Đề tài Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ ở Việt Nam

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

Chương I: Tổng quan về Ngân hàng Trung ương

và chính sách tiền tệ 1

1. Ngân hàng Trung ương 1

1.1. Khái niệm Ngân hàng Trung ương 1

1.2. Chức năng của Ngân hàng Trung ương 1

2. Chính sách tiền tệ 3

2.1. Khái niệm và cơ chế thực hiện chính sách tiền tệ 3

2.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 4

2.3. Công cụ của chính sách tiền tệ 6

2.4. Vị trí của chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô 9

Chương 2: Chính sách tiền tệ ở Việt Nam 11

1. Chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ những năm qua ở Việt Nam 11

1.1. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 11

1.2. Công cụ lãi suất cho vay triết khấu 12

1.3. Công cụ dự trữ bắt buộc 13

1.4. Công cụ hạn mức tín dụng 13

1.5. Công cụ lãi suất 14

2. Vai trò của chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô

ở Việt Nam 16

2.1. Chính sách tiền tệ với kiểm soát lạm phát 16

2.2. Chính sách tiền tệ với tăng trưởng kinh tế 17

2.3. Chính sách tiền tệ với ổn định việc làm 18

2.4. Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội khác 19

3. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực thi

chính sách tiền tệ ở Việt Nam những năm qua 20

3.1. Về việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ 20

3.2. Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng 22

3.3. Những tồn tại khác 22

4. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam 22

4.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống ngân hàng 23

4.2. Hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ 24

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m phát gia tăng. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng để thực thi việc “nới lỏng” hay “thắt chặt” cung tiền. Nó có nhiều ưu điểm như: linh hoạt, có thể tiến hành thường xuyên và đặc biệt có thể dễ dàng đảo ngược lại. + Lãi suất cho vay triết khấu Lãi suất cho vay triết khấu có hai tác dụng, một gián tiếp, một trực tiếp. Tác dụng gián tiếp là nó làm tăng hay giảm lãi suất cho vay của NHTM và do đó tác động đến cung ứng tiền và tín dụng. Tác động trực tiếp là nó làm tăng hay giảm dự trữ của NHTM và do vậy tác động đến lượng cho vay tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế. Khi NHTW quyết định tăng lãi suất triết khấu, đó là một biến cố quan trọng giống như thay đổi CSTT. Lãi suất triết khấu tăng sẽ làm cho NHTM không thể vay của NHTW nhiều và dễ dàng như trước. Do vậy nó phải giảm bớt cho vay để đảm bảo dự trữ trở lại. Như vậy, tác động thứ nhất là nó trực tiếp làm tăng dự trữ, giảm cho vay và hiệu quả là tổng cầu và sản lượng giảm theo. Tác động thứ hai là nó làm cho NHTM ý thức rằng trong trường hợp khẩn cấp cần vay nóng của NHTW, NHTM phải trả lãi suất cao, do vậy các NHTM sẽ từ từ nâng lãi suất lên theo để khỏi thiệt hại nặng khi phải vay của NHTW. Lãi suất tăng tiếp tục thắt chặt cung ứng tiền và tác động đến nền kinh tế. Khi NHTW tuỷên bố giảm lãi suất triết khấu, nó khuyến khích các NHTM đến vay nhiều hơn, điều này trước hết làm tăng cung ứng tiền, tăng dự trữ. Dự trữ tăng kích thích các NHTM cho vay nhiều hơn, dễ dàng hơn và điều này làm tăng nhanh hơn nữa cung ứng tiền. Bên cạnh đó, khi NHTM có thể vay tiền của NHTW với lãi suất hạ, nó sẽ sẵn sàng hạ lãi suất khi cho sản xuất và tiêu dùng vay. Toàn bộ lãi suất, do vậy sẽ giảm theo, kích thích đầu tư và mở rộng