Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nộ

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM 3

1.Hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1Hoạt động cho vay của NHTM. 3

1.2 Hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM 5

1.2 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM. 6

1.2.1 Khái niệm về thẩm định tài chính dự án. 6

Sự cần thiết của công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay trung dài hạn của NHTM. 7

1.3 Nội dung công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM. 8

1.3.1 Thẩm định dự toán đầu tư và nguồn tài trợ. 8

1.3.2 Thẩm định kế hoạch doanh thu – chi phí – lợi nhuận hàng năm của dự án. 11

1.3.3 Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án 12

1.3.4 Thẩm định hiệu quả tài chính dự án. 14

1.3.5 Đánh giá rủi ro của dự án. 18

1.4 Chất lượng thẩm định tài chính dự án 21

1.4.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án. 21

1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án. 22

1.5 Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại. 23

1.5.1Những nhân tố khách quan. 23

1.5.2 Những nhân tố chủ quan 25

Phần II: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHTM cổ phần Hàng Hải – Chi nhánh Hà Nội 28

2.1. Tổng quan hoạt động của ngân hàng Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội. 28

2.1.1. Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức hoạt dộng của ngân hàng Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội. 28

2.1.2Những kết quả dạt được của Ngân hàng Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội trong năm vừa qua. 30

2.1.2Những kết quả đạt được của MSB Hà Nội trong năm qua. 31

2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh trong thời gian qua. 35

2.2.1.Những qui định chung về công tác thẩm định tài chính dự án trung và dài hạn của ngân hàng. 35

2.2.2 Ví dụ minh hoạ: Thẩm định cho vay dự án đầu tư xây dựng nhà

máy thép Nhật Quang. 38

2.2.2.1 Giới thiệu về chủ dự án đầu tư. 38

2.2.2.2 Thẩm định tài chính dự án nhà máy thép 38

a)Giới thiệu về dự án: 38

b) Sự cần thiết đầu tư dự án: 39

c) Công nghệ sản phẩm, quy mô sản xuất và môi trường: 40

d) Thẩm định về dự toán vốn và cơ cấu vốn của dự án: 41

e) Thẩm định về doanh thu và chi phí của dự án: 42

2.4 Đánh giá về chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại MSB Hà Nội. 50

2.3.1 Những kết quả đạt được 50

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 52

a) Hạn chế: 52

b) Nguyên nhân. 54

Chương III. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHHH - chi nhánh Hà Nội.

3.1 Phương hướng phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng Hàng Hải- chi nhánh Hà Nội. 57

3.1.1 Phương hướng chung phát triển chung của MSB. 57

3.1.2 Phương hướng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của MSB. 58

3.2Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt dộng cho vay trung và dài hạn tại MSB Hà Nội. 58

