Đề tài Một số vấn đề về hoàn thiện chính sách lãi suất ở nước ta hiện nay

Phần I: Lý luận chung về lãi suất tín dụng 1

I.KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG. 1

1.Khái niệm tín dụng 1

2.Khái niệm lãi suất tín dụng và bản chất kinh tế của nó. 2

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT TÍN DỤNG. 4

1-Quan hệ cung - cầu về vốn vay trên thị trường. 4

1.1.Nhu cầu về tiền vay ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. 5

1.2. Cung tiền cho vay ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. 6

2. Tỷ lệ lạm phát dự tính trong nền kinh tế ảnh hưởng tới lãi suất tín dụng. 6

3. Thời gian đáo hạn ( Term of maturity ). 7

4. Tính lỏng của khoản vay ( Liquidity ). 8

5. Rủi ro ( Risk ). 9

6. Lạm phát. 10

III. CHÍNH SÁCH LÃI SUÁT TÍN DỤNG. 13

1.Lãi suất trong nền kinh tế thị trường. 13

1.1. Đặc điểm của lãi suất trong nền kinh tế thị trường. 13

1.2. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường. 14

- Làm căn cứ để phân bổ các nguồn lực 14

2. Chính sách lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất. 17

Phần II: Đổi mới và hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. 19

I. Quá trình đổi mới và hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt Nam. 19

1- Thời kỳ trước năm 1992- Thời kỳ lãi suất âm. 19

2) Thời kỳ từ cuối năm 1992 đến cuối năm 1993, chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. 20

3 . Thời kỳ từ cuối năm1993 đến năm 1995-Vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận. 21

4. Thời kỳ từ 1/1/1996 đến năm cuối năm 1999- Thời kỳ thực hiện chính sách trần lãi suất. 22

5.Thời kỳ từ cuối năm 2000 đến nay- thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản. Xu hướng tự do hoá lãi suất. 26

II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 26

1-Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản (LSCB) ở nước ta hiện nay. 26

