát triển sản phẩm 59

II. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại công nghiệp TVT 59

1. Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 60

1.1. Thành lập phòng marketing 60

1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 61

2. Xây dựng chính sách sản phẩm 62

3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 62

4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm Error! Bookmark not defined.

5. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 65

6. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn 67

7. Tăng cường liên kết kinh tế 68

III. Kiến nghị với Nhà nước và các cấp lãnh đạo 69

KẾT LUẬN 71

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại TVT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng. Bộ máy quản lý sản xuất của Công ty có thể biểu diễn bằng sử dụng sơ đồ sau. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty TNHH Thương mại công nghiệp TVT Ban giám đốc Phòng kế toán Phòng kinh doanh Tổng hợp Phòng bán hàng Phân xưởng gia công Phân xưởng sản xuất Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban: - Ban giám đốc gồm 2 người: một giám đốc và một phó giám đốc. + Giám đốc công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Giám đốc có các quyền sau đây: . Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. . Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty. . Ban hành quy chế quản lý nội bộ. . Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các chức danh quản lý trong Công ty. . Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty. . Bố trí cơ cấu tổ chức của Công ty. . Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc sử lý các khoản lỗ trong kinh doanh. . Tuyển dụng lao động. Giám đốc là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh. Giám đốc trực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc lúc giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp Giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của Công ty. Phó giám đốc Công ty có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được Giám đốc uỷ quyền. . Phó giám đốc Công ty có quyền đại diện Công ty trước cơ quan Nhà nước và tài phán khi được uỷ quyền. . Phó giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Giám đốc Công ty. . Phó giám đốc có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá. . Phó giám đốc tổ chức kinh doanh bán buôn , bán lẻ, tổ chức công tác tiếp thị quảng cáo. . Quản trị hành chính văn phòng, thanh tra bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn lao động. Giải quyết các công việc có liên quan đến bảo hiểm do Công ty tham gia mua bảo hiểm. - Các bộ phận phòng ban chức năng: bao gồm 3 phòng ban và 2 phân xưởng, 2 kho. + Phòng kế toán: gồm 2 người. Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty. Có chức năng giúp Giám đốc công ty quản lý, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm. Thực hiện hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê và văn bản pháp quy của Nhà nước. Quản lý quỹ tiền mặt và Ngân phiếu. + Phòng kinh doanh tổng hợp: gồm 3 người có chức năng giúp giám đốc Công ty chuẩn bị triển khai các hợp đồng kinh tế. Khai thác nguồn hàng gắn với địa điểm tiêu thụ hàng hoá. Phát triển mạng lưới bán hàng của Công ty, triển khai Công tác kinh doanh, mở rộng mạng lưới kinh doanh của Công ty. + Phòng bán hàng: gồm 5 người tổ chức thực hiện các hoạt động marketing, chào hàng bán hàng, các hoạt động tiêu thụ và hậu mãi. + Kho của Công ty gồm 2 thủ kho có chức năng tiếp nhận bảo quản xuất hàng cho đội ngũ bán hàng. + Phân xưởng sản xuất nhựa: Thực hiện sản xuất ra sản phẩm theo các kế hoạch đặt ra của công ty. + Phân xưởng gia công: Thực hiện gia công sửa chữa hoàn thiện các sản phẩm trước khi đem giao cho khách hàng hoặc nhập kho. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lí sản xuất kinh doanh chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc và trợ giúp cho Ban giám đốc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt. Đánh giá về bộ máy quản lý của Công ty Đây là mô hình hệ thống quản trị kiểu trực tuyến. Nó có ưu đIểm chủ yếu là đảm bảo tính thống nhất. Mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc. Vì là doanh nghiệp nhỏ nên mọi hoạt động đều phảI được thông qua ban giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo kinh doanh và báo cáo tình hình kinh doanh cùng với mọi hoạt động cho Giám đốc. Do bộ máy quản lý đơn giản gọn nhẹ Công ty dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường. Khi gặp khó khăn nội bộ Công ty dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất. b. Về tình hình tổ chức lao động Lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng lao động là điều kiện cần thiết để kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh được tốt. Hiện nay tổng số lao động của công ty gồm 52 người. Trong số đó nhân viên phục vụ gián tiếp của Công ty là 12 người, số lao động trực tiếp là 40 người trong đó có 5 lao động có bậc 7/7 số còn lại có bậc từ 3/7 đến 6/7; 05 người chịu trách nhiệm Marketing, tất cả đều đã tốt nghiệp đại học có khả năng làm việc độc lập, nhanh nhẹn. Đội ngũ các phòng ban khác là 07 người. Do tính chất đặc thù của nhiệm vụ chức năng hoạt động của công ty nên công ty phải đảm nhiệm đội ngũ lao động có trên 20% tốt nghiệp đại học trở lên. Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện như sau: Lao động nam chiếm 65,5% Lao động nữ chiếm 34,6% Lao động có trình độ đại học chiếm 20% Lao động có trình độ khác chiếm 80% c. Nguồn vốn Quy mô vốn của công ty tính đến năm 2003 là 2,5 tỷ đồng. Trong đó: Vốn cố định : 1.100.000.000Đ Vốn lưu động : 1.400.000.000Đ. Trong những năm gần đây do sự biến động của nền kinh tế công ty cũng có những biến động về vốn thể hiện như sau: Bảng 1: Tình hình biến động vốn của Công ty giai đoạn 2001- 2003 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 Tổng vốn kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động Triệu đồng - - 2.000 900 1.100 2.300 950 1.350 2.500 1.100 1.400 Nhìn vào biểu ta thấy, tổng số vốn của công ty từ năm 2001 đến năm 2003 tăng thêm 500 triệu đồng là do vốn cố định tăng 200 triệu và vốn lưu động tăng thêm 300 triệu đồng. Do nắm bắt dược nhu cầu thị trường, công ty đã đầu tư thêm máy móc trang thiết bị kỹ thuật làm cơ cấu vốn cố định trong tổng vốn tăng nhanh. Diện tích mặt bằng hiện tại là 1000m2, 3 phòng ban và 2 phân xưởng sản xuất. d. Về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm và tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật + Về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm: Là qui trình sản xuất liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến, song chu kì sản xuất ngắn, do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng (phân xưởng nhựa). Đây là điều kiện thuận lợi cho tốc độ luân chuyển vốn của công ty nhanh. Mặc dù sản phẩm của công ty rất đa dạng nhưng tất cả các sản phẩm đều có một điểm chung đó là được sản xuất từ nhựa. Cho nên, qui trình công nghệ sản xuất tương đối giống nhau. + Về trình độ trang bị kĩ thuật của công ty: Do trước đây công ty sản xuất xen kẽ giữa cơ khí và thủ công, đồng thời cùng với thời gian sử dụng đã lâu, máy móc thiết bị rất cũ và lạc hậu. Vì vậy năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo công ty đã quyết định đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Tính từ năm 2000 đến nay công ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Mặt khác, công ty lại áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, thời gian sử dụng trung bình của số máy móc là 6 năm/1 máy. Cho nên, công ty có thể thu hồi vốn nhanh, tránh được tình trạng hao mòn vô hình và theo kịp tốc độ đổi mới công nghệ hiện nay giúp công ty nâng cao thế mạnh cạnh tranh của mình. e. Về nguồn cung ứng nguyên vật liệu Cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh tương đối đa dạng nên chủng loại nguyên vật liệu của công ty sử dụng cũng đa dạng ( như PP, PE, HD...). Nguồn nguyên vật liệu công ty dưa vào sản xuất là hoàn toàn ngoại nhập chủ yếu là từ Hàn Quốc và các nước Đông Nam á thông qua các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu nhựa. Do vậy, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, độ bền cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tỷ giá nên giá nguyên