Đề tài Nghiên cứu về hoạt động của E-Marketing trong thương mại điện tử

CHƢƠNG I – TỔNG QUAN

I. Sự cần thiết của việc thực hiện đề tài

II. Mục tiêu của đề tài

III. Phương pháp tiến hành

IV. Nội dung thực hiện và kết quả dự kiến

CHƢƠNG II – NGHIÊN CỨU VỀ E-MARKETING

I. Khái niệm

1. Các quan niệm và định nghĩa

2. Quá trình hình thành và phát triển

3. Đặc trưng cơ bản và các thế mạnh của e-marketing

4. Xu thế phát triển trên thế giới

II. Các giải pháp e-marketing cơ bản

1. Website

2. SEO, SEM

3. Email Marketing

4. Quảng cáo trực tuyến

5. M-marketing

6. Viral Marketing

7. Kênh truyền thông xã hội (Social Media)

III. Giới thiệu một số mô hình tiêu biểu

1 Cổng tìm kiếm Google

2 Yahoo `

3 Facebook

4 Amazon

IV. Giới thiệu về kinh nghiệm e-marketing tại một số quốc gia tiêu biểu

1. Hoa Kỳ

2. Hàn Quốc

3. Canada

CHƢƠNG III- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG

E-MARKETING TẠI VIỆT NAM

I. Phân tích cơ sở pháp lý

1. Hệ thống văn bản pháp lý về giao dịch điện tử, công nghệ thông tin

2. Văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo (Nghị định và dự thảo luật quảng cáo)

3. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác (spam và privacy)

II. Phân tích thực trạng triển khai và ứng dụng e-marketing

1. Thực trạng về nhận thức

2. Thực trạng cung cấp dịch vụ

3. Thực trạng ứng dụng dịch vụ

4. Nhu cầu về dịch vụ e-marketing

CHƢƠNG IV- GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. Giải pháp về ứng dựng và triển khai hoạt động e-marketing tại doanh nghiệp

