Đề tài Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Việt Nam hiện nay (thực trạng và giải pháp)

 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên từ thực tế của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trong thời gian qua đã bộc lộ rõ nhiều yếu kém, điều này đã gây ảnh hưởng lớn, làm lu mờ vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trong nền kinh tế. Để khẳng định vai trò của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thì biện pháp tốt nhất không phải là sự hỗ trợ của Nhà nước thâu tóm những nghành hàng quan trọng vào tay các doanh nghiệp thương mại Nhà nước mà điều cần làm là tìm ra nhũng giải pháp để thúc đẩy hiệu qủa kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước. Có như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp thương mại Nhà nước nói riêng mới có đủ sức đứng trên thị trường, không phải nhờ chỗ dựa là Nhà nước mà bằng trên chính đôi chân của mình, để doanh nghiệp thương mại Nhà nước thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc ổn định thị trường, bình ổn giá cả, thục hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, là đầu tàu dẫn hướng cho khu vực thương mại ngoài quốc doanh hoạt động theo định hướng của Nhà nước với mục tiêu là một hệ thống thương mại lành mạnh, hoạt động theo đúng quy luật khách quan của thị trường. Điều đó đật ra một trách nhiệm nặng nề lên vi các doanh nghiệp thương mại Nhà nước.

 

doc46 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Việt Nam hiện nay (thực trạng và giải pháp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính phủ trong việc điều khiển cạnh tranh, các quy định về cạnh tranh và ảnh hưởng của nó trong thực tiễn kinh doanh... có liên quan đến quá trình đánh giá lựa chọn cơ hội kinh doanh và lựa chọn giải pháp cạnh tranh. _ Số lượng đối thủ: là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường thông qua đánh giá trạng thái cạnh tranh của thị trường mà doanh nghiệp sẽ tham gia. + Trạng thái thị trường cạnh tranh thuần tuý: Rất nhiều đối thủ với quy mô nhỏ và có sản phẩm đồng nhất. Doanh nghiệp định giá theo thị trường và không có khả năng tự đặt giá. + Trạng thái thị trường cạnh tranh hỗn tạp: có một số đối thủ có quy mô lớn so với quy mô của thị trường đưa ra bán sản phẩm đồng nhất cơ bản, giá được xác định theo thị trường, đôi khi có thể có khả năng điều chỉnh giá của doanh nghiệp. + Trạng thái thị trường cạnh tranh độc quyền: Có một số ít đối thủ có quy mô lớn (nhỏ) đưa ra bán các sản phẩm khác nhau (không đồng nhất ) dưới con mắt của khách hàng. Doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh giá nhưng không hoàn toàn tuỳ ý mình bởi tuy cố gắng kiểm soát được một thị trường nhỏ song có khả năng thay thế. + Trạng thái thị trường độc quyền: chỉ có một doanh nghiệp đưa sản phẩm ra bán trên thị trường. Không có đối thủ cạnh tranh. Hoàn toàn có quyền định giá. Trạng thái của thị trường gợi ý về lựa chọn chiến lược cạnh tranh khi xem xét vị thế của doanh nghiệp. _ Ưu nhược điểm của đối thủ: liên quan đến sức mạnh cụ thể của từng đối thủ trên thị trường: quy mô, thị phần kiểm soát, tiềm lực tài chính, kĩ thuật công nghệ,tổ chức, quản lý, lợi thế uy tín hình ảnh của doanh nghiệp, mức độ quen thuộc của nhãn hiệu hàng hoá... Qua đó, xác định vị thế của đối thủ và doanh nghiệp trên thị trường. 