3.2.1 Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. 58

3.2.2Tăng cường tính chuẩn xác và mở rộng các kênh thu thập thông tin. 59

3.2.3 Hoàn thiện nội dung công tác thẩm định dự án 60

3.2.4 Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định. 62

3.2. Một số kiến nghị. 62

3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. 62

3.3.2Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước. 63

3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý có liên quan. 64

Kết luận 65

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư vào các dự án kinh tế, cho vay hợp vốn, các hình thức bảo lãnh, mở L/C,…Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy tính nối mạng 24/24, trụ sở khang trang; Về khách hàng, như mục tiêu hướng đến chung của toàn hệ thống MSB đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các ngành kinh tế trọng điểm của cả nước. Trong đó đặc biệt quan tâm tới khách hàng thuộc ngành hàng hải, bưu chính viễn thông, hàng không, bảo hiểm. Đồng thời đẩy mạnh việc phát triển khách hàng là cá nhân. Vế cơ cấu tổ chức: Tính đến ngày 31/12/2005 toàn bộ chi nhánh MSB Hà Nội có 83 cán bộ nhân viên. Trong đó trên 90% có trình độ đại học và trên đại học. Số cán bộ nhân viên nữ chiếm hơn 50%. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh MSB Hà Nội: Tổ TDKHDN Tổ TD quốc tế & KH cá nhân Tổ tin học Tổ kế toán Phó giám đốc Phòng giao dịch khách hàng Phòng kế toán tài chính Phòng tín dụng Phòng xử lý rủi ro Phòng hành chính tổng hợp Phòng kiểm soát nội bộ Phó giám đốc Giám đốc 2.1.2Những kết quả dạt được của Ngân hàng Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội trong năm vừa qua. Trong thời gian vừa qua hoạt động của hệ thống ngân hàng ở nước ta phát triển nhanh chóng. Cùng những biến động lãi suất ngân hàng trên thế giới, lãi suất của các ngân hàng ở Việt Nam không ngừng tăng tạo ra sự cạnh mạnh mẽ về khách hàng, lãi suất, sản phẩm dịch vụ…giữa các ngân hàng với nhau. Đây là một trở ngại lớn đối với một ngân hàng qui mô khiêm tốn như MSB, đặc biệt là MSB Hà Nội. Tuy nhiên vượt qua những khó khăn đó, những thế mạnh về khách hàng, nhân lực và tăng trưởng hoạt động kinh doanh của MSB vẫn tiếp tục được phát huy và đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Thu hồi được các khoản nợ đọng lớn, huy động vốn đạt cao nhất trong các năm qua, tổ chức sửa chữa, cải tạo di chuyển trụ sở làm việc của chi nhánh sang địa điểm mới thành công, bảo đảm phục vụ khách hàng kịp thời chính xác. Một số chỉ tiêu kinh doanh của năm qua: Đơn vị : triệu đồng TT Chỉ tiêu kế hoạch 2005 Thực hiện 2005 So sánh(%) Cuối kỳ Kế hoạch 2005 1 Vốn huy động 710.000 1.350.811 189 190 2 Dư nợ cho vay 450.000 392.224 124 87 3 Số dư nợ xấu(*) 14.219 54 4 Chi phí quản lý và công vụ 1.790 2.342 158 131 5 XDCB và mua sắm CCLĐ 1.134 1.223 732 108 6 S/chữa, bảo dưỡng TSCĐ,mua sắm CCLĐ 725 1.698 398 234 7 Thanh lý TSCĐ, CCLĐ (theo giá trị còn lại) 20 129 516 645 8 Chi phí phân bổ từ TTĐH 4.746 4.746 181 100 9 Tổng quỹ lương 2.453 3.213 157 131 10 Chênh lệch thu chi 18.900 48.941 563 259 11 -Từ hoạt động kinh doanh 12.200 17.428 241 143 - Từ thu nhập bất thường 6.700 31.513 21423 470 2.1.2Những kết quả đạt được của MSB Hà Nội trong năm qua. * Tình hình huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 đạt 1350.8 tỷ đồng tăng 189% so với cùng kỳ của năm trước và đạt 190% kế hoạch đề ra. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi của chi nhánh . Tiền gửi không kỳ hạn có bước tăng vượt bậc, đạt tới 1.089 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước, gấp 6 lần cùng kỳ năm 2003. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có bước tăng trưởng rất cao, đạt 184 tỷ đồng và tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị , khuyến mại để triển khai thực hiện có hiệu quả. Vì vậy mà lượng khách hàng đến giao dịch gửi tiết kiệm ngân hàng đang ngày càng về số lượng cũng như về chất lượng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm 99% trong tổng tiền gửi tiết kiệm; Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế đạt 81 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trứơc, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành bưu chính viễn thông. Vốn huy động bằng ngoại tệ tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn huy động. Khách hàng tiền gửi tại chi nhánh chủ yếu thuộc các doanh nghiệp ngành bưu chính viễn thông và ngành hàng hải. Trong năm 2005 thấy rõ tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc hai ngành này có thể đem lại cho MSB là rất lớn, MSB đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, thu hút hầu hết các khách hàng ngành bưu chính viễn thông về hoạt động chi nhánh. Chính vì vậy cho đến ngày 31/12/2005 tổng nguồn huy động của khối khách hàng này đạt tới 978 tỷ đồng. Hiệu quả của việc huy động vốn từ các doanh nghiệp này với hoạt động của MSB rất cao . Thu nhập từ phí và dịch vụ đạt 2.482 tỷ đồng, bằng 134% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy vậy sản phẩm dịch vụ của MSB nói chung còn chưa phong phú so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên khó thu hút được các khách hàng cá nhân đến giao dịch, do đó thu từ phí dịch vụ tuy vậy vẫn còn khiêm tốn so với các ngân hàng cổ phần khác. * Tình hình hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay của MSB đến ngày 31/12/2005 đạt 392 tỷ đồng, tăng 23.8% so với cùng kỳ năm 2004 và đạt được 87% kế hoạch. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 70% tổng dư nợ, còn cho vay trung và dài hạn chiếm 30% tổng dư nợ, dư nợ sạch chiếm 94,5% tổng dư nợ. Đối tượng khách hàng chính của chi nhánh thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đang khai thác có hiệu quả thông qua hoạt động cấp tín dụng cho một số tổng công ty lớn và các hoạt động ưu tiên đầu tư, đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng khác. Dư nợ tập chung vào một số ngành như sản xuất thép, đóng tàu, kinh doanh Vacxin chữa bệnh; các dự án xây dựng nhà máy sản xuất điều hoà, cán thép, máy khai thác mỏ, máy xây dựng, nội thất. Chi nhánh đã đưa ra rất nhiều chính sách khách hàng phù hợp và đã bước đầu thu hút được một số khách hàng Bưu điện về hoạt động tại chi nhánh. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Nhưng cũng không thế tránh khỏi những rủi ro từ thị trường và từ phía khách hàng. Cho nên trong năm 2005 chi nhánh cũng phát sinh hai khoản nợ quá hạn với giá trị là 5.3 tỷ đồng. Hiện nay chi nhánh đang thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để thu hồi, khách hàng cũng đã cam kết sẽ giải quyết dứt điểm trong quí I năm 2006. * Tình hình kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và dịch vụ tài khoản. Trong năm vừa qua chi nhánh đã khai thác tối đa các nguồn ngoại tệ hiện có thể kinh doanh hiệu quả. Thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 1.076 tỷ đồng. Hoạt động thanh toán quốc tế so với năm 2004 vẫn được duy trì và phát triển tốt, lượng L/C thanh toán qua MSB đã tăng lên một cách đáng kể và đạt tới 17.5 triệu USD, tăng 46% . Nhưng so với khả năng đáp ứng của ngân hàng thì khách hàng sử dụng dịch vụ này vẫn còn quá ít. Điều này xảy ra là do quy trình nghiệp vụ của MSB còn nhiều chỗ đôi khi chưa phù hợp với thực tế. * Công tác thu hồi nợ. Năm qua chi nhánh đã có sự thành công vượt bậc trong công tác thu hồi nợ. Được sự hỗ trợ tích cực của Hội đồng quản trị và trụ sở chi nhánh một số khoản nợ qúa hạn đã được chi nhánh giải quyết triệt để đóng góp vào kết quả tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh nới riêng và của toàn hệ thống nói chung. * Công tác tiếp thị. Trong năm 2005 vừa qua chi nhánh đã tổ chức thành công hội nghị khách hàng và thu được những kết quả khả quan, tạo bước tiền đề cho công tác tiếp thị năm 2006. Công tác quảng cáo tiếp thị chăm sóc khách hàng tiếp tục được chú trọng những hoạt động tiếp xúc với phần lớn các khách hàng ngành Bưu chính viễn thông đã đem lại kết quả tốt góp phần vào sự tăng trưởng về dư nợ, tiền gửi, hoạt động thanh toán. Chương trình tiết kiệm bậc thang MSB đã huy động vượt 7 tỷ đồng. Chương trình huy động tiêt kiệm “ Niềm vui nhân đôi” vượt 5 tỷ đồng so với chỉ tiêu mà MSB Việt Nam giao. Chi nhánh có thực hiện việc phân phát tờ rơi quảng cáo qua kênh thu cước điện thoại tới các hộ dân tại một số trục đường, tuyến phố gần trụ sở MSB Hà Nội và MSB Đống Đa. Công tác quảng cáo tiếp thị thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ còn nhiều khó khăn vì kinh phí tiếp thị quảng cáo còn hạn chế. * Các hoạt động quản lý khác + Hoạt động quản lý tài chính kế toán, văn phòng. Chi nhánh đã thực hiện di chuyển thành công sang địa điểm từ 44 Nguyễn Du sang 71 Hai Bà Trưng, đảm bảo kịp tiến độ sửa chữa, không gây biến động cho khách hàng. Đồng thời thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm chi phí, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch chi phí do Trụ sở chính giao cho. Các loại chi phí khác được chi sát với thực tế trên cơ sở hiệu quả mang lại cho chi nhánh. Chi phí quản lý công vụ vượt 31% so với kế hoạch, chủ yếu tăng chi phí tiếp thị quảng cáo cho các chương trình huy động vốn, tiếp xúc, đẩy mạnh việc thu hồi nợ. + Hoạt động kiểm soát nội bộ. Cho tới hiện nay thì hoạt động này tại chi nhánh do 2 cán bộ nhân viên đảm nhiệm và các công tác kiểm soát, giám sát tại chỗ hoạt động kinh doanh được duy trì thường xuyên, có được kết quả tốt hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh trong thời gian qua. 2.2.1.Những qui định chung về công tác thẩm định tài chính dự án trung và dài hạn của ngân hàng. Trên cơ sở những qui định của ngân hàng Nhà nước như về cho vay (quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 của thống đốc NHNN), về bảo đảm tiền vay (quyết định 457)…. Kết hợp điều lệ ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tại quyết định số 219/QĐ-NH5 ngày 10-7-1997 và thực tế công tác cho vay tại ngân hàng ban quản trị ngân hàng đã đưa ra các qui định trong cho vay, bảo lãnh, giao dịch, ….áp dụng tại NHHH. Căn cứ vào quyết định số 13/QĐ – HĐQT và quyết định số 187/QĐ – TGĐ6 ngày 8-7-2002 qui trình thẩm định dự án nói chung và qui trình thẩm định tài chính dự án nói riêng bao gồm: a) Đánh giá tính pháp lý, địa điểm triển khai và tác động môi trường của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. b)Phân tích sự cần thiết của đầu tư -Quy hoạch phát triển kinh tế ngành của dự án, sự phù hợp của dự án trong xu thế phát triển ngành và vùng địa phương; -Sự cần thiết mở rộng quy mô và nhu cầu phát triển nội tại của khách hàng; -Phân tích và đánh giá vị trí và ảnh hưởng của dự án trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng c)Đánh giá các yếu tố đầu vào của dự án: giá cả, nguồn cung cấp và tính ổn định của những yếu tố này d)Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án: -So sánh chu kỳ dương của sản phẩm dự án với thời gian hoàn vốn của dự án . -Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. -Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thị phần sản phẩm dự án. e) Kỹ thuật và công nghệ của dự án: - Hình thức đâu tư và công suất của dự án. - Xem xét việc lựa chọn thiết bị công nghệ và dây truyền công nghệ theo các nội dung: ý kiến của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền hoặc uy tín, tính