Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội

Quy trình hoạt động sản xuất chính của ngành điện bao gồm từ sản xuất điện, truyền tải và phân phối điện, là từ khi phát điện, quá trình truyền tải điện và đến tận nơi tiêu thụ điện. Đây là một quá trình khép kín, có tác động qua lại trực tiếp với nhau, phải nằm trong một hệ thống thống nhất, phải diễn ra liên tục. Tính thống nhất cao độ này thể hiện trong mối quan hệ phụ thuộc giữa công suất, khả năng cung ứng điện với nhu cầu tiêu thụ điện. Nếu mối quan hệ này mất cân đối thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện hoặc lãng phí nguồn cấp. Do vậy việc đảm bảo tính cân đối cho mối quan hệ trên đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành điện.

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế thị trường. Các dịch vụ về điện và thị trường của Công ty Các dịch vụ về điện Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh điện năng và vận hành lưới điện phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp cho các khách hàng các dịch vụ khác có liên quan như: - Xây dựng đường dây và trạm biến áp cho khách hàng. - Cam kết cấp điện, thẩm định hồ sơ thiết kế các công trình điện theo yêu cầu của khách hàng. - Thiết kế các công trình điện. - Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng đường dây và trạm theo yêu cầu của khách hàng. - Nhận sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm các thiết bị điện; nhận lắp đặt, tư vấn thiết kế điện. - Các dịch vụ về điện khác Thị trường của Công ty Điện năng là dạng hàng hoá đặc biệt với các đặc điểm riêng có của nó, là loại hàng hoá không thể thiếu được trong mọi quá trình hoạt động kinh tế xã hội. Và khách hàng của ngành điện vô cùng đa dạng và phong phú. Công ty Điện lực Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý và kinh doanh bán điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm 14 quận, huyện. Đối tượng cung ứng điện gồm hơn 800000 khách hàng tiêu thụ điện thuộc mọi thành phần kinh tế và hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. - Khách hàng của Công ty thuộc các thành phần kinh tế: - Hộ gia đình - Cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp - Hộ kinh doanh - Các công ty, doanh nghiệp - Các công trình, các dự án Thành phố Hà Nội của nước Việt Nam, ngoài việc cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân Thủ đô, còn chịu trách nhiệm cung cấp điện năng cho các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao của đất nước diễn ra tại Thủ đô. Khách hàng của Công ty hoạt động trong các lĩnh vực: - Nông nghiệp - Thương nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Quản lý và tiêu dùng - Các hoạt động khác Trong mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau thì sản lượng điện tiêu thụ là khác nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp tiêu thụ điện năng ít nhất, chỉ chiếm 0,86%; hoạt động thương nghiệp 8,96%; hoạt động khác 9,27%; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 30,7% và tiêu thụ điện năng nhiều nhất là hoạt động quản lý và tiêu dùng 50,48%. Có thể thấy rõ sự chêch lệch này qua biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng của các nhóm lĩnh vực hoạt động khác nhau và số lượng khách hàng của Công ty trong các năm qua như sau Biểu đồ 2.1.3: Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng Biểu đồ 2.1.4: Biểu đồ số lượng khách hàng Hiện nay, tuy chưa có số liệu thống kê nhưng số lượng khách hàng đã tăng lên rất nhiều, có khoảng trên 800000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ về điện của Công ty. Đặc biệt, thị trường điện cạnh tranh nội bộ đã trải qua một thời gian chuẩn bị khá kỹ lưỡng, đầu tháng 1 vừa qua đã chính thức đi vào vận hành thí điểm. Đây là bước đi