sản lượng. + Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc của NHTM bị tác động trực tiếp bởi tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định bởi NHTW. Bằng việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTW đã làm thay đổi những khoản tiền ký gửi không kỳ hạn của NHTM, làm thay đổi số nhân tiền và do đó làm thay đổi lượng cung tiền. Cụ thể, khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM, sẽ làm tăng số nhân tiền và từ đó làm tăng cung ứng tiền. Ngược lại, khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM sẽ làm giảm số nhân tiền và từ đó làm giảm cung ứng tiền. 2.3.2. Công cụ trực tiếp. Ngoài các công cụ truyền thống kể trên của CSTT , NHTW còn sử dụng một số công cụ có tính chất can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ. Đó là công cụ hạn mức tín dụng và lãi suất tiền gửi. +Hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là việc NHTW ấn định một khối lượng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định và sau đó tìm cách để đưa nó vào nền kinh tế thông qua hoạt động cho vay của hệ thống NHTM. Nhờ việc ấn định tín dụng này mà NHTW có thể kiểm soát và điều hành được khối lượng tiền tệ trong thời gian đó. Khi NHTW mở rộng hạn mức tín dụng đối với các NHTM thì khối lượng, phạm vi cho vay trong nền kinh tế tăng lên, nhờ vậy khối tiền cung ứng cũng tăng. Ngược lại, để “thắt chặt” cung tiền, NHTW có thể hạn chế tín dụng đối với các NHTM nhằm giảm khối lượng tiền cho vay trong nền kinh tế. + Lãi suất Lãi suất là chi phí phải bỏ ra cho việc vay tiền hay là giá cả của quyền sử dụng tiền tệ trong một thời gian nhất định. Lãi suất có tác dụng mạnh mẽ đến nhu cầu tiền tệ dùng cho tiêu dùng và đầu tư, từ đó tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô khác. Thông qua việc thay đổi mức lãi suất quy định (mức trần lãi suất cho vay tối đa và mức sàn lãi suất huy động tối thiểu), NHTW buộc các NHTM phải thay đổi mức lãi suất cho vay và lãi suất huy động của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của các nhà doanh nghiệp cũng như của dân chúng, tức là có ảnh hưởng tới đầu tư và tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô khác. Tuy nhiên, hai công cụ hạn mức tín dụng và lãi suất chỉ được sử dụng để điều tiết CSTT ở một số nước đang phát triển. ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao, các công cụ truyền thống (công cụ gián tiếp) của CSTT đã hoàn thiện, thì NHTW không sử dụng các công cụ trực tiếp để điều hanh CSTT . Như vậy là có nhiều công cụ để điều hành CSTT. Mỗi công cụ tác động đến cung tiền ở mức độ, phạm vi khác nhau. Trong quá trình sử dụng các công cụ này, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ các công cụ đó với nhau, tạo thành hệ thống công cụ đồng bộ thì mới điều tiết kinh tế vĩ mô một cách có hiệu quả. 2.4. Vị trí của CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô. Trong hệ thống các CSKT vĩ mô, CSTT giữ vị trí đặc biệt quan trọng và trung tâm. Thể hiện: + CSTT được sử dụng một cách thường xuyên trước bất kỳ một biến đổi nào của tín hiệu thị trường. CSTT có tác động nhanh chóng đến các biến số tiền tệ, có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực hoạt động. + Chỉ khi có một CSTT đúng đắn thì các CSKT vĩ mô khác mới được sử dụng hiệu quả, chi phối việc thực hiện các chính sách khác. + Khi có sự bất ổn bên trong nền kinh tế hay cú sốc từ bên ngoài thì CSTT bao giờ cũng được sử dụng đầu tiên. Chương 2 Chính sách tiền tệ ở Việt Nam 1. Chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ cstt những năm qua ở VN. 1.1. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM). NVTTM bắt đầu vận hành vào 12/7/2000 đã có tác động nhất định tới vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia thị trường, đa dạng hoá kênh huy động và luân chuyển vốn, tạo ra khả năng phối kết hợp giữa thị trường liên ngân hàng - thị trường mở - thị trường chứng khoán (TTCK) trong các thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay. Hoạt động của NVTTM được ban hành theo quyết định số 85/2000/QD - NHNN 14 ngày 09/3/2000.Qua nửa năm hoạt động, NVTTM đã góp phần khắc phục khó khăn bước đầu trong thời vận hành. Thành viên tham gia NVTTM là các TCTD và NHNN, bao gồm 15 thành viên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , Ngân hàng công thương Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Đông á, Ngân hàng CHINFON, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín, NHTM cổ phần Quốc tế, NHTM cổ phần Phương Nam, NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NHTM cổ phần Quân đội, NHTM cổ phần Tân Việt, ABN AMRO Bank, Công ty tài chính bưu điện.Tuy chưa phải là nhiều song số lượng các TCTD này đã đại diện cho các TCTD hiện có ở Việt Nam. Qua các phiên giao dịch, số thành viên tham gia dự thầu là nhỏ, phiên giao dịch đông nhất có 5 thành viên dự thầu, thấp nhất là một thành viên, trong đó các NHTM quốc doanh tham gia dự thầu và trúng thầu là chủ yếu, còn các TCTD khác hầu như chưa tham gia dự thầu. Khối lượng giao dịch qua NVTTM từ 12/07/2000 đến ngày 15/11/2000 của Ngân hàng công thương Việt Nam là 810,420 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là 228,020 tỷ đồng, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là 393,390 tỷ đồng. Về hàng hoá giao dịch, theo quy chế hiện hành thì chỉ có các giấy tờ có giá ngắn hạn mới được mua bán ở thị trường mở, song cho đến nay, chỉ có tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN được mua bán. Tín phiếu NHNN được mua bán nhiều nhất với số lượng 1.070 tỷ/1.448.500 tỷ đồng. Tín phiếu kho bạc Nhà nước chỉ có 378,500 tỷ đồng nếu tính theo giá trị khi đến hạn thanh toán. Như vậy hàng hoá ở thị trướng mở là khá đơn diệu và chỉ tập trung ở các NHTM quốc doanh. Về phương thức giao dịch, các phiên giao dịch vừa qua chỉ áp dụng phương thức mua bán hẳn với tín phiếu NHNN, phương thức mua có kỳ hạn đối với tín phiếu kho bạc nhà nước, còn phương thức bán hẳn ít được thực hiện và đặc biệt phương thức bán có kỳ hạn chưa được thực thi . Tính đến ngày 15/11/2000, doanh số trúng thầu ở hình thức mua hẳn ở 13 phiên giao dịch là 480 tỷ đồng, doanh số mua có kỳ hạn là 418,50 tỷ đồng, doanh số bán hẳn là 550 tỷ đồng. Phương thức đấu thầu thường là đấu thầu lãi suất . 1.2. Công cụ lãi suất cho vay triết khấu. Lãi suất tái triết khấu là một công cụ quan trọng giúp NHTƯ thực hiện CSTT. Nhưng việc áp dụng công cụ này ở Việt Nam những năm vừa qua còn đang ở trạng thái giản đơn do các phương tiện làm căn cứ để NHNN thực hiện cho vay triết khấu còn chưa hoàn thiện (đó là các thương phiếu, hối phiếu). Trong quá trình cho vay triết khấu, NHNN luôn luôn điều chỉnh lãi suất cho vay lãi suất phù hợp với mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ. Có thể nói trong thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây cho vay triết khấu thực sự trở thành công cụ đắc lực trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam. Việc điều chỉnh lãi suất cho vay triết khấu