Đề tài Nguyên tắc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn 8

- Tác phẩm văn chương luôn được tạo ra bằng một phương thức loại hình nào đấy (tự sự, trữ tình hay kịch ) và tồn tại trong một hình thức thể tài nào đấy (truyện, thơ, bi kịch hay hài kịch ). Vì vậy, có thể tiếp nhận TPVC từ phương diện loại thể của chúng. Do đó, hệ thống câu hỏi thiết kế cho bài học tác phẩm tự sự sẽ khác với câu hỏi cho bài học tác phẩm trữ tình.

+ Về mặt thể tài của TPVC, nếu tác phẩm là truyện thì sẽ tồn tại ba yếu tố hình thức đặc trưng là : Cốt truyện, nhân vật, lời kể, thì HTCH cần bám vào ba yếu tố hình thức đó để khám phá giá trị nội dung tác phẩm, và HTCH cũng phải được triển khai theo các thành phần cơ bản đó của truyện. Nếu nhân vật là yếu tố trung tâm của tuyện được khắc hoạ bằng hàng loạt các chi tiết cụ thể, sinh động để qua đó nhà văn bộc lộ các ý nghĩa tư tưởng, thì HTCH có thể qua các bước sau :

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguyên tắc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng GD-ĐT huyện xuân trường Trường thcs xuân hùng ************* báo cáo sáng kiến kinh nghiệm nguyên tắc đăt hệ thống câu hỏi Môn: Ngữ văn 8. báo cáo sáng kiến kinh nghiệM ********** @ *********** 1. Tên sáng kiến: Nguyên tắc đặt hệ thống câu hỏi môn Ngữ văn 8. 2. Tác giả: Hoàng Thọ Hữu 3. TRình độ chuyên môn : Đại học sư phạm. 4 . Nơi công tác : Trường Xuân Trường.- TT Xuân Trường huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định. 5 . Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trường THCS TT Xuân Trường. A/ Giải pháp thực hiện I/ Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 1. Xuất phát từ thực tế việc học tập và giảng day môn Ngữ văn ở nhà trường THCS: - Việc đưa phương pháp dạy học ( PPDH ) mới vào học tập và giảng dạy môn Ngữ Văn đã góp phần khơi dạy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú học tập ở học sinh, cùng năng lực cảm thụ của các em, song hiệu quả chưa cao. * Về phía giáo viên: Do phương pháp truyền thụ, năng lực diễn đạt, cách dẫn dắt khai thác, trình bày một vấn đề ở một bộ phận GV còn hạn chế… khiến giờ dạy Văn chưa sinh động và cuốn hút HS. * Về phía học sinh: Là một trong những môn học chính trong nhà trường, nhưng các em chưa thực sự có hứng thú khi học Văn: Trong giờ học các em còn e dè, lười phát biểu, thụ động trong học tập, năng lực cảm thụ còn yếu, kĩ năng trình bày một vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết … còn hạn chế. - Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là GV cần vận dụng sáng tạo PPDH Văn vào giảng dạy. Trong khía cạnh, này tôi xin trình bày vấn đề: “ Nguyên tắc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn 8”. 2. Cơ sở khoa học của vấn đề: - Theo quan điểm của lí luận day học hiện đại: Dạy học phải hướng vào HS, lấy HS làm trung tâm, thầy là người tổ chức hướng dẫn… Chương trình SGK Ngữ Văn mới đề ra PPDH tích cực: Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của HS - chủ thể học tập. Do đó dạy học bằng hệ thống câu hỏi (HTCH) sẽ là một giải pháp tích cực của lí luận dạy học hiện đại. - Xét trên đơn vị môt bài học dạy Văn, thì HTCH là một biện pháp dạy tác phẩm văn chương tối ưu với: Thầy thiết kế ( sáng tạo câu hỏi ) trò thi công (sáng tạo câu trả lời). II/ Các giải pháp thực hiện: 1. Hệ thống câu hỏi cần bám sát bài học phần Văn trong yêu cầu chung của bài học Ngữ Văn. Bản chất