ban đầu nhằm mục đích rút kinh nghiệm, tìm ra vấn đề chưa phù hợp với thực tế để bổ sung, hoàn chỉnh cho thị trường phát điện cạnh tranh chính thức trong tương lai gần. Do vậy, Công ty Điện lực Hà Nội luôn không ngừng tìm mọi biệp pháp nâng cao trình độ cán bộ, kỹ sư, công nhân trong toàn công ty để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng và mở rộng thị trường hoạt động. Đặc điểm của công tác Kế toán Bộ máy tổ chức quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến, đươc thể hiện rõ trên sơ đồ. Tại Công ty, phòng Tài chính Kế toán đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc. Phòng Tài chính Kế toán gồm: Trưởng phòng, 2 phó phòng và 20 kế toán viên. Và Công ty áp dụng hình thức kế toán vừa phân tán vùa tập trung. Đặc điểm cơ bản của công tác kế toán tạiCông ty: Niên độ kế toán: 1/1/N đến 31/12/N. Đơn vị tiền tệ trong kế toán: VNĐ Hình thức kế toán: Nhật ký chung. Nguyên tắc chuyển đổi tiền tệ: quy đổi theo tỷ giá của liên Ngân hàng ra VNĐ Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thiết kế trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính. Hiện nay phòng Tài chính Kế toán của Công ty, toàn bộ các công việcđều được thực hiện hầu hết trên máy vi tính, giúp cho công tác kế toán được kịp thời hơn và đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên các số liệu đều phải in ra sổ sách hàng tháng theo đúng chế độ. Khái quát thực trạng tài chính của Công ty Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Biểu 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31/12/2005, 2006 Đơn vị : trđ TÀI SẢN 31/12/2004 31/12/2005 31/12/06 A- Tài sản ngắn hạn 829.143 920.032 1.259.319 I- Tiền 102.360 119.174 164.419 II- Các khoản phải thu 380.194 447.545 1.002178 III- Hàng tồn kho 344.263 349.322 86.918 IV- Tài sản ngắn hạn khác 2.325 3.991 5.804 B- Tài sản dài hạn 1.360.327 1.481.018 1.512.659 I- Tài sản cố định 1.336.100 1.416.923 1.409.948 II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.800 46.618 87.278 III- Tài sản dài hạn khác 22.427 17.476 18.432 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.189.470 2.401.050 2.771. 978 NGUỒN VỐN A- Nợ phải trả 1.317.899 1.422.717 1.773.226 I- Nợ ngắn hạn 1.122.412 1.195.227 1.695.871 II- Nợ dài hạn 195.487 227.490 77.354 B- Vốn chủ sở hữu 871.571 978.333 998.752 I- Vốn chủ sở hữu 870.383 981.763 983.276 II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.188 (3.430) 15.476 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2.189.470 2.401.050 2.771.978 (Báo cáo tài chính năm – Công ty Điện lực Hà Nội) Qua số liệu từ bảng cân đối trên ta thấy, tổng tài sản của Công ty qua các năm là tăng lên. Năm 2005 tăng lên 2.401.050 – 2.189.470 = 211.580 trđ (tăng 9,7%) so với năm 2004; năm 2006 tăng lên 2.771.978 – 2.401.050 = 370.928 trđ (tăng 15,45%) so với năm 2005. Điều này chứng tỏ Công ty đã không ngừng mua sắm tài sản nhằm ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh cho Công ty. Cả TSCĐ lẫn TSLĐ đều tăng lên, trong đó TSCĐ thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, và tỷ lệ này có giảm qua các năm. Năm 2004 chiếm 62,13%, năm 2006 đã giảm xuống chỉ còn 54,56%. Cùng đó là sự tăng lên của TSLĐ, năm 2006 đạt 45,44% tổng tài sản. Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là một doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước nên nguồn vốn của Công ty gồm các nguồn vốn kinh doanh sau: Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; Nguồn vốn Tổng Công ty cấp; Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh để lại; Nguồn vốn khác. Các quỹ của Công ty được trích lập và sử dụng theo quy định hiện hành đối với công ty Nhà nước theo Thông tư 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005 của Bộ Tài chính. Bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi. Cũng như tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng lên tương ứng. Trong đó nợ phải trả tăng lên, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Theo kết quả trên cho thấy tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Năm 2004 nợ phải trả chiếm 60,19%, năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn chiếm 59,25%, năm 2006 tỷ lệ này lại tăng lên và chiếm 63,97% tổng nguồn vốn của Công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006 Đơn vị: trđ Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004 2006/2005 +/- % +/- % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,197,875 3,560,906 3,992,402 363,031 11.35 431,496 12.12 2 Giá vốn hàng bán 2,931,073 3,260,440 3,714,193 329,367 11.24 453,753 13.92 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng (1 - 2) 266,801 300,465 278,210 33,664 12.62 -22,255 -7.4 4 Doanh thu hoạt động tài chính 8,286 4,716 11,323 -3,570 -43.08 6,607 140.0 5 Chi phí tài chính 4,731 59,211 61,378 54,480 92.01 2,167 3,66 6 Chi phí bán hàng 84,221 81,722 88,220 -2,499 -2.97 6,498 7.95 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 117,687 83,620 93,055 -34,068 -28.95 9.435 11.28 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(3+(4-5-6-7)) 68,808 80,629 46,880 11,821 17.18 -33,729 -41,86 9 Thu nhập khác 3,120 4,761 3,823 1,641 52.62 -938 -19.70 10 Chi phí khác 2,910 4,732 3,658 1,822 62.61 1,072 -22,65 11 Lợi nhuận khác(11 = 9 - 10) 209 389 164 180 85.77 -225 -57.84 12 Lỗ trong công ty liên kết, liên doanh -1,362 13 Lợi nhuận kế toán trước thuế 69,018 79,657 47,044 10,639 15.41 -32,613 -40.94 14 Thuế thu nhập doanh nghiệp 19,266 22,576 14,022 3,310 17.18 -8,554 -37.89 15 Lợi nhuận sau thuế 49,752 57,081 33,022 7,329 14.73 -24,059 -42.15 ( Nguồn: báo cáo tài chính sau kiểm toán) Qua biểu 2 ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty là tương đối khả quan. Nó được thể hiện ở các chỉ tiêu sau: Doanh thu: Năm 2005, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đạt 3.560.905 trđ (tăng 11,35%) và năm 2006 tăng lên 3.992.402trđ (tăng 12,12% so với năm 2005). Cụ thể: - Doanh thu bán điện đạt 3.522.181 trđ đạt 98,91%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác đạt 31.314 trđ tương đương với 0,88% - Nhượng bán vật tư hàng hoá đạt 7.410 trđ tương ứng với 0,21%. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên như trên. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu bán điện tăng lên. Cụ thể, doanh thu bán điện tăng 367.257 trđ tương ứng với 11,64%; doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác giảm đi 5.768 trđ tưong ứng với 15,55%; doanh thu nhượng bán vật tư, hàng hoá cũng tăng lên 1.542 trđ tương ứng với 26,67%. Tuy tốc độ tăng của doanh thu bán điện thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác nhưng doanh thu bán điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chiếm tới hơn 98%, do vậy mà doanh thu nói chung là tăng lên. Công ty còn có doanh thu từ hoạt động tài chính, nhưng doanh thu này giảm đi so với năm 2004 là 3.569 trđ tương ứng với 43,08%, nhưng cũng tăng lên vào năm 2006, đã tăng lên 6.607 trđ(tăng 140,00%). Doanh tu thừ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nên không ảnh hưởng quá lớn tới tốc độ tăng của doanh thu bán điện. Chi phí: Giá vốn hàng bán của Công ty năm 2005 tăng lên 329.367 trđ tương ứng với 11,24%. Năm 2006 tăng lên 3.714.793 trđ, tức tăng 453.753 trđ tương ứng với13,92% so với năm 2005. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm đi vào năm 2005 là 2.498 trđ (2,96%), 34068 trđ (28,95%). Nhưng năm 2006 các khoản chi phí này đều tăng lên. Điều này là hợp lý đối với sự giảm doanh thu từ hoạt động khác vào năm 2005 và tăng lên vào năm 2006. Đồng thời cho thấy Công ty hoạt động có hiệu quả và phù hợp với chi phí bỏ ra. Điều này càng chứng tỏ chi phí của Công ty tăng lên không phải do quản lý kém mà do quy mô của Công ty được mở rộng. Lợi nhuận: Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2005 là 80.629 trđ tăng 11.821 trđ tương ứng 17,18% so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu từ bán hàng tăng lên nhiều hơn giá vốn hàng bán. Bên cạnh đó, lợi nhuận khác cũng tăng lên 180 trđ tương ứng với 85,77%. Nhưng năm 2005 lỗ trong công ty liên doanh, liên kết là 1.362 trđ Do vậy, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2005 chỉ còn 79.657 trđ. Và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2005 tăng lên 6.695 trđ tương ứng 13,31%. Nhưng năm 2006, lợi nhuận gộp về bán hàng giảm xuống 22.255 trđ, tương ứng với giảm 7,4% so với năm 2005. Điều này là do tốc độ tăng của giá vốn hàng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Bên cạnh đó, do chi phí tài chính và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên cao hơn doanh thu. Do vậy, lợi nhuận thuần giảm xuống còn 46.880 trđ, tức giảm 33,72 trđ tương ứng với 41,86% so với năm 2005. Cùng xu hướng đó, lợi nhuận khác cũng giảm xuống. Do vậy, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 24.059 trđ, tương ứng với 42,15%. Như vậy qua những kết quả trên ta thấy, lợi nhuận của Công ty có xu hướng giảm mạnh vào năm 2006. Chủ yếu là do chi phí tăng mạnh hơn doanh thu. Bên cạnh quy mô hoạt động của Công ty được mở rộng làm cho doanh thu cũng tăng lên. Nhưng do thực hiện công tác giảm chi phí chưa có hiệu quả, điêu này làm cho lợi nhuận Công ty giảm nhiều hơn. Do đó, Công ty cần có biện pháp làm giảm tốc độ tăng của chi phí. Đây là nhiệm vụ của Công ty cần được thực hiện trong thời gian tới. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Công ty Điện lực Hà Nội Tổ chức, quản lý nguồn vốn của Công ty Công tác tổ chức và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả sử dụng chúng ta cần nắm rõ tình hình sử dụng vốn của Công ty. cơ cấu vốn Biểu 3: Cơ cấu vốn của Công ty Đơn vị: tr.đ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tiền % Tiền % Tiền % Vốn lưu động 829.143 37,87 920.032 38,32 1.259.319 45,43 Vốn cố định 1.360.327 62,13 1.481.018 61,68 1.512.659 54,56 Tổng vốn 2.189.470 100 2.401.050 100 2.771.978 100 (Báo cáo tài chính Công ty Điện lực Hà Nội năm 2005, 2006) Nhìn vào biểu số liệu trên, ta thấy có sự thay đổi đáng kể của vốn lưu động và vốn cố định trong tổng vốn của Công ty về lượng cũng như về tỷ trọng. Nhìn chung, số tuyệt đối của cả vốn lưu động cũng như vốn cố định đều tăng lên. Do đó tổng vốn của Công ty cũng tăng lên trong 3 năm qua: Năm 2004: 2.189.470tr.đ Năm 2005: 2.401.050tr. đ Năm 2006: 2.771.978tr. đ Tuy về lượng thì cả vốn lưu động lẫn vốn cố định đều tăng nhưng tỷ trọng của hai loại vốn này trong tổng vốn thay đổi theo xu hướng khác nhau. Tỷ trọng vốn lưu động có xu hướng tăng từ 37,87% ở năm 2004 lên 38,32% ở năm 2005, và năm 2006 tỷ trọng lại tăng lên 45,43% nhưng vẫn thấp hơn vốn cố định. Còn vốn cố định năm 2005 lại giảm xuống từ 43,65% lên 61,68% so với năm 2004. Nhưng năm 2006 tỷ trọng vốn cố định giảm xuống còn 54,56% nhưng vẫn lớn hơn vốn lưu động, đây là sự thay đổi khá lớn về vốn của Công ty. Như vậy ba năm cả vốn lưu động và vốn cố định đều tăng, chứng tỏ Công ty chú trọng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn tăng lên còn tỷ trọng vốn cố định giảm xuống nhưng vẫn lớn hơn vốn lưu động. Chứng tỏ Công ty Điện lực Hà Nội ngoài xu hướng đầu tư thêm vào tài sản cố định hơn còn chú trọng tạo cân bằng về vốn bằng cách tăng vốn lưu động hàng năm. Nhưng Công ty Điện lực Hà Nội là Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bán điện. Hầu hết sản lượng điện tiêu thụ đều mua từ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Và sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty là hàng hoá đặc biệt. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là các đường dây và trạm biến áp thường xuyên phải cải tạo và nâng cấp, còn nhà cửa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn cố định. Cho nên không như các doanh nghiệp kinh doanh khác là có tỷ trọng cũng như số lượng vốn lưu động thường lớn hơn vốn cố định. Mà tại Công ty lại có xu hướng ngược lại như trên. Và xu hướng này là cân đối và hợp lý. Nguồn vốn Hiện nay Công ty điện lực Hà Nội đang sử dụng các hình thức huy động vốn tự có, vốn vay nước ngoài và tín dụng nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Vốn chủ sở hữu( Vốn tự có) Số liệu ở bảng dưới cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được bảo toàn và phát triển ở mức ổn định, thường chiếm 40% trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 tuy có giảm so với năm 2004 nhưng năm 2006 lại tăng lên. Xu hướng này chủ yếu là do sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Trong đó nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng có xu hướng như vậy. Còn các quỹ và nguồn kinh phí cũng có biến động tăng lên, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu Hiện nay Công ty không được cấp vốn cho hoạt động kinh doanh bán điện nhưng trong hoạt động xây dựng cơ bản của một sô công trình vẫn được hưởng một phần trong cân đối khấu hao cơ bản của Công ty. Do Công ty Điện lực Hà Nội là đơn vị Nhà nước với 100% vốn nhà nước nên trong hoạt động của mình Công ty không tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu, mà chỉ tăng nhờ kinh doanh có hiệu quả làm tăng lợi nhuận. Hơn nữa nguồn kinh phí của Công ty rất ít, chỉ chiếm 0,01% trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Nhưng mục tiêu của Công ty là lợi nhuận, do vậy hoạt động kinh doanh luôn được Công ty quan tâm hàng đầu. Biểu 4: Vốn chủ sở hữu của Công ty Đơn vị: Tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tiền % Tiền % Tiền % Vốn chủ sở hữu 978.333 100,00 871.571 100,00 982.038 100,00 I- Nguồn vốn-Quỹ 981.764 100,35 870.383 99,86 966.562 98.42 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 912.315 93,25 810.870 93,04 897.368 91,38 2. Chênh lệch đánh giá tài sản 37 0,04 37 0,04 33 0,03 3. Quỹ đầu tư phát triển (10.733) (1,09) 12.649 1,45 6.391 0.65 4. Quỹ dự phòng tài chính 37.907 3,87 35.393 4,06 40.439 4,12 5. Lợi nhuận chưa phân phối 42.238 4,32 11.434 1,31 22.331 2,23 II- Nguồn kinh phí và quỹ khác (3.431) (0,35) 1.188 0,14 15.476 1,58 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi (4.231) 0,43 720 0,08 15.466 1,57 2. Nguồn kinh phí 10 0,01 6 0,006 10 0,01 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 790 0,08 463 0,05 (Báo cáo quyết toán năm Công ty Điện lực Hà Nội năm 2004,2005,2006) Vốn vay nước ngoài Công ty Điện lực Hà Nội hiện nay thực hiện vay vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình. Nợ phải trả, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chiếm gần 60% tổng nguồn vốn. Trong đó vốn vay nước ngoài chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ ngắn hạn bao gồm: Vốn vay ADB: Nhà nước vay ADB với chế độ ưu đãi trả phí ngân hàng 1%/năm, trả gốc trong vòng 40 năm.Và Vông ty vay lại với lãi suất 6,3%/năm và 0,5% phí ngân hàng trong 17 năm. Nguồn vốn này dùng để mua sắm thiết bị vật tư để cải tạo lưới điện và thi công các công trình xây dựng cơ bản. Vốn Sida tài trợ: Đây là dự án viện trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho chính phủ Việt Nam. Chính phủ cho Công ty vay lại với lãi