của NHNN những năm vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM và khả năng huy động vốn trong nền kinh tế đã tăng lên nhiều. Cụ thể: Trong năm 1997, lãi suất triết khấu được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với diễn biến của nền kinh tế. Từ tháng 03 đến tháng 07/1997: mức lãi suất triết khấu là 1,1%/tháng. Từ tháng 8 trở đi, lãi suất triết khấu quy định là 0,9%/tháng. Năm 1998, NHNH quyết định tăng lãi suất cho vay triết khấu lên mức 1,1%/tháng. Đến năm 1999, NHNN giảm lãi suất cho vay chiết khấu đối với các NHTM lần1 (vào tháng 01/1999) là 1%/tháng, lần 2 còn 0,85%/tháng (31/05/1999). Sau nhiều năm chuẩn bị dự án, ngày 02/08/2000, quyết định về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đã được ban hành và trên cơ sở đó các NHTM được chủ động quy định mức lãi cho vay cụ thể và lãi suất tiền gửi xoay quanh mức lãi suất cơ bản. Trong những tháng 08,09,10,11,12/2000, lãi suất cơ bản đối với nội tệ (đồng VN) vẫn giữ nguyên ở mức 0,75 %/tháng nhưng lãi suất tái triết khấu tăng từ 0,40% lên 0,45%tháng, lãi suất cho vay tái cấp vốn của NHNN được điều chỉnh từ 0,4% lên 0,5%. 1.3. Công cụ dự trữ bắt buộc. Từ năm 1990, dự trữ bắt buộc( DTBB) đã trở thành công cụ chủ yếu để điều hành CSTT ở Việt Nam. Theo pháp lệnh Ngân hàng (ban hành năm1990) tỷ lệ DTBB có thể ở mức từ 10% đến 30% tổng nguồn vốn huy động của các NHTM. Xong xét hoàn cảnh thực tế bấy giờ: tiềm lực của các NHTM Việt Nam còn nhỏ bé và lạm phát đã được kiềm chế ở mức đáng kể, nên NHNN đã quy định tỷ lệ DTBB đối với các NHTM ở nước ta là mức 10%. Song trong thời gian gần đây NHNN cũng liên tục giảm tỷ lệ DTBB đối với các TCTD với mong muốn khuyến khích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. 1.4. Công cụ hạn mức tín dụng. Công cụ hạn mức tín dụng được NHNN áp dụng để điều hành CSTT trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, do các công cụ gián tiếp để điều hành CSTT chưa phát huy đầy đủ hiệu quả.Việc đưa ra và áp dụng công cụ này trong những năm qua đã có những kết quả nhất định, chứng tỏ công cụ này phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam những năm đầu chuyển sang kinh tế thị trường. Chẳng hạn, do lạm phát những năm 1990-1991 còn ở tỷ lệ cao, để khống chế lạm phát, NHNN chủ trương giảm bớt lượng tiền cung ứng hạn mức tín dụng đối với tất cả NHTM là 34,5% (năm1992) và đã đạt được kết quả thực tế rất khả quan là mức tăng trưởng kinh tế tăng gấp 2 lần so với dự kiến, mức lạm phát thấp hơn dự kiến rất nhiều tiền tệ dần đi vào ổn định. Những năm sau đó, để kiểm soát lạm phát, NHNN cũng đưa ra tỷ lệ hạn mức tín dụng ở mức vừa phải cho các NHTM. Nhưng tình hình thực tế có khác đó là hầu hết các NHTM đều có xu hướng vượt quá chỉ tiêu hạn mức tín dụng theo kế hoạch đã được giao. Tuy nhiên, từ năm 1998 đến nay, công cụ hạn mức tín dụng đã mất dần vai trò của nó trong việc hạn chế sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán. Hơn nữa việc mở rộng tín dụng trong giai đoạn này là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếu tiếp tục thực hiện hạn mức tín dụng sẽ tạo thêm những nhân tố khó khăn cho các NHTM trong việc mở rộng tín dụng. Vì vậy, từ quý II năm 1998, NHNN đã không áp dụng công cụ này như một công cụ thường xuyên để điều hành CSTT. 1.5. Công cụ lãi suất. ở Việt Nam lãi suất được sử dụng như công cụ của CSTT. Đặc biệt những năm gần đây, việc điều chỉnh lãi suất theo hướng từng bước nới lỏng của NHNN được coi như một đối sách nhạy bén trước những thay đổi của cung - cầu về tiền tệ. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, năm 1989, NHNN thực hiện một cơ cấu kiểm soát lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi phức tạp, ấn định các mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay cụ thể theo đối tượng, nghành nghề kinh tế và kỳ hạn vay mượn. Năm 1990, cơ chế lãi suất trần tín dụng và sàn tiền gửi đã được áp dụng, nhưng vẫn được phân biệt theo kỳ hạn và loại hình khách hàng. Kể từ năm 1993, NHNN đã bỏ hẳn hình thức lãi suất theo nghành, chỉ quy định các mức trần, sàn lãi suất theo kỳ hạn giao dịch. Cũng vào thời gian này, cơ chế lãi suất thoả thuận đã được thí điểm áp dụng đối với nguồn vốn hình thành do phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Trên thị trường, vì cầu tín dụng cao hơn cung nên lãi suất cho vay đã được đẩy lên rất cao và cơ chế lãi suất thoả thuận đã bị loại bỏ. Bắt đầu 01/01/1996, NHNN thực thi chính sách trần lãi suất, tín dụng và quản lý chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra (bỏ việc điều tiết trực tiếp lãi suất tiền gửi). Cũng vào thời gian này, chế độ thuế doanh thu đánh vào hoạt động tín dụng bị xoá bỏ, chi phí trung gian tài chính được điều chỉnh giảm mạnh, nên trần lãi suất tín dụng cũng đã được điều chỉnh giảm mạnh. Lãi suất tín dụng trung và dài hạn lần đầu tiên đã đuợc điều chỉnh cao hơn lãi tín dụng ngắn hạn. Năm 1998 là năm tự do hoá hoàn toàn lãi suất tiền gửi thông qua xoá bỏ chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra, NHNN chỉ quản lý duy nhất trần lãi suất tín dụng. Cuối năm 1998, lãi suất cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 1,1%/tháng; cho vay trung hạn, dài hạn còn 1,15%/tháng. Sau mấy tháng đầu năm 1999, thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 198/1999/QD-NHNN 1 điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn, trung và dài hạn được thống nhất ở mức chung là 1,15%/tháng, được áp dụng chung cho các NHTM ở cả thành thị và nông thôn. Đến tháng 10/1999, trần lãi suất cho vay bằng VND của các NHTM được quy định ở mức chung là 1,05%/tháng. Vào năm 2000, việc kiểm soát lãi suất tiết kiệm ngoại tệ cũng đã được xoá bỏ. Ngày 05/08/2000, NHNN đã chính thức chuyển sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản, các NHTM được chủ động quy định các mức lãi suất cho vay cụ thể của mình theo biên độ xoay quanh mức lãi suất cơ bản, trên cơ sơ đó chủ động quy định các mức lãi suất tiền gửi. Theo cơ chế mới hàng tháng, NHNN công bố mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái triết khấu. Trong tất cả các tháng 08,09,10,11 và 12/2000, lãi suất cơ bản đối với tiền VNĐ vẫn liên tục giữ nguyên ở mức 0,75 %/tháng với biên độ 0,3% đôí với cho vay ngắn hạn, 0,5% đối với cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay ngoại tệ (USD) được xác định trên cơ sở lãi suất SiBor kỳ hạn 3 tháng cộng với biên độ 1,0% đối với cho vay ngắn hạn; 2,5% đối với cho vay trung và dài hạn. Trong các tháng cuối năm 2000, nhu cầu vốn tăng lên, sức ép tăng lãi suất rất lớn, các NHTM cạnh tranh nhau đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn lên một giới hạn nhất định, còn lãi suất cho vay thì hầu như không tăng, mức lãi suất tiền gửi VNĐ cao nhất của kỳ hạn 12 tháng ở các NHTM cổ phần lên tới 0,6-0,65%/tháng; kỳ hạn 6 tháng: 0,4 - 0,55%/tháng. Tiền gửi USD kỳ hạn 12 tháng phổ biến ở các Ngân hàng là 5,5% - 6,0%/năm. Như vậy, hiện tại lãi suất cho vay nội tệ (VNĐ) hiện nay ở Việt Nam 7,5% - 10%/năm thấp nhất trong hơn 10 năm qua và lãi suất cơ bản là 0,75%/tháng (bắt đầu từ tháng 3/2001). 