2- Nắm vững các yêu cầu và mục tiêu cần hướng tới 27

3-Nắm vững các nguyên tắc hình thành LSCB. 28

4. Cách xác định LSCB. 29

5- Vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. 30

Phần III: Kết luận và kiến nghị 35

1- Kết luận. 35

2-Kiến nghị 35

Danh mục tài liệu tham khảo 36

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về hoàn thiện chính sách lãi suất ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp bấy nhiêu. Giá trị của tài sản bị bào mòn dữ dội. + Tỷ lệ lãi suất > Tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực sự lớn hơn không. Trong trường hợp này, đầu tư hoàn toàn có lợi. Lãi suất càng lớn hơn lạm phát, lợi nhuận thu được càng lớn theo. Chỉ có tình huống thứ 3 là được chấp nhận. Cho nên khi ngân hàng hoặc nhân dân, đầu tư hoặc cho vay, người ta thường quan tâm đến lạm phát để luôn đảm bảo rằng lãi suất đầu tư phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác, lãi suất đầu tư phải ở mức từ tỷ lệ lạm phát trở lên. Do mối liên quan giữa lãi suất và lạm phát, người ta chia lãi suất ra làm 2 loại: +Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate) hay NIR, là lãi suất của tài sản trên đơn vị tiền tệ. Khi chúng ta đọc những thang lãi suất được niêm yết trên báo chí, tại các ngân hàng, trên ti vi hay các phương tiện truyền thông đậi chúng khác..., chúng ta đã và đang đọc về lãi suất danh nghĩa. Loại này đơn thuần chỉ là số lượng đơn vị tiền thu được từ 100 đơn vị tiền được đem đâu tư trong khoảng thời gian nhất định nào đó của thông báo. +Lãi suất thực: (Real interest rate) hay RIR là lãi suất được tính theo khối lượng hàng hóa mà người có vốn cho vay nhận được sau một kỳ hạn cho vay. Khi chúng ta nói đến lãi suất, đôi khi chúng ta quên mất tác dụng của lạm phát và nó cần được gọi 1 cách chính xác hơn là lãi suất thực. Lãi suất thực đã được chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về mức giá, do đó nó phản ánh chính xác hơn chi phí thật của việc vay tiền. Lãi suất thực định nghĩa một cách chính xác hơn bằng phương trình Fisher, mang tên của Irving Fisher, một trong số những chuyên gia kinh tế tiền tệ thế kỷ 20. Phương trình Fisher nói rằng, lãi suất danh nghĩa (NIR) bằng lãi suất thực (RIR) cộng với lạm phát dự tính (p) NIR =RIR + p Khi chuyển đổi các vế, chúng ta tìm được lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi mức lạm phát dự tính: RIR =NIR - p p cũng có thể là tỷ lệ % của lạm phát trong cùng thời gian hoạt động đầu tư. III. Chính sách lãi suát tín dụng. 1.Lãi suất trong nền kinh tế thị trường. 1.1. Đặc điểm của lãi suất trong nền kinh tế thị trường. Chúng ta đã biết rằng cơ chế kinh tế thị trường có những đặc điểm như: (1)Tính tự chủ các chủ thể kinh tế rất cao. (2) Hàng hóa trên thị trường rất phong phú, người mua và người bán gặp nhau ở giá cả của thị trường; (3)Giá cả của hàng hóa được hình thành ngay trên thị trường;(4)- Cạnh tranh là một tất yếu của kinh tế thi trường;(5)- Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở, đa dạng, phức tạp và được điều hành bởi hệ thống tiền tệ, hệ thống luật pháp của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tín dụng là những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Sản phẩm của chúng cũng được trao đổi trên thị trường như mọi hàng hóa khác. Mọi sản phẩm muốn trao đổi đều phải có giá và lãi suất là giá cả của việc mua bán vốn của các tổ chức tín dụng và lãi suất trong nền kinh tế thị trường có những đặc điểm sau: + Có tính cạnh tranh cao. Như mọi loại giá của hàng hóa, lãi suất tín dụng cũng được điều chỉnh theo quan hệ cung - cầu về tiền tệ trên thị trường, theo những mục tiêu kích thích hoặc hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau. Các tổ chức tín dụng cũng như bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, đều hướng mục tiêu hoạt động của mình vào việc tìm kiếm lợi nhuận tối đa và do đó có sự cạnh tranh cao độ ở nhiều mặt. Sự cạnh tranh thể hiện ở lãi suất huy động và lãi suất cho vay. hiểu đơn giản là “ giá mua ” và “ giá bán ” của vốn. Khi giá mua tăng, tất yếu giá bán phải tăng để đảm bảo có lợi nhuận. Nhưng có trường hợp các tổ chức tín dụng có thể bán với giá thấp để tranh thủ các khách hàng lớn, có tín nhiệm