đồng bộ của các bộ phận trong dây chuyền công nghệ mới và giữa dây chuyền công nghệ mới với hệ thống thiết bị sẵn có của khách hàng; tính tiên tiến của công nghệ và thiết bị. Xem xét khả năng cung ứng thiêt bị công nghệ của các nhà cung cấp. -Xem xét các giải pháp xây dựng (đối với dự án có phần xây dựng cơ bản). -Xem xét các vấn đề chuyển giao công nghệ. f)Tổ chức vận hành (khai thác) dự án: -Xem xét trình độ, kinh nghiệm của đơn vị/cá nhân lập dự án. -Xem xét các tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế, thi công về khả năng chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín, năng lực thi công và tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu của dự án. -Tiến độ thực hiện dự án: Phù hợp với thời gian trong thiết kế và các yếu tố liên quan từ đó xác định thời gian bố trí vốn đầu tư và kế hoạch thu hồi vốn. -Xem xét khả năng tổ chức quản lý dự án khi đi vào vận hành (khai thác). g)Phân tích kế hoạch tài chính của dự án: - Chi phí trong giai đoạn triển khai xây dựng cho dự án: Các hạng mục chi phí, cơ sở dự toán chi phí, lịch trình chi phí; - Các nguồn tài chính để thực hiện dự án: cơ cấu nguồn, tính hiện thực của từng nguồn; tiến độ rút vốn. - Xác định giá thành sản phẩm, doanh thu tiêu thụ khi dự án đi vào vận hành khai thác. - Lợi nhuận hoạt động, lưu chuyển tiền tệ, các chỉ tiêu tài chính: NPV,IRR, điểm hoà vốn và xác định độ nhạy của dự án. h) Điều chỉnh kế hoạch tài chính dự án: về doanh thu, chi phí và xác định lại lưu chuyển tiền tệ, nguồn tiền trả nợ, thời gian hoàn vốn. i) Hiệu quả của dự án: - Lợi ích về hoạt động. mức tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường, khuyến khích xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, tạo việc làm, năng suất, chuyển giao công nghệ, phát triển quản lý. - Hiệu quả khác. * Dự báo khả năng rủi ro và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro: + Dự báo các khả năng rủi ro: - Rủi ro từ các tổ chức hoạt động của khách hàng: thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi sở hữu, thay đổi người điều hành hoặc bộ máy quản lý: thay đổi mô hình, ngành nghề hoạt động… - Rủi ro xảy ra thuộc về dự án: rủi ro về quy mô, rủi ro về phía nhà cung cấp, rủi ro trong quá trình thi công, triển khai dự án… - Các rủi ro khác: do sự thay dổi cơ chế, chính sách của nhà nước; rủi ro từ thị trường sản phẩm dự án, thị trường nguyên vật liệu; rủi ro về tiền tệ và các rủi ro khác có thể phán đoán. Cán bộ thẩm định trên cơ sở kết quả từ thẩm định dự án kết hợp với kết quả về thẩm định: hồ sơ pháp lý của khách hàng; hồ sơ tài chính – phân tích tài chính của khách hàng, tình hình tổ chức và hoạt động của khách hàng; nguồn - kế hoạch - thời gian trả nợ; hình thức bảo đảm tiền vay. Để hình thành nên báo cáo kết quả thẩm định trình lên ban xét duyệt cho vay của ngân hàng. Ngân hàng xem xét những giải trình của cán bộ thẩm định để từ đó ra quyết định cho vay . 2.2.2 Ví dụ minh hoạ: Thẩm định cho vay dự án đầu tư xây dựng nhà máy thép Nhật Quang. 2.2.2.1 Giới thiệu về chủ dự án đầu tư. Công ty TNHH thép Nhật Quang được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0504000088 ngày 01/03/2004 phòng đăng ký kinh doanh, sở KHĐT tỉnh Hưng Yên câp, với mức vốn điều lệ 25 tỷ VND. Có trụ sở tại xã Lạc Đạo - huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên. Công ty TNHH thép Nhật Quang là công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu là công ty TNHH Nhật Quang (Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là: Đại lý mua, bán ký gửi hàng hoá; sản xuất gia công hàng kim khí và vật liệu xây dựng; chế tạo và xây lắp kết cấu thép công nghiệp; Vận chuyển và dịch vụ vận chuyển hàng hoá; Dịch vụ cho thuê kho bãi, bảo quản hàng hoá cân điện tử). Tại thời