của hoạt động dạy là giúp học sinh “ lĩnh hội nền văn hoá xã hội, phát triển tâm lí, hình thành nhân cách”. Bản chất của hoạt động học là “ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo, hướng vào làm thay đổi chính mình “. ở dạng khái quát, một bài học Ngữ Văn cần phải đạt được ba yêu cầu giáo dục , đó là: kiến thức, kĩ năng, và thái độ. Các yêu cầu trên được cụ thể hoá trong mỗi bài học chính là mục tiêu mục tiêu cần đạt. Trong số các giải pháp tích cực nhằm đạt tới yêu cầu của bài học Văn phải kể đến hệ thống câu hỏi cảm thụ, phân tích tác phẩm. Một HTCH giúp HS lĩnh hội đúng các giá trị tác phẩm ( kiến thức ), rèn luyện cách đọc và phân tích tương ứng đối với tác phẩm ( kĩ năng) đồng thời khơi dậy ở họ tình cảm đạo đức trong sáng sau khi học tác phẩm (thái độ ), đó sẽ là một HTCH có hiệu quả dạy học tích cực. Xa rời yêu cầu bài học HTCH sẽ thừa thãi thậm chí vô nghĩa. Trong yêu cầu của một bài học TPVC, tư tưởng của tác phẩm được diễn đạt bằng ý nghĩa của tác phẩm. ở các bài học Ngữ văn mới, SGK tích hợp trong khi nhấn mạnh yêu cầu thực hành của phân môn Văn trong quan hệ với Tiếng Việt và Tập làm văn. Vẫn không hề xem nhẹ yêu cầu người học cảm và hiểu đúng ý nghĩa của tác phẩm văn chương tồn tại với tư cách là văn bản nghệ thuật. Vì vậy, nếu Gv hiểu đúng ý nghĩa của TPVC thì HTCH sẽ giúp cho HS khai thác đúng kiến thức của bài. Ngược lại, nếu GV hiểu chưa thấu đáo hoặc hiểu sai ý nghĩa tác phẩm thì sẽ làm HS hiểu lơ mơ hoặc hiểu sai ý nghĩa tác phẩm. VD: Nếu xác định yêu cầu của bài: “ Quê hương “ (Tế Hanh) là: “ Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển trong bài Quê hương của Tế Hanh. Thấy được tình cảm quê hương đằm thắm và bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ”, thì HTCH sẽ tập trung vào khai thác tình cảm đó của tác giả. Nếu xác định kiến thức của bài theo hướng khác: “Nỗi nhớ làng quê miền biển sâu nặng của một người con xa quê khi nhớ về quê mình” thì HTCH tập trung vào khai thác tâm trạng đó song như thế là chưa đủ. Do đó, câu hỏi cần xác định đúng yêu cầu của bài học, để xây dựng HTCH cho phù hợp, nhằm làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài. 2. Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức: Khoa học tâm lí thế kỉ XX, lần đầu tiên cho ta thấy tâm lí con người được hình thành trong quá trình hoạt động. Vận dụng vào lĩnh vực giáo dục: GV phải biết phát huy tính tích cực trong học tập của HS, chính tính tích cực này sẽ quy định chất lượng học. Trong mỗi bài học Văn, HTCH sẽ là một biện pháp có khả năng thoả mãn cả hai hoạt động của một quá trình dạy- học: Nó vừa là phương tiện trong hoạt động dạy của thầy, lại vừa là cách hoạt động chủ yếu của trò, nhằm tự mình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng bài học. Đó là lí do cho một cách làm giáo án Văn mới, lấy HTCH làm nòng cốt cho hoạt động dạy- học. ở bậc THCS, PPDH không chỉ phù hợp mà còn phải vừa sức với HS. Do đó dạy học bằng HTCH cũng phải tính đến yêu cầu này. Nhưng vừa sức không phải là dễ, vì HS hôm nay có sự phát triển vượt trội về trí tuệ. Do đó, không thể lấy dễ làm chuẩn cho vừa sức. Nếu lấy dễ để hỏi thì HTCH dù có công phu đến mấy cũng chỉ giúp hs thu dược những kiến thức vụn vặt, hời hợt bề ngoài, chứ chưa thể giúp HS có điều kiện thâm nhập vào sâu tác phẩm. Vì vậy, chỉ khi nào câu hỏi giúp HS hiểu được các lớp nghĩa bên trong của nó, thì khi đó câu hỏi mới