hoặc để tiếp thị. Các tổ chức tín dụng luôn phải linh hoạt giữa mức cho vay cao nhất để họ thu lợi nhuận tối đa, đồng thời lại phải đảm bảo sao cho khách hàng có thể chấp nhận được. Đôi khi họ có thể bán cao để làm nản lòng những khách hàng thiếu tín nhiệm, hoặc nhằm vào những thuơng vụ có lợi nhuận “ siêu ngạch ”. Đối với lãi suất huy động, các tổ chức tín dụng luôn đặt ra mức lãi suất thấp nhất về phía họ để đảm bảo thu lợi nhuận cao nhưng vẫn phải đảm bảo việc thu hút lớn nhất nguồn vốn có thể huy động. Ngoài mức lãi suất, các tổ chức còn cạnh tranh với nhau bằng các phương thức và cách trả lãi sao cho khách hàng có thể gửi hoặc vay tiền một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Việc thanh toán theo lãi gộp hay lãi đơn cũng là 1 công cụ cạnh tranh của các tổ chức tài chính. +Bên cạnh tính cạnh tranh, lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường còn có tính tự do.Tính tự do của lãi suất đảm bảo cho sự phản ứng kịp thờcủa tổ chức tín dụng trước sự biến động của cung - cầu vốn trên thị trường.Tính tự do của lãi suất đối lập với những áp đặt mang tính hành chính vào sự hình thành lãi suất, đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải được tự chủ trong việc ấn định các mức lãi suất của mình. +Thứ ba, lãi suất có tính linh hoạt. Trong nền kinh tế hị trường, lãi suất phải có sự thay dổi hàng ngày để phù hợp với diễn biến của thị trường và phù hợp với các đối tượng cho vay. +Và cuói cùng, lãi suất trong nền kinh tế thị trường phải đảm bảo là lãi suất thực dương, nghĩa là các tổ chức tín dụng phải đảm bảo cho họ và những người cho vay có lãi. 1.2. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là công cụ của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Nó tác động trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế. Vai trò công cụ điều tiết nền kinh tế của lãi suất được thể hiện ở các mặt sau: - Làm căn cứ để phân bổ các nguồn lực Như chúng ta đã biết,để phân bổ và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Là một loại giá cả, lãi suất cũng có vai trò quan trọng trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Để quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay là một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được từ ngành kinh tế đó, dự án đó hay tài sản đó so với chi phí ban đầu. Điều này có nghĩa là phải xem xét một ngành, một dự án kinh doanh có đem lại lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đủ để trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không. Ngành nào, dự án kinh doanh nào có tỷ suất lợi tức lớn hơn lãi suất thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó, và đó là sự phân bổ hiệu quả. Thông qua lãi suất, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những ngành sản xuất khác nhau để đầu tư nhằm thu tỷ suất lợi nhuận cao. Như vậy lãi suất là tín hiệu, là một căn cứ để có sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong xã hội, là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư. - Tác động tới mức tiêu dùng và tiết kiệm củ dân cư. Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, vấn đề hàng lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó tiền tệ và lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố đó. Khi lãi suất thấp, chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều hơn cho việc mua sắm các hàng hoá, nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Ngược lại, khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng. -Thúc đẩy việc quản lý sử dụng vốn trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thu nhập, chi phí kỳ vọng trong kinh doanh. Trong đó lãi suất thể hiện chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định đầu tư. Khi lãi suất ở mức cao, ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay, do vậy chi tiêu cho đầu tư giảm , ngược lại khi lãi suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu đầu tư sẽ tăng. Ngay cả khi một doanh nghiệp có dư thừa vốn và không muốn vay để đầu tư vào vốn hiện vật thì chi tiêu đầu tư vẫn bị ảnh hưởng của lãi suất do doanh nghiệp có thể mua chứng khoán. Lãi suất cao, chi phí cơ hội của một khoản đầu tư sẽ cao, chi tiêu đầu tư giảm do các doanh nghiệp