2.3.4.5 Môi trường địa lý sinh thái: Cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng sự thuận lợi trong vận chuyển và chi phí vận chuyển, khả năng cạnh tranh nhờ lợi thế về mức chi phí vận chuyển thấp: Khoảng cách không gian với nguồn cung cấp hàng hoá, lao động, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. Liên quan đến chi phí đầu vào và giá thành. Địa điểm thuận lợi cho việc giao dịch mua bán của khách hàng: nơi tập chung dân cư, trung tâm mua bán, trung tâm sản xuất công nghệ, nông nghiệp... Cũng tạo nên một ưu thế cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp. Những đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại Nhà nước : Đứng trên góc độ phân tích đánh giá xét về tổng thể có thể thấy doanh nghiệp thương mại Nhà nước có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động so với các doanh nghiệp thương mại khác điều này thể hiện ở những ưu thế hơn hẳn so với doanh nghiệp thương mại khác: Một là, doanh nghiệp thương mại Nhà nước được hình thành từ trước và thường có quy mô lớn, đã ăn sâu bám rễ bao quát được một thị trường rộng lớn, và đã chiếm được lòng tin của đại bộ phận nhân dân. Hai là, Doanh nghiệp thương mại Nhà nước nắm giữ điều phối những hàng hoá then chốt. Ba là, Doanh nghiệp thương mại Nhà nước nắm trong tay một lượng vốn lớn. Bốn là, doanh nghiệp thương mại Nhà nước đã hình thành được một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp toàn quốc. Năm là, doanh nghiệp thương mại Nhà nước có cơ sở vật chất tốt. Sáu là, đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước có nhiều kinh nghiệm. CHƯƠNG II hệ thống các doanh nghiệp thương mại Nhà nước và khả nămg cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay một số nét cơ bản về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước hiện nay. Trước năm 1986: Sau cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nước ta bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Trong khi nền kinh tế còn lạc hậu, kinh tế tư nhân còn yếu ớt, để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển kinh tế quốc doanh. Một cách khách quan mà nói mô hình hoá tập chung bao cấp ở miền Bắc vào những năm 60, 70 đã góp phần làm cho khu vực kinh tế quốc doanh trong đó có thương nghiệp quóc doanh có những bước phát triển với quy mô lớn, tạo ra những tiền đề nhất định trong công cuộc xây dựng miền Bắc XHCN_ làm hậu phương vững chắc cho miền Nam góp phần giải phóng đất nước,thống nhất nước nhà. Một phần lớn ngân sách Nhà nước đầu tư cho khu vực kinh tế này. Thương nghiệp quốc doanh ra đời và phát triển trong bối cảnh đó. Trong thời kỳ 1961 _ 1964, Nhà nước đầu tư 62,1% tổng chi ngân sách cho kinh tế quốc doanh. Thời kỳ 1965 – 1968, phần vốn này tăng lên 90% so với thời kỳ 61 – 64. Riêng thương mại quốc doanh chiếm tới 1/4trong tổng số vốn đầu tư cho khu vực kinh tế Nhà nước. Nhờ thế thương nghiệp quốc doanh phát triển rất nhanh, quy mô rộng lớn bao trùm hầu hết các nghành các cấp từ những nghành quan trọng như lương thực, xăng dầu sắt thép, xi măng, cho đến những cửa hàng giải khát, ngay cả quán ăn cũng của thương nghiệp quốc doanh. Thương nghiệp quốc doanh được coi là loại hình riêng của CNXH, là chuẩn mực để đánh giá tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Vai trò của thương nghiệp quốc doanh cũng như vai trò kinh tế quốc doanh nói chung được xác định cùng với kinh tế tập thể thống trị đời sống kinh tế xã hội, đảm bảo phân phối hàng hoá trên toàn quốc. Là một nghành kinh tế, thương nghiệp quốc doanh tổ chức theo kiểu lưu thông độc lập với sản xuát, mua bán theo kế hoạch đã định sẵn. Nghành thương nghiệp hình thành theo hệ thống dọc các tổng công ty và công ty nghành hàng cấp một ( trung ương ), cấp hai ( tỉnh ), cấp ba ( huyện ) toả rộng khắp các địa bàn trong nước. Vào thời điểm cao nhất, thương nghiệp quốc doanh có 4118 đơn vị, 48760 điểm bán hàng bao gồm các điểm bán hàng của HTX mua bán và 442200 lao động. Toàn bộ mọi hoạt động của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước theo cơ chế kế hoạch hoá tập chung bao cấp, thực hiện mua gì, bán gì, số lượng bao nhiêu, dự trữ thế nào, giá cả ra sao... đều theo chỉ tiêu phân bố đến từng địa chỉ cụ thể theo kế hoạch của Nhà nước. Từ năm 1986 đến 1996: Từ năm 1986 (kể từ khi đại hội VI của Đảng ), với công cuộc đổi mới để phát triển kinh tế vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước mà hình thức chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, khu vực thương mại Nhà nước cũng bước sang một giai đoạn phát triển mới. Từ chỗ thương nghiệp Nhà nước với hệ thống xí nghiệp, hợp tác xã mua bán đã vươn ra nắm giữ hầu như toàn bộ thị trường cả nước. Nay thương mại Nhà nước giảm hẳn về quy mô, số lượng, chỉ chủ yếu nắm giữ một số lĩnh vực quan trọng, chủ yếu là bán buôn. Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước bước vào giai đoạn cơ cấu, tổ chức giảm bớt về số lượng doanh nghiệp. Nếu cuối năm 1989 có 3864 doanh nghiệp (chiếm 33% trong tổng 12.080 doanh nghiệp Nhà nước ) với 17.757 điểm bán hàng thì đến giữa năm 1991 còn gần 1000 đơn vị kinh doanh bao gồm 90 công ty và Tổng công ty trung ương; 315 công ty và liên hiệp công ty cấp tỉnh, thành phố và 576 công ty cấp huyện. Sau khi hoàn thành về cơ bản việc sắp xếp lại các doanh nghiệp thương mại Nhà nước theo nghị định 388/TTg thì số doanh nghiệp thương mại Nhà nước tính đến cuối năm 1994 còn 1650 doanh nghiệp. Việc tổ chức lại các doanh nghiệp thương mại Nhà nước góp phần tăng cường trật tự trong kinh doanh trên thị trường xã hội, loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tập chung vốn cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hoạt động, mở rộng phạm vi kinh doanh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường xã hội cũng vì thế tăng lên nhanh chóng. Nếu lấy chỉ số đạt được năm 90 là 100% thì năm 1991 đạt 176%, năm 1993 tăng lên 386% và năm 1995 đã vượt lên hơn con số 500%. Từ đó tới nay mức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường xã hội đều tăng từ một đến vài chục phần trăm mỗi năm. Trong khâu bán lẻ tỷ trọng của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước có xu hướng giảm xuống. Nếu như tỷ trọng của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên tổng mức bán lẻ trên thị trường xã hội là 30,4% năm 1990 thì năm 1991 là 26,9%, năm 1992 là 24,2 %, năm 1993 là 21%, năm 1994 là 23,6% và năm 1995 còn khoảng 21%. Tuy nhiên, khi chuyển sang cơ chế mới, những lúng túng ban đầu đã dần dần được khắc phục. Vài năm trở lại đây, thương mại Nhà nước đã được mở rộng quy mô bán lẻ. Đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép, phân hoá học... thương mại Nhà nước chiếm tỷ trọng bán lẻ đáng kể. Chẳng hạn như với mặt hàng xăng dầu với khoảng 2000 cây xăng phủ khắp cả nước đã chi phối hầu như toàn bộ thị trường bán lẻ mặt hàng này, chấm dứt thời kỳ chai lọ đầy đường mà nhu cầu tiêu dùng vẫn không được đáp ứng đầy đủ. Bảng 1. Cơ cấu trong nghành thương mại. (% ) Năm Tổng số Quốc doanh Tập thể Tư nhân 1985 100 40,7 12,9 46,6 1990 100 30,4 2,7 66,9 1991 100 26,9 2,0 71,1 1992 100 24,2 1,1 74,7 1993 100 21,8 0,9 77,3 1994 100 23,6 0,7 74,8 1995 100 22,6 0,9 74,5 1996 100 23,5 0,8 75,7 1997 100 9,97 1,8 88,23 Bảng 2. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội 1990-1997( giá hiện hành tỷ đồng ). Năm Tổng số Quốc doanh Tập thể Tư nhân 1990 19.031,2 5.788,7 519,2 12.723,3 1991 33.403,6 9.000,8 662,4 23.740,4 1992 51.214,5 12.370,6 563,7 38.280,0 1993 67.273,3 14.650,0 612,0 52.011,3 1994 93.490,0 21.556,9 753,0 69.950,0 1995 121.160,0 27.367,0 1.060,0 90.313,0 1996 145.874,0 31.123,0 1.358,0 108.903,0 1997 158.000,0 35.000,0 1.570,0 119.430,0 Theo nguồn Bộ thương mại. Về lực lượng lao động khu vực thương mại Nhà nước cũng có biến động lớn theo chiều hướng giảm đi cùng với việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp. Nếu năm 1990 là 350.300 người thì năm 1991 là 321.200 người, năm 1993 là 26500 người, năm 1996 là 207.500 người năm 1997 là 209.100 người. Như vậy so với giai đoạn trước hiện nay số lao động trong doanh nghiệp thương mại Nhà nước đã giảm đi đáng kể, bộ máy quản lý và hệ thống tổ chức kinh doanh từ trung ương đến địa phương được sát nhập lại từ nhiều đầu mối bộ phận, giảm được nhiều nấc khâu trung gian không cần thiết. Trên thị trường miền núi lực lượng thương mại Nhà nước