giúp HS cảm và hiểu đúng tác phẩm. VD: Lược trích hệ thống câu hỏi khi phân tích khổ đầu bài thơ: “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên ? Em hãy đọc diễn cảm khổ thơ thứ nhất của bài thơ và cho thầy biết khổ thơ giới thiệu với chúng ta điều gì? HS: Giới thiệu hình ảnh ông đồ. ? Qua lời thơ, em thấy hình ảnh ông đồ xuất hiện vào thời điểm nào trong năm? HS: Thời điểm “Mỗi năm hoa đào nở” ? Thời điểm đó gợi liên tưởng gì cho người đọc? HS: Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền dân tộc. Ông đồ xuất hiện giữa mùa đẹp mùa vui, mùa hạnh phúc của mọi người. ? Vậy trong niềm vui chung đó, HS: - Ông đồ già - Bày mực tàu giấy đỏ - Bên phố đông người qua ? Em hiểu “mực tầu” là loai mực như thế nào ? HS: Trả lời chú thích 29 (SGK-Trang 10) GV: (Giảng) Chỉ một khổ thơ ngắn, nhưng tác giả đã khắc hoạ thành công hình ảnh ông đồ xuất hiện trên phố ngày tết như một thành phần không thể thiếu, trong không khí náo nhiệt của ngày xuân. ? Theo em, sự lặp lại của thời gian “Mỗi năm hoa đào nở” và con người “Lại thấy ông đồ già” với hành động “Bày mực tàu giấy đỏ” có ý nghĩa gì? HS: Miêu tả sự xuất hiện hoà hợp giữa cảnh sắc ngày tết - mùa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho. GV: (Giảng) Một cảnh tượng hài hoà giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người, có sức gợi niềm vui hạnh phúc. 3. Hệ thống câu hỏi đảm bảo nguyên tắc phù hợp với quan điểm thực hành và tích hợp của chương trình và SGK Ngữ văn mới. Chương trình Ngữ văn THCS đổi mới trên hai quan điểm: Thực hành và tích hợp. ” Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho HS là làm cho HS có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích TPVH, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học “ Dạy Văn theo quan điểm thực hành, trước hết là đặt người học vào vị thế phải tự làm việc để tiến tới tác phẩm. Đặt câu hỏi chính xác, trúng và hay là rèn luyện cách nói và nghe của HS. Trực tiếp trả lời câu hỏi là người học không chỉ tập trung tư duy mà tập cả cách trình bày ý tưởng của mình, từ đó năng lực diễn đạt bằng lời nói được rèn luyện. Như vậy, dạy học bằng HTCH là phù hợp với yêu cầu của Chương trình Ngữ văn mới. Kĩ năng viết là nhiệm vụ chủ yếu của phần Tập làm văn, nhưng ngay ở phần văn học cũng tạo cơ hội cho việc rèn luyện kĩ năng này. VD: ? Sau khi học xong bài “ Ông đồ “, em hãy nêu những cảm nhận của mình về cái hay của những câu thơ sau: - Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu… - Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay. Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình ? Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo Chương trình và PPDH, với sự đồng quy của ba phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn.Tinh thần này được thể hiện ở việc gia tăng chú thích từ ngữ trong văn bản, ở một số kiểu khai thác cấu trúc văn bản có liên quan gần hay xa đến kiến thức văn bản của phần Tập làm văn và các kiến thức khác của phần Tiếng việt. VD1: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Thuộc nhóm thứ mấy? VD2: ? Sau khi học xong bài thơ “ Quê hương”, em hãy nêu những cảm nhận của mình về các câu thơ sau: - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Nối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu thơ này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào? ? Bài thơ “Quê hương” có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình? 4. Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo nguyên tắc tương ứng với đặc trưng thể loại của tác phẩm, đặc trưng tiếp nhận, và đặc trưng tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà trường. - Tác phẩm văn chương luôn được tạo ra bằng một phương thức loại hình nào đấy (tự sự, trữ tình hay kịch ) và tồn tại trong một hình thức thể tài nào đấy (truyện, thơ, bi kịch hay hài kịch ). Vì vậy, có thể tiếp nhận TPVC từ phương diện loại thể của chúng. Do đó, hệ thống câu hỏi thiết kế cho bài học tác phẩm tự sự sẽ khác với câu hỏi cho bài học tác phẩm trữ tình. + Về mặt thể tài của TPVC, nếu tác phẩm là truyện thì sẽ tồn tại ba yếu tố hình thức đặc trưng là : Cốt truyện, nhân vật, lời kể, thì HTCH cần bám vào ba yếu tố hình thức đó để khám phá giá trị nội dung tác phẩm, và HTCH cũng phải được triển khai theo các thành phần cơ bản đó của truyện. Nếu nhân vật là yếu tố trung tâm của tuyện được khắc hoạ bằng hàng loạt các chi tiết cụ thể, sinh động để qua đó nhà văn bộc lộ các ý nghĩa tư tưởng, thì HTCH có thể qua các bước sau : * Phát hiện nhân vật. * Tái hiện nhân vật. * Phân tích đánh giá. * Đánh giá ý nghĩa nhân vật. * Tỏ thái độ đối với nhân vật. VD: Lược trích hệ thống câu hỏi khi phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “ Lão Hạc “ của Nam Cao. ? HS: Đọc diễn cảm đoạn văn đầu: “ Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi... nỡ tâm lừa nó” ? Qua đoạn văn vừa đọc, em hãy tìm những chi tiết miêu tả cử chỉ, điệu bộ của Lão Hạc khi Lão kể cho Ông giáo nghe chuyện bán Cậu Vàng ? HS: - Lão cố làm ra vui vẻ. - Lão cười như mếu. - Đôi mắt ầng ậng nước. - Mặt Lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại, đầu ngoeo đi, cái miệng mếu máo... ? Theo em tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nào để khắc hạo nội tâm nhân vật ? HS: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả ngoại hình đặc sắc, quan sát kĩ lưỡng từ ngoại hình để khắc hoạ nội tâm nhân vật. * GV ( giảng ): Trong đoạn văn miêu tả ngoại hình nhân vật, tác giả đã sử dụng một loạt các từ tượng hình như: “Co rúm, xô, ngộe, móm mém “và từ tượng thanh “hu hu”. Đây là những từ loại mà các em sẽ được học ở bài “Từ tượng hình, từ tượng thanh”. ? Tất cả những từ ngữ trên góp phần gợi lên trong em một hình ảnh Lão Hạc như thế nào? HS: Gợi iên một gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo. ? Từ các chi tiết đặc tả ngoại hình trên đã góp phần khắc hoạ nội tâm nhân vật ra sao? HS: Bằng các từ ngữ đặc tả ngoại hình, tác giả đã lột tả tâm trạng đau đớn, xót xa, ân hận của Lão Hạc. Tất cả đang dâng trào, đang oà vỡ khi có người hỏi đến. ? Theo dõi tiếp lời kể của Lão Hạc với Ông giáo, em hãy tìm thêm những chi tiết thể hiện tâm trạng day dứt, dằn vặt của Lão? HS: “ Nó nằm im như trách tôi ... Còn đánh lừa một con chó” * GV (giảng): Cả đời ông già nhân hậu này nào đã lỡ lừa ai bao giờ. Phải chăng đây là lời tự than, ăn năn hối hận của một tâm hồn đau khổ, tuyệt vọng hi thấy mình làm cái việc thất nhân thất đức ấy. ? Qua đây, em nhận thấy Lão Hạc là một người như thế nào? HS: Lão Hạc quả là một người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, vô cùng thương yêu loài vật - Đây là một phẩm chất đáng quý của Lão. * GV (giảng): Lắng nghe Lão Hạc tâm sự với Ông giáo, ta thấy đây là một ông già có nội tâm sâu sắc, sống tình nghĩa thuỷ chung. tình thương