mua chứng khoán sẽ tốt hơn vào đầu tư vốn hiện vật. Khi lãi suất chi phí cơ hội của đầu tư giảm, chi tiêu đầu tư sẽ tăng lên vì đầu tư vào vốn hiện vật rất có thể đem lại thu nhập lớn hơn cho doanh nghiệp so với mua chứng khoán. Đối với đầu tư hàng dự trữ, chi phí của việc gửi hàng dự trữ là khoản lãi trả cho khoản tiền đáng lẽ thu được do bán nhượng hàng hoá này đi hay khoản vay để mua hàng. Lãi suất làm việc tăng, chi phí biên của việc giữ hàng dự trữ so với lợi ích biên đã giả định trước làm cho đầu tư vào hàng dự trữ giảm.Như vậy lãi suất là nhân tố chủ yếu quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào vốn hiện vật và hàng dự trữ. - Tác động tới tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, thuế quan, quota, sự ưa thích hàng nội, hàng ngoại, năng suất lao động.... Ngoài ra tỷ giá trong ngắn hạn còn chịu ảnh hưởng của lãi suất: Lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng ( tỷ lệ lạm phát không đổi) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng.Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng, đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại. Tỷ giá rất quan trọng trong hoạt động XNK. Nếu lãi suất tăng làm tăng tỷ giá sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng và ngược lại. Như vậy thông qua tỷ giá hối đoái, lãi suất có ảnh hưởnglớn tới xuất nhập khẩu, xuất khẩu ròng của một quốc gia. - Là nhân tố quan trọng tham gia kiểm soát lạm phát. Có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát, trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng. Do vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả, ổn định đồng tiền. Một chính sách lãi suất phù hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. 2. Chính sách lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất. Chính sách lãi suất là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính của Nhà nước, bao gồm các mục tiêu, quan điểm và biện pháp về lãi suất nhằm thực hiện những mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử. Chính sách lãi suất là một công cụ rất sắc bén, rất nhậy cảm trong thị trường tài chính. Vì vậy, để làm cho thị trường tài chính phát triển lành mạnh, và từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, chính sách lãi suất phải là kết quả của sự vận dụng khéo léo các quy luật của các quan hệ khách quan. Nó cần được kiểm soát một cách thường xuyên và điều chỉnh kịp thời. Nhà nước có thể điều hành chính sách lãi suất bằng những cơ chế hay phương pháp khác nhau. Có 3 kiểu cơ chế hay phương pháp sau: * Phương pháp 1: Cơ chế ấn định lãi suất. Phương pháp này Nhà nước quản lý trực tiếp lãi suất bằng cách công bố tất cả các loại lãi suất. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phải thực hiện một cách tuyệt đối – cơ chế này đã tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. * Phương pháp 2: Cơ chế lãi suất trần ( Interest Rate Caps ) và lãi suất sàn( Interest Rate Floor ). Nhà nước không ấn định các mức lãi suất , mà chỉ quy định các mức lãi suất tối đa gọi là lãi suất trần và mức lãi suất tối thiểu gọi là lãi suất sàn tạo thành khung giới hạn để trong đó, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng xác định lãi suất kinh doanh. Đây là cơ chế khống chế lãi suất. Phương pháp này không hoàn toàn cứng nhắc như phương pháp 1 nhưng vẫn giữ được vai trò điều hành lãi suất của Nhà nước. ở nước ta từ năm 1992 đến năm 1996 đã sử dụng phương pháp này. * Phương pháp 3:Cơ chế tự do hoá lãi suất. Nhà nước không ấn định các mức lãi suất, đồng thời cũng không khống chế lãi suất, mà để cho lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị trường, các ngân hàng được quyền xác định và công bố lãi suất kinh doanh để đem áp dụng trong việc huy động vốn và cho vay. Tự do hoá lãi suất là để cho lãi suất hình thành trên thị trường trên cơ sở cung cầu về vốn; mức tiết kiệm ; thu nhập và chi tiêu của cá nhân và những nhân tố khác.Với cơ chế tự do hoá lãi suất, nếu nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào đến hệ thống lãi suất thị trường thì đó là cơ chế tự do hoá hoàn toàn(thả nổi hoàn toàn). Nếu nhà nước có tham gia can thiệp gián tiếp theo một hướng nhất định, thì đó là cơ chế tự do hoá