2.Vai trò của CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. 2.1. CSTT với kiểm soát lạm phát. Tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế. Với vai trò to lớn của mình để làm được điều đó, NHNN Việt Nam đã phải tiến hành thực hiện những công cụ của CSTT theo hướng có lợi nhất. Theo từng thời kỳ, NHNN sẽ đưa ra những quyết định hợp lý, đúng đắn sao cho nền kinh tế đạt được những kết quả to lớn nhất. Có thể thấy tỷ lệ lạm phát ở nước ta các thời kỳ: Năm 91 92 93 94 95 96 97 98 99 Lạm phát % 6,8 17,5 5,2 14,4 12,7 4,5 3,7 9,2 0,1 Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế và niên giám thống kê 1999. Năm 1991, lạm phát mức cao 68%. Với mục tiêu đẩy lùi lạm phát, NHNN ”thắt chặt” cung tiền, nhờ vậy đến năm 1992 lạm phát đẩy xuống còn 17,6%. Đến năm 1993, NHNN tiếp tục “ thắt chặt” cung tiền với những biện pháp như ấn định hạn mức tín dụng, áp dụng quy chế DTBB .., nhờ đó lạm phát tiếp tục giảm (chỉ còn 5,2%). Năm1994, tỷ lệ lạm phát bị đẩy lên cao (14,4%) là do nhiều nguyên nhân song tỷ lệ này lại bị giảm ngay vào các năm sau đó. Có được kết quả như vậy là do NHNN đã áp dụng các công cụ nhằm “thắt chặt” cung tiền. Năm 1998, do nhiều nguyên nhân trong và ngoài nước, tốc độ lạm phát ở mức cao hơn so với hai năm trước đó: 9,2%. Tuy nhiên lạm phát vẫn được kiềm chế ở mức dưới 10% theo chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra. Từ 1999 đến nay tình trạng giảm phát xuất hiện, đặc biệt là năm 2000. Mặc dù 2 tháng đầu năm 2000, lạm phát là 2,0% nhưng cả năm giảm phát là 0,6%. Như vậy, những năm vừa qua, CSTT và việc điều hành CSTT của NHNN Việt Nam có thể coi là bàn tay hữu hiệu đẩy lùi và kiềm chế lạm phát. Lạm phát bị đẩy lùi trước hết làm cho giá cả ổn định, đời sống của nhân dân nói chung và người lao động nói riêng có xu hướng được cải thiện, ngoài ra nó còn tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2.2. CSTT với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu kinh tế vĩ mô đồng thời cũng là mục tiêu của CSTT. Kết quả đổi mới kinh tế trong thời gian qua đặc biệt là đổi mới CSTT được đánh dấu bằng sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Bức tranh toàn cảnh trên được thể hiện qua một số số liệu sau: Năm GDP (%) Công nghiệp (%) Nông nghiệp (%) Dịch vụ (%) 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 6,0 8,6 8,1 8,5 9,5 9,3 8,2 5,8 4,8 9,9 12,6 12,1 13,0 13,9 14,2 13,6 12,1 10,4 2,2 6,3 3,8 4,5 4,7 4,4 4,3 3,5 5,2 8,3 8,6 9,2 10,3 10,9 8,8 8,8 4,9 2,3 Nguồn: Thời báo kinh tế VN 2000-2001. Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định. Có được kết quả như vậy là nhờ NHNN đã có những điều chỉnh, quyết định đúng đắn, đặc biệt là về vấn đề lãi suất đã có những cải cách và điều chỉnh hợp lý. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định từ năm 1992 đến 1997 (tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế là 8,45% từ 1992 đến 1998). Kể từ 1991 trở đi, năm 1998 và 1999 tuy có tăng trưởng, song ở mức thấp nhất và có xu hướng chậm lại ở một số ngành. Năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,7%, vượt mức chỉ tiêu đầu năm do Quốc hội đề ra là 5,5 - 6% và cao hơn nhiều so với năm 1999 là 4,8%. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tăng 15,5% (kế hoạch là 10,5 - 11%) giá trị sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp 4,9% (kế hoạch là 3,5 - 4%), dịch vụ tăng 6% (kế hoạch là 5 - 5,5%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2000 tăng dần qua từng quý và với kết quả như vậy, năm 2000 nước ta đã chặn đà giảm sút về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bình quân GDP trên đầu người năm 2000 đạt khoảng 400 USD/người. Mặc dù, mới chỉ qua 3 tháng, nền kinh tế Việt Nam đã có những tăng trưởng khá cả về lượng tuyệt đối cũng như tốc độ (so với cùng kỳ các năm trước). Nét nổi bật là GDP tăng cao hơn cùng kỳ năm 2000, giá trị sản xuất nông nghiệp và dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ năm trước, nghành công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng 2 chữ số với mức độ cao nhất so với cùng kỳ trong 4 năm trước. 2.3. Chính sách tiền tệ với ổn định việc làm. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định đã góp phần giải quyết nhiều mặt về xã hội trong đó đặc biệt lưu tâm tới việc làm. Từ trước đến nay lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm đa số (70% dân số). Đây là loại hình lao động có tính chất vụ mùa. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng nghành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng nghành nông nghiệp. Sự phát triển của các nghành công nghiệp và dịch vụ trong thời gian qua đòi hỏi phải được bổ sung lực lượng lao động. Bên cạnh đó là việc mở rộng vốn đầu tư cho mọi thành phần kinh tế cũng cần phải sử dụng số lượng lực lượng lao động lớn hơn. Đây là những yếu tố giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Theo báo cáo thống kê thì những năm gần đây, Việt Nam có tỷ lệ tạo việc làm nhanh hơn việc tăng dân số, vì vậy tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng giảm đi. Ước tính trong thời kỳ 1995-1998, Việt Nam đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 5,2 triệu người, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 1,3 triệu người. Rõ ràng, thông qua việc mở rộng đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và dịch chuyển cơ cấu kinh tế… công ăn việc làm cho người lao động được cải thiện. 2.4. Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác. 2.4.1. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Trong những năm qua với chính sách tỷ giá tương đối ổn định đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, đặc biệt là xuất khẩu . Do những điều chỉnh kịp thời về tiền tệ và tỷ giá của NHNN, mà cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của khu vực có tác dụng không lớn đến nền kinh tế Việt Nam năm 1997, trong đó xuất khẩu vẫn tăng 4% (vào năm 1998), xuất khẩu nước ta năm 1999 đã có những bước tiến dài so với năm1998. Đến năm 2000, với những điều chỉnh đúng của NHNN, đã tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế về mọi mặt, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 14 tỷ USD tăng 21,3% so với kế hoạch đề ra là 11-12%, nếu trừ yếu tố tăng, giảm giá hàng xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu thì nhịp tăng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 13%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 180 USD (năm 1999 là 1500 USD/người) vượt qua ngưỡng 1700USD/người được xếp vào loại các nước có nền ngoại thương phát triển. Qúy I/2001, kim ngạch xuất khẩu tăng 14,3% so với quý I/2000, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn (15,4%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,9%. Tổng kim ngạch nhập khẩu quý I/2001 ước tính tăng 8,4% so với cùng kỳ thấp hơn tốc độ xuất khẩu và thấp hơn