Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TRUNG HIẾU 3

I. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY 3

1. Tên gọi 3

2. Địa chỉ giao dịch 3

3. Hình thức pháp lý 3

4. Lĩnh vực kinh doanh 3

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3

1. Lịch sử hình thành: 3

2. Thành tích đạt được 5

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TRUNG HIẾU 6

1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 6

2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. 6

IV- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004 – 2007. 10

1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 10

2. Nhận xét. 11

Chương II: THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 13

I- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI SỬ DỤNG VỐN CUẢ CÔNG TY 13

1. Đặc điểm về sản phẩm 13

2. Đặc điểm về thị trường 16

3. Đặc điểm về nhân sự. 18

4. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 20

5. Đặc điểm về tài chính 21

II. THỰC TRẠNG VỐN TẠI CÔNG TY 23

1. Tình hình đảm bảo các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 23

2 Tình hình phân bổ vốn lưu động và vốn cố định 27

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 31

1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 31

2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 32

2.1 Cơ cấu vốn lưu động 32

2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 36

3. Hiệu quả sử dụng vốn chung tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu 40

IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TRUNG HIẾU. 43

1. Những kết quả đạt được 43

2. Những hạn chế 45

Chương III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY 48

I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 48

1. Cơ hội 48

2. Thách thức 49

II NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 49

1. Những thuận lợi và khó khăn 49

2. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu trong thời gian tới 51

2.1. Mục tiêu tổng quát 51

2.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động trước mắt 51

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 52

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 52

1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho 52

1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh 52

1.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn KD hợp lý 52

1.2.2. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên 55

1.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu tiêu thụ 55

1.3.1. Thực hiện tốt công tác quản lý ngân quỹ 55

1.3.2. Mở rộng thị trường, tăng cường tìm kiếm các đơn hàng 56

1.3.3. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu 56

2. Một số giải pháp chung 58

2.1. Bảo toàn và phát triển vốn 58

2.2. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 59

2.3. Thực hiện cơ chế thưởng phạt trong quá trình sử dụng vốn 59

2.4. Đẩy mạnh vai trò của bộ phận tài chính kế toán của công ty đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 60