lãi suất có quản lí. Tự do hoá lãi suất được coi là nhân của tự do hoá tài chính, trong đó bãi bỏ hoặc làm giảm bớt sự kiểm soát của nhà nhà nước về hạn mức tín dụng và lãi suất với trọng tâm là tự do hoá lãi suất sẽ làm cho các luồng tài chính đối nội lưu thông thông suốt. Phần II: Đổi mới và hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. I. Quá trình đổi mới và hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt Nam. Cùng với sự đổi mới về kinh tế, trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, chính sách lãi suất ở nước ta cũng có sự đổi mới và hoàn thiện dần để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Theo thời gian, có thể chia quá trình đổi mới và hoàn thiện chính sách lãi suất ở nước ta thành các giai đoạn như sau. 1- Thời kỳ trước năm 1992- Thời kỳ lãi suất âm. Vào thời kỳ này, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, được điều hành theo kế hoạch tập trung quan liêu, trì trệ. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 và pháp lệnh về ngân hàng (1/10/ 1990) tách hệ thống ngân hàng một cấp thành hai cấp, từng bước chuyển hoạt động ngân hàng sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên do lạm phát còn ở mức độ rất cao, nên chính sách vẫn theo lãi suất âm. Ngân hàng Nhà nước(NHNN) quy định cụ thể các loại lãi suất tiền gửi và tiền cho vay để các Ngân hàng Thương mại (NHTM) thực hiện. Lãi suất âm có đặc điểm : - Lãi suất tiền gửi thấp hơn mức lạm phát. - Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động và thấp hơn mức lạm phát. Vào thời gian này, một phần là do mục tiêu thu hút một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng nên lãi suất tiền gửi của dân chúng cao hơn lãi suất cho vay. Đơn cử số liệu 2 năm 1990 và 1991 : 1990 1991 Tỷ lệ lạm phát 67,2% 67,4% Lãi suất tiền gửi 6%/tháng 2,9%/tháng Lãi suất cho vay 4,3%/tháng 3,5%/tháng Ta thấy rằng tỉ lệ lạm phát trong 2 năm 1990 và 1991 là rất cao, cao hơn cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Năm 1990, lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất tiền cho vay rất nhiều (6% - 4,3% = 1,7%) . Lãi suất tiền gửi có kì hạn bình quân năm 1992 là 35,1%/năm, lãi suất cho vay bình quân cũng năm này là 30%/ năm. ở thời kì này, tiền gửi doanh nghiệp trên tài khoản thanh toán không được hưởng lãi. Hệ thống lãi suất âm này đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực: -Khả năng huy động vốn đi với yêu cầu rút bớt tiền lưu thông, giải toả áp lực của tiền đối với giá cả hàng hoá bị hạn chế nhiều. -Nhu cầu vay vốn tăng lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho doanh nghiệp. -Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng , tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng. Ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ bình thường theo cơ chế thị trường. Từ tháng 3/1989, NHNN đã chủ động sử dụng công cụ lãi suất, quyết tâm chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. Để thu hút tiền thừa trong lưu thông về , kiềm chế lạm phát, tránh bao cấp qua lãi suất, NHNH đã nâng lãi suất huy động lên một mức rất cao trong một thời gian ngắn. (lãi suất tiết kiệm không kì hạn 9%/tháng - tức là 109%/năm, lãi suất tiết kiệm 3 tháng 12%/tháng - tức 144%/năm) . 2) Thời kỳ từ cuối năm 1992 đến cuối năm 1993, chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương. Khi lạm phát đã được kiềm chế và đẩy lùi tương đối thấp, có điều kiện thực hiện chính sách lãi suất dương, tức là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động và lãi suất tiền gửi cao hơn mức lạm phát, tháng 10/1992 , NHNN bắt dầu từng bước thực hiện lãi suất dương. Đến tháng 3/1993, chính sách lãi suất dương hoàn toàn đã được thực hiện. Nhờ kết quả này nên: -Thu hút được một khối lượng lớn tiền trong lưu thông, tăng nguồn vốn tín dụng , giảm áp lực lạm phát. -Chuyển lãi suất âm qua lãi suất dương, tức là lãi suất tiền gửi cao hơn mức lạm phát, lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, xử lí hài hoà lợi ích người gửi tiền, người vay vốn và tổ chức tín dụng. -Xoá bỏ bao cấp qua lãi suất ngân hàng, chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh thực sự. Tuy nhiên , ở thời kỳ này , hệ thống lãi suất còn phức