điểm đề nghị vay vốn công ty TNHH thép Nhật Quang mới được thành lập và chưa chính thức đi vào hoạt động. Dự án xây dựng nhà máy thép Nhật Quang nhằm xây dựng nhà máy để đưa công ty thép Nhật Quang đi vào hoạt động. Do chưa đi vào hoạt động, lại là công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu là công ty Nhật Quang nên cán bộ tín dụng chỉ tiến hành phân tích tình hình hoạt động và tài chính của công ty TNHH Nhật Quang. Và cho đến thời điểm gần nhất tình hình hoạt động và tài chính của công ty TNHH Nhật Quang là tốt. (Lợi nhuận tăng đều các năm, năng lực sản xuất và công tác phát triển thị trường tốt, các chỉ tiêu về thanh khoản khá cao.) 2.2.2.2 Thẩm định tài chính dự án nhà máy thép a)Giới thiệu về dự án: Tên dự án : Đầu tư xây dựng nhà máy thép Nhật Quang. Chủ đầu tư : CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG. Địa điểm thực hiện dự án: Trên khu đất 45.000m2 tại khu công nghiệp Phố Nối A xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Dự án được thực hiện trên cơ sở pháp lý: + Nghị quyết bằng văn bản ngày 20 tháng 02 năm 2004 của hội đồng quản trị công ty TNHH TM Nhật Quang ,về việc quyết định thành lập công ty TNHH thép Nhậ tQuang và đầu tư xây dựng nhà máy thép Nhật Quang. + Dự án đầu tư của công ty TNHH thép Nhật Quang. + Quyết định số 763/QĐ-UB ngày 08/04/2004 chấp thuận cho công ty TNHH Nhật Quang thực hiện dự án xây dựng nhà máy thép Nhật Quang. + Hợp đồng thuê đất số 94/ĐH-TĐ ngày 14/09/2004giữa công ty TNHH TM NHật Quang và Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hưng Yên. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dố AB 498956; số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: T00534QSDĐ/QĐ849/T2004 ngày 24/01/2005 của UBND tỉnh Hưng Yên cấp và trích lục bản đồ địa chính khu đất. b) Sự cần thiết đầu tư dự án: Dự án được thiết kế phù hợp theo đúng ngành nghề đã đăng ký của chủ dự án, được sự chấp thuận của các sáng lập viên công ty chủ sở hữu và được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt cho phép đầu tư. Về mặt chính sách và các quy định hiện hành của Nhà nước: Dự án hoàn toàn phù hợp với chiến lược của nhà nước Việt Nam về việc nâng cao năng lực sản xuất trong nước, thay thế hàng nhập khẩu. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định (trên 7% năm) trong những năm qua ngành công nghiệp xây lắp và chế tạo cơ khí không ngừng tăng trưởng. Theo tính toán từ bộ Công nghiệp và tổng công ty thép Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành thép trong một vài năm sau khi dự án đi vào hoạt động là khoảng 10 – 15%, do đó nhu cầu về thép, đặc biệt là thép cuộn, thép hình sẽ ngày càng tăng. Trong khi năng lực sản xuất trong nước còn rất hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Nhưng đối với thị trường ống thép có nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn. Việc xây dựng nhà máy thép Nhật Quang là hoàn toàn phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá của chính phủ và chủ trương khuyến khích đầu tư của tỉnh Hưng Yên. c) Công nghệ sản phẩm, quy mô sản xuất và môi trường: * Công nghệ sản phẩm của dự án : Nhà máy sử dụng các máy móc được nhập khẩu từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất. Các máy móc này có đặc điểm tương đối hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Trong đó bao gồm: Một dây chuyền sản xuất ống thép (CD20, CD50, CD70): mới 100%, công suất 30.000tấn /năm do công ty Trung Nguyên thuộc tỉnh Giang Tô – Trung Quốc cung cấp. Một dây chuyền cắt tôn tự động, với: Máy cắt tôn (0,4-4)mmx1600mm: mới 100% nhập khẩu của Đài Loan. Máy cắt tôn (1-6)mmx2000mmm: Mua mới 100% của Trung quốc Một dây chuyền sản xuất thép định hình: mua mới 100% của Đài Loan. Những dây chuyền máy móc này được công ty lựa chọn trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng tại các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan. Tại thời điểm trước khi thực hiện dự án nhu cầu của thị trường các sản phẩm của dự án tại Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm có chất lượng trung bình, nhu cầu về các sản phẩm có chất lượng cao chủ yếu cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô còn rất nhỏ. Trong khi giá máy móc thiết bị của Trung Quốc và Đài Loan thấp hơn nhiều so với giá cả của những thiết bị cùng loại của Châu Âu, Nhật Bản, nhưng sản phẩm sản xuất ra vẫn đáp ứng được nhu cầu thị trường về kỹ thuật, giá thành… Với điều kiện hiện tại và những năm tiếp theo của thị trường thép ở nước ta, cùng với năng lực hiện có của công ty thì việc lựa chọn công nghệ Trung Quốc, Đàì Loan cho dự án được đánh giá là hợp lý. (Đây cũng là công nghệ được áp dụng phổ biến Tại Trung Quốc và cho hầu hết các dự án cùng ngành ở Việt Nam như công ty ống thép Hoà Phát, Công ty ống thép Cẩm Nguyên, Hữu Liên.) * Sản phẩm và công xuất của nhà máy khi hoàn thành: Các sản phẩm của dự án bao gồm: Thép lá cán nguội dạng cuộn (0,3-3,2)mmx360mm Max Thép ống hàn, thép cuộn. Thép hình ( U, Z, C…) Thép pha cắt. Công suất của nhà máy: theo tính toán công suất của nhà máy sẽ đạt: Đối với băng cán nguội : 30.000 tấn/năm. Đối với sản phẩm pha cắt định hình: 24.000 tấn/năm Đối với ống thép hàn: 30.000 tấn/năm * Địa điểm đầu tư và môi trường sinh thái: Dự án được thực hiện trên khu đất nằm giáp quốc lộ 5 (cách quốc lộ 5 khoảng 02km) trên đường Hà Nội - Hải Phòng, thuộc khu công nghiệp Phố Nối A- là một trong những khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc hiện nay. Với vị trí này dự án có rất nhiều thuận lợi trong giao thông cả đường bộ, đường biển (Cảng Hải Phòng cách khu công nghiệp 75km) và đường sắt (khu công nghiệp cách Hà Nội 20 km). Nằm ở trung tâm của các vùng kinh doanh trọng điểm miền Bắc: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Bắc, Hà Nội. d) Thẩm định về dự toán vốn và cơ cấu vốn của dự án: Vốn của dự án được dự toán để đầu tư vào hai khoản mục: + Một là các hạng mục đầu tư san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng: Phần này sau khi cán bộ thẩm định đối chiếu với thị trường và các dự án đầu tư tương tự (Nhà máy của công ty máy mỏ Hoà Phát) cho thấy rằng giá trị tính toán theo dự án là hợp lý. Tuy nhiên trong dự toán dự án phía công ty cung cấp đã tính hai lần giá trị của máy biến áp 4000KVA. Trong khi đó chi phí lãi vay cố định trong thời gian xây dựng dự án là: 31.800trđX0.95%.9tháng= 2.719trđ không được dự tính vào trong dự toán vốn, phần này đã được cán bộ thẩm định bổ sung. Đồng thời bổ sung thêm chi phí dự phòng là 1.000trđ. + Hai là khoản mục máy móc thiết bị : Công ty nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan theo phương thức L/C mở qua MSB Hà Nội. Việc lựa chọn nhà cung cấp và giá đã được công ty khảo sát kỹ tại thị trường trong và ngoài nước. Tổng vốn dự toán của dự án : 62.389.000.000VND Trong đó: - Vốn tự có : 30.589.000.000VND - Vốn vay : 31.800.000.000VND (Chi tiết về dự toán vốn đầu tư và nguồn đầu tư được nêu tại bảng 1: Các hạng mục đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư). e) Thẩm định về doanh thu và chi phí của dự án: * Thị trường đầu vào của dự án: Nguyên liệu đầu vào của dự án chủ yếu là thép cuốn cán nóng, cuộn cán nguội, tấm cán nguội. Một phần nguyên liệu này được mua từ các bạn hàng truyền thống từ Nga, Nhật , Trung Quốc. 50% thép băng cán nguội là sản phẩm của chính dự án, đây sẽ là một thuận lợi lớn bởi công ty sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu và tiết kiệm được chi phí. * Thị trường đầu ra và xác định doanh thu của dự án: Trong năm 2004 thị trường thép