suất 1,5%/năm và phí ngân hàng 0,5% trong 15 năm. Vốn này chủ yếu được dùng để mua vạt tư thiết bị nước ngoài. Vay WB: Công ty vay nhằm phục vụ quản lý năng lượng, quản lý phụ tải chống lãng phí. Ngoài ra Công ty còn vay vốn Thái Lan, vay hợp tác kinh tế hải ngoại của Nhật Bản và vay ODA của Pháp. Công ty vay nhằm mục đích đầu tư xây dựng các dự án mới. Tín dụng nhà cung cấp Tín dụng nhà cung cấp là khả năng chiếm dụng vốn lẫn nhau, được thể hiện qua các khoản phải trả ngườc bán, người mua ứng trước và các khoản phải thu khách hàng, người bán ứng trước. Khoản này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ ngắn hạn. Biểu 5: Tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của Công ty Đơn vị: Tr.đ TT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 (%) 2006/2005 (%) I Chiếm dụng vốn (nợ ngắn hạn) 319.606 347.515 293.703 106,65 87,98 1 Phải trả người bán 99.271 95.666 35.612 2 Người mua ứng trước 9.073 9.792 12.406 3 Phải trả khác 211.262 242.057 245.685 4 Tỷ trọng (1+2)/I 33,90 30,35 16,35 II Bị chiếm dụng (khoản phải thu) 177.328 199.190 262.969 112,33 132,02 1 Phải thu khách hàng 132.036 140.258 157.889 2 Trả trước cho người bán 33.329 34.064 3.853 3 Phải thu khác 11.963 24.868 100.957 III I/II 180,23 174,46 111,69 (Báo cáo tài chính Công ty Điện lực Hà Nội) Qua biếu số liệu trên ta thấy là tỷ trọng phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn có xu hướng giảm, từ 33,9% xuống còn 16,35%. Cụ thể, năm 2005 chiếm dụng vốn tăng lên đạt 106,65% so với năm 2004, như vậy Công ty đạt mục tiêu chiếm dụng vốn năm 2005. Còn năm 2006 khả năng chiếm dụng vốn giảm xuống còn 293.703 tr.đ, chỉ đạt 87,98% so với năm 2005. Số liệu cũng cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng lớn, năm 2005 bị chiếm dụng tăng lên vượt 12,33% so với năm 2004, năm 2006 Công ty bị chiếm dụng cao hơn và lên tới 32,02% so với 2005. Ngoài ra khả năng chiếm dụng vốn của Công ty khá tốt thể hiện ở tỷ lên nợ ngắn hạn so với khoản phải thu, ở cả ba năm đều rất cao so với khoản bị chiếm dụng, nhưng khả năng này đều giảm. Thể hiện, năm 2005 tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm từ 180,23% xuống và năm 2006 giảm từ 174,46% xuống còn 111,69%. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội Biểu 6: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Đơn vị: tr.đ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tiền % Tiền % Tiền % Vốn lưu động 28.143 3,56 30.414 3,60 31.905 3,62 Vốn cố định 763.648 96,44 814.881 96,40 848.948 96,38 Tổng vốn kinh doanh 791.791 100 845.295 100 880.853 100 (Báo cáo quyết toán sau kiểm toán Công ty Điện lực Hà Nội) Nhìn vào biểu số liệu trên ta thấy xu hướng biến động của vốn kinh doanh cũng như tổng vốn của Công ty đã phân tích như trên. Do tổng vốn tăng nên vốn kinh doanh cũng tăng lên, và cả vốn lưu động lẫn vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh đều tăng lên. Và tỷ trọng vốn cố định lại giảm xuống và tỷ trọng vốn lưu động lại tăng lên. Tuy nhiên sự thay đổi này còn rất thấp. Số liệu cũng cho ta thấy vốn lưu động chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 4% trong tổng vốn kinh doanh. Điều này cũng dễ hiểu vì Công ty kinh doanh sản phẩm hàng hoá đặc biệt, cần vốn cố định rất lớn để đầu tư cải tạo, nâng cấp TSCĐ và mở rộng thị trường kinh doanh. Nhưng cũng cho thấy số vốn lưu động quá nhỏ, Công ty không nên duy trì tình trạng này quá lâu bởi sự mất cân đối sẽ làm cho Công ty hoạt động cứng nhắc, và có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Như vậy Công ty cần điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty qua các chỉ tiêu Như ta đã biết để tiến hành sản xuất kinh doanh, Công ty cần lượng vốn nhất định. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để có thể sử dụng chúng có hiệu quả. Đó mới là nhân tố đem lại sự tăng trưởng và phát triển cho doanh nghiệp. Bởi vậy thực hiện sử dụng đồng vốn có hiệu quả là rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Điện lực Hà Nội nói riêng. Và việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn hàng năm là cần thiết để từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty. Trước hết, dựa vào các chỉ tiêu phân tích ở chương 1 để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực TP. Hà Nội. Biểu 7: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội Đơn vị: tr.đ Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2005/2004 (%) 2006/2005 (%) 1. Doanh thu trđ 3.197.875 3.560.906 3.992.402 111,35 112,12 2. Lợi nhuận trước thuế trđ 69.018 79.657 47.044 115,41 59,06 3. Lợi nhuận sau thuế trđ 50.313 57.009 33.022 113,31 57,92 4. Khấu hao trđ 150.724 229.987 280.252 152,59 121,86 5. Vốn kinh doanh trđ 791.791 845.295 880.853 106,76 104,21 6. Sức sản xuất vốn KD (DT/V) lần 403,88 421,262 453,24 104,30 107,59 7. Sức sinh lợi của vốn KD theo LN trước thuế (Ltt /V) lần 0,087 0,094 0,053 108,05 56,38 8. Sức sinh lợi vốn KD theo lợi nhuận sau thuế (Lst/V) lần 0,064 0,067 0,037 104,69 55,22 9. Khả năng thu hồi vốn (E=(Lst+KH)/V) lần 0,254 0,339 0,356 133,46 105,01 (Báo cáo tài chính Côngty Điện lực Hà Nội) Từ báo cáo tài chính trên cho ta thấy: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Xét chỉ tiêu 6: Năm 2004, một đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 403,88 đồng doanh thu. Và chỉ tiêu này tăng dần qua các năm. Năm 2005 tăng lên là 4,21lần( tăng 4,3%) và năm 2006 tăng lên 4,53 lần (tăng 7,59% so với năm 2005). Bình quân là 426 lần, tức là cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 426 đồng doanh thu. Như vậy, qua các năm doanh thu đều tăng lên, năm 2005 tăng lên 11,35% và năm 2006 tăng lên 12,12%. Vốn kinh doanh năm 2005 tăng 6,76% và năm 2006 tăng lên 4,21% so với năm trước. Do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn và về số lượng doanh thu cũng lớn hơn nên hiệu suất sử dụng đồng vốn tăng lên như trên là hợp lý. Sức sinh lời của vốn kinh doanh: Hệ số này cho biết một đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Và tỷ lệ này cũng cho thấy khả năng tích luỹ của nền kinh tế đầu tư trong tương lai. Sức sinh lời của vốn kinh doanh theo lợi nhận trước thuế. Năm 2004, một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,087 đồng lợi nhuân trước thuế. Năm 2005 là 0,094 đồng, đã tăng lên 8,05%. Năm 2006 lại giảm xuống thấp hơn cả năm 2004, chỉ còn 0,053 đồng, giảm 43,62%. Tỷ lệ này thay đổi là do lãi ròng năm 2005 tăng lên và năm 2006 lại giảm xuống so với năm trước đó. Trong cả 3 năm thì sức sinh lời bình quân là 0,076 đồng, nếu tính cả lãi vay ngân hàng và tỷ lệ lạm phát thì tỷ lệ này là tương đối, mặc dù còn thấp. Thực chất chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ về toàn bộ lãi tạo ra do sử dụng vốn kinh doanh bao gồm lãi ròng và thuế lợi tức. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tích luỹ của nền kinh tế trong tương lai. Sức sinh lời của vốn kinh doanh theo lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời của đồng vốn kinh doanh tính theo lãi ròng có xu hướng tăng vào năm 2005, tăng từ 0,064 lên 0,067 lần tương ứng với tốc độ tăng 4,69% so với năm 2004. Và năm 2006 lại giảm xuống còn 0,037 lần, đã giảm 44,78% so với năm 2005. Sức sinh lời bình quân trong 3 năm là 0,054 lần. Như vậy, nếu tính đến sự tác động của lãi suất tiết kiệm và tỷ lệ lạm phát thì cho thấy tỷ lệ này quá thấp, không thể bù đắp được chi phí. Hệ số hoàn vốn: Khả năng thu hồi vốn có xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36759.doc
Tài liệu liên quan