tạp. NHNN vẫn còn quy định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, có sự phân biệt lãi suất giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành. Cụ thể là mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước thấp hơn mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; đối với từng ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp,thương nghiệp..., có mức lãi suất riêng. Tình hình này đã cản trở rất lớn đến sự phát triển của các thành phần kinh tế tư nhân, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, và góp phần làm trì trệ nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay ngắn hạn còn cao hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất tiền gửi vào các tổ chức kinh tế. Tình trạng này là trái với qui luật của lãi suất, song nó có thể phản ánh đúng tình hình lúc đó là do các ngân hàng thiếu vốn hoạt động, muốn huy động nhiều vốn hơn nữa trong nền kinh tế. 3 . Thời kỳ từ cuối năm1993 đến năm 1995-Vừa qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận. Từ 1/10/1993, NHNN qui định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, và cho phép các tổ chức tín dụng cho vay theo lãi suất thoả thuận vượt mức lãi suất cho vay cụ thể(Quyết định 184/QĐ_NH1 ngày 28/9/1993). Lãi suất giai đoạn này có hai loại: - Lãi suất cho vay doanh nghiệp nhà nước là 1,8%/tháng và lãi suất cho vay kinh tế ngoài quốc doanh cao nhất là 2,1%/ tháng. - Lãi suất cho vay theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu vốn huy động tiết kiệm và tiền gửi theo các mức lãi suất qui định mà không đủ để cho vay thì các tổ chức tín dụng được phép phát hành kỳ phiêú với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn tối đa là 0,2%/tháng và cho vay với lãi suất cao hơn mức 2,1% trên cơ sỏ thoả thuận với khách hàng theo phương châm: Ngân hàng kinh doanh được và được người vay chấp nhận. Với cơ chế lãi suất thoả thuận, có thể hiểu là đã tự do hoá một phần lãi suất, hoặc đó là cơ chế cho vay với lãi suất “cứng” đi đôi với một biên độ giao động nhất định. Từ cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, các ngân hàng thương mại đã cho vay theo lãi suất thoả thuận với tỷ lệ khá cao: từ 30% đến 60% dư nợ và đối tượng chịu lãi suất thoả thuận chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ nông dân,trong đó phần lớn là ở khu vực phía Nam và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, và cho vay với mức lãi suất từ 3,0%-3,5%/tháng. Điều đó có thể thấy một tất yếu khách quan là nhu cầu vốn ở nông thôn lớn hơn và chi phí hoạt động ngân hàng ở nông thôn cao hơn nên lãi suất cho vay ở khu vực này cao hơn các khu vực khác. Trong thời kỳ này, với lãi suất cho vay theo thoả thuận, các ngân hàng đạt mức chênh lệnh giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động rất cao, phổ biến là từ 0,7%- 1,0%/ tháng, cho nên hầu hết các NHTM đều có lợi nhuận cao, trong khi người đi vay-các doanh nghiệp và hộ nông dân lại gặp nhiều khó khăn về tài chính. Từ thực trạng này, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 tháng 10/1995 đã thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu hoạt tín dụng ngân hàng, đồng thời yêu cầu các NHTM phải tiết giảm chi phí, để giảm lãi suất cho vay, đồng thời khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động 0,35%/tháng. Đó là lý do để chuyển sang một giai đoạn thực hiện chính sách lãi suất trần. 4. Thời kỳ từ 1/1/1996 đến năm cuối năm 1999- Thời kỳ thực hiện chính sách trần lãi suất. Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội khóa IX(Tháng 10/1995)về bỏ thuế doanh thu hoạt động tín dụng và khống chế chênh lệch bình quân giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ở mức 0,35%/tháng, nên NHNN đã quyết định điều hành chính sách lãi suất theo trần lãi suất nhằm khống chế lãi suất cho vay tối đa và các NHTM chỉ được hưởng chênh lệch 0,35%/tháng bao gồm cả phí , thuế, lợi nhuận thay cho việc qui định các mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể và xoá bỏ lãi suất cho vay thoả thuận. Chính sách điều hành lãi suất vừa qui định trần lãi suất vừa khống chế chênh lệch 0,35%/tháng nên có quan điểm cho rằng thực chất nó vừa là qui định trần vừa qui định sàn lãi