Việt Nam có sự biến động mạnh, giá thép các loại giao động với biên độ lớn và khó có thể dự báo. Các sản phẩm ống thép hàn và thép hình được sản xuất chủ yếu từ thép cán nóng, cán nguội dạng tấm hoặc cuộn là mặt hàng cũng biến động mạnh trên thị trường trong năm 2003 và 2004. Thép cán nóng, cán nguội tại giai đoạn này ở nước ta chủ yếu là nhập khẩu, nguồn sản xuất trong nước không đáng kể nên giá tăng mạnh trong năm 2004 do nhu cầu thế giới tăng cao và các nhà sản xuất tăng giá để bù đắp chi phí đầu vào (phôi thép tăng giá) Giá thép NK vào Việt Nam tính trung bình Năm 2004 Tăng so với năm 2003 Thép cuộn cán nóng 439 USD/Tấn 35% Thép cuộn cán nguội 547 USD/Tấn 27% Giá bán trong nước tính trung bình Thép cuộn cán nóng 7.900.000VND/Tấn 35% Thép cuộn cán nguội 9.300.000VND/Tấn 27% Giá bán thời điểm băt đầu dự án Thép cuộn cán nóng 8.600.000VND/Tấn Thép cuộn cán nguội 11.000.000VND/Tấn (Thông tin từ trung tâm thông tin bộ thương mại) Căn cứ vào diễn biến của thị trường trong hai năm 2003, 2004 các nhà phân tích dự báo thị trường thép năm 2005 và một số năm sau sẽ có ít biến động, tổng nhu cầu của thị trường trong nước năm 2005 khoảng 6,2-6,5triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 10- 14% so với năm 2004. Năng lực sản xuất tối đa của các doanh nghiệp ngành thép trong nước đạt khoảng 5.8 triệu tấn. - Trong năm 2004 giá thép thế giới tăng 30% so với giá thép của Trung Quốc, do đó các loại thép thành phẩm sản xuất tại Việt Nam chủ yếu chịu sự cạnh tranh từ các sản phẩm tương tự của Trung Quốc (Đa số là các loại hàng không có thương hiệu và chất lương không cao). Giá thép thành phẩm tại các nước ASEAN không chênh lệch là bao so với tại Việt Nam do đó khả năng khi Việt Nam cắt giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% cũng không lo ngại khả năng cạnh tranh của thép thành phẩm từ các nước ASEAN. Thậm chí hiện nay một số doanh nghiệp đã xuất ống thép sang các nước này. - Giá bán các loại sản phẩm của chủ đầu tư đưa ra trong dự án là hợp lý, phù hợp với thị trường + Đối với sản phẩm thép ống hàn: - Thị trường ống thép trong năm 2004 tương đối ổn định, sản xuất và tiêu thụ ống thép tăng khoảng 10% so với năm 2003, nguyên liệu sản xuất ống thép còn gặp nhiều khó khăn, giá cả biến động dặc biệt loại có độ dày dưới 1,2mm. - Trong năm 2004 có nhiều công ty sản xuất ống thép đi vào sản xuất gây ra cung vượt cầu, dẫn đến nhiều công ty chỉ sản xuất ở mức 40-60% công suất thiết kế, sản phẩm của một số công ty đã được xuất khẩu sang các nước Đông nan á. - Do chịu ảnh hưởng của biến động giá nguyên liệu trên thế giới (Thép cuộn cán nóng, cán nguội) nên giá ống thép trong nước cũng tăng cao nhưng tốc độ tăng giá không kịp so với tăng giá của nguyên liệu nhập khẩu nên nhiều công ty sản xuất ống thép gặp khó khăn. - Với tình hình thị trường như trên cho thấy rằng năng lực sản xuất ống thép của các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường trong vài năm tới. Do đó mức độ cạnh tranh trên thị trường ống thép sẽ rất gay gắt và vấn đề then chốt là thị trường tiêu thụ. - Tuy nhiên với nhu cầu ngày càng lớn của ngành công nghiệp nội thất, xây lắp thì trong một vài năm tới nhu cầu về ống thép sẽ tăng lên, ngoài ra còn phải kể đến nhu cầu để thay thế các sản phẩm hiện đang được sản xuất từ nguyên liệu gỗ tự nhiên, nhu cầu để thay thế các sản phẩm ống thép chất lượng thấp đã được đầu tư từ vài năm trước đây. - Năm 2004 Tổng doanh thu của Công ty TM Nhật Quang đạt 171 tỷ đồng trong đó doanh thu từ ống thép chiếm 28% tương đương 4.772 tấn ống thép đen các loại, chiếm khoảng 2,17% tổng số tiêu thụ của Hiệp hội thép Việt Nam và khoảng 1,4% toàn thị trường Việt Nam. - Khi đi vào hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0069.doc
Tài liệu liên quan