với tren 150 công ty đã đảm bảo các mặt hàng thiết yếu. Hàng thuộc chính sách xã hội cho người dân đặc biệt cho những người ở vùng sâu vùng xa và biên giới hải đảo. Do việc gặp khó khăn trong lưu thông hàng hoá, ít lợi nhuận nên tư thương ít quan tâm tham gia kinh doanh trên thị trường này. Từ năm 1994, thực hiện chỉ thị số 525/TTg của thủ tướng chính phủ, thương mại Nhà nước đã bán bốn mặt hàng có trợ cước vận chuyển là muối iốt, dầu hoả, giấy viết, vải mặc phục vụ các đồng bào dân tộc... Có thể nói trên địa bàn miền núi, thương mại Nhà nước là lực lượng chủ yếu cung cấp hàng công nghệ phẩm, hàng thuộc chính sách xã hội và thu mua nông lâm thổ sản cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước cũng là lực lượng chủ lực trong việc đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Qua điều tra ở thủ đô Hà nội cho thấy: bình quân một lao động trong doanh nghiệp thương mại Nhà nước nộp ngân sách cao hơn một lao động trong các thành phần thương maị khác từ hai đến ba lần. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thương mại Nhà nước trên thị trường nội địa còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa có cơ sở vững chắc để khẳng định vai trò chủ đạo của thương mại Nhà nước trên thị trường. Một là: Thương mại Nhà nước nói chung, các doanh nghiệp thương mại Nhà nước nói riêng tuy đông mà không mạnh cả về thực lực kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh và vai trò trên thị trường. Dù đã được sắp xếp lại một bước nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn tổ chức cồng kềnh, kém hiệu quả. Các doanh nghiệp tập trung quá đông ở thành phố, có mặt hầu hết ở tất cả các nghành hàng, trùng lặp về tổ chức. Cạnh tranh lẫn nhau một cách quyết liệt. Chẳng hạn, chỉ tính riêng 193 doanh nghiệp thuộc Bộ thương mại, có tới 33% số doanh nghiệp đóng trụ sở tại thủ đô Hà nội, 21% đóng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, ở thủ đô Hà nội Bộ thương mại có 5 doanh nghiệp cùng kinh doanh hàng thiết bị và phụ tùng, ba doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện, hai doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Hoặc trên địa bàn thủ đô Hà nội đã có 30 công ty thương nghiệp dịch vụ ăn uống dịch vụ thành phố, 20 công ty thương nghiệp quận huyện, lại có 61 công ty với 70 điểm của các nghành thuộc tỉnh bạn, thành phố bạn đăng ký hoạt động ở các quận nội thành hình thành mạng lưới với hơn 2500 điểm bán hàng, giao dịch kinh doanh, ở các thành phố khác tình trạng cũng tương tự như vậy. Trong khi đó thương mại Nhà nước lại bỏ trống một địa bàn trọng điểm là thị trường nông thôn chiếm 80% dân số cả nước, chiếm 65-70% sức mua của thị trường xã hội. Sự tan rã của công ty cấp tỉnh và hầu hết các công ty cấp huyện trong những năm đầu thập kỷ 90 đã kéo theo sự sụp đổ của hầu hết các hợp tác xã mua bán trên địa bàn nông thôn. Thay vào đó là sự hoạt động nhộn nhịp của thuơng nghiệp ngoài quốc doanh với nhiều hình thức kinh doanh rất đa dạng. Hai là: Tình trạng quá đông của doanh nghiệp thương mại Nhà nước cùng tồn tại tất yếu dẫn đến hậu quả vốn đầu tư của Nhà nước cho các doanh nghiệp này cũng hết sức phân tán. Tính trung bình cả nước, các doanh nghiệp chỉ có khoảng 6 tỷ đồng vốn. Nếu tính riêng các doanh nghiệp trực thuộc trung ương thì có cao hơn nhưng số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiến 48%, số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 69%, số doanh nghiệp trên 30 tỷ đồng chiếm 7,65%. Có thể nói thương mại Nhà nước chỉ đông về số lượng nhưng lại nhỏ bé về quy mô. Ba là: Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước nhìn chung còn thấp, điều này thể hiện trong tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên tổng số vốn của doanh nghiệp . Qua điều tra 191 doanh nghiệp thương mại Nhà nước do Trung ương quản lý ( các doanh nghiệp này đi đầu trong việc đăng kí kinh doanh theo quyết