vật liệu còn biến động nhiều gây khó khăn trong việc nhập nguyên liệu, sản xuất, và tính giá thành sản phẩm. f. Về sản phẩm của công ty Hiện nay công ty đang thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm (gần 100 sản phẩm). Tuy nhiên số lượng sản xuất và tiêu thụ của từng loại sản phẩm không lớn lắm. Các loại sản phẩm của công ty có tỷ trọng cao là: bộ nội thất nhà tắm, nắp bệt, vỏ tắc te, hộp đĩa CD, mắc áo nhựa, vỏ ắc quy, linh kiện xe máy... Cụ thể như sau: Bảng 2: Số lượng sản phẩm của công ty trong những năm qua Tên sản phẩm Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Bộ nội thất nhà tắm Bộ 1.319 1.346 1.481 Nắp bệt Chiếc 7.944 8.621 8.879 Vỏ tắc te Cái 978.427 1.142.545 1.162.520 Hộp đĩa CD Cái 51.377 54.958 56.734 Mắc áo nhựa Cái 1.776 2.052 2.015 Vỏ ác quy Cái 6.875 8.347 8.330 Linh kiện xe máy Chiếc 6.368 6.994 8.428 Qua bảng trên ta thấy sản phẩm của công ty đều tăng qua các năm. Tuy nhiên các mặt hàng truyền thống như mắc áo, hộp đĩa, vỏ tắc te có tăng nhưng tăng chậm. Các sản phẩm như bộ nội thất, nắp bệt, linh kiện xe máy tăng nhanh chứng tỏ sản phẩm của công ty đã dần có chỗ đứng trên thị trường. Đối với các loại sản phẩm như bao bì, vật liệu xây dựng (tấm ốp trần...) đòi hỏi phải lịch sự trang nhã, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Còn đối với những sản phẩm công nghiệp cao cấp như: vỏ ác quy, linh kiện xe máy... là những mặt hàng sản xuất cho các hãng xe máy thì lại đòi hỏi rất khắt khe về mặt chất lượng. Vì thế, sản phẩm của công ty sản xuất ra không những đáp ứng đủ về số lượng mà còn đảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng, mẫu mã. Do đó, sản phẩm của công ty đưa ra thị trường tiêu thụ chỉ có duy nhất một loại phẩm cấp, đó là sản phẩm loại I. 3. Những thuận lợi thế và khó khăn của công ty a. Thuận lợi Công ty TNHH Thương mại TVT là một doanh nghiệp vừa và nhỏ do vậy nó có những lợi thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Với đặc tính chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn Công ty có thể mạnh dạn sử dụng vốn tự có và vốn vay mượn để “Đánh nhanh, thắng nhanh và chuyển hướng nhanh”. Dễ phát huy bản chất hợp tác sản xuất, có một số sản phẩm Công ty chỉ sản xuất một vaì chi tiết, một vài công đoạn của quá trình sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng Công ty dễ dàng hợp tác với các Công ty khác để sản xuất các chi tiết còn lại. Giám đốc Công ty có điều kiện đi sâu, đi sát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như có thể hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của từng lao động. Giữa chủ và người làm công có những tình cảm gắn bó, ít có khoảng cách, nếu có xảy ra xung đột thì cũng dễ dàng giải quyết. Công ty có thể phát huy tiềm lực của thị trường trong nước, có thể có cơ hội để lựa chọn các mặt hàng sản xuất thay thế được hàng nhập khẩu, với chi phí thấp và vốn đầu tư thấp. Sản phẩm của Công ty đảm bảo chất lượng nhưng hợp với túi tiền của đại bộ phận dân cư. Trong điều kiện thị trường “mở cửa” việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty có nhiều thuận lợi. Nguyên liệu của công ty thường là nguyên vật liệu nhập khẩu thông qua các doanh nghiệp trong nước. Cơ chế “mở cửa” nền kinh tế tạo cho công ty thu mua dự trữ nguyên vật liệu dễ dàng. Hơn nữa, vị trí của công ty ở đường Nghi Tàm rất thuận lợi cho việc chào bán, giới thiệu sản phẩm, chuyên chở nguyên vật liệu và chuyên chở sản phẩm đi tiêu thụ, giảm chi phí tiêu thụ như: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản... làm tăng lợi nhuận. Quan trọng hơn là công ty TNHH Thương mại TVT có đội ngũ công nhân có tay nghề cao, trình độ vững chắc, ý thức trách nhiệm tốt, có thể tiếp thu được sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà công ty áp dụng. Thêm vào đó, công ty còn có thế mạnh nữa là trang bị máy móc thiết bị hiện đại, phương pháp hạch toán phù hợp, tránh được sự thất thoát vốn do hao mòn vô hình gây ra. Với một môi trường cạnh tranh có nhiều đối thủ mạnh như vậy, ta không thể không nói tới mặt tích cực của môi trường, đó là công ty có điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ các đối thủ của