tốc độ tăng của quý I/2000. Nhờ vậy, nhập siêu đã giảm mạnh. 2.4.2. Góp phần ổn định tỷ giá hối đoái. Trong một thập kỷ qua, tỉ giá hối đoái nói chung ổn định (có biến động nhưng ở mức có thể chấp nhận được). Kết quả đó là do những cố gắng của Nhà nước và của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong quản lý và kiểm soát thị trường. Sau hai quyết định số 64 và 65/1999/QĐ-NHNN7 của NHNN Việt Nam, cơ chế tỷ giá được cải tiến một bước mới: về cơ bản NHNN chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân qua thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng và biên độ dao động rất thấp. Như vậy, tỷ giá không còn là được điều chỉnh, mà là được hình thành trên thị trường. Thông qua can thiệp và công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, NHNN đã đIều chỉnh tăng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ (USD) dần dần, đều đặn qua các phiên giao dịch, không gây ra các cú sốc về tăng đột biến tỷ giá, gây bất lợi cho các doanh nghiệp và thị trường. Trong các tháng cuối năm 2000, bình quân mỗi phiên giao dịch tỷ giá tăng từ 5 đồng đến 7 đồng/USD và tỷ giá trên ba thị trường đã tăng so với đầu năm như sau: thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng tăng 3,5%, thị trường mua bán của các NHTM tăng 3,4%, thị trường tự do tăng 3,5%. Mặc dù tăng như vậy, nhưng mức mất giá của đồng Việt Nam vẫn thấp hơn mức mất giá của các đồng tiền khác trong khu vực so với đôla Mỹ. Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, NHNN Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh và phát triển mối quan hệ với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế và với Ngân hàng các nước, nhằm tranh thủ các nguồn tài trợ, các nguồn vốn vay từ các tổ chức này nhằm: một mặt tăng cường vốn đầu tư để khôi phục và phát triển kinh tế trong nước, mặt khác, đẩy nhanh quá trình thiết lập và hội nhập với cộng đồng tài chính, tiền tệ quốc tế của Việt Nam. Ngoài những thành tựu kể trên, quá trình thực thi CSTT của hệ thống Ngân hàng Việt Nam những năm qua còn góp phần đáng kể vào các quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo. 3. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực thi CSTT ở Việt Nam những năm qua. 3.1. Về việc sử dụng các công cụ của CSTT. 3.1.1.Những tồn tại của sử dụng nghiệp vụ thị trường mở. Có thể nhận xét hoạt động của thị trường mở vừa qua rằng: + Các TCTD chưa tham gia thường xuyên vào các phiên giao dịch cách 10 ngày/lần, tạo ra quang cảnh khá buồn tẻ ở từng phiên chợ. + Hàng hoá giao dịch ở thị trường mở chỉ dừng lại ở giấy tờ có giá trị ngắn hạn và tập trung vào hai loại là tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc. Đây là khó khăn lớn nhất của NVTTM hiện nay. + Các phiếu đấu thầu lãi suất có tính cạnh tranh cao nên các NHTM và các TCTD nhỏ không đủ tham gia, tạo ra tình huống chưa sôi động của thị trường. + Thị trường thứ cấp của thị trường mở ( mua bán lại tín phiếu giữa các TCTD và khách hàng của họ ) chưa phát triển, các thị trường liên ngân hàng chưa hoàn thiện gây ảnh hưởng lớn đến NVTTM. Với những tồn tại trên, do vậy mà những tác động và hiệu quả của NVTTM tới CSTT chưa sâu rộng và thiết thực. 3.1.2. Những tồn tại của sử dụng lãi suất cho vay triết khấu và DTBB. Việc sử dụng công cụ lãi suất cho vay triết khấu và DTBB của NHNN nhiều khi không đạt hiệu quả như mong muốn ( 1991 đến 1999 ). Mặc dù NHNN đã ra những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0606.doc
Tài liệu liên quan