suất. Trần lãi suất cho vay được qui định nhiều mức trần khác nhau. Điều này xuất phát từ đặc điểm có nhiều loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trên các địa bàn khác nhau, cung cầu vốn khác nhau, qui mô khác nhau và do đó chi phí hoạt động khác nhau. Lúc đầu có 4 mức trần lãi suất khác nhau như sau: -Trần lãi suất cho vay ngắn hạn. -Trần lãi suất cho vay trung, dài hạn. -Trần lãi suất áp dụng cho các tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn nông thôn. -Trần lãi suất cho vay của các Quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng đối với thành viên. Trong các mức trần lãi suất nói trên thì có mức độ chênh lệch khác nhau đó là:Trần lãi suất cho vay ngắn hạn là thấp nhất và áp dụng cho khu vực thành thị; Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn một ít phù hợp với thông lệ quốc tế và tính chất cho vay thời hạn dài rủi ro hơn thời hạn ngắn; Trần lãi suất cho vay khu vực nông thôn cao hơn trần lãi suất chovay ngắn hạn và trung dài hạn một ít và áp dụng cho cả hai loại cho vay này. chênh lệch này dần sẽ được rút ngắn qua các lần điều chỉnh trần lãi suất; Trần lãi suất cho vay của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với các thành viên là trần lãi suất cho vay cao nhất so với các trần lãi suất ở trên và cũng dần được rút ngắn qua các lần điều chỉnh trần lãi suất. Khu vực nông thôn luôn có nhu cầu vốn lớn, nhưng huy động tại chỗ được rất ít và chi phí hoạt động ngân hàng ở nông thôn cao, nên NHNN quy định trần lãi suất cho vay cao hơn thành thị nhằm thu hút và điều hoà vốn từ thành thị về nông thôn bằng công cụ lãi suất và đảm bảo cho các NHTM ở nông thôn bù đắp được chi phí. Nhưng có nhiều quan điểm cho rằng lãi suất cho vay nông thôn phải thấp hơn hoặc bằng thành thị mới ưu đãi nông nghiệp , mới khuyến khích được nông nghiệp phát triển. Cho nên với Quyết định số 39/1998/QĐ/NHNN1 của Thống đốc NHNN từ ngày 21/1/1998 đã xoá bỏ sự cách biệt về lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn ,rút từ chỗ 4 mức trần lãi suất xuống còn 3 mức trần lãi suất, khoảng cách giữa các trần cũng không còn xa nhau như trước và không quy định chêch lệch 0,35%/tháng. Quy định này có ưu việt là giảm sự chênh lệch về lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ở thành thị so với mức lãi suất cho hộ nông dân vay. Từ đó khuyến khích nông dân vay tiền mà vẫn đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng. Đối với lãi suất cho vay ngoại tệ, NHNN cũng đã khống chế trần lãi suất cho vay và khi có sự biến động tỷ giá, đã phối hợp chặt chẽ giữa công cụ lãi suất và tỷ giá (như khống chế trần lãi suất tiền gửi các doanh nghiệp) để tăng cường quản lý ngoại tệ và chống hiện tượng đô la hoá. Trong 2 ngày 29 và 31/5/1999, Thống đóc NHNN đã ban hành 3 quyết định để điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay . Cụ thể là vay ngắn hạn từ 1,2%/tháng và vay trung, dài hạn từ 1,25%/tháng, xuống một trần thống nhất là 1,15%/tháng. Mức trần này được áp dụng chung ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trần lãi suất cho vay của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với các thành viên vẫn giữ ở mức 1,5%/tháng. Việc điều chỉnh lãi suất này, trước hết là để đảm bảo tính phù hợp giữa mặt bằng lãi suất với tình hình lạm phát( Lạm phát 5 tháng đầu năm 1999 là 1,9%, trong đó lạm phát 2 tháng 1 và 2/1999 là 3,6%, đặc biệt các tháng 3, 4 và 5 liên tục giảm phát ở mức: -0,7%, -0,6% và -0,4%.) và chống nguy cơ giảm phát ở Việt Nam. Công cụ lãi suất được sử dụng để kích cầu, thúc đẩy tăng tốc độ đầu tư của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc giảm trần lãi suất còn với mục đích là giảm bớt khó khăn cho người đi vay, từ đó góp phần kích thích nền kinh tế phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu về vốn tín dụng, đẩy mạnh cho vay vốn của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Nhìn một cách tổng quát, với chính sách lãi suất trong thời gian này, NHNN chỉ quản lý lãi suất cho vay tối đa trong phạm vi trần lãi suất đã quy định và cho phép các tổ chức tín dụng được tự do ấn định các mức lãi suất cho vay,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8515.doc
Tài liệu liên quan