mình. b. Khó khăn Công ty gặp khó khăn trong đầu tư công nghệ mới, mặc dù đã trang bị một số máy móc hiện đại nhưng công suất thấp, muốn trang bị đồng bộ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, dẫn đến hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường. Để đầu tư công nghệ mới đòi hỏi Công ty phải có vốn lớn nhưng vốn chủ yếu của Công ty là vốn tự có. Hiện nay, thủ tục vay vốn ở Ngân hàng hiện nay đối với các doanh nghiệp tư nhân còn phức tạp, khó khăn, với lãi suất tiền vay cao. Thị trường của công ty hẹp (chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh lân cận). Trong khi đó sản phẩm truyền thống như mắc áo, ghế nhựa.. vẫn sản xuất nhưng khối lượng ít, tiêu thụ chậm. Tuy công ty có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Hà Nội nhưng sức ép cạnh tranh của thị trường này rất lớn, trên thị trường còn có nhiều hàng nhập lậu giá rẻ, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ. Mặc dù công ty năng động tìm kiếm hợp đồng, đáp ứng mọi nhu cầu cầu khách hàng đến đặt hàng ở công ty, nhưng khối lượng sản phẩm cần sản xuất vẫn chưa khai thác hết được công suất của máy móc thiết bị (mới chỉ khai thác được 80-85% công suất của máy). Ngoài ra, các điều kiện phục vụ cho sản xuất của công ty còn phụ thuộc, chưa chủ động được hoàn toàn, nên dẫn tới công ty vẫn còn nhiều giờ nghỉ do lí do mất điện. Tóm lại, bên cạnh những thuận lợi là chủ yếu thì công ty vẫn còn tồn tại một số điểm khó khăn. Nếu công ty biết khai thác triệt để được những lợi thế của mình và khắc phục được khó khăn một cách kịp thời thì nhất định quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được diễn ra tốt hơn. II. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại công nghiệp TVT 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, công ty TVT coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu động lực thúc đẩy công ty phát triển và rất được coi trọng trong kế hoạch chiến lược. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có được nhờ thực hiện sản xuất kinh doanh còn lợi nhuận chính là hiệu quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây: Bảng 3 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh(%) Tuyệt đối 02/01 % 02/01 Tuyệt đối 03/02 % 03/02 Tổng doanh thu 1.934.368 2.085.373 2.228.054 151.005 7,8 142.681 6,84 Tổng chi phí 1.824.044 1.963.342 2.037.373 112.298 7,63 74.031 3,77 Lợi nhuận 110.324 122.031 190.681 11.707 10,61 68.650 56,25 Thuế thu nhập DN 35.303 39.049 61.017 Lợi nhuận sau thuế 75.021 82.982 129.664 Biểu 1: Biểu đồ minh họa doanh thu và lợi nhuận Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định. Qua biểu trên ta thấy trong ba năm 2001-2003 Công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau: - Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy không chỉ có số lượng sản phẩm sản xuất tăng mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể qua các năm. Năm 2002 tăng 151.005 nghìn đồng so với năm 2001 ứng với 7,8%, năm 2003 tăng 142. 681 nghìn đồng so với năm 2001 ứng với 6,84%. Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà Công ty sản xuất ra không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của công ty đã được thị trường khách hàng chấp nhận. - Về chi phí và lợi nhuận: trong năm 2003 Công ty đã nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí, chi phí kinh doanh năm 2003 tăng so với năm 2002 là 74.031 nghìn đồng ứng với 3,77%, trong khi năm 2002 so với năm 2001 là 112.298 nghìn đồng ứng với 7,63%. Mặc tốc độ tăng doanh thu năm 2003/2002 có giảm hơn so với 2002/2001 và chi phí hàng năm có tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí, do đó lợi nhuận của công ty năm 2003 tăng 56,25% so với năm 2002 (68.650 nghìn đồng) trong khi năm 2002 lợi nhuận chỉ tăng 10,61% so với năm 2001 (11.707 nghìn đồng) . 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại TVT 2.1. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp Bảng 8: Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. Doanh thu 1.934.368 2.085.373 2.228.054 2. Tổng chi phí 1.824.044 1.963.342 2.037.373 3. Lợi nhuận 110.324 122.031 190.681 4 Thuế thu nhập DN 35.303 39.049 61.017 5. Lợi nhuận sau thuế 75.021 82.982 129.664 6. Tổng vốn 2.007.535 2.309.267 2.504.268 7. Sức sản xuất của vốn (1/6) 0,96 0,90 0,89 8. Doanh thu trên chi phí (1/2) 1,06 1,062 1,094 9. Tỷ suất LN trên Doanh thu(5/1) 0,039 0,04 0,058 10. Tỷ suất LN trên Tổng vốn (3/6) 0,055 0,053 0,076 Nhìn bảng 7, ta thấy: + Chỉ tiêu sức sản xuất vốn của công ty cũng khá cao, năm 2001, một đồng vốn bỏ ra thu về 0,96 đồng, năm 2002 là 0,9 đồng và 2003 là 0,89. Chỉ tiêu này có giảm dần là do tình hình kinh doanh có gặp khó khăn. + Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí đều tăng qua các năm, năm 2001 cứ một đồng chi phí bỏ ra thu về 1,06 đồng doanh thu, năm 2002 tăng lên 1,062 và 2003 là 1,094.Điều này chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất và tiêu thụ khiến cho một đồng chi phí bỏ ra thu về được nhiều doanh thu hơn. Đây là một yêu cầu cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Chỉ tiêu lợi nhuận /doanh thu và lợi nhuận/tổng vốn cũng được cải thiện quả từng năm. Năm sau cao hơn năm trước. Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu là cao. Song qua chỉ tiêu trên cho thấy doanh lợi theo doanh thu năm 2003 tăng đáng kể. Nguyên nhân là do chi phí giảm, trong khi đó doanh thu vẫn tăng nên lợi nhuận tăng nhanh. Chi phí giảm do các nguyên nhân chủ yếu sau: Trình độ quản lý và sản xuất của nhân viên cũng như công nhân được nâng cao nên đã tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Tận dụng và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp giúp Công ty nhập được nguyên vật liệu với giá thấp hơn. Do đã có nhiều khách quen nên chi phí bán hàng và quản lý đã giảm đi đáng kể. 2.2. Xét hiệu quả sử dụng lao động Lao động là một trong những nguồn lực của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tuyển dụng và chính sách đào tạo phải đảm bảo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Chính mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi những cán bộ quản trị kinh doanh phải có các tiêu chuẩn cao. Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp căn cứ vào loại công việc để xác định số người cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại cán bộ công nhân viên. Chỉ xét tuyển những lao động có trình độ phù hợp, có kỹ thuật nghiệp vụ đẻ đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất. Để đảm bảo đội ngũ công nhân viên có chất lượng công ty đã áp dụng chế độ thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức. Thị trường lao động mở ra, song cũng như các doanh nghiệp khác công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm thị trường. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi đội ngũ cán bộ của công ty phải có trình độ quản lý tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, đội ngũ công nhân phải có tay nghề cao, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Do đó công ty cũng chú ý đến việc nâng cao tay nghề cho nhân viên, có các hình thức khuyến khích họ phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao hiệu quả tăng thu nhập cho tập thể cán bộ công nhân viên. Bảng 4: Cơ cấu lao động của công ty TVT Năm Tổng số nhân viên Trong đó Đại học và cao đẳng % so với tổng NV Công nhân % so với tổng NV 2001 50 10 20 40 80 2002 52 11 21,15 41 78,85 2003 52 12 23,07 40 76,93 Quỹ lương Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian làm việc cho doanh nghiệp theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp. Với khái niệm đó có thể hiểu rằng: đối với doanh nghiệp tiền lương là một khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn đối với người lao động tiền lương là một bộ phận của thu nhập mà họ được hưởng. Trong quản lý, tiền lương còn có ý nghĩa là đòn bẩy kinh tế có tác dụng thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất, từ đó mà nâng cao năng suất lao động của họ. Vì vậy không thể đặt vấn đề tiết kiệm tiền lương một cách đơn giản như các khoản chi phí khác. Muốn hạch toán tiền lương tốt thì một vấn đề không thể thiếu được là phải hạch toán lao động về số lượng và chất lượng, thời gian lao động và kết quả lao động vì đó là căn cứ đề tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Hay