IV. KIẾN NGHỊ 60

1. Về môi trường kinh tế: 61

2. Môi trường pháp lý 61

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 0,52 14.000.000 0,52 13.000.000 0,44 16.000.000 0,45 2. Tổng TSLĐ 1.913.037.383 99,48 2.678.252.336 99,48 2.908.203.170 99,55 3.531.175.278 99,55 II. Tổng nguồn vốn 1.923.037.383 100 2.692.252.336 100 2.921.203.170 100 3.547.175.278 100 1. Tổng Vốn CSH 548.403.570 28,55 767.764.998 28,5 826.444.360 28,3 1.003.539.580 28,28 2. Tổng Vốn Vay 1.374.633.813 71,45 1.924.487.338 71,5 2.094.758.810 71,7 2.543.635.698 71,72 ( Nguồn Báo cáo tài chính của công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Đánh giá tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu ta thấy: Tài sản lưu động luôn lớn hơn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn tài sản cố định nên vốn lưu động thường xuyên của Công ty các năm qua đều dương. Năm 2004, vốn lưu động thường xuyên là 548.403.570 đồng, năm 2005 là 767.764.998 đồng, năm 2006 là 826.444.360 đồng và năm 2007 là 1.003.539.580 đồng. Điều đó nói lên rằng các khoản nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo khả năng thanh toán nhờ vốn lưu động. Tổng tài sản mà Công ty đang quản lý và sử dụng đến cuối năm 2004 là 1.923.037.383 triệu đồng, trong đó tài sản lưu động là 1.913.037.383 triệu đồng, chiếm 99,48% tổng tài sản. Tài sản cố định là 10.000.000 triệu đồng, chiếm 0,52% tổng giá trị tài sản. Trong tài sản lưu động, bao gồm các khoản phải thu, tiền mặt và hàng tồn kho. Trong tài sản cố định thì hầu hết là tài sản cố định hữu hình, đó là các loại máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tổng tài sản được hình thành từ hai nguồn: nguồn nợ phải trả chiếm 71,45 % tương ứng với 1.374.633.813 triệu đồng và nguồn vốn chủ sở hữu 28,55 % tương ứng với 548.403.570 triệu đồng. Qua một năm hoạt động, có nhiều sự thay đổi ở các chỉ tiêu, tổng tài sản tăng lên do có sự tăng tương đối của tài sản lưu động 769.214.953 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 40 %, tài sản cố định có sự biến động. Cho đến năm 2007, tổng tài sản của Công ty tăng lên, đạt 3.547.175.278 triệu đồng, tương ứng với 21,43 %. Nói tóm lại, những phân tích trên đã cho thấy một bức tranh chung về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình đảm bảo nguồn vốn nói riêng của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu trong thời gian vừa qua. Có thể thấy được rằng các chỉ tiêu phân tích chung cho thấy Công ty luôn hoạt động một cách vững vàng, năm nào cũng thu được lợi nhuận, nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh được đảm bảo, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt,... Tuy nhiên, những điều đó chưa nói lên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty bởi những chỉ tiêu tài chính những năm vừa qua cho thấy công ty có một số sự suy giảm. Nguyên nhân chính là những khó khăn khách quan đã tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh song cũng phải kể đến vấn đề sử dụng vốn của Công ty chưa đạt được hiệu quả. Điều này có thể thấy được thông qua những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào muốn sản xuất kinh doanh được đều phải dùng đến vốn. Vốn là điều kiện tiền đề cho hoạt động kinh doanh, nếu không có vốn thì không thể nghĩ đến kinh doanh được. Nhưng có vốn mà không biết sử dụng dụng thì còn tệ hại hơn gấp vạn lần. Ở đây thì việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả mới là nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp . Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả được mọi tổ chức kinh tế quan tâm hàng đầu, đó chính là nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh. Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu đã tiến hành đầu tư và sử dụng như sau: 1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Do đặc thù Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu là kinh doanh thương mại nên trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động chiếm là phần lớn còn tài sản cố định của Công ty lại chiếm một tỷ trọng rất bé trong tổng số vốn kinh doanh. Do đó đồng vốn chủ yếu tập trung vào vốn lưu động còn vốn cố định thì chỉ đầu tư vào lúc ban đầu để phục vụ cho công việc như máy tính, máy fax... và một số phương tiện cần thiết khác, nhưng trong quá trình làm việc những năm trước đây thì một số đã khấu hao hết và một số đang trong quá trình khấu hao, hiện nay số tài sản đó vẫn còn dùng được. Bên cạnh đó Công ty vẫn đầu tư vào một số trang thiết bị khác tuy nhiên không đáng kể. Vì vậy mà doanh thu và lợi nhuận mà TSCĐ đem lại chủ yếu cho Công ty là nhỏ nên hệ số sinh lời ở đây hầu như là không có. Song trong cơ chế kinh tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn đảm bảo an toàn tài chính thì phải biết tận dụng mọi nguồn lực của doanh nghiệp của mình, nếu Công ty quá chú trọng vào phát triển nguồn vốn lưu động mà không phát triển vốn cố định thì dẫn tới cơ cấu về vốn không hợp lý, điều này sẽ rất là nguy hiểm trong điều kiện nền kinh tế có biến động lớn Do đó dựa vào tính chất và đặc thù của mình mà Công ty cần phải có sự phân bổ hợp lý vào cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của vốn nói riêng và tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của toàn Công ty nói chung. 2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.1 Cơ cấu vốn lưu động Là một doanh nghiệp tư nhân, kinh doanh trong lĩnh vực chính là cung cấp các mặt hàng kim khí cho nên nguồn vốn của công ty dành cho vốn lưu động là rất lớn. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty được thể hiện qua bảng sau đây: Bảng 12: Cơ cấu vốn lưu động của công ty §¬n vÞ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Tiền 186.709.687 9,8 261.393.562 9,8 58.326.109 2,005 70.824.560 2,005 Các khoản phải thu 1.329.583.924 70 1.861.417.494 70 1.941.468.434 66,76 2.358.497.384 66,8 Hàng tồn kho 396.743.772 20,2 555.441.281 20,2 907.408.628 31,2 1.101.853.334 31,2 Tổng vốn lưu động 1.913.037.383 100 2.678.252.336 100 2.908.203.170 100 3.531.175.278 100 (Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu) Từ bảng số liệu ta có một số nhận xét sau: Quy mô vốn lưu động năm 2005 tăng 765.214.953 đồng so với năm 2004, tương đương với 40% là do các khoản phải thu tăng tới 531.833.570 đồng. Năm 2006 và năm 2007 vốn lưu động cũng tăng nhưng rất thấp, chỉ 229.950.834 đồng và 622.972.108 đồng. Công tác quản lý chi phí kinh doanh và hàng tồn kho: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là khoản mục duy nhất trong hàng tồn kho nằm trong các sản phẩm đang sản xuất của Công ty. Trước khi cung cấp hàng cho một đơn vị hay một công trình, Công ty phải bỏ vốn thuê ngoài các phương tiện cần thiết, ngoài ra Công ty cũng phải ứng trước một khoản đầu tư vào tài sản lưu động, nguyên vật liệu… phục vụ cho nhu cầu. Nếu không đáp ứng hàng hóa kịp thời sẽ dẫn đến một số chi phí tăng lên: chi phí thuê máy móc, lương nhân công, tiền lãi vay… Đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm số vòng quay vốn lưu động và kéo dài thời gian quay vòng vốn đã dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn không cao. Trong khi đó, năm 2004 hàng tồn kho của Công ty chiếm 20,2% trong tổng vốn lưu động, nghĩa là có tỷ trọng cao hơn so với tiền mặt thì đến năm 2005 là 20,2%, sang năm 2006 và năm 2007 tăng lên là 31,2%. Điều đó chứng tỏ lượng hàng hoá của Công ty được xuất ra rất lớn, lượng dự trữ hàng hóa nhiều hơn trước để phục vụ các nhu cầu khách hàng, nên tốc độ tăng dự trữ nhanh tuy nhiên cần đẩy mạnh doanh thu cao hơn nữa thì việc dự trữ mới thật sự có hiệu quả. Quản lý tiền mặt: Bảng 13: Chênh lệch tiền mặt qua các năm Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) TSLĐ 765.214.953 40 229.950.834 8,6 622.972.108 21,42 Tiền 74.683.875 40 -203.067.453 -77,69 12.498.451 21,5 ( Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu) Quản lý tiền mặt trong Công ty là vô cùng quan trọng, tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển (kể cả nội tệ và ngoại tệ) đều là thuộc nhóm tài sản bằng tiền. Do vậy cần tăng lượng tiền bằng cách đi vay bổ sung. Việc đi vay để tăng thêm nguồn vốn bằng tiền trong những thời điểm nào đó là một việc khá phổ biến. Khi vay tiền, điều cơ bản nhất là tính đến chi phí lãi vay và tính hiệu quả của đồng vốn. Đối với Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu ta thấy, lượng tiền mặt của Công ty rất không ổn định, biến động cả về tỷ trọng trong tổng vốn lưu động lẫn chênh lệch qua các năm cụ thể: Năm 2004, lượng tiền mặt của Công ty là 186.709.687 vnđ, năm 2005 lượng tiền mặt tăng lên cao, đạt 261.393.562 vnđ, tăng lên 74.683.875 vnđ ứng với 40 % tổng vốn lưu động. Nhưng đến năm 2006, tiền mặt của Công ty chỉ còn 58.326.109 vnđ, tức là đã giảm đi 203.067.453 vnđ, tức đã giảm đi 77,69%.và năm 2007 số tiền tuy có tăng lên thêm 12.498.451 tương đương với tốc độ tăng 21,5% tuy nhiên là không đáng kể. Như vậy, Công tác quản lý tiền mặt của Công ty chưa tốt, lượng tiền mặt thiếu ổn định, dẫn đến tình trạng bị động trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn, Công ty cần hết sức lưu ý đến công tác này. Công tác quản lý các khoản phải thu: Bảng 14: Chênh lệch khoản phải thu qua các năm Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) TSLĐ 765.214.953 40 229.950.834 8,6 622.972.108 21,42 Khoản phải thu 531.833.570 40 80.050.940 4,3 417.028.950 21,5 ( Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu) Trong cơ cấu vốn lưu động, các khoản phải thu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và giá trị tăng lên rất nhanh, đặc biệt năm 2005 khoản này tăng tới 40% so với năm 2004. Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu của công ty lớn Đó là năm công ty thực hiện hợp đồng cung cấp một số lượng lớn hàng hóa cho khách hàng nhưng công tác thanh quyết toán các hợp đồng chậm, tuy nhiên những khoản này vẫn được coi là doanh thu cho Công ty nên khoản phải thu tăng và doanh thu cũng tăng. Sang năm 2006, Công ty đã tăng cường công tác siết nợ, đẩy mạnh các khoản phải thu từ khách hàng và Công ty trích từ quỹ khấu hao để bù đắp cho sự gia tăng của khoản phải thu nên mức tăng lên được giảm xuống còn 4,3%. Đến năm 2007 thì tỷ trọng các khoản phải thu này lại tăng lên là 21,5% Điều này là khá nguy hiểm, sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn mà trong thời điểm hiện nay Công ty đang thiếu vốn trầm trọng. Bên cạnh đó nếu Công ty vẫn không giảm được các khoản phải thu thì một số khoản trở thành nợ khó đòi đối với Công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Từ những phân tích trên có thể nhận xét rằng Công ty đang có xu hướng tăng hàng tồn kho trong vốn lưu động và giảm dần dự trữ tiền mặt. Tuy vậy các khoản phải thu tương đối lớn trong vốn lưu động có thể gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Việc này đã được hạn chế nhờ các chính sách linh hoạt của công ty. 2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty Cổ phần Thương Mại tổng hợp Trung Hiếu là doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh các mặt hàng về kim khí, vật tư, thiết bị phụ tùng… Phần lớn nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là nguồn vốn ngắn hạn mà chủ yếu là vay nợ ngắn hạn. Đó không phải là nguồn vốn cho không, không phải trả lãi mà đều phải trả, nếu Công ty không đủ khả năng trả nợ thì số lãi sẽ ngày càng tăng cao hơn do số nợ của Công ty chuyển sang nợ quá hạn. Vấn đề đặt ra ở đây là Công ty phải quản lý và sử dụng số vốn đó như thế nào cho có hiệu quả nhất. Để đánh giá xem Công ty đã sử dụng vốn lưu động của mình như thế nào, hiệu quả ra sao? Ta nghiên cứu bảng biểu sau: Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Doanh thu 7.258.612.871 8.961.250.459 9.350.362.201 11.874.959.995 2.VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 1.913.037.383 2.678.252.336 2.908.203.170 3.531.175.278 3.Lợi nhuận sau thuế 69.133.704 103.868.771 123.959.071 251.461.200 4.Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2) 3,8 3,35 3,2 3,36 5.Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 0,036 0,039 0,042 0,071 6.Số vòng quay vốn lưu động (1/2) 3,8 3,35 3,2 3,36 7.Hệ số đảm nhiệm VLĐ (2/1) 0,26 0,3 0,31 0.3 ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Bảng 15: Chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đơn vị tính VNĐ Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu 1.702.637.588 23,46 389.111.742 4,342 2.524.597.794 27 2.VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 765.214.953 40 229.950.834 8,6 622.972.108 21,42 3.Lợi nhuận sau thuế 34.735.067 50,24 20.090.300 19,34 127.502.129 102,86 4.Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2) -0,45 -11,84 -0,15 -4,5 0,16 5,0 5.Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 0,003 8,3 0,003 7,7 0,029 69,04 6.Số vòng quay vốn lưu động (1/2) -0,45 -11,84 -0,15 -4,5 0,16 5,0 7.Hệ số đảm nhiệm VLĐ (2/1) -0,04 -15,38 0,01 3,33 -0,01 -3,23 ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Từ bảng biểu trên ta thấy: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: - Giai đoạn 2004 – 2007, hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại Công ty không đều + Năm 2004, hiệu suất đạt 3,8% + Năm 2005, hiệu suất đạt 3,35% giảm 0,45 % so với năm 2004 + Năm 2006, hiệu suất đạt 3,2% giảm 0,15 % so với năm 2005 + Năm 2007, hiệu suất đạt 3,36% tăng 0,16 % so với năm 2006 Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty biến động không đều qua các năm, cụ thể: + Năm 2004, một đồng vốn lưu động của Công ty tạo ra 3,8 đồng doanh thu + Năm 2005, một đồng vốn lưu động của Công ty tạo ra 3,35 đồng doanh thu + Năm 2006, một đồng vốn lưu động của Công ty tạo ra 3,2 đồng doanh thu + Năm 2007, một đồng vốn lưu động của Công ty tạo ra 3,36 đồng doanh thu Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty trong các năm qua là chưa được tốt. Công ty cần tìm giải pháp thích hợp hơn để quản lý hiệu quả sử dụng vốn của mình Tỷ suất lợi nhuận Mặc dù đã có sự tăng lên của doanh thu qua các năm nhưng tỷ suất lợi nhuận của Công ty còn chưa cao, cụ thể: - Năm 2004, một đồng vốn lưu động của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,036 đồng lợi nhuận - Năm 2005, một đồng vốn lưu động của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,039 đồng lợi nhuận - Năm 2006, một đồng vốn lưu động của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,042 đồng lợi nhuận - Năm 2007, một đồng vốn lưu động của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,071 đồng lợi nhuận Như vậy, sức sinh lợi của vốn lưu động có vẻ tăng lên qua các năm, đây là điều đáng khích lệ cho Công ty. Tuy có sự gia tăng, nhưng sức sinh lời vốn lưu động còn chưa cao, chứng tỏ chi phí quản lý còn cao. Trong thời gian tới, Công ty nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp đi vay để sử dụng. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động - Số vòng quay của vốn lưu động: + Năm 2004, số vòng quay của vốn lưu động là 3,8 Vòng + Năm 2005, số vòng quay của vốn lưu động là 3,35 Vòng + Năm 2006, số vòng quay của vốn lưu động là 3,2 Vòng, giảm đi 0.15 Vòng so với năm 2005. Đến năm 2007, con số này là 3,36 vòng, tăng lên so với năm 2006 là 0,16 Vòng. Tương ứng với sự tăng lên của vòng quay vốn lưu động và ngược lại. Như vậy hiệu quả còn chưa cao. Trong giai đoạn 2004 – 2007, vốn lưu động của Công ty luân chuyển quá chậm và có biến động không đều theo chiều tăng, giảm. Phần lớn vốn lưu động trong giai đoạn này bị khách hàng chiếm dụng khiến cho vốn lưu động quay vòng lâu hơn làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa được cao .Giải pháp đặt ra là Công ty phải tìm cách giải phóng bớt các khoản phải thu để hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty được cao hơn. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Khác với tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty, hệ số đảm nhiệm lại biến thiên theo chiều tăng dần sau đó lại giảm xuống. Hệ số này cho biết cụ thể như sau: + Năm 2004, để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty cần bỏ ra 0,26 đồng vốn lưu động. + Năm 2005, để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty cần bỏ ra 0,3 đồng vốn lưu động. tăng 0,04 đồng so với năm 2005 + Năm 2006, để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty cần bỏ ra 0,31 đồng vốn lưu động, tăng 0,01 đồng so với năm 2005 + Năm 2007, để tạo ra một đồng doanh thu Công ty cần 0,3 đồng vốn lưu động, giảm 0,01 đồng so với năm 2006 Xu hướng biến động này chưa được tốt đối với Công ty. Cả tốc độ tăng và hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động biến động không