1. Xây dựng và triển khai đồng bộ

1.1. Xác định mục tiêu

1.2. Lựa chọn phạm vi ứng dụng

1.3. Lựa chọn công cụ

1.4. Thiết kế sản phẩm

1.5. Đào tạo nội bộ

1.6. Phát triển sản phẩm và thương hiệu

1.7. Chăm sóc khách hàng

2. Một số vấn đề cần lưu ý trong quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động emarketing

2.1. Vấn đề pháp lý

2.2. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân

2.3. Khai thác thế mạnh cộng đồng

2.4. Nâng cao nhận thức xã hội

2.5. Phát triển đồng bộ các thành tố thương mại điện tử

II . Khuyến nghị

1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp triển khai e-marketing

3. Khuyến nghị đối với người tiêu dùng

Kết luận

PHỤ LỤC

pdf102 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về hoạt động của E-Marketing trong thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quảng cáo, Điều 22 Dự thảo Luật Quảng cáo đã đưa ra một số quy định mới đối với quảng cáo trên báo điện tử như: Tất cả các quảng cáo sẽ không được đăng trên trang chủ (trang nhất); Quảng cáo không được vượt quá 10% diện tích, trừ chuyên trang quảng cáo; Diện tích quảng cáo chỉ được đặt ở bên trái hoặc bên phải khuôn hình của báo, không được vượt quá 10% khuôn hình các chuyên trang của báo. Nếu cơ quan báo chí có nhu cầu quảng cáo vượt quá 10% diện tích phải xin phép ra chuyên trang quảng cáo. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng quy định này không phù hợp bởi dung lượng trên báo điện tử không cố định nên việc quy định 10% sẽ khó xác định, hơn nữa mỗi báo điện tử lại có một giao diện khác nhau. Ngoài ra, đối với các cơ quan này quảng cáo là nguồn thu chủ yếu cho nên giới truyền thông cho rằng nên mở rộng quyền chủ động cho các cơ quan báo chí lựa chọn số lượng diện tích quảng cáo. Các doanh nghiệp cho rằng quy định này không những gây khó khăn cho các trang web nói riêng mà còn làm cho chính các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm chịu thiệt thòi vì chính họ cũng bị ảnh hưởng khi hạn chế quảng cáo. Dự thảo 4 Luật Quảng cáo Điều 22. Quảng cáo trên báo điện tử 1. Không quảng cáo trên trang chủ (trang nhất). 2. Quảng cáo không vượt quá 10% diện tích, trừ chuyên trang chuyên quảng cáo. 3. Diện tích sản phẩm quảng cáo chỉ được đặt ở bên trái hoặc bên phải khuôn hình của báo, không vượt quá 10% khuôn hình các chuyên trang của báo. 4. Cơ quan báo chí có nhu cầu quảng cáo quá 10% diện tích phải xin phép ra chuyên trang chuyên quảng cáo. 5. Người đứng đầu các cơ quan báo điện tử chịu trách nhiệm về hoạt động quảng cáo trên báo của mình. Điều 25. Quảng cáo trên trang tin điện tử Internet. 1. Diện tích quảng cáo không được vượt quá 10% diện tích trang của trang tin điện tử. 2. Diện tích thể hiện sản phẩm quảng cáo chỉ được thể hiện ở phía bên phải hoặc bên trái của trang tin điện tử, không được vượt quá 10% diện tích khuôn hình. 50 3. Người đứng đầu trang tin điện tử Internet phải chịu trách nhiệm về hoạt động quảng cáo trên trang tin của mình. Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông 3. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác (spam và privacy) Spam Ngày 13/08/2008, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác được ban hành để cụ thể hóa các quy định chống thư rác trong Luật Công nghệ thông tin. Ngày 30/12/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông có Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 90/2008/NĐ-CP. Tiếp đó, Thông tư số 03/2009/TT-BTTTT gày 3/2/2009 quy định chi tiết về mã số quản lý và mẫu giấy chứng nhận mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử và tin nhắn. Thư rác theo định nghĩa của Nghị định chống thư rác là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Nghị định chống thư rác nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện điện tử để gửi, chuyển tiếp thư rác; trao đổi mua bán hoặc phát tán các phần mềm thu thập địa chỉ điện tử; sử dụng các phần mềm để thu thập địa chỉ điện tử khi không được phép của người sở hữu địa chỉ điện tử đó; trao đổi mua bán danh sách địa chỉ điện tử hoặc quyền sử dụng danh sách địa chỉ điện tử nhằm mục đích gửi thư rác, v.v… Nghị định về chống thư rác phân biệt 02 loại thư rác: 1) thư điện tử và tin nhắn với mục đích lừa đảo, quấy rối hoặc phát tán virus máy tính, phần mềm gây hại; 2) thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo vi phạm các nguyên tắc gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo. Như vậy, để không bị xếp vào thư rác, thư điện tử và tin nhắn quảng cáo phải đáp ứng những yêu cầu rất chặt chẽ về hình thức, nội dung và thể thức gửi. Hộp: Nguyên tắc gửi thƣ điện tử quảng cáo và tin nhắn quảng cáo 51 Yêu cầu đối với thư điện tử quảng cáo 1. Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo; 2. Thư điện tử quảng cáo phải được gắn nhãn; 3. Có thông tin về người quảng cáo; 4. Trường hợp sử dụng dịch vụ quảng cáo phải có thêm thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo; 5. Có chức năng từ chối. Yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo 1. Tin nhắn quảng cáo phải được gắn nhãn; 2. Trường hợp sử dụng dịch vụ quảng cáo phải có thêm thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo; 3. Có chức năng từ chối. Nguyên tắc gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo: 1. Tổ chức, cá nhân ngoại trừ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo khi có sự đồng ý trước đó của người nhận; 2. Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo cho đến khi người nhận từ chối việc tiếp tục nhận thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo; 3. Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu từ chối, người quảng cáo hoặc nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải chấm dứt việc gửi đến người nhận các thư điện tử quảng cáo hay tin nhắn quảng cáo đã bị người nhận từ chối trước đó trừ trường hợp bất khả kháng. Nguyên tắc gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo của nhà cung cấp dịch vụ: 1. Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo từ hệ thống có các thông tin kỹ thuật đã đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông; 2. Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử không được phép gửi quá 5 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thoả thuận khác với người nhận; 52 3. Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn không được phép gửi quá 05 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ và chỉ được phép gửi trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 22 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thoả thuận khác với người nhận. Nghị định về chống thư rác đã thiết lập một hành lang pháp lý khá toàn diện cho hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo qua thư điện tử và tin nhắn. Với việc khuyến khích người gửi quảng cáo sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp đã được đăng ký, đồng thời tập trung quản lý những nhà cung cấp dịch vụ này, Nghị định hướng tới việc thiết lập một thị trường quảng cáo qua thư điện tử và tin nhắn có trật tự, hiệu quả, vừa hạn chế được tối đa thư rác vừa tạo điều kiện phát triển cho thương mại điện tử tại Việt Nam. Điều kiện cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thƣ điện tử và tin nhắn Điều kiện để là Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thƣ điện tử: 1. Có trang thông tin điện tử, máy chủ dịch vụ gửi thư điện tử quảng cáo đặt tại Việt Nam và sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn"; 2. Có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận; 3. Đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mã số quản lý. Điều kiện để là Nhà cung cấp quảng cáo bằng tin nhắn: 1. Sử dụng số thuê bao gửi tin nhắn quảng cáo do nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn Việt Nam cung cấp; 2. Có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận; 3. Đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mã số quản lý. Điều kiện để là Nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet: 1. Có trang thông tin điện tử sử dụng tên miền .vn và máy chủ dịch vụ gửi tin nhắn đặt tại Việt Nam; 2. Có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối nhận tin nhắn từ một hoặc nhiều người sử dụng dịch vụ; 3. Đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mã số quản lý (xem phần đăng ký MSQL. Như vậy, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo qua thư điện tử và tin nhắn đều phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông để được cấp mã số quản lý. Thủ tục đăng ký chi tiết được hướng dẫn tại Website điều phối chống thư rác 53 Việc cấp mã số quản lý (MSQL) cho doanh nghiệp được căn cứ vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp và các hệ thống cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp chỉ được cấp MSQL khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được quy định trong Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác. Đến nay, đã có 47 doanh nghiệp được cấp MSQL cho các dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo, gửi thư điện tử quảng cáo và gửi tin nhắn qua mạng Internet. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vi phạm các quy định về chống thư rác cũng đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Tính đến thời điểm cuối năm 2009 đã có 6 doanh nghiêp bị xử phạt và khoảng 20 doanh nghiệp bị nhắc nhở. Xử lý vi phạm về tin nhắn rác Trên cơ sở phản ánh của người dùng, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Trung tâm VNCERT điều tra và xử phạt một số công ty về hành vi gửi tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về chống thư rác, bao gồm công ty Cổ phần truyền thông Lê Gia (mức phạt 10 triệu đồng), Cổ phần đầu tư An Hưng Phát (mức phạt 15 triệu đồng), Công ty TNHH Truyền thông AT (mức phạt 20 triệu đồng), và công ty P&T (mức phạt 30 triệu đồng). Đối với công ty P&T, ngày 27/04/2009, Thanh tra Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định xử phạt hành chính với mức mức phạt là 30 triệu đồng đối với hành vi không phải là nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo mà vẫn gửi tin nhắn quảng cáo khi chưa được sự đồng ý của người nhận theo điểm a Khoản 4 Điều 38 Nghị định 90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác. Công ty P&T cũng đã có các hành động tích cực thông qua việc chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ với đối tác phát tán tin nhắn trên, rà soát lại hoạt động quản lý nội dung, thông cáo báo chí xin lỗi khách hàng đồng thời phối hợp với các mạng viễn thông hoàn tiền cho khách hàng bị thiệt hại. Privacy Cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách hệ thống. Tuy nhiên, cùng với tiến trình hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước đã ngày càng nhận thức rõ và quan tâm hơn đến vấn đề quan trọng này. Điều này được thể hiện trong các chỉ thị của Đảng và Nhà nước, các văn bản luật được ban hành trong thời gian gần đây. 54 Tại Chỉ thị số 27/CT-TƯ ngày 16 tháng 10 năm 2008 về lãnh đạo thực hiện cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã yêu cầu “chú ý bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật, nhất là bảo mật thông tin cá nhân…”. Xem xét một cách có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có thể thấy các nội dung điều chỉnh vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được quy định ngày càng rõ hơn từ cấp độ luật đến các văn bản hướng dẫn luật. Đã có quy định các hình thức xử phạt, chế tài cụ thể từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền đến xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm nặng. Ở mức độ văn bản pháp luật dân sự, Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua tháng 6 năm 2005 đã đưa ra một số quy định nguyên tắc về bảo vệ thông tin cá nhân tại Điều 31 “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh” và Điều 38 “Quyền bí mật đời tư”. Điều 31 quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý và nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Điều 38 quy định một số nội dung về quyền bí mật đời tư. Theo đó, quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh các giao dịch điện tử là Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2005 đã dành một điều (Điều 46) để quy định chung về bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử. Điều 46 Luật Giao dịch điện tử quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tháng 6 năm 2006, Quốc hội thông qua Luật Công nghệ thông tin, quy định tổng thể về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Luật Công nghệ thông tin đã có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về trách nhiệm đối với việc thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng tại các Điều 21, Điều 22. Điều 72 quy định các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm bí mật đối với thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng. Tuy nhiên, các quy định này vẫn chưa đầy đủ và chưa tập trung vào vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và không quy định rõ quyền của chủ thể thông tin cá nhân. 55 Ngày 10 tháng 4 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Nghị định này đã đưa ra hình thức phạt, mức phạt đối với một số hành vi vi phạm các quy định về thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, trao đổi, bảo vệ thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng. Một số quy định liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân tại Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ 56 Điều 6. Hành vi vi phạm các quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý trao đổi và sử dụng thông tin số 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác mà theo quy định của pháp luật là được phép trích dẫn nhưng không nêu rõ nguồn gốc của thông tin đó. 2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Xác định không chính xác hoặc không đầy đủ danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Lưu trữ thông tin cá nhân của người khác thu thập được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên. 3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng . của chủ sở hữu thông tin số đó hoặc trích dẫn trái quy định của pháp luật; b) Không chấm dứt việc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số trong trường hợp tự m.nh phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đang được lưu trữ là trái pháp luật; c) Không chấm dứt việc cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác công cụ t.m kiếm đến các nguồn thông tin số trong trường hợp tự m.nh phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết nguồn thông tin số đó là trái pháp luật; d) Thu thập, xử l. và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng mà không được sự đồng . của người đó trừ quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Công nghệ thông tin; đ) Thu thập, xử l. và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không thông báo cho người đó biết h.nh thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử l., sử 57 dụng thông tin đó; e) Sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng sai mục đích đ. thông báo cho người đó; g) Không kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin cá nhân của người khác lưu trữ trên môi trường mạng trong quá tr.nh thu thập, xử l., sử dụng thông tin khi có yêu cầu của chủ sở hữu thông tin đó; 66 h) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân chưa được đính chính khi có yêu cầu đính chính của chủ sở hữu thông tin đó; i) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân khi đ. có yêu cầu hủy bỏ của chủ sở hữu thông tin đó; k) Không lưu trữ những thông tin số ghi hoạt động trên môi trường mạng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Truy nhập trái phép vào máy tính, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu; b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số; c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số; d) Không đảm bảo bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số; đ) Không thực hiện các biện pháp quản l., kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ khi thu thập, xử l. và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng; e) Cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba trên môi trường mạng trái 58 quy định của pháp luật hoặc không được sự đồng . của người đó; g) Ngăn cản quyền t.m kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin hợp pháp trên môi trường mạng; h) Không khôi phục thông tin hoặc khả năng truy nhập đến nguồn thông tin hợp pháp khi được chủ sở hữu thông tin đó yêu cầu; i) Không tiến hành theo d.i, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; k) Không tiến hành điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá tr.nh truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngày 21 tháng 7 năm 2008, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2008/TT- BCT hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử. Bên cạnh các quy định điều chỉnh việc giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, Thông tư 09/2008/TT-BCT cũng đưa ra một số quy định chung về những thông tin cần được cung cấp nhằm bảo vệ lợi ích tối thiểu cho khách hàng, trong đó có các yêu cầu mà chủ sở hữu website thương mại điện tử phải tuân thủ khi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng. Hiện nay Bộ Thông tin và truyền thông đang tiến hành soạn thảo thông tư quy định về việc đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Dự thảo Thông tƣ quy định về việc đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc Điều 4. Nguyên tắc đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân 1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trong quá trình thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân thông qua cổng thông tin điện tử. 2. Thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được đảm bảo bí mật theo quy định 59 của pháp luật. 3. Việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của mỗi người sử dụng phải được sự đồng ý của người sử dụng đó trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân; đồng thời tăng cường quy định và hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân khi khai thác thông tin và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. 5. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định và hướng dẫn của cơ quan nhà nước để đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Điều 6. Sử dụng thông tin cá nhân 1. Thông tin cá nhân chỉ được sử dụng để xác nhận tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử và những mục đích khác do cơ quan nhà nước quy định và thông báo cụ thể. 2. Cơ quan nhà nước chỉ sử dụng thông tin cá nhân cho từng mục đích đã được nêu rõ trước khi tiến hành thu thập thông tin. 3. Người sử dụng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước giới hạn phạm vi sử dụng thông tin cá nhân của mình. Điều 9. Tiết lộ, chia sẻ thông tin cá nhân 1. Cơ quan nhà nước không được tiết lộ, chia sẻ thông tin cá nhân của người sử dụng mà mình thu thập, tiếp cận hoặc kiểm soát được cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý của người sử dụng, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Việc xin ý kiến đồng ý của người sử dụng phải được tiến hành thông qua một bước riêng để người sử dụng lựa chọn chấp nhận hoặc từ chối. Không được thiết lập cơ chế chọn đồng ý mặc định cho người sử dụng. 3. Người sử dụng có thể yêu cầu được cấp xác nhận về những thông tin cá nhân của mình do cơ quan nhà nước lưu trữ hoặc đang xử lý. 4. Trong trường hợp được phép tiết lộ hoặc chia sẻ thông tin cá nhân cho cơ quan nhà nước khác, cơ quan nhà nước có trách nhiệm: 60 a) Báo cáo việc thực hiện cho cơ quan, tổ chức cấp trên; b) Thông báo các điều khoản đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân để cơ quan nhà nước được chia sẻ thông tin tuân thủ và có cam kết chỉ được sử dụng thông tin nhận được cho công việc liên quan (không phải các công việc riêng của mình). Điều 10. Hoạt động đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân 1. Việc đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và nâng cấp cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 2. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng và ban hành chính sách, quy định đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân; áp dụng, hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các biện pháp bảo đảm cổng thông tin điện tử đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin cá nhân. 3. Cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân đối với các trường hợp sau: a) Thông tin cá nhân đã tiết lộ hoặc chia sẻ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Thông tin cá nhân do người sử dụng tự tiết lộ hoặc chia sẻ; c) Liên kết đến trang/cổng thông tin diện tử của cơ quan, tổ chức khác. Nguồn: Cục Ứng dụng công nghệ thông tin Bộ Thông tin truyền thông II. Phân tích thực trạng triển khai và ứng dụng e-marketing 1. Thực trạng về nhận thức Xu hướng sử dụng e-marketing ở Việt Nam, đặc biệt là marking trực tuyến đã từng bước được nhận định từ đầu năm 2008, nhưng cho đến nay vẫn chỉ “phát triển trong giai đoạn khởi động”. Ngân sách quảng cáo trực tuyến năm 2008 chỉ chiếm 0,4% tổng chỉ tiêu cho quảng cáo cho thấy online marketing vẫn còn khoảng cách rất xa với các phương thức truyền thống. Tuy nhiên,theo số liệu mới nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2009 đạt 278 tỷ đồng, tương đương 15,5 triệu USD. So với năm 2008, doanh thu quảng cáo trực tuyến năm 2009 đã tăng trưởng 71%2. 2 Nghiên cứu này đo lường dữ liệu về doanh thu từ trang web, mạng quảng cáo, các đại lý truyền thông cũng như những công ty sử dụng quảng cáo trực tuyến. Dữ liệu được thu thập trực tiếp từ các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Bản báo cáo phân tích doanh thu theo từng ngành kinh doanh, theo định dạng quảng cáo cũng như mô hình tính phí và kênh bán hàng. 61 Với 57% dân số dưới độ tuổi 25 (TNS 2008), Internet là kênh truyền thông lý tưởng cho các nhãn hàng muốn tiếp cận người tiêu dùng trẻ, đặc biệt là phân khúc thuộc lứa tuổi 17-30. Cụ thể theo phân tích của FTA Research, năm 2008, 85% số người trong độ tuổi 17-24 thường xuyên truy cập Internet ít nhất mỗi tuần một lần; và con số này ở độ tuổi 25-30 là 79%. Lý do truy cập Internet đã có sự thay đổi đáng kể năm 2008 so với năm 2007. Nếu năm 2007, những mục đích quan trọng nhất của người sử dụng Internet là cập nhật thông tin, nghe nhạc, kiểm tra thư điện tử, chat, tìm kiếm thông tin thì bước sang năm 2008, những vị trí này có sự xáo trộn đáng kể. Hoạt động tìm kiếm vươn lên vị trí thứ hai sau cập nhật thông tin. Tiếp sau là kiểm tra email và chat, vị trí thứ năm là tham gia các mạng công cộng. Vào mạng để cập nhật tin tức trở nên quan trọng hơn với những người trong độ tuổi 25-30, bởi 75% số người được hỏi cho đây là động cơ đầu tiên để họ truy cập Internet, con số này ở giới học sinh, sinh viên (17-24) là 66%. Trong khi đó, những người trẻ tuổi lại có khuynh hướng thích âm nhạc hơn, chỉ có 18% giới 7X vào Internet để nghe và tải nhạc trong ba tháng qua, trong khi con số này ở thế hệ 8X-9X là 27%. Sự thay đổi về hành vi truy cập Internet những năm gần đây chứng tỏ rằng việc quảng bá bằng công cụ đặt banner/display trên các trang báo điện tử, mạng cộng đồng, các trang web về âm nhạc sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Song

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTình hình ứng dụng e-Marketing tại Việt Nam hiện nay và những đề xuất giải pháp mang tính ứng dụng cao.pdf
Tài liệu liên quan