nói cách khác là muốn hạch toán tiền lương thì phải hạch toán lao động trước. Hiện nay ở công ty có các hình thức trả lương sau: Đối với nhân viên ở các phòng ban chủ yếu trả lương dựa vào số ngày làm việc và mức độ hoàn thành công việc được giao để phân chia Đối với công nhân thì lương được trả theo sản phẩm căn cứ vào số lượng và chất lượng công tác giao khoán mà công nhân hoàn thành trong kỳ. Khi phân tích đánh giá chung về tiền lương có thể so sánh chỉ tiêu chi phí tiền lương giữa các thời kỳ, song sự thay đổi giá trị tuyệt đối của chi phí tiền lương chưa nói được ý nghĩa kinh tế cụ thể. Nó không phản ánh sự tiết kiệm hay bội chi cũng không phản ánh hiệu quả lao động. Để nhận định tổng quát về chi phí tiền lương cần phải dựa vào tỷ trọng chi phí tiền lương. Hoặc có thể so sánh sự thay đổi mức tiền lương bình quân với mức thay đổi doanh thu. Nếu tỷ trọng chi phí tiền lương giảm, có nghĩa là doanh nghiệp được lợ. Nếu mức tăng lương bình quân không vượt quá mức tăng năng suất lao động, có nghĩa lao động đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn và ngược lại. + So sánh năm 2002 với năm 2001: Năm 2002 doanh thu tăng 151.005 nghìn đồng (tăng 7,8%) so với năm 2001, trong khi đó chi phí về tiền lương tăng 9.400 nghìn đồng (tăng 14,24%). Như vậy doanh thu tăng chậm hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp đã xử dụng tiền lương chưa hiệu quả. Ngoài ra tiền lương bình quân tăng 130 nghìn đồng (tăng 9,8%) còn năng suất lao động tăng 3.029 nghìn đồng (tăng 7,8%). Rõ ràng là tiền lương bình quân tăng chậm hơn so với năng suất lao động điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng lao động và chính sách lương có hiệu quả. + So sánh 2003 với 2002 Năm 2003 doanh thu tăng 142.681 nghìn đồng (tăng 6,8%) so với năm 2002, trong khi đó chi phí về tiền lương tăng 3.848 nghìn đồng (tăng 5,1%). Như vậy doanh thu tăng nhanh hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp đã xử dụng tiền lương hiệu quả. Ngoài ra tiền lương bình quân tăng 74 nghìn đồng (tăng 5,1%) còn năng suất lao động tăng 2.854 nghìn đồng (tăng 6,8%). Rõ ràng là tiền lương bình quân tăng chậm hơn so với năng suất lao động điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng lao động và chính sách lương có hiệu quả. + Trong ba năm 2001-2003 với số lao động có tăng nhưng năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một lao động ngày càng tăng chính tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả về sử dụng lao động, chất lượng lao động ngày càng cao. Sự tăng lên này là do công ty đã chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ lao động, sắp xếp lao động một cách hợp lý tránh tình trạng lao động nhàn rỗi không có việc làm. 2.3. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn Vốn kinh doanh được thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong kinh doanh bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà chúng có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, do đó giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà được dịch chuyển dần dần vào giá thành sản phẩm của các chu kỳ sản xuất khác nhau. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, tham gia hoàn toàn một lần vào quá trình sản xuất và giá trị của chúng có thể trở lại hình thái ban đầu là tiền sau mỗi vòng chu chuyển hàng hoá Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở bảng sau: Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. Doanh thu 1.934.368 2.085.373 2.228.054 2. Lợi nhuận 110.324 122.031 190.681 3. Tổng vốn 2.007.535 2.309.267 2.504.268 4. Vốn lưu động bình quân 1.103.240 1.355.900 1.402.066 5. Vốn cố định bình quân 904.295 953.367 1.102.202 6. Nguyên giá TSCĐ 806.378 845.064 899.276 7. Sức sản xuất của TSCĐ (1/6) 2,4 2,47 2,48 8. Sức sinh lời của TSCĐ (2/6) 0,14 0,144 0,21 9. Hiệu quả sử dụng VCĐ (2/5) 0,122 0,128 0,173 10. Sức sản xuất của VLĐ (1/4) 1,75 1,54 1,59 11. Sức sinh lời của VLĐ (2/4) 0,100 0,09 0,136 12. Số vòng quay của VLĐ 1,76 1,54 1,59 12. Tổng số nhân viên 50 52 52 13. Mức trang bị vốn cho 1 LĐ 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT2108.doc
Tài liệu liên quan