định 388/HĐBT) thì có tới 33 doanh nghiệp ( chiếm 17,27% ) có tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn hoặc bằng không ( thực chất là thua lỗ ); 65 doanh nghiệp ( chiếm 30,04% ) có lợi nhuận trên tổng số vốn là 2%; 39 doanh nghiệp ( chiếm 10,99% ) có tỷ lệ lợi nhuận từ 3-8%; 33 doanh nghiệp ( chiếm 17,27% ) có tỷ lệ lợi nhuân 12% trở lên. Qua số liệu cho thấy tới 50% số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc có hiệu quả kinh doanh thấp. Bốn là: Một tình trạng khá phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp thương mại Nhà nước chỉ mang cái vỏ kinh tế Nhà nước còn trong “ruột” của nó là kinh tế tư nhân, đặc biệt trong khâu bán lẻ trên địa bàn các tỉnh các huyện. Trên thực tế, các cá nhân tập thể nhỏ được sử dụng tư cách pháp nhân cửa hàng cửa hiệu, vốn của doanh nghiệp thương mại Nhà nước, còn mua bán gì, ở đâu, lúc nào... là do họ tự quyết định, tuỳ thuộc thực trạng thị trường và định kỳ phải nộp cho doanh nghiệp một khoản nào đó. 3. Từ 1996 đến nay: Sau 10 năm đổi mới các doanh nghiệp thương mại Nhà nước đã trải qua nhiều biến đổi. Số các doanh nghiệp thuộc Bộ thương mại trực tiếp quản lý tính đến tháng 10/1992 là 2520 doanh nghiệp. Sau khi sắp xếp lại đến giữa năm 1995 còn 1849 doanh nghiệp, cuối năm 1996 còn 1280 doanh nghiệp. Sắp tới các doanh nghiệp thương mại Nhà nước sẽ tiếp tục giảm do giải thể và cổ phần hoá một số doanh nghiệp. Tuy vậy các doanh nghiệp còn lại chủ yếu vẫn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính đến năm 1996 trong số 82 doanh nghiệp thương mại thì có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng là 67%, chỉ có 3 đơn vị quy mô vốn trên 50 tỷ đồng: Tổng công ty xăng dầu 1444 tỷ đồng; công ty thương mại và đầu tư 234 tỷ đồng; tổng công ty máy và phụ tùng 128 tỷ đồng. Trong các doanh nghiệp thương mại Nhà nước tình trạng thiếu vốn là phổ biến. Hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp thương mại Nhà nước vừa yếu lại vừa lỏng lẻo, chất lượng hiệu quả kinh doanh thấp kém trên thị trường. Sau một thời gian lúng túng trước cơ chế mới trong một vài năm gần đây các doanh nghiệp thương mại Nhà nước đã phần nào lấy lại được ưu thế và hoạt động có hiệu quả hợp lý hơn đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn lớn, điều này thể hiện ở chỗ: + Giảm dần tỷ trọng bán lẻ hàng hoá, thay vào đó tập trung vào khâu bán buôn. Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước đã thâu tóm những nguồn cung ứng những hàng hoá quan trọng. + Đã thể hiện rõ vai trò của mình trong việc cung ứng hàng hoá bình ổn định thị trường, chống được tình trạng đầu cơ hàng hoá. những vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp thương mại Nhà nước hiện nay. Vấn đề về vốn và hiệu quả sử dụng vốn: Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Trong nền kinh tế thị trường vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghiã sống còn đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp yêu cầu một lượng vốn ngày càng tăng lên không ngừng. Doanh nghiệp thương mại Nhà nước là một loại hình doanh nghiệp nằm trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam cũng đang trong tình trạng “đói” vốn. Thời gian qua, do thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp thương mại Nhà nước đã làm ăn kém hiệu quả, chưa làm tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, chưa thực sự đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thương mại, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế xã hội. Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn trong doanh nghiệp thương mại Nhà nước là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ này là phục vụ kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường tuỳ theo từng doanh nghiệp mà quy mô và cơ cấu vốn kinh doanh khác nhau, vốn trong doanh nghiệp thương mại Nhà nước thường gồm ba phần: vốn cố định, vốn lưu động và đầu tư tài chính. Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp thương mại, tài sản cố định của doanh nghiệp thương mại Nhà nước là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài, có chức năng là phương tiện kinh doanh chứ không phải để bán. Phân chia theo hình thái vật chất tài sản cố định có hai loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình: _ Tài sản hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể như kho tàng bến bãi của hàng phương tiện chuyên chở, thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp... _ Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chật cụ thể như vị trí kinh doanh của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp... Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề bảo tồn và phát triển vốn cố định luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Sau mỗi kỳ hoạt động doanh nghiệp phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn cố định thông qua các chỉ tiêu phân tích tài chính. Trên cơ sở đó rút ra những bài học về quản lý và bảo tồn vốn cố định. Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại Nhà nước là một bộ phận của vốn đầu tư được ứng ra để mua hàng hoá, tài sản lưu thông để phục vụ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp gồm vốn bằng tiền, hàng hoá chưa tiêu thụ và cãc khoản phải thu. Tuỳ theo từng doanh nghiệp mà quy mô cơ cấu tốc độ tăng vốn lưu động có sự khác nhau. Sự vận động của vốn lưu động là một vòng tuần hoàn khép kín gồm hai giai đoạn. _ Giai đoạn đầu vốn lưu động được ứng ra để mua hàng hoá, vốn được chuyển từ trạng thái tiền sang trạng thái hiện vật. _ Giai đoạn kết thúc, hàng hoá được lưu thông trên thị trường và thực hiện giá trị, hàng hoá được bán và thu tiền về. Với đặc thù của loại hình doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động là cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh và trên thực tế việc sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả là vấn đề hết sức phức tạp. Vốn đầu tư tài chính trong doanh nghiệp thương mại Nhà nước là phần vốn được đầu tư bên ngoài doanh nghiệp. Với hình thức này doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường khả năng sinh lợi từ đồng vốn hiện có, vừa đảm bảo an toàn vốn kinh doanh nếu doanh nghiệp gặp rủi ro. Có nhiều hình thức đầu tư tài chính, phổ biến là mua cổ phiếu, trái phiếu của công ty khác, hoặc hùn vốn liên doanh. Thời kỳ trước năm 1986. Trong cơ chế quản lý cũ, vốn của doanh nghiệp thương mại Nhà nước chỉ bao gồm có hai phần: vốn cố định và vốn lưu động. Hai loại vốn này đều do Nhà nước cấp. Xuất phát từ việc thực hiện nguyên tắc cấp phát giao nộp ngân sách, các doanh nghiệp thương mại Nhà nước không phải tự mình khai thác, huy động nguồn vốn đảm bảo vốn kinh doanh. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn Nhà nước tiếp tục cấp phát để doanh nghiệp có đủ vốn hoạt động. Nhìn nhận một cách khách quan, tính chất độc quyền trong thương mại Nhà nước là phù hợp với cơ chế thời chiến, tuy nhiên cơ chế này đã trở thành ung nhọt, một dị hình kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Do thực hiện quá lâu nền kinh tế khép kín, mua bán không đúng giá trị hàng hoá, trong hạch toán kinh tế tính không đúng, đủ chi phí đầu vào; thực hiện cơ chế mua theo lệnh bán theo chỉ tiêu đã nảy sinh hiện tượng mua bán lòng vòng, móc ngoặc cửa quyền... ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thời kỳ này thất thoát nghiêm trọng nhiều doanh nghiệp lãi giả lỗ thật, báo cáo sai lệch trong hạch toán kinh doanh. Thời kỳ đổi mới kinh tế từ 1986 đến nay. Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt đổi mới chính sách trong cơ chế quản lý kinh tế nói chung, thị trường thương mại dịch vụ nói riêng. Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước được quyền tự chủ trong kinh doanh theo từng nghành hàng mình lựa chọn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chính từ đây vấn đề vốn của doanh nghiệp thương mại Nhà nước trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu. Thực tế trong vài năm qua đã cho thấy do còn tình trạng lợi dụng vốn trong doanh nghiệp thương mại Nhà nước dẫn đến tình trạng mua bán lòng vòng, nâng giá đầu vào hàng hoá trục lợi cá nhân làm cho hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thường đắt so với các doanh nghiệp thuương mại thuộc các thành phần khác dẫn đến tình trạng không cạnh tranh nổi dẫn đến ứ đọng hàng hoá, thua lỗ. Thương mại Nhà nước trong thời gian này giường như bị thả nổi không có cơ chế chính sách kiểm tra, kiểm soát đồng vốn của Nhà nước đã cấp cho doanh nghiệp ; thương nghiệp tư nhân bùng nổ “ nhà nhà đi buôn ; nghành nghành đi buôn” gây rối loạn thị trường. Vốn do Nhà nước cấp nhiều doanh nghiệp thương mại Nhà nước đã ỷ lại Nhà nước dẫn đến tình trạng làm ăn kém hiệu quả rồi lại xin Nhà nước hỗ trợ, nhiều nghành xin sự bảo trợ của Nhà nước xin một lần không được xin hai ba lần rồi cuối cùng cũng phải được “ suy cho cùng đó đều là những doanh nghiệp của Nhà nước chẳng nhẽ lại để nó chết”, bởi vậy còn đâu là động lực thúc đẩy cạnh tranh khi mà hoạt động có kém hiệu quả cũng chẳng sao. Trong khi đó vốn của doanh nghiệp thương mại Nhà nước thì được nhiều cá nhân sử dụng sai nguyên tắc thu lợi cá nhân dẫn đến thất thoát vốn, một suy nghĩ nguy hại khá phổ biến hiện nay là tư tưởng làm một vài cú kiếm đủ rồi thì mặc xác nó ra sao thì ra, cứ với cái kiểu “ sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi”, doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước phải lo thì không biết bao giờ doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp thương mại Nhà nước nói riêng mới hoạt động có hiệu quả, mới tạo khả năng cạnh tranh cho mình. Nhìn một cách tổng quát doanh nghiệp thương mại Nhà nước sau nhiều năm trao đảo đến nay đã trụ lại được, đang vươn tới cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên do cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống doanh nghiệp thương mại Nhà nước còn cồng kềnh nên khả năng kinh doanh và cạnh tranh còn nhiều hạn chế, nhất là từ khi thực hiện mạnh mẽ chính sách tự do hoá trong thương mại, hàng hoá ngoại nhập và các hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tràn ngập thị trường làm cho doanh nghiệp thương mại Nhà nước có nhiều lúng túng trong kinh doanh. Do ít vốn, nhiều doanh nghiệp thương mại Nhà nước lâm vào tình trạng khó khăn ngay ở thị trường trong nước và luôn bị chèn ép ở thị trường nước ngoài. Theo báo cáo tổng kết của Bộ thương mại, trong những năm gần đây nhiều doanh nghiệp thương mại Nhà nước thiếu vốn kinh doanh trầm trọng, trên 90% số doanh nghiệp không đủ mức vốn pháp định theo quy định tại nghị định số 50/CP ngày 28/8/96 của Chính phủ. Tính đến năm 1996, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thương mại Nhà nước có 2603 tỷ đồng. Trong đó vốn cố định là 1123 tỷ đồng, vốn lưu dộng là 1480 tỷ đồng, đượcphân bổ như sau: Bảng 3. Phân bổ vốn của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước. STT Số lượng vốn Số lượng DN Tỷ trọng 1 - Dưới 1 tỷ đồng 2 2,4% 2 - Từ 1- 3 tỷ đồng 10 12,2% 3 - Từ 3-10 tỷ đồng 43 52,4% 4 - Từ 10-50 tỷ đồng 24 29,3% 5 - Trên 50 tỷ đồng 3 3,7% Nguồn về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, tháng 6/1996. Nhìn vào bảng thống kê ta thấy rằng lượng vốn phân bổ trong từng doanh nghiệp thương mại Nhà nước rất nhỏ bé và không đồng đều. Có doanh nghiệp vốn chưa tới 1 tỷ đồng Việt nam ( công ty thiết kế và tư vấn dịch vụ đầu tư nước ngoài ). Phần lớn các doanh nghiệp thương mại Nhà nước có số vốn từ 1-3 tỷ đồng, chiếm 52,4%. Số doanh nghiệp có vốn tương đối khá rất ít chỉ có ba doanh nghiệp chiếm 3,75% và giường như ba công ty có số v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0090.doc
Tài liệu liên quan