đều. Trong thời gian tới, Công ty nên tìm cách rút ngắn số ngày luân chuyển của vốn lưu động xuống nhằm giúp Công ty đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh của mình, tạo được doanh thu nhiều hơn đảm bảo 3. Hiệu quả sử dụng vốn chung tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu Việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách riêng rẽ chưa phản ánh được đầy đủ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Hơn thế nữa chúng lại có xu hướng vận động tương đối độc lập với nhau nên chưa thể đưa ra nhận xét tổng quát tình hình chung. Để đánh giá được chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, ngoài các chỉ tiêu đã phân tích ở trên ta có thể xem xét các chỉ tiêu sau đây dựa vào bảng dưới đây: Bảng 15: Bảng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Doanh thu thuần 7.258.612.871 8.961.250.459 9.350.362.201 11.874.959.995 2.Lợi nhuận sau thuế 69.133.704 103.868.771 123.959.071 251.461.200 3.Vốn kinh doanh 1.923.037.383 2.692.252.336 2.921.203.170 3.547.175.278 4.Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (1/3) 3,77 3,03 3,2 3,34 5.Tỷ suất lợi nhuận (2/3) 0,036 0,039 0,042 0,071 (Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu) Bảng 16: Chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần 1.702.637.588 23,46 389.111.742 4,342 2.524.597.794 27 2.Lợi huận sau thuế 34.735.067 50,24 20.090.300 19,34 127.502.129 102,86 3.Vốn kinh doanh 769.214.953 30 228.950.834 8,5 625.972.108 21,43 4.Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (1/3) -0,74 -19,63 0,17 5,61 0,14 4,38 5.Tỷ suất lợi nhuận (2/3) 0,003 8,3 0,003 7,7 0,029 69,04 (Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu) Từ bảng trên ta thấy: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty không ổn định qua các. Cụ thể: + Năm 2004, một đồng vốn kinh doanh của Công ty tạo ra được 3,77 đồng doanh thu + Năm 2005, một đồng vốn kinh doanh của Công ty tạo ra được 3,03 đồng doanh thu, giảm 0,74 đồng so với năm 2004 + Năm 2006, một đồng vốn kinh doanh của Công ty tạo ra được 3,2 đồng doanh thu, tăng 0,17 đồng so với năm 2005 + Năm 2007, một đồng vốn kinh doanh của Công ty tạo ra được 3,34 đồng doanh thu, tăng 0,14 đồng so với năm 2006 Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận tuy có xu hướng tăng lên tuy nhiên chưa đáng kể . Nếu như năm 2004, một đồng vốn kinh doanh của Công ty tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,003 đồng lợi nhuận thì đến năm 2007, một đồng vốn kinh doanh của Công ty tham gia vào sản xuất kinh doanh cũng chỉ tạo ra 0,071đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ năng lực hoạt động của Công ty có sự tăng lên còn khá thấp. IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TRUNG HIẾU 1. Những kết quả đạt được Tình hình hoạt động chung của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, song bằng những nổ lực lớn của ban lãnh đạo công ty cũng như cán bộ công nhân viên, với tinh thần tự lực và đồng tâm, bằng các cơ chế thích hợp, cùng với sự hợp tác chặt chẽ với các khách hàng và người cung cấp, Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu đã đạt được những kết quả đáng mừng: Về vốn lưu động Công ty ngày càng sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn vốn lưu động của mình. Điều này đã được đánh giá qua các chỉ tiêu phân tích ở trên. Những kết quả đó là: Thứ nhất: Khả năng thanh toán của Công ty ngày càng tăng, có nghĩa là Công ty có thể đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn trong mỗi năm một tốt hơn Thứ hai: Tình hình cho thấy doanh thu tăng nhanh qua các năm, khắch phục được tình trạng khó khăn trong năm trước là thua lỗ trong kinh doanh Thứ ba: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty tuy có biến dộng qua các năm nhưng vẫn có thể chấp nhận được đặc biệt tỷ suất lợi nhuận tăng lên khá đều. Thứ tư: Từ kết quả đạt được trong năm 2005 – 2007, giúp Công ty tạo thêm được mối quan hệ với nhiều bạn hàng, có uy tín hơn trên thương trường. Điều này giúp Công ty thuận lợi hơn nhiều trong việc huy động nguồn vốn để tài trợ cho sử dụng vốn của mình. Thứ năm: Đời sống kinh tế của các cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện. Nếu như cuối năm 2004 thiếu việc làm cho cán bộ công nhân viên thì đến năm 2007 Công ty không những đã giải quyết được toàn bộ việc làm cho anh em trong Công ty mà còn bổ xung thêm số lượng nhân viên cho công ty, đảm bảo được mức sống cho họ và gia đình họ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thành công trên, cụ thể: Những nguyên nhân khách quan: Thứ nhất: Mục tiêu kinh doanh của Công ty phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và xu thế hội nhập quốc tế. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực kinh doanh nhằm đảm bảochất lượng và hiệu quả. Thứ hai: Nhà nước đã ban hành một số loại thuế mới như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạo cơ hội cho Công ty hoạt động và có một sân chơi công bằng và thông thoáng hơn. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: Do sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Thời gian đầu, Công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm nhưng đến nay cán bộ của Công ty được trang bị khá đầy đủ. Thứ hai: Công ty đã tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh của mình. Các khâu tổ chức đã được phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp chặt chẽ với nhâu tránh tình trạng lãng phí vốn trong quản lý. Thứ ba: Thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh giúp Công ty nắm bắt được tình hình tài chính của mình. Thứ tư: Do Công ty đã tổ chức quản lý tốt khâu tuyển chọn các cán bộ lao động cho Công ty giúp Công ty năng động hơn trong các tình huống kinh doanh của mình. Thứ năm: Uy tín của Công ty ngày càng lớn đối với bên đối tác kinh doanh của mình. Trên đây là những thành tựu mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua. Nhưng mỗi người chúng ta đều hiểu rằng không có gì là không có tính hai mặt của nó, bên cạnh những thành công tốt đẹp đó thì nó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục. 2. Những hạn chế Song song với những thành tựu đạt được ở trên thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn những hạn chế sau: Về vốn lưu động Thứ nhất: Tình hình cho thấy, các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động của Công ty. Năm 2004 là 1.329.583.924 (chiếm 69,14%), dến năm 2005 các khoản này vẫn tăng đến năm 2006 và năm 2007 tuy tỷ trọng này lại tăng nhưng tỷ lệ xu hướng giảm xuống lên, điều này vẫn làm cho nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng, Công ty gặp khó khăn hơn trong kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của mình. Khoản phải thu thể hiện một khoản vốn bị chiếm dụng của doanh nghiêp, do vậy vốn Công ty bị chiếm dụng khá lớn. Đây là một nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn này có xu hướng giảm đi. Khoản phải thu gia tăng ở đây là do Công ty chưa đưa ra chiến lược thanh toán với khách hàng nhằm vừa mở rộng thị trường, mở rộng quy mô tiếu thụ sản phẩm, vừa thu hồi vốn một cách nhanh nhất hiệu quả nhất. Nhìn chung khoản vốn lưu động của Công ty cả bị người mua lẫn người bán chiếm dụng. Xét về phía công ty lỗi là do quản lý không chặt chẽ ở khâu thanh toán, những quy định mật mờ không rõ ràng về thanh toán trong các hợp đồng kinh tế là cơ hội để người mua lẫn người bán chiếm dụng vốn, hoặc xét về nhân tố chủ quan thì do thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Người ta tranh giành, lôi kéo từng khách hàng, từng nhà cung cấp có lợi nhất về phía mình nên để một phần vốn của mình cho những đối tượng này chiếm dụng nhằm tạo quan hệ ràng buộc. Song xét cho cùng, tình trạng gia tăng với tốc độ lớn của các khoản phải thu là do Công ty chưa sát sao lắm trong công tác quản lý các khoản phải thu. Do đó nếu không có giải pháp kịp thời để thu hồi nhanh các khoản phải thu thì Tổng Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh nói chung và việc nâng vao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng trong thời gian tới mặc dù hàng năm Công ty vẫn làm ăn có lãi. . Thứ hai: Hàng tồn kho của Công ty tăng rất nhanh, chứng tỏ công tác dự báo nhu cầu về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36731.doc
Tài liệu liên quan