con của lão đối với con Vàngtình cảm gián tiếp của Lão đối với đứa con trai đi xa. Bán cậu Vàng chính là bán đi niềm hi vọng cuối cùng của mình nên Lão đau khổ dằn vặt là lẽ đương nhiên. Thương con Lão cố tình tích cóp dành dụm để lo cho có sanày về có tiền cưới vợ. Tất cả những suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng về con. Ngay cả việc bán đi cậu Vàng cũng xuất phát từ tấm thương con sâu sắc. + Nếu tác phẩm tồn tại trong hình thức thơ - một thể loại văn học trữ tình tình, thì HTCH phải bám sát vào các dấu hiệu hình thức đặc trưng của thơ như : Hình ảnh thơ, các thủ pháp nghệ thuật, nhịp điệu.., từ đó mà cảm nhận nỗi niềm sâu kín của lòng người. VD: Hệ thống câu hỏi khi phân tích khổ đầu bài thơ “Nhớ rừng “ của nhà thơ Thế Lữ. HS: Đọc diễn cảm khổ đầu của bài thơ. ? Theo em,đoạn thơ mà bạn vừa đọc đã diễn tả tâm trạng nào của con hổ ? HS: Đoạn thơ diễn tả nỗi căm hờn trong cũi sắt của hổ. ? Vậy trong cũi sắt ở vườn bách thú, em thấy hổ đã cảm nhận được những nỗi khổ nào ? HS: - Nỗi khổ không được hoạt đọng trong một không gian tù hãm kéo dài: “ Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua “. - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường: “ Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm “. - Nỗi bất bình vì bị ở chung cùng bọn thấp kém: “ Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi với cặp báo chuồng bên vô tư lự”. ? Trong đó, em thấy nỗi khổ nào có sức biến thành “ khối căm hờn “ ở hổ ? Vì sao ? HS: - Trong đó, nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ có sức biến thành “ khối căm hờn “. - Vì hổ là chúa sơn lâm, vốn được cả loài người khiếp sợ, nay phải sa cơ. ? Trong cũi sắt, nỗi hờn căm của hổ trở thành “ khối hờn căm “. Em hiểu “ khối hờn căm” này như thế nào ? HS: Cảm xúc căm hờn kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không cáh nào giải thoát được, tạo thành “ khối “. ? Vậy, “khối căm hờn “ ấy đã biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào ? HS: Biểu hiện thái độ chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng. Khát vọng tự do được sống đúng với phẩm chất của mình. * GV (giảng): Hoàn cảnh đổi thay, địa vị của hổ - chúa tể thay đổi, hổ phaỉ chịu nỗi đau của sự bất đắc chí, bị “ Sa cơ “ lỡ vận rơi vào cảnh ngộ chớ chêu chịu sự hạ nhục: Giữa hổ và con người, giữa con hổ với đồng loại (gấu, báo ) đã diễn ra một sự thay bậc đổi ngôi, nhưng có lẽ niềm căm phẫn với con người tạo nên một giọng thơ hằn học “ gậm”... Hổ chịu nỗi đau của kẻ lẽ ra thắng phải thua để kẻ thua thắng, đôi mắt hạt đậu có thể chế giễu cả rừng thiêng - Đó cũng là nỗi đau của kẻ anh hùng chiến bại. Hổ khinh, hổ tức, cái khinh, cái tức của hổ chỉ còn được nén lại trong lòng như một nỗi niềm u uẩn. Vậy nên, từ “ căm hờn” hổ chuyển sang tâm trạng “uất hận” Văn bản nghệ thuật có cấu trúc mở đối với với người đọc, người học.Vì vậy, HTCH cần phát huy khả năng cảm thụ ở HS, đó là cách đặt câu hỏi bắt đầu với “ Theo em...? Em nghĩ gì...? Em tưởng tượng như thế nào...? Nếu là em thì ... ? Em có đồng ý với ... ?”. 5. Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo nguyên tắc lựa chọn và kết hợp hài hoà các loại câu hỏi cảm thụ và phân tích tác phẩm. Tpvc luôn có khả năng khơi gợi ở HS những rung động tinh tế trên cả nội dung lẫn hình thức, đánh thức ở các em những tưởng tượng , liên tưởng kì diệu và bồi đắp thêm cho họ những tri thức xã hội, những cách hiểu sâu xa về con người và cuộc đời.Vì vậy việc sử dụng HTCH cảm thụ, phân tích có ý nghĩa quan trọng. + Trong một bài học về thơ trữ tình, câu hỏi gợi cảm xúc được dùng nhiều hơn so với câu hỏi gợi hình tưởng tượng trong bài học về truyện là do bản chất cảm xúc của hình tượng thơ khác bản chất tạo hình của hình tượng truyện. Do vậy câu hỏi hiểu cần cho cả hai nhưng tình chất và mục đích khác nhau: Một đằng gợi sự đồng cảm (Hiểu lòng người), một đằng gợi sự hiểu (Hiểu đời, hiểu ngươi). Đó là cái của câu hỏi phát hiện nhằm tái hiện các chi tiết có sẵn trong tác phẩm. Nhưng câu hỏi phát hiện đôi khi cũng bao gồm cả việc khơi gợi năng lực tư duy của HS. VD: Theo em ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố? Khi trả lời chị Dậu là nhân vật chính thì học sinh đã có tư duy lựa chọn cách trả lời. Tuy nhiên nếu lạm dụng câu hỏi phát hiện sẽ khiến giờ học văn trở lên nhạt nhẽo. + Xét về mục đích học, các loại câu hỏi trên đều thuộc loại câu hỏi hiểu (ở mức độ tái hiện và mức độ sáng tạo) chỉ có cách hỏi mới hơn, sinh động hơn và có khả năng nhiều hơn trong việc khơi gợi cảm xúc của học sinh. VD: Qua bài thơ “Tức cảnh Pác-Bó” , có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “Thú lâm tuyền” (Niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài “Côn Sơn ca”. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau? + Cấu trúc đọc hiểu gồm hai hoạt động đọc và hỏi. Muốn hiểu TPVC cần phải đọc. Đọc là cách phân tích tác phẩm bằng giọng điệu của người đọc. Do vậy đọc hiểu về thực chất là hoạt động phân tích tác phẩm. B/ Đánh giá kết quả, lợi ích của sáng kiến * Về phái giáo viên: Việc vận dụng sáng tạo HTCH trong qua trình giảng dạy nói chungvà đặc biệt trong tiết dạy thể nghệm bài “Chí Phèo” được đánh giá: Bài dạy đảm bảo chúng, đủ kiến thức, biết vận dụng sáng tạo, hiệu quả PPDH gợi tìm và bình giá để đẫn dắt và trình bày một cách lô gíc. Qua đó góp phần kích thích, phát huy tính tích cực của học sinh. * Về phía học sinh: Giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh được làm việc tích cực trong hoạt động nhóm/ cặp. Làm hệ thống câu hỏi đảm bảo nguyên tắc vừa sức kết hợp các hiểu câu hỏi đã cuốn hút học sinh vào bài dạy, mạnh dạn trình bày vấn đề băng ngôn ngữ của mình. Biết đưa ra ý kiến riêng và lập luận theo sự hiểu biết của bản thân. thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt, tìm hiểu vấn đề, học sing đã bước đầu nắm được và biết cách cảm thụ một tác phẩm văn học ở mức độ sơ khai theo đặc trưng thể loại (Tác phẩm tự sự: Truyện ngắn...) theo cốt truyện và tuyến nhân vật. * Qua phát phiếu thăm dò đánh giá về: - Cách đặt hệ thống câu hỏi trong giờ dạy văn bài: “Chí Phèo” với 32 học sinh lớp 8A có: 98% học sinh dầnh giá câu hỏi rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu. - Hứng thú của học sinh khi học văn với 32 học sinh lớp 8A có 95% học sinh có hứng thú học văn. - Kết quả thi chất lượng kỳ I môn ngữ văn 8 đạt 96,8% * Qua khảo sát chất lượng của 10 học sinh lớp 8A sau bài dạy “Chí Phèo” có 60% học sinh đạt điểm 8-9, 40% học sinh đạt điểm 6-7. Như vậy sự sáng tạo của giáo viên trong từng đơn vị kiến thức của một bài dạy văn, sáng kiến này có thử áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong dạy học phân môn văn 8 nói riêng và chương trình ngữ văn THCS nói chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn 8.doc
Tài liệu liên quan